Lượng margin hiện nay có thật sự đáng ngại?

by finandlife22/10/2014 15:33

Dear quí anh/chị

Theo thống kê của trang Đầu Tư Chứng Khoán (link), tại ngày 30/9/2014, ước tính số dư cho vay margin của tất cả các công ty chứng khoán trên thị trường xấp xỉ khoảng 21,000 tỷ đồng. (riêng 22 công ty chứng khoán trong danh sách đã đạt 13,900 tỷ đồng).

Hiện nay, chưa có con số thống kê chính thức và chính xác về dư nợ margin của tất cả các công ty chứng khoán tại Việt Nam. Nhưng con số 21,000 tỷ đồng trên của ĐTCK là mới nhất hiện nay và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng đầu tư . Nếu chúng ta giả định rằng, đây là con số tương đối phù hợp. Vậy: 21,000 tỷ đồng dư nợ margin có đáng lo ngại?

Trang ĐTCK đã so sánh con số dư nợ margin giả định này với vốn hóa thị trường. Kết quả, 21,000 tỷ đồng chỉ tương đương với 1.72% của vốn hóa thị trường. ĐTCK đã nhìn vào con số 1.72% này và kết luận: Không đáng lo ngại.

Trước khi kết luận, chúng ta cần điều chỉnh lại một chút. Không nên dùng con số vốn hóa thị trường chung chung để đem so sánh với qui mô dư nợ margin, cần phải điều chỉnh vốn hóa thị trường theo tỷ lệ Free Float mới đảm bảo được ý nghĩa của việc so sánh. Ví dụ: GAS, công ty này có vốn hóa hơn 200,000 tỷ đồng, nhưng sở hữu của nhà nước (PVN) lại chiếm đến 96.7%, để việc so sánh có ý nghĩa, chúng ta cần loại bỏ những lượng cổ phần “bị đóng băng” này.

Sau khi điều chỉnh theo free float, vốn hóa thị trường điều chỉnh để sử dụng cho việc so sánh chỉ còn 422,770 tỷ đồng, giảm đáng kể so với con số 1,219,800 tỷ đồng trước điều chỉnh. Theo đó, dư nợ margin toàn thị trường (con số ước lượng) 21,000 tỷ đồng sẽ tương đương với 5% vốn hóa thị trường sau điều chỉnh.

5% giá trị thị trường chứng khoán hiện nay được tài trợ bởi nợ vay. Đây không phải là điều đáng lo ngại.

Nhưng áp lực giải chấp vẫn hiện hữu như một bóng ma ám ảnh tất cả chúng ta. Một phần, margin tập trung chủ yếu ở các mã cổ phiếu lớn, được giao dịch sôi động: GAS, PVD… Bất chấp việc tỷ lệ margin về mặt bằng chung là không đáng lo ngại, mỗi khi thị trường điều chỉnh đáng kể như tuần qua, áp lực giải chấp lại hiện lên rõ nét ở những cổ phiếu phổ biến nhất. Ở một khía cạnh khác, sự ám ảnh giải chấp còn bắt nguồn từ tâm lý chung của nhà đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hiện nay rất quan tâm đến áp lực giải chấp mỗi khi thị trường giảm điểm mạnh. Dù họ chưa bị call margin, nhưng họ lại lo ngại nếu thị trường tiếp tục giảm, nhiều người khác sẽ bị call margin và kéo thị trường xuống nhanh hơn.

Dư địa cho vay margin còn khá lớn.

Chúng tôi còn phát hiện ra một vấn đề khác rất đáng lưu ý: Danh sách 22 công ty chứng khoán hàng đầu ở phía trên, tính đến hết 30/9/2014 đang có tổng vốn chủ sở hữu đạt 27,200 tỷ đồng. Theo Quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán mà Ủy ban chứng khoán nhà nước đã ban hành, các công ty này có thể cho vay ký quỹ với giá trị gấp 200% vốn chủ sở hữu, tức là khoảng 54,400 tỷ đồng. Nhưng cho đến nay, dư nợ margin của 22 công ty này chỉ đạt 13,900 tỷ đồng, tương đương 25.6% giá trị có thể cho vay, hay chỉ bằng 51% tổng vốn chủ sở hữu tại các cty chứng khoán này. Chúng tôi ước lượng, vốn chủ sở hữu của tất cả các công ty chứng khoán hiện nay vào khoảng 41,000 tỷ đồng, dư nợ cho vay margin tối đa sẽ đạt khoảng 82,000 tỷ đồng. Với con số dư nợ margin mà chúng ta đã ước lượng hiện nay khoảng 21,000 tỷ đồng, thị trường chứng khoán còn dư địa cho vay margin là rất lớn: 61,000 tỷ đồng.

Kết luận:

Dư nợ margin của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay là không lớn. Nhưng giá trị margin lại có tính tập trung cao và có ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý chung của nhà đầu tư.

Dư địa cho vay margin của thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá lớn, ước lượng vào khoảng 61,000 tỷ đồng, gấp 3 lần dư nợ margin hiện nay.

Trên là nhận chúng tôi về vấn đề: Dư nợ margin hiện nay có đáng lo ngại cho thị trường? Xin chia sẻ với quí anh/chị như vậy để cùng nhau nắm bắt rõ hơn tình hình thị trường hiện nay.

Chúc quí anh/chị thành công

Analyst Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

Tags:

Economics | Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu