[Ngành Phân Bón] FPT Securities 2017

by finandlife18/09/2017 13:23

Ngành phân bón vô cơ thế giới

 Ngành phân bón vô cơ (trong báo cáo này gọi chung là phân bón) thế giới đã bước vào giai đoạn bão hòa, tốc độ tăng trưởng khoảng 2,3%/năm trong giai đoạn 2000-2010, và được IFA dự báo giảm xuống 1,5%/năm đến năm 2020.

 Năm 2016, cả thế giới tiêu thụ 187 triệu tấn phân bón tính theo khối lượng chất dinh dưỡng. Tính theo khối lượng sản phẩm, lượng tiêu thụ toàn cầu khoảng 179,2 triệu tấn Urea, 32 triệu tấn phân DAP và MAP, 39,6 triệu tấn phân kali, tương ứng với mức tăng lần lượt 1,7%, 1,9% và 1% so với năm 2015.

 Khu vực Châu Á và Châu Mỹ là những khu vực tiêu thụ phân bón nhiều nhất trên thế giới, chiếm hơn 75%, trong khi đó Trung Quốc và một số nước xuất khẩu phân kali ở khu vực Bắc Mỹ và Đông Âu chi phối thương mại phân bón toàn cầu.

 Mặc dù trải qua một năm 2016 đầy khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng và giá phân bón giảm nhưng Trung Quốc vẫn giữ được vị thế số 1 thế giới về sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu phân bón. Năm 2016, Trung Quốc đã sản xuất 67,5 triệu tấn phân Urea, 5,4 triệu tấn phân MAP và 7,5 triệu tấn phân DAP, tương ứng với 38%, 43% và 46% sản lượng toàn cầu. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng xuất khẩu 9,8 triệu tấn Urea, 1,8 triệu tấn MAP và 5,6 triệu tấn DAP, lần lượt tương ứng với 20%, 18% và 35% thị phần xuất khẩu toàn cầu.

 Hiện nay thị trường phân bón thế giới đang trong tình trạng cung vượt cầu, sản lượng dư thừa này được dự báo sẽ tiếp tục tăng ít nhất đến cuối năm 2018 khi các dự án đang được xây dựng đã đi vào vận hành.

 Giá phân bón thế giới tiếp tục trong xu hướng giảm từ năm 2013 đến nay, tuy nhiên theo nhận định của Fertecon, năm 2016 là thời điểm giá phân bón kết thúc xu hướng dò đáy và sẽ bắt đầu cải thiện vào cuối năm 2017 do nhu cầu tăng mạnh ở các thị trường tiêu thụ chính cùng với chi phí sản xuất gia tăng. Mặc dù giai đoạn giữa và cuối năm 2016 giá phân Urea đã tăng lên, tuy nhiên đó chỉ là tác động trong ngắn hạn khi giá than đá tăng cao đã đẩy giá phân Urea tăng theo, đến khi nguồn cung và giá than đá ổn định trở lại thì giá phân Urea cũng hạ nhiệt và giảm theo, tuy nhiên nhìn chung vẫn cao hơn so với giai đoạn đầu năm 2016.

Năm 2017 triển vọng ngành phân bón thế giới khá lạc quan do những điều kiện thời tiết thuận lợi ở khu vực Châu Á, tình hình kinh tế-chính trị ở những khu vực có hoạt động sản xuất, tiêu thụ phân bón chính khá ổn định. Nhu cầu trong năm 2017 được dự báo tăng trưởng 1,9%/năm lên mức 190 triệu tấn tính theo khối lượng dinh dưỡng. Nhu cầu sẽ tăng ở hầu hết các khu vực ngoại trừ Bắc Mỹ, điều kiện gió mùa thuận lợi sẽ giúp các nước khu vực Nam Á tăng cường gieo trồng và tăng mạnh nhu cầu tiêu thụ trong năm 2017.

 Theo Market Publisher, năm 2016 tổng khối lượng phân hỗn hợp NPK tiêu thụ toàn cầu chiếm 15% tổng khối lượng phân vô cơ. Trong thời gian tới Market Publisher dự báo nhu cầu phân NPK sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 3%/năm đến năm 2021. Còn theo của Argus, từ nay đến năm 2031, nhu cầu tiêu thụ phân NPK sẽ tăng thêm 51 triệu tấn, tương đương với tốc độ CAGR khoảng 3,6%.

 Dự báo đến năm 2021: Theo IFA, nhu cầu phân bón toàn cầu sẽ không vượt quá 200 triệu tấn/năm. Đạm vẫn là loại phân bón được tiêu thụ nhiều nhất nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ thấp hơn lân và kali do những tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, sử dụng cân đối tỷ lệ các loại phân bón. Tính theo khối lượng chất dinh dưỡng, đến năm 2021, lượng tiêu thụ đạm, lân và kali sẽ đạt lần lượt 117, 45 và 37 triệu tấn, tương ứng với tốc độ tăng trưởng hàng năm lần lượt là 1,7%, 2,3% và 3,6%. Ở mức độ khu vực, Châu Phi sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 3,6%/năm trong khi Nam Á và Châu Mỹ sẽ tăng trưởng 2,9%/năm. Trong 4 năm tới, khu vực Nam Á sẽ đóng góp 33% vào nhu cầu phân bón tăng thêm toàn cầu, trong khi Đông Á và Nam Mỹ mỗi khu vực sẽ đóng góp khoảng 22%. Bên cạnh đó, Fertecon cũng dự báo Châu Phi sẽ nổi lên trở thành khu vực có tốc độ tăng trưởng sản xuất phân Urea lớn nhất thế giới với tốc độ CAGR khoảng 9,5% trong giai đoạn 2015-2020.

Ngành phân bón vô cơ Việt Nam

 Hiện nay, ngành phân bón vô cơ Việt Nam đã bước vào giai đoạn bão hòa với tốc độ tăng trưởng dài hạn khoảng 3%/năm. Năm 2016 cả nước tiêu thụ 11,2 triệu tấn phân bón, giảm 5% so với năm 2015 do điều kiện sản xuất nông nghiệp không thuận lợi. Phân NPK là loại phân tiêu thụ nhiều nhất với 3,7 triệu tấn, tiếp đến là phân Urea với khoảng 2,5 triệu tấn, các loại phân còn lại khoảng 1 triệu tấn.

 Trong những năm qua, thị trường phân bón trong nước luôn ở trong tình trạng cung vượt cầu, cạnh tranh trong ngành rất gay gắt và được dự báo sẽ gay gắt hơn khi trong năm 2016 Trung Quốc đã giảm thuế xuất khẩu phân bón nên phân bón Trung Quốc xuất khẩu vào Việt Nam sẽ càng rẻ và nhiều hơn.

Các doanh nghiệp phân bón ở Việt Nam đa phần là các công ty nhỏ lẻ, hoạt động phân tán. Cả nước có hơn 1.000 cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón phân bố ở khắp các vùng miền và tập trung chủ yếu ở các tỉnh ĐBSCL. Giữa các doanh nghiệp có sự chênh lệch rất lớn về quy mô tài sản, tiềm lực tài chính cũng như công nghệ sản xuất.

 Hiện nay nước ta chỉ sản xuất được phân Urea, NPK, phân lân (supe lân và lân nung chảy) và một

lượng nhỏ phân DAP, các loại phân khác như SA và kali vẫn phải nhập khẩu. Năm 2016, lượng phân

bón nhập khẩu đạt 4,19 triệu tấn với giá trị 1,2 tỷ USD, trong khi đó, khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 746 ngàn tấn với giá trị 209 triệu USD, giảm 6% về khối lượng và 25% về kim ngạch so với năm 2015.

 Khâu quản lý thị trường đang được các cơ quan chức năng siết chặt quản lý nhằm đưa thị trường

phân bón trở lại đúng vị thế là ngành cung cấp đầu vào quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, lĩnh

vực đang được chính phủ đặc biệt ưu tiên đầu tư. Quyết định xóa bỏ giấy phép nhập khẩu tự động

phân bón sẽ gỡ bỏ được những thủ tục pháp lý rườm rà, tiết giảm được thời gian và chi phí. Môi

trường kinh doanh đang được cải thiện sẽ tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp lớn với uy tín và chất

lượng sản phẩm tốt phát huy đúng giá trị.

Lúa gạo là loại cây trồng tiêu thụ phân bón chủ yếu ở Việt Nam, chiếm khoảng 65% lượng tiêu thụ. Trong đó, khu vực ĐBSCL với diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước là khu vực tiêu thụ phân bón nhiều nhất, chiếm đến 60% lượng tiêu thụ cả nước.

Xu hướng sử dụng phân NPK chất lượng cao là xu hướng chính trong thời gian tới. Hiện tại loại phân này chỉ đáp ứng được 5-10% nhu cầu trong nước, nên trong dài hạn dư địa tăng trưởng của các loại phân này còn rất lớn.

 Năm 2017, triển vọng ngành phân bón khá tích cực. Nhu cầu tiêu thụ tăng do điều kiện sản xuất nông nghiệp thuận lợi, giá phân bón bắt đầu tăng trở lại cùng các chính sách hỗ trợ tích cực của nhà nước sẽ là động lực thúc đẩy ngành tăng trưởng.

Khuyến nghị đầu tư:

Ngắn hạn (dưới 1 năm): Tích cực. Chú ý các doanh nghiệp như DCM, BFC, SFG, LAS

 Tình hình sản xuất nông nghiệp thuận lợi sẽ kéo theo tăng trưởng tiêu thụ phân bón.

 Giá phân bón thế giới sau khi chạm đáy vào năm 2016 với mức giá thấp nhất trong 10 năm qua đã có dấu hiệu phục hồi sẽ kéo giá phân bón trong nước tăng theo. 6T/2017 giá phân Urea và NPK đã tăng trung bình khoảng 10% so với cùng kỳ năm 2016.

Trung hạn (2 đến 3 năm): Tích cực. Theo dõi các doanh nghiệp như DPM, DCM, BFC, LAS

 Động lực tăng trưởng đến từ các dự án mới được đầu tư với công nghệ hiện đại, sản phẩm chất

lượng cao tạo nên ưu thế cho các doanh nghiệp này.

 Kỳ vọng thuế VAT được thông qua. Chúng tôi cho rằng với tình hình hoạt động khó khăn của nhiều doanh nghiệp phân bón như hiện nay, trong đó có các dự án của Nhà nước, thì vấn đề thuế VAT sẽ được Quốc hội sớm đưa vào chương trình họp của kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV (khoảng đầu tháng 12/2017). Kỳ vọng sau 1 năm vấn đề thuế VAT sẽ có quyết định chính thức.

Dài hạn (3 đến 5 năm): Trung lập. Theo dõi các doanh nghiệp như BFC, DPM, DCM

 Cần theo dõi thêm tình hình hoạt động của các nhà máy và thị trường nước ngoài. Việc đứng vững ở thị trường xuất khẩu và vận hành hiệu quả các nhà máy sẽ giúp các doanh nghiệp này tăng trưởng ổn định trong dài hạn nhờ vào vị thế doanh nghiệp đầu ngành và hệ thống phân phối mạnh.

 Đối với DCM, bắt đầu từ năm 2019 sẽ không còn được trợ cấp giá khí đầu vào, tuy nhiên chi phí lãi vay sẽ giảm nhiều so với hiện nay do công ty đang tích cực trả nợ. Chúng tôi cho rằng đây sẽ là thời điểm để công ty chứng tỏ năng lực của mình dựa trên nền tảng nhà máy hiện đại nhất cả nước và những lợi thế nằm trong vùng tiêu thụ lớn nhất cả nước cùng với thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng.

 Gói tín dụng 100.000 tỷ cùng những chính sách quy hoạch đất đai theo hướng tập trung, tích tụ và khuyến khích phát triển nông nghiệp của chính phủ sẽ tác động tích cực đến ngành nông nghiệp.

 

Nguồn: FPT Securities

Tags: ,

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu