VNM kinh doanh chững lại Q3/2018

by finandlife06/11/2018 13:18

Analyst Meeting Q3/18

Riêng VNM, quý 1 vị nữ tướng này cho biết cũng hơi ngạc nhiên vì tiêu dùng ở cả thành thị và nông thôn đều giảm, kéo dài đến quý 2. "Nghĩ lại thì cũng hơi lạ vì mười mấy năm tăng trưởng đều, và tiêu dùng còn thấp so với nhu cầu ở VN", bà Liên phân trần. Tuy nhiên, hạ hồi phân giải việc tại sao tiêu dùng sữa giảm, đại diện VNM cho biết nhìn lại chu kỳ những năm khi chứng khoán giảm, bất động sản giảm thì các DN phân phối lại không quan tâm phân phối, đến nay thì xu hướng đó đang trở lại.

Ngày xưa, 80-90% đầu ra của VNM đến từ kênh bán sỉ nhưng đến nay chỉ còn khoảng 12%

Và để giảm ít hơn thì VNM mục tiêu đẩy mạnh thị phần, như năm 2018 mục tiêu tăng 1% thị phần thì sau 9 tháng đã đạt được 80% chỉ tiêu"

doanh thu tại Campuchia tăng 121% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận tăng gấp 7 lần. Hiện VNM đang tăng tốc tại thị trường này, tổng mức đầu tư 25 triệu USD.

sắp tới thì Công ty sẽ thành lập liên doanh với Myanmar.

Thị trường Trung Quốc thì Vinamilk tập trung xuất khẩu sữa chua. Đáng chú ý, hiệp định FTA Trung Quốc - Asean sắp được ký kết được kỳ vọng sẽ động lực xuất khẩu mới cho Vinamilk tại thị trường này.

"Khi lấy được thị phần sẽ giải quyết được tất cả vấn đề".

Đặt mục tiêu biên lợi nhuận quý 4, đại diện VNM cho biết lợi nhuận dự kiến 2018 sẽ bằng hoặc thấp hơn một chút so với năm 2017.

"Trong kinh doanh điều tối kỵ là giảm giá bán, vì giảm giá bán sẽ giảm lợi nhuận, từ đó dẫn đến việc không có tiền cho Marketing, khuyến mại…"

Ngoài ra, trang trại organic của VNM cũng đang đạt khoảng 1.000 con.

Trích Tri Túc, Trí Thức Trẻ

----

Analyst Meeting Q2/18

VNM: Gặp gỡ nhà đầu tư: ban lãnh đạo kỳ vọng nửa cuối năm 2018 tích cực hơn

Chúng tôi đã tham gia buổi gặp nhà đầu tư của VNM vào chiều hôm nay. Sau đây là một số ghi nhận chính:

Ban lãnh đạo không đưa ra được lý do cụ thể đằng sau nhu cầu tiêu thụ FMCG (hàng tiêu dùng nhanh) thấp của Việt Nam trong 6 tháng 2018.

Theo quan điểm của chúng tôi, dường như có sự chênh lệch rõ ràng giữa nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu (tăng trưởng kém) và hàng hóa không thiết yếu (tăng trưởng mạnh, như hàng điện tử, trang sức, ôtô, du lịch trong nước vẫn đang tăng trưởng cao mặc dù tốc độ đã chậm lại). Do đó, có vẻ như người tiêu dùng có thu nhập thấp ở thị trường phổ thông đang đối mặt với những khó khăn, trong khi nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao ít bị ảnh hưởng hơn. Các nguyên nhân có thể bao gồm:

(1) Khủng hoảng giá thịt heo ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của người nông dân kể từ đầu năm 2017. Khoảng 1/3 nông dân đã phải rời khỏi ngành trong khi phần còn lại phải giảm đàn heo trong bổi cảnh giá thịt heo giảm,

(2) Số lượng thiên tai cao hơn nhiều so với quá khứ trong năm 2017,

(3) giá nhiên liệu (đã tăng 20-25% tính từ đầu năm) đã tăng tương ứng với giá dầu thô, và

(4) chi phí Giáo dục và Y tế tăng, đặc biệt là học phí, vì chi phí Y tế phần nào được hỗ trợ bởi độ phủ sóng cao hơn của bảo hiểm xã hội

VNM là công ty duy nhất giành thêm thị phần trong 6 tháng 2018 (+0,7% điểm % tổng thị phần lên khoảng 60%) trong tất cả các mảng (sữa tươi, sữa công thức trẻ sơ sinh, sữa bột pha sẵn, sữa chua uống), ngoại trừ sữa chua ăn mất đi chỉ 0,1 điểm % thị phần. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng VNM có thể lấy lại thị phần trong mảng này khi tung ra một số sản phẩm mới, như sữa chua Greek và sữa chua nếp cẩm.

Vì giá thịt heo đã phục hồi kể từ tháng 4 năm 2018, chúng tôi cho rằng thu nhập ở vùng nông thôn sẽ được hỗ trợ trong tương lai và dẫn dắt tiêu dùng ở khu vực này.

Theo VNM, doanh số bán hàng của nhà phân phối đến người tiêu dùng trong tháng 7 năm 2018 đã tăng 6,5% so với cùng kỳ, so với -0,1% trong 6 tháng đầu năm 2018, báo hiệu sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng.

Theo VNM, tỷ suất lợi nhuận gộp có thể cải thiện trong 6 tháng cuối năm 2018 so với 6 tháng đầu năm, nhờ giá sữa bột đầu vào được chốt ở mức thuận lợi hơn.

VNM không dự báo chi phí quảng cáo và khuyến mãi trong 6 tháng cuối năm 2018 tăng mạnh, mặc dù công ty cho biết rằng nếu nhu cầu vẫn yếu, công ty sẽ thúc đẩy chi cho khuyến mãi để thúc đẩy tiêu dùng.

Về xuất khẩu, thị trường Iraq vẫn còn yếu mặc dù đã có sự cải thiện trong Q2/2018 so với Q1/2018. Các thị trường nhỏ khác tăng trưởng doanh thu tốt ở mức ~ 15% YoY trong 6 tháng đầu năm 2018, đặc biệt là tại thị trường Philippines và Campuchia. Đối với các thị trường mới, VNM đang trong quá trình thành lập các liên doanh tại Myanmar và Indonesia để xây dựng các nhà máy ở đó, mặc dù thời gian cụ thể cho các dự án này vẫn chưa rõ ràng vào thời điểm này. Đối với Trung Quốc, VNM vẫn chưa xuất khẩu sang nước này cho đến khi đạt được hai cột mốc quan trọng, bao gồm: (1) hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và (2) sự cấp phép của chính quyền Trung Quốc đối với chất lượng sản xuất của các nhà máy VNM, sẽ được tiến hành trong tương lai gần. Có vẻ như xuất khẩu của VNM sẽ tiếp tục gặp nhiều thách thức bởi vì công ty vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Iraq (70% -80% xuất khẩu), cho đến khi có nhiều tiến triển hơn nữa trong các thị trường mới trên.

Chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh giảm trong dự báo năm 2018 cho VNM, bao gồm việc điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng doanh thu trong nước từ mức 10% trước đây xuống mức một con số. Tuy nhiên, chúng tôi khả năng cao sẽ không có thay đổi đối với khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG hiện tại.

VCSC

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu