Facebook mua Whatsapp 19 tỷ USD: Qua góc nhìn định giá

by finandlife24/02/2014 14:31


Dưới đây là bài dịch của finandlife đối với bài “Facebook buys Whatsapp for $19 billion: Value and Pricing Perspectives”, trên blog Damodaran.

-----------------------------------------------

Sự khác nhau giữa giá và giá trị xoay quanh 2 vấn đề. Thứ nhất là quá trình định giá, khi mà giá một tài sản như chứng khoán, trái phiếu hay bất động sản được thành lập bởi sự gặp nhau của cung và cầu, với tất cả những yếu tố từ hợp lý đến bất hợp lý, ngay cả tâm lý hành vi. Thứ hai là quá trình của giá trị nơi giá trị của tài sản dựa trên những yếu tố cơ bản như dòng tiền, tăng trưởng và rủi ro. Nói ngắn gọn, những người chơi trò định giá sẽ là những nhà giao dịch và những người chơi trò giá trị sẽ là những nhà đầu tư, và không có phán quyết đạo đức nào cho cả 2. Thật nguy hiểm nếu bạn nghĩ mình có thể kiểm soát hay lý giải cách mà nửa kia hoạt động. Khi bạn mặc vào chiếc áo của nhà đầu tư, bạn có thể hoan mang những gì mà những nhà giao dịch làm và phản ứng, và khi bạn mặc vào chiếc áo của nhà giao dịch, bạn có vẻ như bị lừa bởi cách tiếp cận của những nhà đầu tư. Hãy thử nhìn lại thương vụ thâu tóm Whatsapp với mức giá 19 tỷ USD của Facebook, trong đó 15 tỷ USD đến từ cổ phiếu Facebook và 4 tỷ USD tiền mặt.

Cách nhìn của nhà đầu tư giá trị

Tôi sẽ bắt đầu với việc mặc vào cho mình bộ áo của nhà đầu tư, đơn giản vì tôi thấy thoải mái và hiểu nó tốt hơn. Hãy nhìn cơ bản doanh nghiệp để lý giải cho cái giá được trả, thật sự thì tôi không chỉ cảm thấy phù phiếm mà còn khó chịu, dưới đây là tại sao. Để biện minh cho cái giá 19 tỷ USD cho một công ty trên thị trường chứng khoán hiện nay, bạn sẽ cần công ty đó thu về khoảng 1.5 tỷ USD lợi nhuận sau thuế trong kịch bản tăng trưởng ổn định.

Giá trị vốn cổ phần = 19 tỷ USD

ROE được sử dụng để định giá vào ngày 01/01/2014 là 8% (đồng nghĩa với phần bù rủi ro vốn cổ phần sẽ là 5%, lấy ROE trừ đi 3% lãi suất phi rủi ro)

Thu nhập yêu cầu để có mức giá trên sẽ là 1.52 tỷ USD (19 tỷ USD * 8%)

Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ổn định ở mức 30%, khi đó, lãi trước thuế sẽ là 2.17 tỷ USD.

Rõ ràng đây là kịch bản khá tích cực, trong trường hợp tỷ suất sinh lời yêu cầu lên 10% và bạn phải mất 5 năm để có thể đạt tới thời kỳ tăng trưởng ổn định thì lợi nhuận trước thuế tại năm thứ 5 phải lên đến 4.37 tỷ USD

Dưới đây là 3 con đường để dẫn đến những điểm thu nhập hòa vốn:

1.  Nếu công ty tiếp tục với mô hình kinh doanh hiện tại, cho phép người dùng dứng dụng tải về miễn phí và thu phí 1 USD mỗi năm và không tốn chi phí quản lý (điều nãy rõ ràng là không thực tế, nhưng hãy tạm chấp nhận thế), bạn sẽ cần 2.5 tỷ người dùng ứng dụng này.

2.  Có thể là ứng dụng này xuất chúng tới nỗi bạn có thể phải trả thêm phí mà khách hàng vẫn chập nhận sử dụng. Với lượng người dụng hiện tại, 450 triệu người, chi phí phả trả cho mỗi người dụng phải tăng từ 1 USD lên 5 USD một năm, và điều kiện không tốn bất kỳ chi phí quản lý nào khác vẫn giữ như ở trên.

3.  Giá trị có thể đến từ doanh thu quảng cáo từ cộng đồng Whatsapp, nhưng đây là điều khó khăn. Vì trên trang chính của ứng dụng này, người phát triển ứng dụng đã lý giải tại sao họ không quảng cáo. Tuy nhiên, có một cửa khác, Facebook tích hợp Whatsapp vào hệ thống của Facebook và quảng cáo chúng ở đó. Cứ cho là đi theo kịch bản đó, bạn vẫn phải tạo được ít nhất 2.2 tỷ USD lợi nhuận sau thuế từ quảng cáo đến những người dùng Whatsapp mới đạt điểm hòa vốn.

Như vậy, trong bộ đồ của nhà đầu tư giá trị, bạn có hai sự lựa chọn. Một là chấp nhận rằng đầu tư vào truyền thông xã hội không phải là trò chơi của bạn, hãy chuyển đến phần khác của thị trường, nơi bạn có thể ứng dụng những phân tích cơ bản. Hai là hãy chấp nhận những khó khăn trong việc lý giải giá cả hoặc phẫn nộ về bong bóng, không hợp lý và những nhà giao dịch ngắn hạn bán khống vì những tức giận đó. Tôi khuyên bạn đừng làm thế, nó không chỉ làm hại đến sức khỏe thể chất của bạn mà thậm chí còn làm hại đến sức khỏe tài chính của bạn.

Cách nhìn nhận của nhà giao dịch

Mặc vào chiếc áo của nhà giao dịch, Thương vụ Facebook thâu tóm Whatsapp không chỉ tạo hứng thú mà còn thật sự được nhìn nhận tích cực. Để hiểu tại sao, tôi phải thay đổi cách suy nghĩ từ những yếu tố cơ bản sang tập trung vào những yếu tố liên quan đến giá cả. Để tìm kiếm biến số định giá, tôi đã nhìn giá cả của những công ty truyền thông trên thị trường, những thước đo định giá so sánh.

Những công ty này có mô hình kinh doanh khác nhau và tôi còn phải nhìn nó dưới con mắt nhà đầu tư nữa, hãy nhìn nó bằn con mắt của nhà giao dịch thôi. Đơn giản là nhìn vào mối tương quan giữa đánh giá giá trị doanh nghiệp của thị trường với những thước đó khác.

Dựa trên ma trận tương quan này, tôi có những đúc kết sau:

1.    Số lượng người dùng là nhân tố tuyên quyết: Nhân tố chủ chốt giải thích sự khác nhau trong giá trị những công ty là số lượng người dụng.

2.    Những vấn đề về cam kết của người sử dụng

3.    Doanh thu dự phóng được định cao hơn so với doanh thu trên diện rộng.

4.    Tạo ra tiền là một vấn đề khác.

Vậy tiếp theo sẽ là gì?

1.    Nếu bạn là một nhà đầu tư, hãy dừng việc cố gắng lý giải những dịch chuyển trong giá cả của các công ty truyền thông xã hội, bằng các sử dụng những ma trận truyền thống – doanh thu, biên hoạt động và rủi ro. Bạn sẽ làm mình bị điên đấy. Quan trọng hơn, đừng bán khống để chờ đợi thị trường nhận ra rằng bạn đúng, vì rất có thể đến lúc thị trường cho thấy bạn đúng thì bạn đã phá sản mất rồi.

2.    Nếu bạn là một nhà giao dịch, hãy chơi trò định giá và dừng việc lừa dối chính mình bằng cách tin rằng đó là những yếu tố cơ bản. Tốt hơn hết bạn đừng kể lể về thu nhập tương lai của Facebook/Twitter/Linkedin, hãy tập trung những khuyến nghị mua/bán của bạn vào số lượng người dùng.

3.    Nếu bạn là một công ty và bạn muốn chơi trò định giá, tôi nghĩ rằng quan trọng nhất là tìm kiếm những biến số định giá những nhân tố gây ảnh hưởng và cố hiểu rõ những nhân tố đó.

Trở lại thương vụ Facebook và Whatsapp, dường như Facebook đang chơi trò định giá, và dấu hiệu nhận biết đó là thị trường sẽ trả tiền cho bạn nếu bạn có nhiều hơn thành viên. Đơn giản là thế này, Facebook đang có giá trị 170 tỷ USD, với 1.25 tỷ người dùng, tương đương 1 người dùng có giá trị 130 USD. Nếu Whatsapp có 450 triệu người dùng thì facebook sẽ có thêm 450 triệu người dùng (tất nhiên là sẽ có những người vừa dùng facebook vừa dùng whatsapp, nhưng đành chấp nhận vậy), khi đó giá trị của Whatsapp sẽ là 20.8 tỷ USD, lớn hơn con số 19 tỷ USD mà Facebook bỏ ra để mua Whatsapp. Đây là cách lý giải đơn giản nhất.

Thương vụ này có nguy hiểm không? Tất nhiên! Trước hết, rất có thể thị trường đang định giá cao giá trị của những thành viên tham gia mạng xã hội. Tuy nhiên, Facebook đã bảo hiểm bằng cách trả bằng một lượng lớn bằng cổ phiếu. Vì vậy, nếu một vài năm tới cổ phiếu mạng xã hội có về mặt đất thì Facebook đã trả giá cao cho Whatsapp nhưng cổ phần nó sử dụng để trả cho Whatsapp cũng đang bị định giá cao. Thứ hai, khi những công ty mạng xã hội di chuyển lên một chu kỳ mới, những biến mà những người giao dịch dùng để định giá chuyển thành tiền, những công ty này sẽ được đánh giá cao hơn.

Tóm lại

Với những nhà đầu tư nhìn nhận thương vụ Whatsapp như chứng cứ của sự phấn khích bất hợp lý, hãy nhớ rằng vẫn có những nhà giao dịch đang cười lớn với khoản lợi nhuận đang chảy về tài khoản ngân hàng của họ. Đơn gian, những nhà giao dịch nhìn những yếu tố cơ bản và định giá như những trò chơi được chơi bởi những người xa rời thực tế (eggheads) và học thuật, nhận thấy rằng cảm xúc và động lực tăng giá là những nhân tố chính dẫn dắt các công ty tryền thông xã hội hiện nay.

Đọc thêm bài: Facebook took over Whatsapp at 19 billion Dollars

 

Nguồn: finandlife|Dịch từ Blog Damodaran

Tags: ,

Economics | Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu