Phân biệt thâm hụt tài khoản vãng lai (Current account deficit) với thâm hụt thương mại (Trade deficit)

by finandlife09/09/2013 10:36

“Giáo sư Mankiw, mời bạn bàn luận sự khác biệt giữa thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt thương mại? Chúng thường được bàn luận là có thể thay thế lẫn nhau, nhưng tôi nhận thấy ở một số quốc gia giữa chúng có sự khác biệt đáng kể.”

Mankiw

Dưới đây là những điểm chính:

Cán cân thương mại là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu trừ tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu.

Tài khoản vãng lai là cán cân thương mại cộng với giá trị ròng những nhân tố sản phẩm sở hữu nội địa được sử dụng ở nước ngoài.

Vì vậy, nếu một người Mỹ sở hữu một building ở London, tiền thuê ông ấy nhận là một phần của tài khoản vãng lai nhưng không nằm trong cán cân thương mại. Về bản chất (in essence), tài khoản vãng lai là một công cụ đo lường rộng của cán cân thương mại nơi thu nhập từ những nhân tố sở hữu nội địa được sử dụng ở nước ngoài được xem xét như một nhân tố dịch vụ xuất khẩu và những thanh toán cho những nhân tố sở hữu nước ngoài được sử dụng ở đây xem xét như một nhân tố của dịch vụ nhập khẩu. Hãy tiếp tục ví dụ của chúng ta, tài khoản vãng lai đối với người Mỹ sở hữu đất đai ở nước ngoài được xem như Ông ấy là một nhà xuất khẩu dịch vụ nhà đất.

Hai vấn đề cần lưu ý: 1. Nếu một người Anh sở hữu một building ở Boston, khoản tiền thuê Ông ấy nhận được hạch toán tương tự như trên, nhưng nó lại trái ngược cho cán cân vãng lai của Mỹ. 2. Khi một người Mỹ mua một building ở London, giao dịch đó không xuất hiện trong cả cán cân thương mại lẫn tài khoản vãng lai. Đó là một giao dịch tài khoản vốn.

Bạn có thể hỏi, khi chúng ta viết Y=C+I+G+NX, NX là gì? Câu trả lời phụ thuộc chúng ta định nghĩa Y như thế nào. Nếu Y là GDP thì NX là cán cân thương mại. Nếu Y là GNP thì NX là tài khoản vãng lai.

Với nền kinh tế Mỹ, 2 đo lường này gần giống nhau, và vì thế những nhà kinh tế học đôi khi sử dụng chỉ tiêu này thay chế cho chỉ tiêu khác (interchangeably) (ngay khi chúng không hoàn toàn giống nhau, precisely). Nhưng với những quốc gia có tài sản nước ngoài ròng hoặc nợ ròng lớn, sự khác biệt có thể lớn hơn. 

Nguồn: finandlife|Mankiw Blog

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu