Đọc giúp bạn|Thiền sư Thích Nhất Hạnh thăm World Bank (tt)

by finandlife12/09/2013 17:35

Kỳ 1 ở đây!

“Chúng ta sống để khỏa lấp những khổ đau. Ta chạy trốn nhưng lại đi lạc lối”.

Thích Nhất Hạnh

Bài gốc trên Blog Hiệu Minh ở đây.

Dưới đây là một số điểm chính của bài viết:

Đúng như kế hoạch, ngày 10-9-2013, đoàn Làng Mai có bài giảng về thiền và lòng từ bi. Khoảng 300 người tham dự, hội trường đông nghẹt, không còn ghế trống suốt từ 8:30 sáng đến 5:00 chiều.

Phật là từ bi và chánh niệm một cách khoa học, nói rằng, con người có thể tập luyện để có được hai đức tính đó.

“Nền văn minh loài người đã và đang bị lạm phát và lạm dụng khiến con người chúng ta hóa thành người xa lạ – xa lạ với chính bản thân mình, với gia đình mình, và với làng xóm quê huơng mình.

Chúng ta sống để khỏa lấp những khổ đau. Ta chạy trốn nhưng lại đi lạc lối.

Lẽ sống trong ta là niềm hạnh phúc chứ không phải trở thành số 1.Tập thiền, ta sẽ sống mọi khoảnh khắc trên đời sao cho có ý nghĩa nhất.

Thiền mang lại niềm vui, tránh xa những nỗi sợ hãi, không còn tức giận, chẳng còn hối tiếc. Hạnh phúc chính là nơi đây, là thời điểm này. Ngay giờ đây, bài tập đầu tiên sẽ giúp ta cảm nhận được những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Sống ở trên đời đã là một phép nhiệm mầu.

“Có một liên quan chặt chẽ giữa khổ đau và hạnh phúc. Ai bỏ chạy trước khổ đau thì cũng khó tìm ra hạnh phúc.Bạn nên đi tìm nguyên nhân của khổ đau của chính mình. Từ đó hiểu và thương sẽ chớm nở. Đó là chìa khóa của hạnh phúc. Mọi của cải và quyến hành trên thế gian này không thể đem lại hạnh phúc, nếu không có hiểu và thương. Trước những quá khích, trù dập, lo sợ và sân hận, thì mình chỉ có một cách mà thôi: Hãy quan sát bùn cho thật kĩ, để trồng trên đó một cây hoa sen.

Tới trưa, Thiền sư dẫn cả đoàn đi dạo phố. Đi rất chậm theo đúng kiểu nhà chùa, từng bước khoan thai, không ai nói với ai câu nào và Thầy gọi đó là thực tập đi trong chánh niệm. 

Trưa có bữa cơm trong im lặng rất đặc biệt. Sư cô giới thiệu cách ăn thiền. Khi ăn thì phải tập trung vào ăn, không nói chuyện. Sư cô nói, trong WB nhà các anh các chị hay có kiểu working lunch – ăn và làm việc. Nhà ăn cứ như cái chợ.

Hôm nay thử ăn và im lặng một hôm xem sao. Chánh niệm trong ẩm thực là nhìn đĩa cơm là đĩa cơm thì bạn đã đạt đến độ thiền. Nếu bạn ăn và nghĩ đến dự án chưa xong, báo cáo còn mấy dòng, thì bạn cần phải học chánh niệm, học cách tập trung cao độ, việc nào ra việc ấy.

Nhưng sư cô dạy, miếng ăn là của đất mẹ, của bao người khốn khó tạo nên. Khi ăn, ta nhìn vào miếng ăn và biết ơn người nào đó mang lại cho ta, và nhờ trời mình may mắn hơn bao nhiêu người khác vẫn còn được ăn, còn được ngồi đây.

Khi giảng về cách thức đối diện với khó khăn, Sư cô dùng hình tượng cây trước bão. Nếu nhìn ngọn cây trong giông tố run lên bần bật thì cứ nghĩ sắp đổ đến nơi. Nhưng nhìn thân cây vẫn còn vững lắm, nhìn dưới gốc chưa thấy động tĩnh gì.

Nếu lúc nóng giận, khó khăn ta thấy đầu bốc lửa, nhưng nếu chế ngự thì con tim vẫn đập đều và dưới chân đất vẫn đứng im. Thiền giúp cho con người sự bình yên trong tâm hồn và đó là nguồn gốc của sự thành công vì đầu óc tỉnh táo để xứ lý mọi vấn đề.

Nguồn: finandlife|hieuminh

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu