Cách đầu tư theo lý thuyết chu kỳ

by finandlife12/10/2014 10:28

Nhìn vào 6 chỉ số mà Fedelity sử dụng để xác định chu kỳ kinh doanh, có thể nói rằng, kinh tế Việt Nam đang chuyển tiếp từ trạng thái suy thoái (RECESSION) sang trạng thái sớm (EARLY). Theo đó, 5 trong 6 biểu hiện cho thấy nền kinh tế đang trong trạng thái EARLY như: (1) GDP và sản xuất công nghiệp phục hồi (2) Lợi nhuận doanh nghiệp tăng trở lại (3) Chính sách kinh tế kích cầu (4) Tồn kho đang ở mức thấp (5) Doanh số bắt đầu tăng. Tuy nhiên, vẫn còn 1 biểu hiện của thời kỳ RECESSION là tín dụng vẫn chưa tăng nổi.

Điều này cũng phù hợp với lý thuyết chu kỳ của Kondratieff. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mùa từ “Mùa Đông” sang “Mùa Xuân”.

Lãi suất đã giảm mạnh trước đó, sau đó tăng do những khó khăn thanh khoản hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011, và hiện nay giảm về vùng rất thấp. Diễn biến này khớp với chu kỳ “MÙA ĐÔNG” và “MÙA XUÂN”. Lưu ý: Việt Nam chưa xảy ra khủng hoảng tín dụng thật sự, nhưng sự mất thanh khoản và hệ thống đặt trước vấn đề sống còn trong năm 2011 được xem như “cuộc khủng hoảng tín dụng kiểu Việt Nam”.

Tăng trưởng tín dụng đang rất chậm chạp, phù hợp với chu kỳ của “MÙA XUÂN”.

Lạm phát giảm rất nhanh và đang duy trì ở vùng thấp, phù hợp với chu kỳ của “MÙA ĐÔNG”. Lưu ý, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, nên không xảy ra giảm phát hoàn toàn, hiện tượng lạm phát thấp như hiện nay cũng được xem như “giảm phát kiểu Việt Nam”.

Lòng tin người dân: Sau giai đoạn lo lắng, sợ hãi, đau khổ, tuyệt vọng, hiện Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn “lòng tin mong manh”, phù hợp với chu kỳ “MÙA XUÂN”.

Một điểm lý thú và mang tính ứng dụng hữu ích của cả 2 lý thuyết chu kỳ này là việc phân bổ danh mục đầu tư vào từng lớp tài sản. Với từng trạng thái kinh tế khác nhau, tác giả khuyến nghị chúng ta nên lựa chọn những loại tài sản khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi ích mà tài sản đó mang lại. Theo đó, với trạng thái kinh tế hiện tại của Việt Nam, chúng ta nên lựa chọn việc mua vào cổ phiếu, hạn chế giữ trái phiếu và gửi tiền tiết kiệm vì giá cổ phiếu thường tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn này. Liên hệ thực tế tại Việt Nam, chúng ta đã chứng kiến sự tăng điểm ngoạn mục của thị trường chứng khoán trong 1 năm qua, và xu hướng này chưa sớm dừng lại, chúng tôi vẫn tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư ưu tiên mua vào cổ phiếu.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics | Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu