Macro overview as of 31 December 2016

by Michael09/01/2017 22:09

Sau khi tăng trưởng nóng trong 2015 nhờ đẩy mạnh hoạt động công nghiệp, xây dựng, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại trong 2016. Điểm đáng mừng là tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng tăng trưởng dịch vụ vẫn ghi nhận tốc độ rất tích cực, biểu hiện tăng trưởng thực chất hơn.

Mặc dầu mang tiếng là quốc gia nông nghiệp, nhưng tốc độ tăng trưởng mảng này liên tục sụt giảm trong 3 năm qua, trái ngược với nhiều dự báo nông nghiệp sẽ hưởng lợi lớn nhờ các hiệp định thương mại tự do.

Việt Nam luôn duy trì con số tăng trưởng GDP đáng mơ ước so với nhiều quốc gia khác, nhưng đi cùng với tăng trưởng cao, quốc gia này sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng lớn. Nợ công trên GDP liên tục tăng từ 2011, mức 49.7% lên 60% năm 2014 và tiếp tục leo lên con số gần 65% cuối 2016. Như bất bất cứ một mô hình kinh doanh nào, đòn bẩy tài chính lớn có thể giúp tăng trưởng mạnh mẽ, giúp thu nhập trên vốn cổ phần cải thiện, nhưng hãy lưu ý đến yếu tố dòng tiền, đặc biệt là thời điểm trả nợ, ngoài ra, cần chú ý hiệu quả sử dụng đồng vốn, đừng để rơi vào tình huống 1 đồng vốn vay tăng thêm không tạo ra một giá trị tăng thêm đáng kể trong thu nhập.

Chỉ số PMI do Nikkei khảo sát liên tục cao hơn 50 những tháng gần đây, cho thấy nền kinh tế đang mở rộng. Lưu ý hoạt động khảo sát này bao gồm cải những doanh nghiệp FDI, thành phần có tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu phi mã, và đóng góp ngày càng lớn vào tổng kinh tế.

Lại quay lại đòn bẩy tài chính, nếu ở khía cạnh chính phủ, nhà nước tích cực vay nợ từ các nguồn, thì trong nước, hoạt động tín dụng cũng khá sôi nổi, tốc đố tăng trưởng tín dụng liên tục duy trì ở mức >14% trong 2 năm gần nhất. Với tổng tín dụng tăng trưởng 2 con số mỗi năm, nhưng GDP lại tăng trưởng chững lại cho thấy phần nhiều trong số tín dụng này không hiệu quả, không tạo ra tăng trưởng GDP, một số người cho rằng có độ trễ, tuy nhiên, khi nhìn vào giá bất động sản, đặc biệt ở các vùng ven, Nhà Bè, Bình Chánh tăng >50% so với 1 năm về trước, phần nào hình dung tiền đó chảy vào sản xuất hay phi sản xuất. Đây là điểm rủi ro cần phải theo dõi kỹ.

Tín dụng tăng cao nhưng không gây áp lực lên lãi suất, lãi suất vẫn khá ổn định trong 2016, ngoài con sóng cuối năm do tính mùa vụ đẩy lãi suất liên ngân hàng lên mốc 5%, còn lại lãi suất dài hạn vẫn khá ổn. Có được điều này, nhờ tăng trưởng cung tiền khá mạnh, mạnh hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng trong năm trước, 2015, và xu hướng này tiếp tục được duy trì trong 2016. 

Lãi suất thấp, cung tiền mạnh, lạm phát đang quay trở lại, cùng với Fed tăng lãi suất làm cho đồng VN chịu nhiều áp lực giảm giá so với USD. Trong năm 2016, mức giảm VND so với USD đạt khoảng 2-3%. Tình hình ngoại hối sẽ tiếp tục căng thẳng trong 2017.

FINANDLIFE

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu