NHÌN LẠI CÁC LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ DỰ BÁO GIÁ CHỨNG KHOÁN CỦA GIẢI NOBEL NĂM 2013, VÀ KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ

by finandlife03/02/2017 10:48

Source: Phuong Tho, fb

Thực tế, lý thuyết có nhiều loại, lý thuyết triển khai và sáng tạo của các nhà kinh tế đoạt giải Nobel thì họ mới là những thiên tài, còn những kẻ đầu cơ có tài sản bất chính như tỷ phú đầu cơ George Soros, và các tay đầu cơ Phố Wall biết tận dụng và khai thác kẽ hở đó thì đó mới là biết vận dụng kiến thức kiếm tiền bằng sức lao động của kẻ khác mà không cần phải chiếm dụng tài nguyên đất đai, vốn liếng lớn như đầu tư bất động sản,... thì đó mới gọi là kiếm tiền khôn ngoan và hiểu được các lý thuyết cao siêu.

Trong phần này, chúng ta hãy nhìn lại 3 giáo sư kinh tế người Mỹ, mà trước đây tôi đã phân tích nhiều lần về dự báo giá chứng khoán và các tài sản tài chính, tuy không phải lúc nào cũng đúng, nhưng nó luôn đi trước người khác một bước, đó là các giáo sư đóng góp cho dự báo giá chứng khoán, nó bao gồm: Giáo sư Eugene Fama và Lars Peter Hansen, thuộc Đại học Chicago).

Trong khi giáo sư Robert Shiller (thuộc Đại học Yale), cả ba đều là khôi nguyên đoạt giải Nobel kinh tế năm 2013 - khi nghiên cứu cho các công trình tiên phong trong thị trường tài chính đã chuyển đổi quản lý danh mục đầu tư và định giá tài sản khi họ đưa ra các nghiên cứu về cách cảm xúc, cũng như "tâm lý bầy đàn" (herd mentality), tác động đến quyết định đầu tư của giới đầu tư. Xem ở đây: www.nobelprize.org/…/economic-sci…/laureates/2013/press.html

Trong đường dẫn các nền chữ tô màu xanh, quỹ vị có thể tìm thấy những tài liệu nghiên cứu, thí dụ quý vị nhấp vào mục: "www.econ.yale.edu/~shiller" sẽ dẫn đến trang aida.wss.yale.edu/~shiller/ và sẽ tìm được nhiều nghiên cứu của họ. Nó tương tự như các trang chủ của giáo sư Eugene F. Fama, giáo sư Lars Peter Hansen.

Trong đó có nghiên cứu của giáo sư Robert Shiller về việc "phân tích mô phỏng của giá tài sản", hay (empirical analysis of asset prices).

Giáo sư Eugene F. Fama thì nghiên cứu của ông bao gồm các công trình lý thuyết và thực nghiệm về đầu tư, hình thành giá cả trong thị trường vốn và tài chính doanh nghiệp.

Đối với giáo sư Lars Peter Hansen, những công trình của ông đã dẫn đến các phương pháp cải thiện xây dựng, phân tích và thử nghiệm mô hình kinh tế năng động trong môi trường đầu tư với sự không chắc chắn của nó,...

Như tôi hay phân tích rằng. Thực tế, trong đầu tư chứng khoán, nó có rất nhiều khí cụ đầu tư rất tinh vi và hiệu quả mà không cần phải tuân theo quy luật lý thuyết kinh tế, hay nghiệp vụ đầu tư nào cả. Thí dụ, trong đầu tư, thường thường là lý thuyết khi một doanh nghiệp có giá trị tài sản là 100 USD, thông thường các nhà phân tích thường soi vào để đặt câu hỏi vì sao công ty lại có giá trị là 100 $, và các nhà đầu tư hay các nhà phân tích kinh tế, họ sẽ nghiên cứu các yếu tố nào là nguyên nhân để tác động ảnh hưởng đến giá trị tài sản của công ty đó để nó tăng 10%, hay 20%, hoặc 100%, hoặc giảm đi bằng đó phần trăm của yếu tố tăng. Điều đó có nghĩa là họ đang định giá với việc dự báo giá cả công ty đó.

Thật không may, nó sẽ không đúng trong trường hợp cá biệt sau. Thí dụ điển hình, dự báo giá chứng khoán của công ty Tesla Motors Inc (NASDAQ: TSLA), là một công ty của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất, phân phối ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện giao thông chạy điện. Trụ sở chính: 3500 Deer Creek Road, Palo Alto, CA 94.304. Nó chủ yếu dựa vào yếu tố tâm lý giá xăng dầu.

Đó là bởi vì, giá chứng khoán của Tesla luôn được thúc đẩy tăng giảm ngược với giá dầu và giá trị đồng USD. Khi giá dầu tăng vọt bất thường, thì thường là đẩy giá chứng khoán của Tesla tăng mạnh mà không phụ thuộc vào yếu tố tài chính hay kinh tế vĩ mô nào cả. Ta thấy kể từ khi giá dầu bất thường tăng mạnh, giá cổ phiếu Tesla bắt đầu di chuyển về đà tăng, cụ thể tính từ năm 2010, cho đến nay, đó là năm 2010 - Tesla phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO), trong đó có hai ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS), Goldman Sachs (NYSE: GS), và một số ngân hàng khác tư vấn giúp IPO thì cho đến nay giá cổ phiếu của Tesla đã tăng đều lên đến mức kinh hoàng là 505%. Đó là, giá trị cổ phiếu chỉ vài mười mấy đơn vị $ mà nay đã vọt lên 252,95 $. Trong tháng 02/2016, giá dầu từ mức có lúc dưới $ 27 / thùng đã đẩy giá cổ phiếu của Tesla sụt giảm đến 20,30%, tức giảm đi đến $ 48,50 cho mỗi cổ phiếu.

Lý do là bởi vì giá xăng rẻ thì dại gì người tiêu dùng phải dùng xe điện cho đắt, thay vì dùng xe chạy xăng cho rẻ, nên thường trong kỳ hạn 1 - 2 tháng tiếp theo nó đưa ra dự đoán kết quả doanh số bán lẽ sụt giảm hay tăng khá rõ nét mà không phụ thuộc vào yếu tố kinh tế vĩ mô nền kinh tế chi phối mà phụ thuộc vào yếu tố tính toán lời lỗ của người tiêu dùng,...

Tính từ đầu năm 2017 cho đến nay, giá cổ phiếu của đã tăng được 18,37% giá trị bất chấp bất ổn nền kinh tế thế giới, nhưng nó tăng như vậy là do tâm lý giới đầu tư e ngại giá dầu thô tăng lên 70 $ / thùng, giới tiêu dùng thì ưa tiết kiệm nên tâm lý họ sẽ mua xe chạy điện của Tesla khiến cho giá cổ phiếu tăng vọt, dù rằng trong phân tích kỹ nhiều lần chúng tôi phát hiện cổ phiếu nó vô cùng độc hại khi hình thành mô hình tam giác giảm giá dài hạn, và hình thanh một đầu vai nghịch đảo giảm giá,... Vậy mà giá nó không sụt mà vẫn tăng mạnh,...

Một kinh nghiệm nữa là trong đầu tư trước đây khi tập đoàn hàng không vũ trụ Âu châu là Airbus Group SE (EPA: AIR) niêm yết bằng đồng EUR, và tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Mỹ là Boeing (NYSE: BA) bị rơi rụng bất thường vì tai nạn, cũng như nạn khủng bố, hoặc tên lửa bắn nhầm. Điều đó tất nhiên nhà đầu sẽ có tâm lý bán đi cổ phiếu của hai đại gia này khi gặp nạn, vì giá cổ phiếu nó sụt là không tránh khỏi thì ai thể đoán trước.

Tuy nhiên, bạn phải cần nhanh hơn kẻ khác, nếu bạn đang đầu tư vào các mã chứng khoán của các công ty bảo hiểm, tài chính, ngân hàng,...bạn cần bán ngay các giá cổ phiếu này như đại gia bảo hiểm của Anh như Admiral Group; Aviva; Old Mutual; RSA Insurance Group,...đang dính dáng nặng vào các món tiền bảo hiểm phải trả, tất nhiên giá cổ phiếu này sẽ sụt gia tan tành hơn cả sự sụt giá của Boeing, Airbus, dù khi đó giá chứng khoán này phân tích thị trường có vẻ tốt, kể cả phân tích kỹ thuật là rất lý tưởng về đà tăng giá của nó, nhưng hãy dẹp bỏ mấy cái phân tích đó đi, chắc chắn giá cổ phiếu của các đại gia bảo hiểm này sẽ sụt giảm ít nhất 10% (ta xem như là một sự điều chỉnh bất đắc dĩ,...).

Tóm lại còn rất nhiều yếu tố khiến giá chứng nó đổ vỡ vì nhiều lý do mà chẳng cần phải tuân thủ theo quy tắc thị trường. Chẳng hạn biến động tỷ giá hối đoái. Đó là khi bạn đầu tư vào các thị trường khác, bất kể sự tăng giá của đồng $ đều khiến cho các thị trường chứng khoán kia sụt giá vì tâm lý giới đầu tư bán tháo. Tuy nhiên bạn cần phân tích rõ ràng rằng, thị trường chứng khoán đó nhà đầu tư nội địa nước đó chiếm áp đảo 90% phần còn lại 10% do nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát thì bạn chẳng cần quá lo lắng giá chứng khoán nó sụt, cứ tiếp tục đầu tư thì vẫn nhận mức lời. Tất nhiên bạn lời bằng đồng nội tệ quốc giá đó, còn nếu ban đầu bạn bỏ tiền bằng đồng $ thì bạn phải tính toán lại, nếu tỷ giá hối đoái mà sụt 20% mà giá chứng khoán chỉ tăng 15% thì bạn đang lỗ lã nặng nề khi phải chuyển đổi đơn vị tiền tệ ban đầu mà bạn đầu tư,...mà tôi đã phân tích trước kia về khí cụ đầu tư hỗn loạn khi đồng $ tăng giá hay sụt giá, nó gây đảo ngược mọi thứ trong tính toán đầu tư ngắn hạn.

(*) Hãy nhớ rằng trong đầu tư siêu ngắn hạn khi bạn đã lập tài khoản hay ký thác cho công ty môi giới chứng khoán rồi, việc bạn nhảy ra và nhảy vô mua đi bán lại thì trước mắt bạn có thể tránh được là thoát khỏi các khoản đóng thuế, tất nhiên nó không dễ cho bạn về đầu tư kiểu này.

Source: Phuong Tho, fb

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu