Bức xúc bán giấy

by Michael29/08/2016 21:56

Mạng phép lấy 2 bài của 2 đàn anh là anh Vicente Nguyen và anh Hoang Thach Lan viết hôm nay trên fb về vấn đề tăng vốn nhanh và ảo. Người làm phân tích đầu tư hoặc người thẩm định các cổ phiếu cho vay margin mà các bạn môi giới đề nghị nhiều năm sẽ nhận thấy vô số những công ty tăng vốn vô cùng nhanh trong một thời gian ngắn, hầu hết những cổ phiếu này có một đặc điểm chung là thanh khoản rất cao, giá rất bèo và turnover rất lớn.

Nhiều cổ phiếu thị giá vài chục ngàn đồng nhưng khi thẩm định cho vay margin thì ngã ngửa khi định giá chỉ 2 ngàn đồng/cổ phiếu.

Những cổ phiếu rác và được dân chuyên bơm thổi dựng lên để hút vốn thì không nói làm gì, nhưng gần đây tôi nhận thấy các đại gia số 1 Việt Nam cũng sài những chiêu thức mà nhà cổ đông nhỏ lẻ cảm giác bị chèn ép. Có trường hợp góp vốn vào 1 doanh nghiệp hơn 1 ngàn tỷ, nắm giữ hơn 90% cổ phần, nhưng chỉ sau 1 vài quý, công ty con đó cho vay ngược trở lại gần đúng bằng số tiền đã nộp vào ban đâu. Nghĩa là, công ty đi thâu tóm đã hoàn thành xứ mệnh thâu tóm 1 tài sản tốt, nhưng đứng khía cạnh dòng tiền, tiền đi thâu tóm chỉ thực sự được dung trong một thời gian ngắn, sau thương vụ hoàn thành, tiền lại chảy ngược về mẹ.

Còn nhiều trường hợp lắm, các anh/chị/bạn bè có thể comments bên dưới.

FINANDLIFE

----------------------

ĐỪNG CHẾT VÌ THIẾU HIỂU BIẾT!

Vicente Nguyen

Gần đây các bài phân tích về một công ty xây dựng sắp lên sàn HSX được cho là một trong những công ty tăng vốn "ảo" nhất.

Thành lập năm 2011 với số vốn điều lệ 1.5 tỷ, đến hết quý 2/2016, vốn điều lệ công ty đã là 4,300 tỷ đồng, tăng gần 3,000 lần trong vòng 05 năm. Đặc biệt trong báo cáo kiểm toán quý 2/2016, kiểm toán viên nêu rõ, ngày 8/1/2016, có 03 cổ đông góp vốn với số tiền 462 tỷ đồng, tương ứng với mỗi lệnh chuyển tiền đến thì có một lệnh chuyển tiền đi liên tục 18 lần trong một ngày để ủy thác đầu tư.

Về tính hợp pháp mà nói, việc góp vốn là hợp lệ và hợp pháp vì việc góp vốn đều thông qua hệ thống ngân hàng. Điều đáng nói là bằng các thủ thuật kế toán và tài chính, toàn bộ số tiền đều được chuyển đi trong ngày. Tôi, không tự suy đoán nhưng đặt ra một giả thiết mà bản thân tôi cho rằng là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Đó là việc 03 cổ đông này (Bên A), chuyển từng đợt tiền một, với số tiền khoảng 25 tỷ/lần chuyển, sau đó công ty này (Công ty B) rút vốn ra, để ủy thác cho một bên thứ ba (Bên C) để kinh doanh, đầu tư hay bất kỳ việc hợp tác kinh doanh nào. Điều chắc chắn Bên C là một tổ chức phi niêm yết, càng không phải công ty đại chúng. Việc công ty này hoạt động ra sao, có lẽ cũng không ai biết. Bên C có thể tiếp tục ủy thác cho các bên D, E, F, G... tùy thích hay bất kỳ hình thức nào để chuyển tiền ra khỏi công ty một cách lòng vòng. Sau đó tiền lại được rút ra để chuyển cho Bên A. Bên A cuối cùng nhận lại được khoản tiền mà mình đã góp vốn vào Bên B. Sau đó lại dùng số tiền đó tiếp tục góp vốn lần 2, lần 3, lần 4 và lần ... 18. Có thể nói, việc chuyển tiền lòng vòng giúp cho Bên A góp đủ vốn, trong khi đó, bên B là bên nhận vốn thực sự không có bất kỳ xu teng nào mà số vốn điều lệ thì vẫn tăng thêm. Có lẽ 462 tỷ không phải là số tiền quá xá lớn so với số vốn hơn 4,000 tỷ đồng vốn điều lệ. Tuy nhiên, ai có thể quả quyết rằng, hơn 4,000 tỷ đồng đó không được thực hiện theo phương thức tương tự? Nếu thật sự, công ty B được tăng vốn theo hình thức này, thì việc đầu tư vào công ty này, sẽ được xem là "TỰ SÁT". Do đó, hi vọng các nhà đầu tư đừng chết vì thiếu hiểu biết.

Một hình thức tăng vốn khác mà NĐT cũng nên cẩn trọng đó là khi chủ tịch công ty đó tuyên bố mua vào số lượng cổ phiếu lớn không được phân phối hết cho cổ đông hiện hữu. Mặc dù giá cổ phiếu trên sàn rất thấp, dưới mệnh giá, nhưng chủ tịch hay các cổ đông nội bộ khác đều cam kết mua vào với giá bằng mệnh giá. Nếu nghe qua, thì điều này sẽ củng cố niềm tin của NĐT sau đó có thể dẫn đến hành động mua cổ phiếu trên sàn, vô tình đẩy giá cổ phiếu lên cao. Tuy nhiên, nếu các cổ đông nội bộ này chi phối công ty, và hoàn toàn có thể điều khiển được dòng tiền, thì họ dễ dàng làm điều này mà không phải bận tâm. Với thủ thuật tương tự, các cổ đông nội bộ sẽ vay mượn trước một khoản tiền của bên thứ 3, hoặc thậm chí bên thứ 3 kia có thể ứng trước. Các cổ đông này mua vào cổ phiếu không phân phối hết, đương nhiên, công ty này sẽ nhận một khoản tiền lớn và vốn điều lệ được tăng lên. Tuy nhiên có thể ngay sau đó, công ty này lại chuyển tiền ra theo các hình thức ủy thác, hợp tác kinh doanh, hay thậm chí lập công ty con... rồi cuối cùng tiền lại chạy về túi các cổ đông nội bộ này. Đây là các trường hợp đã xảy ra ở một vài công ty ở nước ngoài, khi luật pháp và các cơ quan chức năng rất thiếu ý thức bảo vệ nhà đầu tư, thậm chí còn hùa theo để chia phần. Do đó, các NĐT cần phải cẩn trọng, ĐỪNG CHẾT VÌ THIẾU HIỂU BIẾT

ROS

Hoang Thach Lan

Trường hợp cp ROS, nếu đúng như các trang mạng và diễn đàn cảnh báo, thì đúng là nguy hiểm cho NĐT và cả chứng trường VN: tình trạng tăng vốn ảo một khi lan tràn sẽ càng khiến người dân mất niềm tin vào sàn chứng. Bởi tăng vốn ảo sẽ giúp 1 vài ai đó kiếm lời, còn số nhiều hơn sẽ thua lỗ.

Thực tế tui thấy đã có nhiều trường hợp có dấu hiệu tăng vốn ảo, mà theo 1 quy trình có thể nói là rất hợp pháp chứ k phải là gian lân. Ví dụ: 1 đại gia muốn mở 1 cty con A, nhưng sau khi bàn bạc với đôi tư vấn nào đó, ông ta quyết định lấy 49% vốn đó đi hùn vô 1 cty đang NY là B, và cty này cam kết sẽ hùn ngược 49% vốn đó vô cty A kia. Tức là bác A sau khi góp vốn thì số vốn đó lại chảy ngược về bác, nhưng ngoài cái cty A do bác lập ra, bác có thêm 1 đống cp khác ở cty B. Rùi sau 1 vài tháng/năm, bác k thèm quan tâm cái cty B kia ra sao, cứ bán hết số cp ở đó với bất cứ giá nào, và kiếm lời. Lưu ý, bán 1 đồng thì bác ấy vẫn lời. 

Vậy có thể ngăn chặn hay cảnh báo gì các trường hợp tăng vốn ảo như vậy k? Tui nghĩ là có. Về nguyên tắc, tiền vô (góp vốn) rùi sẽ lại ra về với chủ cũ, do đó tại ĐHCĐ cần ghi rõ mục đích sử dụng vốn, sau đó cơ quan quản lý ngành chứng cần giám sát chặt chẽ việc sử dụng này, phải phạt nặng khi cty NY thay đổi mục đích. Đối với chủ cũ cũng là lãnh đạo cty B, nên quy định các trường hợp tránh gây ra xung đột lợi ích (1 chủ đề mà sàn chứng VN còn rất ít quy định), ví dụ như k cho phép cty đầu tư ngược vào cty/dự án của chính các cổ đông lớn.

Bài liên quan:

VEF

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu