Ứng dụng trực giác trong các quyết định đầu tư

by finandlife09/12/2013 12:07

“Trực giác là một món quà thiên liên và lý trí là một người đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh người đầy tớ và lãng quên món quà đáng giá.”

Albert Einstein

Trực giác là một khả năng hay sức mạnh tự nhiên mà qua đó chúng ta có thể biết được một số vấn đề mà không cần nguồn gốc hay chứng cứ; một cảm giác dẫn dắt con người hành động theo một cách nào đó mà không cần phải hiểu đầy đủ tại sao.

Rất nhiều nhà đầu tư sử dụng trực giác trong các quyết định của mình. Nhưng chính xác trực giác đến từ đâu và làm thế nào để phân biệt nó với thiên hướng và cái tôi?

Tác giả của trang The Big Picture có lần nói rằng,

“Tôi nghĩ rằng những nhà giao dịch xuất sắc có quá trình tự học rất đáng nể qua thời gian, và những gì xuất hiện trong trực giác thật sự chỉ là kết quả của hàng ngàn giờ làm việc, nghiên cứu, thực hành và trải nghiệm vất vả.”

Đây là một nền tảng tốt để ứng dụng ý nghĩa của từ trực giác. Nó có thể xuất hiện như một bản năng nhưng bản năng đó thực sự là một đỉnh cao của hiểu biết được học tập và kinh nghiệm.

Thật vậy, những cầu thủ bóng rổ xuất sắc thường đưa ra những quyết định đi bóng, chuyền bóng và dứt điểm mang tính tự phát và chóng vánh. Nhưng rõ ràng để có được bản năng của một cầu thủ giỏi họ phải luyện tập vô cùng vất vả, sự tự phát đó không đến một cách ngẫu nhiên.

Bạn có bao giờ rơi vào trạng thái cố gọi tên một vấn đề gì đó mà bạn cảm thấy vô cùng quen thuộc nhưng bạn đã không có cách nào nhớ ra ngay lập tức? Tuy nhiên, một thời gian sau, thông tin mà bạn đang tìm kiếm lại đột nhiên xuất hiện trong tâm trí bạn. Đây là kết quả của sự vận động trí não một cách vô thức, theo đó, một phần trí não của bạn đã được sử dụng để nhớ lại và tìm ra câu trả lời.

Trong một vài nghiên cứu, người ta phát hiện bộ não chúng ta được phân thành 2 hệ thống, một hệ thống đáp ứng cho việc nhớ lại và lý luận; một hệ thống khác đáp ứng cho tình cảm, cảm xúc. Do vậy, trong cùng một nhà đầu tư sẽ tồn tại đồng thời một nhà khoa học và một người nghệ sỹ. Con người khoa học đưa ra những quyết định dựa vào phân tích một khối lượng lớn dữ liệu và con người này thường lấn lướt con người nghệ sỹ trong một nhà đầu tư.

Vậy nhà đầu tư có thể ứng dụng trực giác như thế nào?

“Tự do từ mong muốn cho một câu trả lời là cần thiết để hiểu về một vấn đề”

Jiddu Krishnamurti

Bạn nên cố gắng làm tốt công tác nghiên cứu và phân tích nhằm thỏa mãn con người khoa học bên trong của bạn. Khi công việc phân tích được hoàn thành, hãy thử làm một việc hoàn toàn khác như đi dạo, đọc sách, nghe nhạc, thiền định hoặc thậm chí có thể nghỉ ngơi một chút. Hành động này sẽ khơi dậy con người nghệ sỹ trong bạn và bạn có thể sẽ phải bất ngờ về năng suất của ý tưởng đến với bạn, bởi vì đơn giản khi đó bạn cảm thấy được “tự do” và không cố tìm kiếm ý tưởng. Đây cũng là nghệ thuật của trực giác. 

Nguồn: finandlife|Kent

Tags: ,

Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu