Series tỷ giá cuối tháng 7 trên TBKTSG

by finandlife26/07/2018 08:39

24/7/2018, SBV bất ngờ nâng giá bán USD cho các ngân hàng thương mại lên 23,284, tăng 1.04% so với giá niêm yết trước đó. Đây là là động thái khá bất ngờ, khi trước đó, SBV chỉ đưa ra thông điệp maximum 2018, tỷ giá chỉ 23,100.

Trước khi phá giá đợt vừa rồi, SBV có họp các ngân hàng thương mại lại để nghe ý kiến, và hầu hết các ngân hàng thương mại đều bảo phải nâng mạnh tỷ giá lên, các đồng tiền thế giới giảm nát bấy hết sao mình không giảm theo. Nghe xong, SBV bèn… nâng mạnh tỷ giá bán ra. Thế là sau một thời gian dài các ngân hàng thương mại không kiếm được tiền từ ngoại hối, cảm giác ngột ngạc vì đi ngang, nay đã có 1 khoản lợi kha khá.

Bài 1: Tỷ giá thà một lần đau (HẢI LÝ)

Tổng vốn tự có hệ thống ngân hàng =  749,548 tỷ đồng

Tổng tài sản > 10 triệu tỷ đồng

Trạng thái ngoại tệ các ngân hàng được phép nắm giữ max = 20% vốn tự có, tương đương 150k tỷ, tương đương 6.5 tỏi USD.

Từ 13-20/7, SBV bán 2.12 tỏi USD, bằng 1/3 trạng thái ngoại hối max

Theo quy định, các ngân hàng thương mại được giữ trạng thái ngoại hối <0<=20%

Từ đầu 2018 đến nay, SBV mua vào 11.5 tỏi USD, trừ 5 tỏi USD từ thương vụ Sabeco (Thaibev vay tiền để mua, tính vào vay nước ngoài của doanh nghiệp), thế SBV mua ròng tầm 6.5 tỏi USD.

Yếu tố khó nắm bắt là bằng cách nào đó, qua nhiều ngả, USD vẫn ra khỏi VN dù việc kiểm soát đường ra USD rất chặt chẽ.

USD bán ra 49k tỷ VND hút về, lãi suất interbank dựng đứng, lên 3.22%, gấp 4 lần cách đó vài tuần.

Bài 2: Phá giá tiền đồng chỉ nên 3% (HỒ QUỐC TUẤN). Với chiến lược công nghiệp có thể xem là thất bại trên nhiều khu vực, phá giá tiền đồng nhiều khả năng chỉ đem lại hại (gánh nặng nợ nước ngoài khi quy ra tiền đồng, lạm phát và vòng xoáy bất ổn vĩ mô) thay vì có lợi.

Theo Stiglitz và đồng sự, tỷ giá có tính cạnh tranh hay phá giá chỉ có lợi khi hàng xuất khẩu có tỷ lệ nội địa hóa cao.

Bài 3: Không thể phá giá tiền đồng (TRẦN NGỌC THƠ). Phá giá không làm giảm nhập khẩu vì nhập khẩu hiện nay hầu hết là đầu vào quan trọng cho nền kinh tế. Phá giá làm tăng các khoản chi trả nợ nước ngoài. GDP đang chậm lại, CPI đang tăng lên. Net outflow EM. Nguy cơ bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ (thặng dư tài khoản vãng lai vượt 3%/GDP, mua ròng ngoại tệ 2%/GDP trong 12 tháng, thặng dư thương mại song phương 20 tỏi USD)

---

Tào lao thật, phá giá tiền tệ mà tốt cái nỗi gì. Doanh nghiệp nhập khẩu nhé, trước mua 1 triệu USD chỉ bỏ ra 23 tỷ đồng, nay phải bỏ thành 24 tỷ đồng, lỗ ngay 1 tỷ đồng. Người dân nhé, trước làm lương 1 tháng 46 triệu đồng, tương đương 2k USD, nay chỉ còn 1.9k USD, tức mất toi 100 USD 1 tháng. Người dân tiếp nhé, trước tích lũy để dành được 23 tỏi, tương đương 1 triệu USD, nay 23 tỏi không còn đủ 1 triệu USD nữa nhé. Doanh nghiệp xuất khẩu nhé, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu VN thuộc 2 đối tượng sau, (1) là FDI, chủ yếu họ nhập linh kiện, nguyên vật liệu thô của nước ngoài về lắp ráp, gia công rồi xuất khẩu. Trước họ nhập 1 triệu USD tương đương 23 tỷ đồng, xuất khẩu thành 1.05 triệu USD tương đương với 24.15 tỷ đồng (giá trị gia công thường chỉ chiếm 5% trong chuỗi giá trị). Nay họ nhập 24 tỷ đồng, xuất khẩu thành 25.2 tỷ đồng. Giá trị xuất siêu chỉ tăng thêm 50 triệu đồng (2) là xuất thô, đào tài nguyên khoáng sản lên rồi xuất thì được lợi 1 tẹo, nhưng loại hình này nhà nước đâu ưu tiên, vì bản chất cơm ăn trước thì hết gạo ăn sau này, không khuyến khích. Nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài nhé, trước đầu tư vào doanh nghiệp VN 10 triệu USD, tương đương 230 tỷ đồng để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh với phương án kinh doanh sau 5 năm sẽ biến số tiền đó thành 350 tỷ đồng, tương đương 15.2 triệu USD, giờ mỗi năm cứ phá cho 3% thì sau 5 năm 350 tỷ đồng, chỉ tương đương 13.1 triệu USD, thế có phải kém hẫp dẫn trong mắt họ bao nhiêu hay không.

Xin đừng bảo "phá giá để hỗ trợ xuất khẩu nữa" :(

Đó là chưa kể, nếu quản lý tỷ giá không ổn định, nhà đầu tư nước ngoài họ lo ngại, không bỏ thêm tiền đầu tư mới vào, mà phá giá shock shock họ cutloss rút tiền ra khỏi VN thì tất cả xuống vực.

FINANDLIFE

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu