Vì sao phá giá không giúp ích mà còn có hại cho Việt Nam?

by finandlife16/07/2018 13:21

Tào lao thật, phá giá tiền tệ mà tốt cái nỗi gì. Doanh nghiệp nhập khẩu nhé, trước mua 1 triệu USD chỉ bỏ ra 23 tỷ đồng, nay phải bỏ thành 24 tỷ đồng, lỗ ngay 1 tỷ đồng. Người dân nhé, trước làm lương 1 tháng 46 triệu đồng, tương đương 2k USD, nay chỉ còn 1.9k USD, tức mất toi 100 USD 1 tháng. Người dân tiếp nhé, trước tích lũy để dành được 23 tỏi, tương đương 1 triệu USD, nay 23 tỏi không còn đủ 1 triệu USD nữa nhé. Doanh nghiệp xuất khẩu nhé, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu VN thuộc 2 đối tượng sau, (1) là FDI, chủ yếu họ nhập linh kiện, nguyên vật liệu thô của nước ngoài về lắp ráp, gia công rồi xuất khẩu. Trước họ nhập 1 triệu USD tương đương 23 tỷ đồng, xuất khẩu thành 1.05 triệu USD tương đương với 24.15 tỷ đồng (giá trị gia công thường chỉ chiếm 5% trong chuỗi giá trị). Nay họ nhập 24 tỷ đồng, xuất khẩu thành 25.2 tỷ đồng. Giá trị xuất siêu chỉ tăng thêm 50 triệu đồng (2) là xuất thô, đào tài nguyên khoáng sản lên rồi xuất thì được lợi 1 tẹo, nhưng loại hình này nhà nước đâu ưu tiên, vì bản chất cơm ăn trước thì hết gạo ăn sau này, không khuyến khích. Nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài nhé, trước đầu tư vào doanh nghiệp VN 10 triệu USD, tương đương 230 tỷ đồng để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh với phương án kinh doanh sau 5 năm sẽ biến số tiền đó thành 350 tỷ đồng, tương đương 15.2 triệu USD, giờ mỗi năm cứ phá cho 3% thì sau 5 năm 350 tỷ đồng, chỉ tương đương 13.1 triệu USD, thế có phải kém hẫp dẫn trong mắt họ bao nhiêu hay không.

Xin đừng bảo "phá giá để hỗ trợ xuất khẩu nữa" :(

FINANDLIFE

------------

Hồ Quốc Tuấn

Mượn câu của Wall Street Journal "Phá giá không giải quyết được vấn đề của TQ" và ý trong bài của họ năm ngoái để lý giải về tình huống này một cách đơn giản: phá giá vài phần trăm sẽ làm mất đi niềm tin vào khả năng của NHNN và gây bất ổn tài chính (và vốn ngoại sẽ chạy ra).

Lý luận phá giá giúp ích cho xuất khẩu và tăng trưởng là hết sức giới hạn với một chục cái giả định và là single period model. Cho đến bây giờ ngày càng nhiều nghiên cứu định lượng show là negative effect cao hơn positive effect. Nói nôm na là cái giả định phá giá có ích là sai bét vì dựa trên model quá đơn giản.

Anh Bùi Trinh là một người có access nhiều data thống kê vĩ mô VN đã từng làm một cái estimation cho thấy phá giá sẽ có negative effect ở VN. Anh ấy giải thích đơn giản như bên dưới từ mấy năm trước.

"Nền sản xuất của Việt Nam chỉ dựa vào nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, theo tính toán cho thấy xuất khẩu của Việt Nam ngày càng ít lan tỏa đến giá trị gia tăng mà chỉ lan tỏa đến nhập khẩu.

Như vậy VND mất giá 3% sẽ khiến chi phí trung gian chung của nền kinh tế tăng lên do giá trị nhập khẩu tăng lên và chỉ số giá sản xuất (PPI) ngay chu kỳ sản xuất đầu tiên tăng lên 0,65% và chu kỳ sản xuất tiếp theo chỉ số giá tăng này tăng lên 0,75% tổng ảnh hưởng 1,1% và GDP có thể bị giảm 2 – 2,27% - Nhóm chuyên gia này đưa ra tính toán.

Ngoài ra, trong vài năm trở lại đây tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư trên GDP của Việt Nam gần như tương đương nhau. Nhưng nếu NHNN bị sức ép bởi các chuyên gia kinh tế tiếp tục phá giá VND có thể dẫn đến sự hoang mang của người gửi tiền tiết kiệm, khi người dân rút tiền gửi tiết kiệm để trú ẩn vào kênh USD và vàng thì tiếp kiệm không thành vốn mà chỉ là tiền tệ, lúc đó kéo theo nền kinh tế suy trầm."

Các khái niệm đơn giản là lan tỏa (pass through) và capital formation là những kênh giải thích tác động của mất giá tiền tệ mà lý thuyết phá giá hỗ trợ xuất khẩu (lạc hậu mấy chục năm) không tính đến.

Cho nên, nói phá giá hỗ trợ xuất khẩu là lạc hậu cả về lý thuyết và thực tế, càng không tham khảo các nghiên cứu định lượng nghiêm túc về VN như của anh Bùi Trinh hay nói chuyện với các bạn economists của quỹ nước ngoài.

Nói chuyện với economists các quỹ lớn sẽ thấy điều nó quan tâm 1 nước là FX, inflation và GDP growth có stable không, sustainable không. Bây giờ phát tín hiệu phá 2-3% thì nó sẽ tự hỏi next time có phải 10% không (như các nước xung quanh). Thế là nó run. Nợ công cao, vốn run, doomed. Chết lần 1.

Chưa kể phá giá có khả năng sẽ khiến inflation expectation tăng, inflation tăng đẩy lãi suất tăng, chứng khoán down, bđs down. Chết lần 2.

Bác Vũ Khoan không có cần lý luận kinh tế cao siêu gì sất cũng nói chính xác được ảnh hưởng exchange rate pass through tới ổn định vĩ mô.

"Đến nay Trung Quốc đã phá giá hơn 4% giá trị đồng NDT so với đồng đô la, trong khi Việt Nam điều chỉnh tỷ giá có hơn 1% thôi, và dự kiến cũng không thể nới quá nhiều nữa. Rõ ràng hàng Việt Nam không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc?

Như nói ở trên, tôi lo lắng về tác động đến tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, quan điểm của tôi là không thể chạy đua được theo con đường này vì hoàn cảnh của mình khác. Mình mà gây xáo động vĩ mô lúc này thì rất bất lợi, mình đã có mấy bài học đau đớn rồi. Năm 2007 để CPI bùng lên, đến năm 2009 vọt lên 18% là bài học không ngọt ngào gì.

Quan điểm của tôi là chia sẻ việc Chính phủ giữ vững ổn định vĩ mô ..."

http://vietnamnet.vn/…/nguyen-pho-thu-tuong-vu-khoan-tat-ca…

Tóm lại phá giá 2-3% như ai đó đề xuất là sẽ giúp VN đến gần với bất ổn tài chính hơn là giúp cái gì.

--------------------------------------------

Reference

Version 2015 và version 7/7/2018 của anh Bùi Trinh

http://cafef.vn/…/chuyen-gia-bui-trinh-ngac-nhien-vi-nhieu-…

http://cafef.vn/ty-gia-vnd-usd-tang-cao-khong-co-loi-cho-ne…

Bài Wall Street Journal https://www.wsj.com/…/yuan-devaluation-cant-solve-chinas-pr…

Bài phỏng vấn bác Vũ Khoan gần đây: http://vietnamnet.vn/…/nguyen-pho-thu-tuong-vu-khoan-tat-ca…

Bạn nào thấy mình nói có lý thì xin share giúp để người ta ít hiểu lầm về chuyện phá giá.

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu