Báo cáo Cập nhật Vĩ mô VCSC: Xuất khẩu mạnh dự báo sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

by finandlife12/09/2017 08:49

M

ặc dù nhiều bất ổn đang gia tăng trên thế giới, kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục có những diễn biến tích cực giúp củng cố triển vọng kinh tế của Việt Nam. Niềm tin người tiêu dùng đạt 117 điểm, mức cao nhất 5 năm qua và cao thứ 5 thế giới. Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm tăng mạnh 19,3% so với cùng kỳ năm ngoái nên thâm hụt thương mại chỉ 860 triệu USD, so với ước tính trước đó của TCTK là 2,13 tỷ USD. Việc điều chỉnh bất ngờ này không chỉ hỗ trợ giá trị của tiền đồng mà còn hỗ trợ tăng trưởng GDP. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam còn áp dụng một số biện pháp nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7%. Tại cuộc họp Chính phủ hồi tháng 8, Thủ tướng đã chỉ đạo NHNN giảm lãi suất 0,5 điểm % để hỗ trợ doanh nghiệp và đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 21%. Ngoài ra, trong dự thảo thông tư điều chỉnh Thông tư 36/2016 và Thông tư 06/2016, NHNN đã kéo dài thời gian áp dụng mức trºn 40% đối với vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn sang năm 2019, thêm 1 năm so với kế hoạch ban đầu.

Tiêu dùng trong nước: Niềm tin người tiêu dùng mạnh, hỗ trợ tiêu dùng. Tổng mức bán lẻ thực tế hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng mạnh với 8,9% trong 8 tháng đầu năm 2017 so với cùng kỳ năm ngoái (7 tháng đầu năm tăng 8,7%). Tiêu dùng dự kiến sẽ tiếp tục mạnh với niềm tin người tiêu dùng ở mức cao (chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt Nam theo Nielson tăng lên 117 trong Quý 2/2017, mức cao nhất trong 5 năm qua, và cao thứ 5 thế giới).

Sản xuất công nghiệp: Hoạt động sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. PMI của Việt Nam tháng 8 đạt 51,8 điểm, tháng thứ 21 liên tiếp trên 50 điểm. Trong 8 tháng đầu năm 2017, chỉ số SXCN tăng 10,8% so với 9,7% cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, IIP chung tăng 6,7% trong 8 tháng đầu năm, thấp hơn so với mức 6,9% cùng kỳ năm ngoái do khai khoáng giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái (cùng kỳ năm ngoái chỉ giảm 3,8%).

Ngân sách nhà nước: Thu ngân sách vẫn có tín hiệu tích cực, giải ngân cho đầu tư công chậm hơn nhiều so với mục tiêu. Thu ngân sách đạt 8 tháng đầu năm đạt 762.800 tỷ đồng, tương đương 62,9% mục tiêu cả năm và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Chi ngân sách tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 793.500 tỷ đồng, tương đương 57,1% mục tiêu cả năm và tiếp tục bị ảnh hưởng do chi thường xuyên. Giải ngân đầu tư công chỉ đạt 38,4% mục tiêu cả năm.

Thương mại: Xuất khẩu vượt ước tính. Tổng cục Hải quan điều chỉnh thặng dư thương mại lên gần 1,6 tỷ USD từ 400 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đạt lần lượt 135,03 tỷ USD và 135,87 tỷ USD, tăng 19,3% và 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái nên thâm hụt thương mại lũy kế từ đầu năm thu hẹp còn 840 triệu USD, so với ước tính trước đó của TCTK là 2,13 tỷ USD. Với sự đảo chiều này, chúng tôi điều chỉnh tăng trưởng dự báo xuất khẩu cả năm lên 18% từ 15,5%, đồng thời giữ nguyên dự báo nhập khẩu cả năm sẽ tăng 19,2%. Theo đó, dự báo thâm hụt thương mại cả năm 2017 giảm từ 3,5 tỷ USD xuống còn 1,8 tỷ USD. 

FDI: Chúng tôi dự báo giải ngân FDI sẽ tăng mạnh hơn trong thời gian tới. Tuy giải ngân FDI chỉ tăng 5,5% lên 7,7 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2017, FDI đăng ký tăng mạnh cho thấy Việt Nam vẫn là một trong những nước hấp dẫn nhất khu vực. Trong 8 tháng đầu năm 2017, FDI đăng ký mới và bổ sung tăng mạnh 45,3% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 23,4 tỷ USD. Hàn Quốc là nước đầu tư mạnh nhất vào Việt Nam, trong khi sản xuất-chế biến-chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều FDI nhất.

Lạm phát: Chúng tôi nâng dự báo lạm phát năm 2017 từ mức 2,0% lên 2,5%. CPI bất ngờ tăng mạnh 0,92% trong tháng 8 và xu hướng tăng gần đây của giá xăng dầu đã ảnh hưởng đến dự báo của chúng tôi. Tính đến cuối tháng 8/2017, CPI đã tăng 1,23% so với cuối năm 2016. Mức mục tiêu mới của chúng tôi sẽ tương đương với lạm phát bình quân 3,48% (thấp hơn kế hoạch 4% của Chính phủ).

FX: Thặng dư thương mại cao và đồng USD giảm giá đã giúp ổn định đồng VND. Tính đến cuối tháng 8, đồng VND đã tăng giá 0,14% so với hồi đầu năm, trong khi đó đồng USD đã giảm mạnh 9,3%. Đồng USD có thể sẽ tiếp tục ở mức thấp trong những tháng tới. Chúng tôi kỳ vọng đồng VND sẽ đi ngang cho đến cuối năm, nhưng có khả năng mất giá nhẹ (điều này có thể phụ thuộc vào những thay đổi bất ngờ trong số liệu thương mại).

Tăng trưởng tín dụng: Mục tiêu cả năm trên 20% tỏ ra khả thi. Các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ của NHNN (mục tiêu tăng trưởng cao hơn, giảm lãi suất, kéo dài thời gian sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn) và sản xuất tăng mạnh vào cuối năm, đặc biệt là Quý 4, sẽ kích thích tăng trưởng tín dụng vào các tháng cuối năm. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ước tính tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm đạt 11,5%, cao hơn so với mức 10,2% cùng kỳ năm ngoái.  

 

VCSC

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu