Nhân Nobel Kinh tế 2017 nói chuyện tài chính hành vi

by finandlife12/10/2017 22:22

R

ất nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ở cả những thị trường phát triển và đang phát triển, tâm lý và hành vi vẫn chi phối giao dịch hàng ngày. Một trong những diễn biến tâm lý phổ biến gây hại đến kết quả giao dịch là xu hướng nắm giữ cổ phiếu lỗ quá lâu và bán ra cổ phiếu lời quá sớm.

Nhiều học giả lý giải động thái kỳ lạ này là vì nhu cầu tự thể hiện, nhu cầu được mọi người tưởng thưởng. Trong đó, việc bán cổ phiếu lời sớm nhằm chứng tỏ quyết định đầu tư chính xác, còn việc bán đi cổ phiếu lỗ là thừa nhận thất bại, mà thực tế chả ai muốn thừa nhận điều đó, thế là cứ trì hoãn quyết định bán lỗ mãi cho đến 1 ngày công ty chứng khoán ép bán :D.

Người ta gọi hiệu ứng tâm lý này là disposition effect, các nghiên cứu ở thị trường Mỹ cho thấy tỷ lệ hăng hái bán cổ phiếu có lãi cao hơn sẵn lòng bán cổ phiếu lỗ đến 8%, mức độ còn kinh khủng hơn ở thị trường Trung Quốc, 20%. Các nhà đầu tư VN cũng không thoát khỏi cái tâm lý rất con người này, thống kê mẫu cho thấy 80% nhà đầu tư VN thích bán cổ phiếu lãi hơn chấp nhận bán lỗ.

“Rồi cũng hối hận cả thôi”

Ở Mỹ, các nhà nghiên cứu tìm thấy kết quả “cứ mỗi quyết định bán đi 1 cổ phiếu có lãi, thì chính cổ phiếu ấy lại tăng trung bình 2.35% trong 1 năm tiếp theo, trong khi đó, cứ nấn ná không bán cổ phiếu đang bị lỗ, thì chính cái thằng ông nội “bỏ thì thương vương thì tội” này lại tiếp tục gây hại (lõm thêm) 1.06% trong 1 năm tiếp theo.”

Kinh tế học hành vi khi đọc ai cũng cảm giác quen thuộc, dường như không có gì lạ cả, “úi cái đó tui biết… biết tất” thế nhưng khi thực tế diễn ra, không dễ để loại bỏ yếu tố cảm xúc này ra khỏi quyết định, và đâu lại vào đó “úi, lại sai mất rồi, thôi bữa sau rút kinh”.

FINANDLIFE

---------------------------------

“Nhưng chúng ta không thể kỳ vọng mọi người chịu rủi ro bằng cách lên tiếng hay bằng cách nào khác nếu làm như vậy họ sẽ bị sa thải. Những nhà lãnh đạo tốt phải tạo ra các môi trường trong đó các nhân viên cảm thấy đưa ra quyết định dựa vào bằng chứng luôn được khen thưởng, bất kể kết quả xảy ra thế nào.

Môi trường tổ chức lý tưởng động viên mọi người quan sát, thu thập dữ liệu và lên tiếng. Các sếp nào tạo ra các môi trường như vậy thì chỉ chịu rủi ro duy nhất một vài vết bầm lên cái tôi của họ. Đây là cái giá rất nhỏ phải trả để tăng cường dòng chảy của các ý tưởng mới và giảm thiểu rủi ro của các thảm họa”. 

Richard H.Thaler

---------------------------

Google Translate dịch "rule of thumb" thành "nguyên tắc chung", tuy chưa thật chuẩn nhưng vẫn hay hơn "qui tắc ngón tay cái" của dịch giả này.

Trong ngôn ngữ hàng ngày "rule of thumb" thường có nghĩa là những qui tắc hành xử có 2 tính chất. Thứ nhất là tính mặc định (default), nếu gặp một tình huống tương tự người ta sẽ hành xử như vậy mà không/ít cần suy nghĩ. Thứ hai là tính tổng quát/chung (common), hành xử như vậy thường được đa số xã hội công nhận.

Trong kinh tế học (chính thống), "rule of thumb" còn có thêm nghĩa là đơn giản và không/ít "rational". Khái niệm và ứng dụng của "rule of thumb" trong kinh tế học có trước behavioral economics rất lâu, vd adaptive inflation hay wage setting. Điểm đột phá của behavioral economics là khái niệm rationality có giới hạn (bounded rationality) vì con người sử dụng "rule of thumb" chứ không phải lúc nào cũng tính ra giải pháp/quyết định tối ưu.

Chữ "endowment" dịch thành "quyền sở hữu" cũng không chuẩn. Endowment là những gì người ta đang có. Dù "có" và "sỡ hữu" hay đi cùng với nhau nhưng không nhất thiết là một. Sở hữu thường đi với các loại tài sản và bao hàm tính "có thể chuyển nhượng". Endowment của một người có thể gồm những thứ không thể chuyển nhượng như human capital, sức khỏe, thời gian.

Mental accounting cũng không hẳn là "tính toán cảm tính". Khái niệm này của behavioral economics phản bác lại khái niệm fungibility của tiền/tài sản mà kinh tế học chính thống thường giả định. Fungibility có thể hiểu nôm na là tiền nào cũng là tiền, còn mental accounting cho rằng tiền trúng số khác với tiền lương tháng. Vì vấn đề mental accounting nên quyết định của nhiều người không rational.

Nói thêm một chút về behavioral economics, một nhánh của kinh tế học đã từng có nhiều hứa hẹn. Cho đến giờ này nhận định phổ biến là behavioral economics hơi bị thất vọng vì nó không giúp khoa học kinh tế phát triển thêm nhiều. Những ứng dụng đình đám như khai thác các "nudges" hay các "behavioral biases" trong chinh sách hay kinh doanh chỉ là những hệ quả của tâm lý học, có tính sửa chữa/chỉnh lý những sai lầm cho kinh tế học truyền thống chứ không giúp ngành khoa học này phát triển thêm. Tôi đồng ý với nhận định của The Economist là behavioral economics chỉ giúp người ta thấy kinh tế học là một ngành khoa học rất khó nhưng chỉ có vậy.

PS. Dù "chê" cách dịch các thuật ngữ nói trên nhưng thú thật tôi không biết dịch thế nào cho hay và cho chính xác.

PPS. Vốn liếng của tôi về behavioral economics chỉ có vậy, tôi sẽ không viết gì thêm về lĩnh vực này.

 

TS Giangle

Tags:

Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu