Đọc giúp bạn|CHIÊU MỚI - VỐN ẢO?

by finandlife12/07/2017 08:17

Dạo này dân tình cứ kháo nhau về các kiểu nâng vốn ảo đang có vẻ là xu thế của đầu năm 2017 này. Thực ra mấy cái vụ vốn ảo này tồn tại từ khi thị trường chứng khoán bắt đầu, nó tồn tại trong sở hữu chéo ngân hàng từ cả chục năm nay rồi. Dân ta gọi là "bán giấy".

Trước đây vài năm, việc "bán giấy" có vẻ khá thuận lợi, nhiều doanh nghiệp tay không mà giàu lên nhờ phát hành được cổ phiếu ảo ra thị trường rồi lấy tiền đi đầu tư. Giờ mấy chuyên gia có uy tín chống chế "tay không bắt giặc" kiểu này là biết dùng tiền, nhưng là tiền của người khác.

2 năm trở lại đây, việc bán giấy không còn dễ dàng và trắng trợn như trước nữa. Vì thế, đủ các kiểu thủ thuật được áp dụng.

Một trong những "trò" đầu năm 2017 này được áp dụng nhiều nhất là "niêm yết cửa sau" với định giá một công ty nào đó chưa niêm yết lên con số không tưởng.

Đội JVC sau scandal "biến mất" 500 tỷ tiền mặt của công ty, chủ tịch bị bắt, cổ đông mất trắng tiền,... giờ xuất hiện tại AMV.

Một công ty bé tí, niêm yết trên HNX từ đời nào. Giờ phát hành riêng lẻ cho 5 cá nhân, tăng vốn một phát từ 21 tỷ lên 271 tỷ. Nhưng 250 tỷ vừa tăng được dùng ngay để mua Bệnh viện Việt Mỹ - công ty này có trụ sở tại tỉnh Phú Thọ, mới được thành lập vào ngày 13/02/2017 với vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Công ty có 3 cổ đông sáng lập là CTCP Kanpeki Nhật Bản (nắm 98%), ông Lê Đức Khánh (nắm 1%) và bà Nguyễn Thị Quỳnh Anh (nắm 1%).

Cổ đông lớn nhất của Bệnh viện này là CTCP Kanpeki Nhật Bản thành lập năm 2015, địa chỉ chỗ JVC luôn.

JVC có tiền sử sử dụng khoản vốn 750 tỷ đồng từ việc chào bán cổ phiếu ra công chúng để chi trả một số khoản không nằm trong kế hoạch đã được ĐHCĐ thông qua, bao gồm thanh toán thuế Giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản chậm nộp thuế với tổng giá trị gần 104 tỷ đồng và góp vốn vào công ty liên kết trị giá 500 triệu đồng mà không hề có công bố nào.

Vậy quy trình in giấy ở đây như sau:

Một công ty nhỏ đã niêm yết trên sàn => phát hành riêng lẻ tăng vốn khủng => ngay lập tức dùng vốn tăng mua một công ty chưa niêm yết với giá khủng (cho dù công ty này mới thành lập) => Tiền tăng vốn về tay cổ đông cá nhân (rất có thể chính là những người vừa góp vào).

Cái này gọi là niêm yết cửa sau (back door listing) của cái công ty chưa niêm yết kia. Có vài công ty khác trên sàn (cả UpCom) cũng đang chơi trò này. Vì thế, chiêu này cũng chả mới, mà nhiều công ty holdings áp dụng nhiều năm nay ở ta rồi. Tại thị trường quốc tế, cổ phiếu các công ty holdings bao giờ cũng bị các quỹ chiết khấu khoảng 15%-20%.

Tất nhiên, khi phát hành riêng lẻ thì cổ phiếu bị hạn chế.

Những câu hỏi đặt ra là:

- Giá trị cái công ty không niêm yết vừa được mua kia là bao nhiêu?

- Công ty vừa thành lập được 4 tháng mà định giá cả vài trăm tỷ, vậy định giá căn cứ vào đâu? có phải dựa trên "bánh vẽ".

- Khi nào thì mấy cái cổ phiếu phát hành thêm này được xả ra thị trường để thu tiền tươi về cho các cá nhân vừa góp vốn riêng lẻ? lúc này giấy thành tiền, bán một nghìn cũng lãi.

Một số cp có dấu hiệu: HKB, DST, IBC, NKG, SHN, Apax Holdings, CDO, VHG,…

 

Nguồn: Long Phan FB

Tags:

Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu