Vì sao trái phiếu Mỹ lãi suất cao người ta không mua mà mua trái phiếu Đức lãi suất âm

by finandlife18/10/2018 09:03

Hồ Quốc Tuấn

(1) Vì sao nước ngoài mua trái phiếu Mỹ ít vậy để TQ chiếm tới hơn 20% tỷ lệ trái phiếu chính phủ Mỹ do nước ngoài sở hữu trong khi chỉ chiếm 6% tổng số trái phiếu.

(2) Trong khi đó sao lãi suất trái phiếu Nhật và Đức thấp gần bằng 0, có khi effectively âm mà người ta lại mua?

(3) Tỷ lệ trái phiếu Mỹ do nhà đầu tư nước ngoài sở hữu rớt dần mấy năm nay. Tại sao?

Có nhiều nguyên nhân, nhưng có 1 nguyên nhân liên quan đến chuyện dạy dỗ của mình nên mình để lên đây. Cái này liên quan đến 1 bài assignment mình hỏi student năm ngoái, 99% trả lời bậy (chắc chúng nó chơi FB trên lớp !!!??)

Câu chuyện bài assignment là thế này: trái phiếu Mỹ khi đó yield 1.54%, trái phiếu Đức âm 0.08%. Bà con vẫn đổ qua mua trái phiếu Đức, chấp nhận lãi suất âm. Vì sao?

Một số dân tình chắc chép trên báo FT, đổ thừa tại flight to quality, cũng tạm chấp nhận. Số khác (đa số) bảo tại investors irrational (oh yeah, mấy anh chị nhận lương 500k đến 1 triệu USD bị khùng!). Cái này nhiễm behavioral finance nặng quá.

Nhưng sự thật thì không phải chỉ là do flight to quality. Bạn mình làm bond trader nó chửi báo chí (ý là FT) viết bậy.Reuters khi đó giải thích bà ngoại cũng hiểu mà không biết sao students mình nó không đọc!

"Benchmark U.S. 10-year notes, for example, yield 1.54 percent, while comparable German bond yields are negative 0.08 percent and Japanese 10-year notes yield negative 0.02 percent."

"A year ago, Japanese investors could earn almost 1 percent in extra yield by buying currency-hedged Treasuries, compared with local bonds. However, now that difference has tumbled to almost nothing, Deutsche Bank noted."

Hiểu đơn giản là mấy cha trade bond không có phải thấy lãi cao là nhào vô, mà còn phải tính coi là lỡ mua trái phiếu Mỹ mà USD rớt so với đồng nội tệ của họ thì lỗ làm sao? Nên họ phải dùng hedged strategy, kết hợp buy bond với buy forward.

Năm 2013-2015 thì hedge strategy mua bond Mỹ và mua forward ăn ngon. Tới 2016 thì ăn hết ngon và bắt đầu lỗ với currency-hedged return từ 0 tới âm nếu mua trái phiếu Mỹ nếu bạn là nhà đầu tư Nhật hay Europe.

Tới nay, vẫn vậy. Đúng là nếu tính unhedged return, trái phiếu Mỹ lãi suất trên 3%, Đức và Nhật thì vẫn xì trum, gần bằng 0%. Nhưng nếu tính hedged return (return + chi phí hedged bằng forward) thì tính ra mua trái phiếu Nhật và Đức thì lời, mua trái phiếu Mỹ thì lỗ sặc gạch (đối với nhà đầu tư nước ngoài).

Bloomberg có cái nice chart mới đây như bên dưới. Vài cái link dưới này còn nhiều cái chart hay nữa.

https://www.bloomberg.com/…/bond-traders-get-paid-big-to-du…

Chuyện có đơn giản thế thôi.

Còn vì sao hedged return của trái phiếu Mỹ âm thì bữa khác viết tiếp. (câu view :) )

Bài học cho VN là phải biết nghĩ tới hedged return của nhà đầu tư quốc tế nếu muốn phát hành bond lãi suất rẻ. Tất nhiên đây chỉ mới là story về chênh lệch lãi suất giữa các high quality bond, còn story về risk premium cho bond Việt Nam nữa, nhưng mọi thứ phải tính từ từ.

Còn 1 bài học nữa là đừng assume mọi người rảnh đọc báo. Bloomberg lên bài giải thích cái này từ hôm qua, chả ma nào đọc (một phần có lẽ vì nó đòi trả tiền, một phần là có lẽ giật tít không hấp dẫn). Nhưng cái bài Reuters mấy năm trước thì free, google cũng free). Students mình nó phải học để thi nó còn không care mà, nên mình cũng hiểu. Mình cũng thích đọc tin Karik complain Võ Hạ Trâm hơn mà tại nghề nghiệp buộc phải đọc mấy cái này.

Bởi mình đang si nghĩ bỏ không viết status về finance & accounting nữa mà đổi qua quote tin hóng hớt sô bít kiếm view. Khỏe mà không mất công viết.

https://www.reuters.com/…/currency-hedges-make-treasuries-u…

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu