Great Graphic|More creative

by finandlife19/06/2015 10:46

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn|Nợ xấu và cổ phiếu ngân hàng

by finandlife18/06/2015 09:30

(TBKTSG) - Cổ phiếu ngân hàng đã khởi sắc và trở thành các mã dẫn dắt thị trường trong hơn một tháng qua. Sau những tháng ngày vật vã, sàn Hà Nội cũng đã hòa mình vào guồng quay lên điểm. Sự tăng trưởng của chỉ số Hnx phần lớn có được nhờ sự nhảy vọt về giá của cổ phiếu Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Cũng là cổ phiếu ngân hàng, nhưng SHB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội hầu như vẫn đứng tại chỗ.

Ở Hose, VCB và BID thay thế GAS đẩy VN-Index về gần mốc 580 điểm. Bất chấp nhận định của một số công ty chứng khoán và cảnh báo của các chuyên gia phân tích kỹ thuật rằng cổ phiếu ngân hàng đã tăng quá “nóng”, tiền vẫn đổ vào cổ phiếu ngân hàng. Giờ không còn thấy nhà đầu tư phàn nàn Thông tư 36 hạn chế tiền vào chứng khoán. Trong ba phiên, thứ Sáu tuần trước, thứ Hai và thứ Ba đầu tuần này, khối lượng giao dịch trên Hose tổng cộng 500 triệu cổ phiếu, trên Hnx 200 triệu cổ phiếu với trị giá khoảng 10.000 tỉ đồng hai sàn.

Sự lạc quan đang tìm chỗ dồn tụ ở cổ phiếu ngân hàng với kỳ vọng quá trình tái cơ cấu chạy nước rút và nợ xấu được mạnh tay xử lý ở cả cấp vĩ mô cũng như vi mô. Tuy nhiên khi lùi ra xa, nhìn một cách bao quát và tổng thể, mới thấy những con số tự bản thân nó đang kể câu chuyện thật về nợ xấu.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 17-4-2015 Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã mua tổng cộng 147.263 tỉ đồng nợ xấu. Theo chỉ tiêu đã được ấn định cụ thể cho từng ngân hàng, đến 30-6 tới đây các tổ chức tín dụng phải bán cho VAMC 75% số nợ xấu và xử lý hết 100% vào cuối tháng 9-2015. VAMC sẽ mua đến 200.000 tỉ đồng nợ xấu trong năm nay, con số không xa vời, nó chắc chắn thực hiện được. Số nợ xấu 200.000 tỉ đồng đó bằng 5% tổng dư nợ toàn hệ thống (hiện tổng dư nợ của tất cả các ngân hàng là 4 triệu tỉ đồng như số liệu công bố trên trang web của NHNN). Mục tiêu của ngành ngân hàng sau khi bán nợ cho VAMC là đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%. Đã bán 5% nợ xấu rồi, mà vẫn còn dưới 3% nữa, tức là tỷ lệ nợ xấu dưới 8%. Đây là con số thực được cả cơ quan quản lý, các ngân hàng và dư luận thừa nhận. Vậy nó cao hay thấp?   

VAMC như một cái kho, nợ xấu từ các ngân hàng được chuyển vào đó. Nhờ thế bản cân đối tài sản và chất lượng tài sản của ngân hàng trở nên “sạch sẽ”. Còn lại hàng trong kho sẽ giải quyết thế nào? Không lẽ để nó mốc meo, hoen gỉ với thời gian? Có hai cách để “giải phóng” cái kho đó: mời gọi nước ngoài vào mua và chờ thị trường bất động sản ấm lên. Cho đến nay, cơ chế bán nợ xấu cho nước ngoài chưa có. Nhà đầu tư nước ngoài nào nhiệt tình, sẵn sàng mang tiền vào, thì cũng chỉ biết ngắm nghía nợ xấu, rồi chờ đợi hoặc bỏ đi. Còn thị trường bất động sản bao giờ khởi sắc thực sự thì chưa có câu trả lời. Cho nên nợ xấu mới được xử lý ở phần ngọn, phần gốc vẫn nguyên ở đấy.

Cổ phiếu ngân hàng đã chuyển động một quãng dài trên phần ngọn nợ xấu được xử lý để bắt kịp với sự tăng trưởng chung của thị trường. Đúng là suốt những năm qua, cổ phiếu ngân hàng tụt lại phía sau trong khi các cổ phiếu dầu khí, hàng tiêu dùng, dược phẩm, xây dựng, vật liệu xây dựng, săm lốp cao su... tiến bước. Nay đã san bằng khoảng cách với các blue-chips đình đám khác, liệu cổ phiếu ngân hàng còn đủ sức đi lên?

Ngoài yếu tố dẫn nhịp của cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán liệu còn có thể trông cậy vào đâu? Lực đẩy không chia đều cho mọi cổ phiếu là kết quả kinh doanh quí 2 và sáu tháng đầu năm. Bên cạnh lợi nhuận tốt, muốn thu hút mối quan tâm của nhà đầu tư, doanh nghiệp phải ở dạng không vay nợ hoặc vay nợ ít và nhất là không “in giấy” tức phát hành cổ phiếu tăng vốn. Nhà đầu tư luôn “sợ” các phương án phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1 của các công ty. HHS là cổ phiếu có hấp lực dòng tiền mạnh, giá tăng đều trong vài tuần trở lại đây, nhưng ngay sau khi có thông tin công ty chuẩn bị trình phương án tăng vốn lên 3.000 tỉ đồng tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường sắp tới, cổ phiếu bị dư bán sàn hàng triệu đơn vị.

Xin kể một câu chuyện thật: một công ty niêm yết có vốn điều lệ ngót nghét 2.000 tỉ đồng. Một nhóm nhà đầu tư bên ngoài đề xuất công ty tăng vốn lên gấp đôi bằng cách phát hành cổ phiếu giá 10.000 đồng. Nếu cổ đông hiện hữu từ chối mua, họ sẽ đứng ra mua hết. Họ trình bày kế hoạch vay tiền ngân hàng để nộp, có tiền trong tài khoản phong tỏa, đảm bảo đúng mọi thủ tục để được cơ quan quản lý cấp phép phát hành. Sau khi phát hành xong, họ rút tiền ra trả lại ngân hàng, bắt đầu “trò chơi” giá lên/xuống để bán ra cổ phiếu. Theo quy định, doanh nghiệp phát hành phải báo cáo tiến độ sử dụng vốn, song không ai kiểm chứng hay xác thực độ tin cậy của những báo cáo tiến độ ấy cả.

Những yếu tố tích cực và tiêu cực tiếp tục đan xen trên thị trường!

------------------

 

TS Lê Hồng Giang có comments có bài này như sau:

"...một công ty niêm yết có vốn điều lệ ngót nghét 2.000 tỉ đồng. Một nhóm nhà đầu tư bên ngoài đề xuất công ty tăng vốn lên gấp đôi bằng cách phát hành cổ phiếu giá 10.000 đồng. Nếu cổ đông hiện hữu từ chối mua, họ sẽ đứng ra mua hết. Họ trình bày kế hoạch vay tiền ngân hàng để nộp, có tiền trong tài khoản phong tỏa, đảm bảo đúng mọi thủ tục để được cơ quan quản lý cấp phép phát hành. Sau khi phát hành xong, họ rút tiền ra trả lại ngân hàng, bắt đầu “trò chơi” giá lên/xuống để bán ra cổ phiếu. "

Để làm được điều này "nhóm nhà đầu tư bên ngoài" đó phải kiểm soát được ban điều hành công ty và kiểm toán. Khi phát hành thêm cổ phiếu bên cột assets của balance sheet sẽ phải ghi nhận 2000 tỷ tiền mặt tương đương với số vốn điều lệ tăng thêm bên cột liabilities. Công ty không thể rút số cash này ra trả ngân hàng mà kiểm toán không có ý kiến gì.

Thực ra mánh khóe này khá giống leveraged bailout ở các thị trường phát triển. Giả sử một công ty có market value rất thấp so với intrinsic value do điều hành kém hay tình hình thị trường đang xấu, một PE fund có thể vay ngân hàng (hoặc phát hành bond) để mua lại (phần lớn cổ phần) công ty đó. Sau khi đã làm chủ được công ty, PE fund sẽ tiến hành tái cấu trúc, cả về điều hành lẫn financial structure, rồi tìm cách cash out để trả tiền ngân hàng bằng cách re-IPO hoặc bán lại cho các PE fund khác. Một hình thức cash out rất đặc biệt (bị nhiều người phê phán) là công ty sau khi restructure sẽ trả dividend cực cao cho PE fund ban đầu.

Controversial hơn nữa là hình thức leveraged bailout mà người tiến hành chính là ban điều hành hiện tại, vd vụ Michael Dell mua lại công ty Dell năm ngoái. Trong trường hợp này những người đứng ra bailout phải thuyết phục được ngân hàng (hoặc hedge fund, PE fund) bỏ tiền ra cho họ bailout công ty của mình rồi sẽ tìm cách restructure và cash out sau. Bản thân họ cũng phải bỏ một số tiền cá nhân đáng kể ra để chứng tỏ họ không lừa đảo.

Nhưng dù với hình thức bailout nào kiểm toán sẽ không chấp nhận các nhà đầu tư cash out bằng cách đơn giản lấy cash của công ty ra chia chác.

 

Nguồn: TBKTSG, Le Hong Giang Blog

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn|Chuyện ở Hồng Công

by finandlife17/06/2015 11:16

Trích Tony Buổi Sáng…

Thập niên 60, trừ Nhật, tất cả các nước châu Á đều nghèo. Vô trang web của ngân hàng thế giới sẽ thấy GDP của các nước châu Á trong thập niên này đều tiệm cận mức 0, tức chẳng có gì.

Chương trình giáo dục các nước châu Á bắt nguồn từ các nước châu Âu, tùy theo từng là thuộc địa/ảnh hưởng của nước nào, như ở Trung Quốc, Singapore, Miến Điện, Malaysia, Thái Lan là giáo dục hệ Anhquốc, các nước Đông Dương là hệ Pháp, còn Indo, Philippines là hệ Tây Ban Nha, Hà Lan...Tuy nhiên, giáo dục “Tây” áp dụng cho “Ta” không thích hợp lắm, vì cách tư duy của người phương Đông khác phương Tây. Duy chỉ có Nhật bản, với tư tưởng “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ra sự ràng buộc chằng chịt của tư duy người châu Á) có từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, họ lấy toàn bộ sách vở từ châu Âu, chủ yếu là từ Đức, về biên soạn lại. Và hiệu quả bất ngờ, chỉ sau 2 thế hệ học sinh, Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và là quốc gia da vàng mũi tẹt duy nhất trong hàng ngũ G7 đến tận bây giờ. Người Nhật giàu có cả trăm năm, nên cốt cách nó khác với các anh nhà giàu mới nổi sau này.

Thấy giáo dục Nhật quá hay, năm 1968, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Công sang tham khảo chương trình giáo dục của Nhật và áp dụng cho nước mình. Và chỉ đúng 1 thế hệ học sinh ra trường, bốn quốc gia trên trở thành 4 con rồng châu Á. Còn lại cả 50-60 chục nước châu Á khác thì vẫn cứ dậm chân tại chỗ. Giáo dục Nhật tập trung vào 3 yếu tố chính là TINH THẦN TỰ LẬP, TÍNH KỶ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, trong đó chủ yếu là phải thoát được tư tưởng tiểu nông ích kỷ cá nhân nhỏ hẹp của người châu Á mấy ngàn năm. Dân tộc nào hội đủ 3 tính cách này, dân tộc đó sẽ trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức mang nhà máy xí nghiệp việc làm đến nơi khác để người ta làm cho mình. Ở bất cứ xã hội nào, một người bình thường muốn trở thành ông chủ lớn, cũng phải tích lũy đủ 3 tính cách trên, không thể khác được.

Phillipines lại chọn cách xây dựng một hệ thống giáo dục cực kỳ thực tế theo hướng khác. Từ lớp 1, học sinh Phi được học tất cả các môn bằng tiếng Anh, theo sách giáo khoa của Mỹ và Tây Ban Nha. Mục đích của cách đào tạo này là “to get a good job” tức là hướng đến tìm việc làm tốt sau khi ra trường. Khi hỏi “học để làm gì”, phần lớn sinh viên ở Phi họ sẽ trả lời là “để xin việc”, còn nếu ở Hàn, ở Nhật, ở Sing, ở Đài Loan, ở Hồng Công, các bạn trẻ sẽ nói “học để biết làm việc, để quản lý, để mở cơ ngơi làm ăn”. Ở Phi, có khái niệm “việc làm ngon” trong khi ở Nhật Bản và 4 con rồng châu Á, người ta chỉ nói “việc làm”. Ở Phi, người ta cũng có khái niệm “a pretty degree” tức “bằng cấp đẹp”. Năm 2009, 8.6 triệu người Phi với đủ thứ bằng cấp đẹp trên tay, rải đơn đi xin việc khắp nơi và họ có mặt ở 214 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Arab Saudia, Malaysia, Singapore, Nhật, Canada, Hồng Công, Anh, Úc, Mỹ…mỗi năm gửi về nước 17-18 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2008), chiếm hơn 10% GDP của nước này.

Ở Phillipines, ông chủ các nhà máy phần lớn là người gốc Hoa (Phúc Kiến/Quảng), vốn chiếm khoảng ¼ dân số (đa số là người lai hoặc có tổ tiên là người Hoa, còn người gốc Hoa thuần chiếm rất ít, 1.6% dân số/2008) vì người Hoa có đặc tính là thích sản xuất, thích làm chủ. Người Phi gốc mang đặc trưng của cư dân Nam Dương Vạn Đảo, da ngăm đen, mũi to, mắt đo, tóc xoăn, ngực nở, nhìn rất đẹp, được trời phú cho khả năng hát ca hơn người. Các viện đào tạo ca sĩ và nhạc công, vũ công trên đất Phi nhiều vô kể. Nếu bạn vô mấy khách sạn 5 sao ở các thành phố lớn khắp thế giới, sẽ thấy thường trực những ban nhạc người Phi chơi cực kỳ hay. Tạo hóa cũng ban cho người Phi khả năng ngôn ngữ tuyệt vời, nên họ nói tiếng Anh hay nhất châu Á, do cấu tạo dây thanh quản trong cổ họng của họ giống người da trắng nhất. Người Phi tận dụng thế mạnh này và đào tạo ra giáo viên tiếng Anh xuất khẩu khắp nơi. Các trung tâm ngoại ngữ lớn ở châu Á đều có mặt các giáo viên người Phi. Ở Phi, công nghệ bằng cấp cực kỳ đa dạng. Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau, nên dân chúng Phi thường có bằng cấp rất tốt. Họ cũng xuất khẩu bằng cấp cho các nước thích sở hữu bằng. Quốc gia hơn trăm triệu dân này có tới 2200 trường cao đẳng đại học, đến nỗi tiếp tân khách sạn cũng có bằng thạc sĩ MBA, còn tiến sĩ thì đào tạo cho cả thế giới với hệ mở rộng, chỉ cần qua đó bảo vệ là xong, họ chấp nhận bảo vệ dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, ví dụ người Cambodia muốn có bằng tiến sĩ, có thể bảo vệ thông qua 1 phiên dịch.

Ở Phi, có 2 nghề họ cũng xuất khẩu rất tốt là giúp việc nhà và y tá. Nếu bạn đến chữa bệnh ở Singapore ví dụ ở bệnh viện Raffle, phần lớn các y tá đến từ quốc gia vạn đảo này. Họ dẻo dai, làm việc cực nhọc cỡ nào cũng chịu được, lại vui vẻ yêu đời. Có lần Tony đến thăm nhà anh Stephen ở Hồng Công (anh Stephen là người Hồng Công nhưng có nhà máy sản xuất áo mùa đông (fur coat) tới mấy ngàn công nhân ở Quảng Châu, khoảng cách gần nên anh đi đi về về), Tony thấy mấy cô giúp việc người Phi rất xinh đẹp nhưng hay xao nhãng. Cứ bị chủ mắng thì xõa tóc đứng khóc, nhưng đâu 1 tiếng đồng hồ thì hết, vui vẻ trở lại, vừa lau nhà vừa hát vang bài “my heart will go on” và mơ đến chàng Jack đẹp trai hào hóa của bộ phim Titanic. Hát đến khi ông chủ nhà bực quá, nói “Please don’t sing any more, I have a headache” thì họ cười hí hí, nói “ok sir”. Trăm cô như một.

Đàn ông Phi thì thường làm việc ở các nhà máy hay nông trại do các ông chủ từ Nhật, 4 con rồng châu Á sang đầu tư. Vì về mặt địa lý, Phi gần như trung tâm. Từ Seoul, từ Tokyo hay Đài Bắc, Singapore cũng chỉ 2-3 tiếng bay là tới. Các công ty đa quốc gia cũng đặt nhà máy tại đây, vì giá lao động rẻ và tiếng Anh giỏi. Đàn ông Phi còn được xuất khẩu lao động sang Nhật, Sing, Hàn để làm các công việc nặng nhọc như xây dựng, trèo tường lau cao ốc, chặt cây xanh, thông cống đường sá, cho sư tử ăn trong sở thú…,những nghề nguy hiểm mà người bản xứ sợ chết hẻm chịu làm. Họ làm việc khá chăm chỉ và kỷ luật, nghiêm túc, kiếm những đồng lương ít ỏi gửi về quê.

Lúc còn làm việc ở Hồng Công, một buổi tối nọ, Tony lang thang ra khu vực gần IFC chơi (IFC là trung tâm tài chính, int’l financial center), thấy cảnh sát giăng dây, các con phố tấp nập xe cộ hàng ngày trở thành phố đi bộ. Tony chen lấn vô coi, thấy hàng ngàn các cô giúp việc người Phi được các ông chủ cho tài xế chở đến, thả xuống, cho tự do chơi tới khuya thì đi tàu điện ngầm về nhà. Đây là buổi họp chợ 1 tuần 1 lần của cộng đồng người Phi, tối thứ 7 nào cũng vậy.Tony thấy các cô trải bạt ra ngồi, rồi gọt xoài xanh, cóc, ổi chấm muối ớt, vừa ăn vừa kể chuyện chủ nhà tao thế này, con gái con trai bà chủ nhà tao thế kia, nhà máy của ông chủ tao thế nọ,… Thấy toàn món chua, nước bọt tuôn trào ào ạt, Tony sà xuống xin mấy cổ, nói thèm quá thèm quá. Mấy cổ hỏi ủa mày là người Hồng Công sao lại thèm xoài xanh muối ớt, mày phải húp canh gà rong biển chứ? Mà sao mày nói tiếng Anh giỏi vậy? Nhiều cô bu lại coi, xì xầm chỉ trỏ bàn tán nói ủa họ ở Hồng Công cả chục năm rồi, trừ Tứ Đại Thiên Vương như Lê Minh Quách Phú Thành Lưu Đức Hoa, tụi tao chưa thấy ai cao to đẹp trai như mày. Tony nói hẻm có, tao người Việt Nam. Ở Việt Nam, thế hệ tao ai cũng nói tiếng Anh như gió và đẹp đẽ thanh tú giỏi giang hết cả. Họ cười tít mắt, nói vậy hả, bữa nào để dành tiền qua Việt Nam chơi, đặng kiếm chồng. Cô nào cũng vừa nhai xoài, vừa mơ về những chàng Jack “made in Vietnam” hào hoa phong nhã. Đong đưa qua lại một hồi, Tony thấy mấy cổ phủi đít đứng lên, nói tụi em giờ phải về chứ khuya quá sợ ông chủ mắng…

 

Tony Buổi Sáng

Tags:

StoriesofLife

Cập nhật sau Đại Hội Cổ Đông 2015 PGT

by finandlife05/06/2015 16:16

Năm 2014 công ty đã thanh lý toàn bộ taxi, nhà xưởng sửa chữa, giải quyết xong vấn đề người lao động (tự nguyện ra đi) -> Thu hồi vốn, gửi toàn bộ tiền vào ngân hàng. Số dư tiền hiện tại khoảng 83 tỷ đồng.

Tại đại hội cổ đông thường niên năm nay, 2 vấn đề chủ yếu được đưa ra thảo luận là vấn đề về nhân sự và định hướng kinh doanh sắp tới của công ty.

       Về vấn đề nhân sự, đáng chú ý là việc trước và trong đại hội cổ đông thường niên năm 2015, 4 thành viên hội đồng quản trị là những người đại diện phần vốn góp của 4 cổ đông lớn nhà nước đều có đơn xin từ nhiệm và cử người thay thế là các cổ đông người Nhật Bản (Skirr Japan). Đây được cho là đối tác đang đàm phán mua lại phần vốn góp của 4 cổ đông lớn nhà nước này với giá 10,050 đồng/cp. Đại diện hội đồng quản trị cho biết giao dịch hiện tại vẫn chưa được thực hiện.

Bên cạnh đó, hội đồng quản trị mới cũng có thêm ông Bùi Quốc Hưng, cá nhân nắm giữ gần 10% cổ phần của công ty, là người có góc nhìn rất đồng cảm với cổ đông nhỏ lẻ và được cổ đông nhỏ lẻ ủng hộ.

       Về vấn đề định hướng kinh doanh sắp tới của công ty. Hội đồng quản trị và ban điều hành đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh 6 tháng cuối năm với việc sử dụng nguồn tiền mặt hiện có để:

-          Tái khởi động hoạt động kinh doanh taxi:

Xem xét mua lại một công ty taxi đang vận hành trên thị trường, hoặc kí hợp đồng hợp tác kinh doanh taxi hoặc mua tài sản của công ty taxi đang hoạt động trên thị trường với giá hợp lý. Hội đồng quản trị đang nắm thông tin về một công ty taxi mà chủ sở hữu hiện tại mong muốn chuyển nhượng lại toàn bộ vốn góp của mình. Hoạt động kinh doanh taxi của họ vẫn tạo ra lợi nhuận nhưng cách thức quản trị doanh nghiệp, nhất là quản lý chi phí, của họ kém hiệu quả, thêm vào đó là tình hình cạnh tranh trên thị trường taxi ngày càng gay gắt, dẫn đến tình trạng thua lỗ. Thậm chí, họ phải bán bớt xe taxi để trang trải chi phí.Nếu PGT mua lại công ty này để quản lý, vận hành, kết hợp với kiểm soát chi phí hiệu quả từ tháng 7/2015 thì trong 6 tháng cuối năm 2015, PGT sẽ thu được lợi nhuận ròng vào khoảng 2,6 tỷ đồng.

-          Mua và cho thuê lại xe taxi:

Hội đồng quản trị cũng nắm thông tin một công ty taxi khác đang có nhu cầu bán và thuê lại xe taxi của chính họ. Cụ thể hơn, công ty này đang có nhu cầu huy động vốn để tăng số lượng xe taxi vận hành ngay trong năm 2015 nhưng vẫn muốn giữ lại số lượng xe hiện hữu để vận hành tiếp từ 1 đến 2 năm nữa.Với thương vụ này, Hội đồng quản trị dự kiến PGT sẽ thu về khoản tiền cho thuê lại xe taxi trong 6 tháng cuối năm 2015 tương ứng 2,6 tỷ đồng.

Tóm lại, khi thực hiện đồng thời 2 cách thức trên, PGT sẽ thu được khoảng 5.6 tỷ đồng lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm 2015.

Tuy vậy, tại đại hội, đa số cổ đông nhỏ lẻ không hài lòng với định hướng kinh doanh này. Trong quá khứ PGT đã tham gia vào hoạt động kinh doanh taxi và không thành công. Cổ đông lo lắng và không tin tưởng rằng hoạt động này sẽ đem lại hiệu quả trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh thị trường taxi đang cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, dẫn đến có thể làm mất vốn của cổ đông…

Hội đồng quản trị cho biết, kế hoạch kinh doanh trên là do nhóm cổ đông Nhật Bản đề xuất, với kỳ vọng nhóm cổ đông này với kinh nghiệm và chuỗi giá trị trong ngành vận tải, du lịch, nhà hàng khách sạn của mình, sẽ giúp hoạt động kinh doanh taxi của PGT đạt hiệu quả trong thời gian tới…

Theo chia sẻ của ông Kakazu, đại diện đối tác Nhật cũng là Thành viên HĐQT PGT, trong 6 tháng cuối năm sẽ có những kế hoạch cụ thể để mang lại lợi nhuận. Về việc mua và cho thuê lại xe taxi, thành viên này rất tự tin việc cho thuê xe sẽ thu hồi được đầy đủ số vốn bỏ ra nên cổ đông không cần lo lắng. Theo ông, Việt Nam là đối tác quan trọng với Nhật nên Nhật sẽ đẩy mạnh hợp tác. Ông cam đoan và hứa đẩy mạnh và phát triển PGT thành công ty mang tính quốc tế.

       Ngoài ra tại đại hôi, cổ đông Nguyễn Ngọc Minh – Uỷ viên Hội đồng quản trị cũng đề xuất công ty mua lại 10% cổ phiếu quỹ với giá tối đa bằng giá trị sổ sách để giá thị trường phản ánh chính xác hơn giá trị công ty. Hội đồng quản trị công ty cho biết sẽ xem xét đề xuất này, nếu được Uỷ ban chứng khoán chấp thuận, sẽ xin ý kiến cổ đông trong thời gian tới.

Tóm lại:

Cổ phiếu PGT hiện tại đang được giao dịch ở mức 7,000 đồng/cổ phiếu, khá hấp dẫn so với giá trị sổ sách (bao gồm chủ yếu là tiền mặt) khoảng 9,000 đồng/cổ phiếu, và giá mà các cổ đông lớn nhà nước chuyển nhượng 10,050 đồng/cổ phiếu (để giao dịch thực hiện được, giá thị trường của cổ phiếu PGT phải xấp xỉ mức giá chuyển nhượng). Tuy vậy, với kế hoạch kinh doanh thời gian tới chưa thực sự rõ ràng về triển vọng, rủi ro công ty tiếp tục làm ăn thua lỗ dẫn tới giá trị tài sản sụt giảm là không nhỏ.

 

Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

Tags:

Stocks

Trading note June 6 2015

by finandlife04/06/2015 17:05

Change target in this post from T10 to T30.

Wake me up when June ends J

 

Finandlife

Tags:

Psychology | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu