Cảm nhận thị trường 21/3/2016|Dòng vốn đảo chiều

by finandlife21/03/2016 13:11

Thông điệp chính sách mới có thể giúp dòng vốn đảo chiều…

Fed treo lơ lửng rủi ro nâng lãi suất là một trong những câu chuyện đáng chú ý nhất 2015. Thông điệp này kết hợp với tình hình bất ổn tại Trung Quốc đã kích hoạt dòng chảy vốn ngày càng mạnh từ các nước đang phát triển quay về đầu tư vào đồng USD sắp lên giá. Theo thống kê của IIF, lượng vốn rút khỏi các thị trường mới nổi trong năm 2015 lên đến 735 tỷ USD, trong đó riêng Trung Quốc đạt 676 tỷ USD. Xu hướng này tiếp diễn trong tháng 1/2016, với gần 110 tỷ USD tiếp tục chảy ra khỏi Trung Quốc.

Biểu đồ 1: Dòng vốn tại các thị trường mới nổi.

 

Thật ra, Fed đã cho một khoảng thời gian đủ để các nhà đầu tư, các định chế tài chính quốc tế chuẩn bị, và hầu hết họ không đợi tới lúc Fed chính thức nâng khung lãi suất chính thức từ 0% - 0.25% lên 0.25% - 0.5% vào ngày 16/12/2015 mới hành động.

Tuy vậy, tuần qua, Hội đồng thị trường mở Fed (FOMC) mà đứng đầu là bà Janet Yellen phát đi một thông điệp mới làm mọi thứ như đảo chiều. Nếu như cuộc họp vào tháng 12/2015, FOMC đưa ra dự báo kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.4% trong 2016, và Fed sẽ nâng lãi suất 4 lần, mỗi lần 0.25%, thì trong cuộc họp này, FOMC hạ dự báo kinh tế Mỹ xuống còn 2.2% và hạ số lần điều chỉnh lãi suất dự kiến xuống còn 2 lần trong 2016, đồng thời giữ nguyên khung lãi suất cho đến kỳ họp tiếp theo.

Không chỉ Fed phát tín hiệu chưa vội mạnh tay thắt chặt tài chính mà trước đó không lâu ECB và BOJ cũng phát đi thông điệp tiếp tục nới lỏng tiền tệ, kích cầu kinh tế. Vào tối ngày 10/3, ECB quyết định hạ thêm 10 điểm cơ bản, với lãi suất tiền gửi qua đêm xuống còn -0.4%. BOJ cũng chính thức áp dụng lãi suất âm từ 16/2, theo đó, lãi suất các định chế tài chính gửi tại BOJ sẽ giảm từ 0% về -0.1%.

Tuy hành động chính sách của các quốc gia lớn hàm chứa nền kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, nhưng tạm thời (trong ngắn hạn) dòng vốn sẽ tiếp tục được cung ra thị trường, quá trình rút vốn khỏi thị trường mới nổi và cận biên mà chúng tôi đề cập ở phần trên có thể chậm lại, thậm chí có thể đảo chiều trong ngắn hạn. Hệ quả tiếp theo là giá cả hàng hóa tăng lên, chứng khoán có thể sôi động và tăng điểm.

Sau đây là những phản ứng của thị trường tài chính sau các quyết sách mới.

Đồng USD mất giá

 

Nguồn: Reuters

Dầu tăng giá

 

Vàng tăng giá

  

Chứng khoán tăng giá

 

Nguồn: Reuters

Thị trường chứng khoán trong nước

… Dài hạn

Diễn biến khá tương đồng với đánh giá về dòng tiền vào thị trường mới nổi và cận biên của chúng tôi ở trên, dòng vốn đầu tư gián tiếp vào chứng khoán niêm yết cũng bắt đầu đảo chiều. Nếu như nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5,250 tỷ đồng từ 13/8/2015 đến 17/2/2016, thì họ đã quay trở lại mua ròng 845 tỷ tròng 1 tháng qua (xem chi tiết ở đồ thị 2). Một nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, Index có mối tương quan dương khá chặt chẽ với hành động của khối ngoại, theo đó, thị trường thường giảm điểm trong giai đoạn bán ròng, và thường tăng điểm trong giai đoạn mua ròng. Do vậy, việc quay lại của dòng vốn ngoại kỳ vọng mang đến nhiều tin vui cho thị trường chứng khoán trong nước.

Đi cùng với dòng vốn là nhìn nhận đánh giá của các tổ chức nước ngoài, khá nhiều bài báo ở những trang tin nổi tiếng như Bloomberg, CNBC đã liên tục đưa Việt Nam vào danh sách những thị trường ưu tiên đầu tư trong 2016. Trong một báo cáo mới nhất, Dragon Capital cũng có những đánh giá tích cực về Việt nam. Ngoài những đánh giá liên quan đến kinh tế như Việt Nam là thị trường ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão Trung Quốc, dân số trẻ, thị trường tiêu thụ lớn và lao động rẻ, thì mức độ định giá cũng được quan tâm, và theo biểu đồ 3, P/E hiện tại của HSX chỉ là 11.95 lần, suất sinh lãi cổ tức lên đến 3.63%, khá hấp dẫn so với các quốc gia so sánh.

Biểu đồ 2: Diễn biến mua/bán ròng tích lũy của nhà đầu tư nước ngoài (tỷ VND)

 

Biểu đồ 3: Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam so với các quốc gia khu vực

 

Nguồn: Reuters

… Ngắn hạn

Phiên cuối tuần, thị trường bị nhiễu bởi hoạt động tái cân bằng danh mục của các ETFs. Theo dõi diến biến đảo danh mục lần này, chúng tôi nhận thấy lực cân khá tốt. Không giống như đợt rebalancing trong quý 4/2015, hàng loạt cổ phiếu đã giảm sàn vì các ETFs buộc bán bớt hoặc loại bỏ, cơ hội mua giá rẻ không thực sự tồn tại cho đợt này, ngay cả cổ phiếu duy nhất bị loại ra khỏi danh mục là PPC, thậm chí còn đóng cửa xanh điểm. Điều này cho thấy dòng tiền thị trường ở giai đoạn hiện nay đã khỏe mạnh hơn khá nhiều.

Bảng dự báo khối lượng mua/bán của các ETFs

 

Nguồn: PMD

Chỉ số đo mức độ tham lam/sợ hãi toàn thị trường của chúng tôi đang cho thấy tình trạng “cân bằng”. Dòng tiền tích cực sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh chóng đang có dấu hiệu chững lại, cùng với đó, dòng tiền tiêu cực vẫn chưa có dấu hiệu mạnh lên. Điều này cho thấy thị trường đang ở giai đoạn giằng co, chờ đợi…

Biểu đồ 4: Tình trạng thị trường

 

… Chờ đợi một xu hướng điều chỉnh ngắn hạn

Thị trường đang ở giai đoạn nhạy cảm, người mua giá rẻ thời gian qua đang sẵn sàng bán ra, trong khi đó, người mua cho mục tiêu trung/dài hạn không vội vàng, họ chờ đợi để mở trạng thái ở vùng giá thuận lợi hơn. Thị trường đi ngang trong suốt tuần qua đang cho thấy điều này.

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy thị trường đang nhạy cảm với thông tin xấu hơn so với thông tin tốt, do vậy, nếu xuất hiện tin xấu bất thường rất có thể thị trường sẽ có phiên giảm mạnh. Thêm vào đó, nhóm dầu khí chiếm tỷ trọng vốn hóa cao trong Index đã tăng quá nhanh thời gian ngắn qua, hành động chốt lãi ở nhóm này có thể gây hiệu ứng lan tỏa lên toàn thị trường.

Hơn nữa, nhiều tín hiệu kỹ thuật cũng bắt đầu vào vùng nhạy cảm, VN-Index tiệm cận vùng giá trung bình 200 phiên giao dịch, RSI (14) đạt 60, chỉ báo đo dòng tiền MFI đã cho tín hiệu bán vài ngày trước, MACD cũng đang ở tình trạng nguy hiểm, tín hiện bán có thể được xác nhận nếu thị trường tiếp tục không tăng điểm trong vài ngày tới. 

Khuyến nghị tuần mới (áp dụng cho nhà đầu tư ngắn hạn): Nhà đầu tư có thể bán chốt lãi ở những trạng thái tốt, nhà đầu tư hạn chế mở trạng thái mới.

Finandlife

Tags:

Economics | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu