Báo cáo vĩ mô quý 3 năm 2013

by finandlife04/10/2013 17:03

Số liệu vĩ mô tháng 9 năm 2013 cho thấy một số tín hiệu tích cực của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, khả năng kiềm chế lạm phát, tăng trưởng xuất khẩu và các điều kiện bên ngoài…

Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam tháng 9 đạt 51.5 điểm, cải thiện so với mức 49.4 điểm của tháng trước và là kết quả tốt nhất kể từ thời điểm bắt đầu cuộc khảo sát (tháng 4/2011), cho thấy lĩnh vực sản xuất trong nước đang dần phục hồi đặc biệt nhờ nhu cầu bên ngoài.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong quí III/2013 đạt mức cao hơn so với quý trước và so với dự báo. Đặc biệt, tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến chế tạo - ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế - đang có nhiều chuyển biến tích cực.

Lạm phát trong những tháng gần đây tăng chủ yếu là do tác động của việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản,dịch vụ công và một phần do yếu tố mùa vụ mà không chịu nhiều tác động của các chính sách tài khoá, tiền tệ.... Xu hướng lạm phát dài hạn đang giảm dần và ổn định quanh mức 7% là những tín hiệu tích cực tạo nền tảng cho sự ổn định lạm phát trung hạn.

Xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng, dòng vốn FDI tăng mạnh so với cùng kỳ cho thấy lòng tin của thị trường cũng như của các nhà đầu tư nước ngoài vào sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam đang gia tăng mạnh mẽ.

Thanh khoản hệ thống ngân hàng cải thiện, dồi dào giúp mặt bằng lãi suất giảm mạnh. Tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, có một vài thời điểm biến động mạnh nhưng chủ yếu do yếu tố tâm lý, nhất thời…

Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng mặc dù cải thiện so với cùng kỳ nhưng còn khá thấp so với mục tiêu. Doanh thu bán lẻ tăng chậm và thấp hơn nhiều so với cùng kỳ. Xuất nhập khẩu tăng trưởng mạnh nhưng vẫn chủ yếu dựa vào khu vực FDI… Tất cả cho thấy nhu cầu trong nước vẫn chưa thực sự cải thiện, nền kinh tế nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn do dòng vốn tín dụng chưa được hấp thụ tốt, cầu tiêu dùng trong nước còn yếu khiến sản xuất khó có sự tăng trưởng mạnh thời gian tới.

-----------------------------------------------------------------

CHỈ SỐ PMI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VÙNG LÃNH THỔ

Chỉ số PMI ngành Sản xuất Việt Nam tháng 9 đạt 51.5 điểm, cải thiện so với mức 49.4 điểm của tháng trước và là kết quả tốt nhất kể từ thời điểm bắt đầu cuộc khảo sát (tháng 4/2011).

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh phản ánh nhu cầu cơ bản của cả khách hàng trong và ngoài nước đều đã cải thiện. Chất lượng sản phẩm tốt hơn và giá cảcạnh tranh (giá đầu ra giảm tháng thứ 6 liên tiếp) cũng giúp tăng trưởng doanh thu bán hàng.

Tồn khothành phẩm tăng nhẹ trong tháng 9. Các nhà sản xuất đã có thể tăng hàng tồn kho, giảm lượng công việc tồn đọng và ứng phó với việc số lượng đơn đặt hàng mới tăng lên trong khi vẫn duy trì ổn định mức sản lượng chung.

Ở khía cạnh giá cả, giá cả đầu vào vẫn tăng trong tháng 9. Mặc dù có giảm nhẹ so với mức cao của tháng 8, mức độ tăng của chi phí trung bình vẫn đáng kể. Trong khi đó, giá cả đầu ra giảm trong bối cảnh áp lực cạnh tranh dẫn đến biên lợi nhuận tiếp tục bị thu hẹp. 

Các nước phát triển tại khu vực Eurozone, Mỹ đang cho thấy những nỗ lực thoát khỏi suy thoái khi chỉ số sản xuất PMI có nhiều dấu hiệu tích cực hơn trong các quý gần đây.

Trong khi đó, chỉ số PMI tại Trung Quốc và một số quốc gia mới nổi ở châu Á cũng đang dần cải thiện trở lại  giúp chỉ số PMI toàn câu tiếp tục cải thiện mạnh. 

 

GDP 9 tháng đầu năm 2013 ước tính tăng 5.14% so với cùng kỳ, trong đó quý I tăng 4.76%; quý II tăng 5%, quý III tăng 5.54%. Tốc độ tăng GDP 9 tháng đầu năm nay xấp xỉ mức tăng cùng kỳ năm 2012 (5.1%) nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng 6.03% của cùng kỳ năm 2011.

Khu vực dịch vụ tiếp tục là khu vực đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế với mức tăng của một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như bán buôn và bán lẻ; kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

Khu vực nông, lâm nghiệp & thủy sản khu vực công nghiệp & xây dựng có mức tăng thấp hơn. Thời tiết không thuận lợi, giá bán sản phẩm ở mức thấp trong khi chi phí đầu vào ở mức cao (nông, lâm nghiệp & thủy sản) cùng với khó khăn về vốn, tiêu thụ sản phẩm và mức tồn kho cao (công nghiệp & xây dựng) là nguyên nhân chủ yếu tác động tiêu cực đến tăng trưởng của hai khu vực.Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến chế tạo (ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế) đã có chuyển biến tích cực với tốc độ tăng ngày càng cao trong năm.

 

Xuất khẩu tháng 9 ước tính đạt 11.3 tỷ USD, giảm 5.2%so với tháng trước và tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng, xuất khẩu đạt 96.5 tỷ USD, tăng 15.7% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 66.3% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 22.4% so với cùng kỳ. Khu vực kinh tế trong nước chiếm 33.7%, chỉ tăng4.4% so với cùng kỳ.

Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch tăng cao 6 tháng đầu năm là: Điện thoại các loại và linh kiện (+75.5%); điện tử, máy tính và linh kiện (+45.3%)…

Nhập khẩu tháng 9 ước tính đạt 11.6 tỷ USD, tăng 2.5% so với tháng trước và tăng 24% so với cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm, nhập khẩu ước tính đạt 96.6 tỷ USD, tăng 15.5% so với cùng kỳ. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước chiếm 43.6%, tăng 5.3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 56.4%, tăng 24.8% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu 9 tháng đầu nămtăng cao do sự đóng góp của các mặt hàng phục vụ gia công lắp rápnhư: Điện tử, máy tính và linh kiện (+40.5%), điện thoại các loại và linh kiện (+71.3%)…

 

FDI đăng ký tháng 9 ước tính đạt 2.38 tỷ USD, nâng tổng mức FDI đăng kí 9 tháng đầu năm lên đến 15 tỷ USD, tăng 36.1% so với cùng kỳ. FDI đăng ký thời gian qua chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (86.4% tổng vốn đăng ký) và kinh doanh bất động sản (3.9%).

FDI giải ngân 9 tháng ước tính đạt 8.6 tỷ USD, tăng 6.4% so với cùng kỳ năm 2012.

 

Theo số liệu của Ngân hàng nhà nước (nguồn Uỷ ban giám sát tài chính), tính đến 18/9/2013, huy động vốn tăng11.7%, trong đó huy động vốn VNĐ tăng 11.6%, huy động vốn ngoại tệ tăng 12.4%. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tăng 5.8% so với đầu năm, trong đó tín dụng bằng VND tăng 10%, tín dụng ngoại tệ giảm 13%.

Tăng trưởng tín dụng mặc dù cải thiện so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn khá thấp so với mục tiêu cho thấy dòng vốn ngân hàng vẫn chưa được hấp thụ tốt

 

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/9/2013tăng 9.3% so với cùng thời điểm năm trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho cao so với cùng thời điểm năm trước gồm: Sản xuất đồ uống tăng 121%; sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu tăng 41.2%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 38.9%...

 

Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2013 ước tăng 12.5% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 5.3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 6.7% của cùng kỳ năm 2012.

Trong các ngành kinh doanh, doanh thu bán lẻ ngành thương nghiệp chiếm 76.8%, tăng 12.1%; khách sạn nhà hàng chiếm 12.1%, tăng 14.7%; dịch vụ chiếm 10.2%tăng 14.6%; du lịch chiếm 0.9%, tăng3.9%.

 

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 tăng 1.06% so với tháng trước, trong nhóm giáo dục tăng cao nhất với 9.38%.

Chỉ số giá tháng này tăng chủ yếu do các yếu tố sau: (1) Giá điện được điều chỉnh tăng thêm 5% từ ngày 01/8/2013; (2) Một số địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí; (3) Nhu cầu tiêu dùng vật phẩm phục vụ học tập của học sinh vào năm học mới tăng cao. Riêng mức tăng của chỉ số giá nhóm giáo dục làm CPI chung cả nước tăng 0.54%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2013 tăng 4.63% so với tháng 12/2012 và tăng 6.30% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chín tháng năm nay tăng 6.83% so với bình quân cùng kỳ năm 2012.

Như vậy, lạm phát trong những tháng gần đây tăng chủ yếu là do tác động của việc điều chỉnh giá hàng hóa cơ bản,dịch vụ công (y tế, giáo dục) và một phần do yếu tố mùa vụ mà không chịu nhiều tác động của những yếu tố cơ bản (như mở rộng chính sách tiền tệ hay chính sách tài khóa).

 

Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện và khá dồi dào so với giai đoạn trước do tốc độ tăng trưởng huy động luôn đạt mức tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống. Lãi suất trên thị trường Liên ngân hàng vì vậy dù có một số thời điểm tăng đột biến nhưng nhìn chung đã duy trì được sự ổn định với lãi suất luôn ở mức thấp trong phần lớn thời gian của 9 tháng đầu năm.

 

Tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối từ đầu năm đến nay khá ổn định, chỉ có vài biến động nhỏ mang tính thời vụ và tâm lý nhất thời. Theo nhận định của Uỷ ban giám sát tài chính Quốc gia, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái những tháng cuối năm 2013 nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì được sự ổn định nhờ cung cầu trên thị trường cơ bản ổn định, dự trữ ngoại tệ tiếp tục tăng khá.

Trong buổi trả lời phỏng vốn mới đây  của hãng tin tài chính Bloomberg, Thủ tường Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, chính phủ dự kiến sẽ phá giá tiền đồng tối đa 2% từ nay đến cuối năm, đảm bảo phạm vi điều chỉnh không quá 3% trong năm nay (đã điều chỉnh giảm1% vào cuối tháng 6). Điều này sẽ giúp củng cố lòng tin, kích thích dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam thời gian tới.

Download báo cáo ở đây.

Thanks VFS Research! 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags: ,

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu