Great Graphic|Ngoại mua ròng vs VNIndex

by finandlife03/07/2015 16:12

Khối ngoại luôn là một tay chơi lớn trong 1 thị trường nhỏ bé như Việt Nam. Mỗi khi họ mua thị trường sẽ tăng giá, mỗi khi họ bán thị trường khó ngóc đầu.

Hiện đang trong chu kỳ mua ròng mạnh nhất của 1 năm qua, nếu như giá trị bán ròng lũy kế có lúc đạt con số 4000 tỷ đồng vào tháng 12/2014, thì đến cuối tháng 6/2015, Khối này đã mua ròng lũy kế 1,543 tỷ đồng. Như vậy trong 6 tháng qua, vốn ngoại đã rót ròng vào thị trường Việt Nam gần 6000 tỷ đồng.

Hiện chưa thấy diễn biến này sẽ sớm dừng lại.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | Psychology

Đọc giúp bạn|Greece’s crisis has almost reached the point of no return

by finandlife30/06/2015 09:45

What's going on in Greece and why it matters

By Matt O'Brien June 28 

At some point, the unthinkable becomes the inevitable (chắc chắn xảy ra). That moment — leaving the euro zone — may be coming for Greece now that its latest bailout battle (cuộc chiến cứu trợ tài chính cuối cùng) with Europe has degenerated into the fiscal equivalent of trench warfare. It's bad enough that Greece's ruling party, Syriza, has resorted to calling a referendum (/ˌrefəˈrendəm/ cuộc trưng cầu dân ý) next Sunday on whether or not Greeks should accept Europe's terms.

If Greece votes yes, there would probably be new elections and another bailout. But if Greece votes no, it would probably have to ditch (dừng) the euro and bring back its old currency, the drachma. In the meantime, though, Athens is closing the country's banks and preventing people from moving much money abroad in a capitulation to the panic gripping its financial system. That became its only option after the European Central Bank announced on Sunday that it wouldn't approve any more emergency loans to Greece's banks.

Chủ nhật tuần này là thời điểm để người dân Hy Lạp đưa ra quyết định cuối cùng là có chấp nhận hay không chấp nhận những điều khoản của Euro. Nếu chấp nhận, có khả năng sẽ có một cuộc bầu cử mới và một gói hỗ trợ tài chính khác. Còn nếu không, rất có khả năng Hy Lạp sẽ quay trở về đồng tiền cũ của mình, đồng drachma. Hiện tại, NHTW Hy Lạp đã dừng việc cấp vốn khẩn cấp cho các ngân hàng.

Now it might be hard to believe, but Greece and Europe really aren't that far apart on a deal. Europe wants Greece to cut its pensions more than it already has — which, in some cases, has been as much as 40 percent — but Greece wants to cut them only half as much and make up the rest with higher taxes on businesses. In other words, both sides agree how much austerity (khắc khổ) Athens should do, just not how it should do it.

Châu Âu muốn Hy Lạp cắt giảm mạnh chế độ phúc lợi, trong vài trương hợp lên đến 40%, nhưng Hy Lạp chỉ muốn 1 nửa số đó, đồng thời nâng thuế cho doanh nghiệp.

The problem, as it always has been, is the politics. Syriza insists that it has "red lines" over pension cuts it cannot cross, but Europe has quite literally drawn red lines through them and said, take it or leave it. This hard-line stance is more about warning anti-austerity parties in Spain and Portugal that there's nothing to be gained from challenging the continent's budget-cutting status quo as it is about the 1.8 billion euros in pension cuts — not even a rounding error in the context of Europe's economy — that it wants from Greece. Both sides feel like they can't negotiate any more, so they're not.

So now, to use a technical term, all hell is about to break loose. The immediate problem is that, without a deal, Greece doesn't have the cash to pay the International Monetary Fund the 1.5 billion euros it's supposed to on Tuesday. So it will likely default, or, to put it a little more politely, be "in arrears (khất nợ)."

The bigger problem, though, is Greece's banks. They're already in a precarious (hiểm nghèo) enough position that they need ECB-approved emergency loans just to stay afloat. But if there isn't an agreement, then the current bailout will also expire on Tuesday — Europe ruled out any kind of extension — and the ECB's self-proclaimed rules would prohibit it from allowing any more loans to Greece's banks. And so the banks had no choice but to close after this, in fact, happened.

Now it's worth pointing out that the ECB does really have some discretion here. This is only a rule it's given itself. If it wanted to, it could keep authorizing more loans for Greece's banks, at least until the referendum. But it doesn't want to. It's already announced that it won't allow any more than the 89 billion euros of emergency loans it already has for Greece's banks. About the only consolation (an ủi) is that the ECB says it "stands ready to reconsider its decision" if, reading between the lines, Greece backs down and accepts Europe's offer.

The result is that Greece's banks are facing their own financial crisis. There's been a slow-motion bank run the past few months — a bank jog, really — that's picked up pace the past few days as it's looked like there wouldn't be a deal. After all, even in the best-case scenario that there was only going to be a bank holiday, it makes sense to take out whatever money you might need in the next week or so. But in the worst scenarios, like a euro exit or bank bail-in where deposits are taken away, the rational thing is to pull all your money out as soon as possible. If you didn't, then your old euros might either get turned into new drachmas that wouldn't be worth anywhere near as much, or get expropriated to fill the hole in your bank's balance sheet.

These low-level worries have turned to outright panic, though, with all the uncertainty around the referendum. Greeks swamped (làm mất tác dụng) their ATMs on Saturday to get as much money out as they could ahead of the vote. It was enough that, according to Reuters, more than a third of the country's ATMs ran out of cash at some point during the day. It's no surprise, then, that the government will close the banks on Monday and keep them closed for at least a few more days after that. They would fail otherwise. Not only that, but the government will stop people from moving their money out of the country — what economists call capital controls — to try to ease some of the strain (trạng thái căng thẳng) on the financial system.

These aren't exactly ideal conditions — closed banks and a debt default — for holding a vote on your country's economic future. But then again, if the euro were working, there'd be no need for a plebiscite (=referendum) on it. And make no mistake, that is what the referendum is about. If the Greek people vote no, like their government will, then there won't be any more ECB loans or bailout money coming, and the only way to get the money their banks need would be to print it. Greece doesn't have money to print, though. It has the euro. So it'd have to get rid of the common currency and bring back the drachma.

Nếu người Hy Lạp không đồng tình với điều khoản của Châu Âu, sẽ không có bất kỳ khoản tiền cho mượn nào của ECB hoặc viện trợ tài chính nào đến nữa, và cách duy nhất để lấy tiền cho ngân hàng là in tiền. Tuy vậy, Hy Lạp không có tiền để tin. Ngân hàng có Euro, do vậy, phải lấy EURO đổi ngược lại đồng drachma.

Now, it seems hard to believe things could get any worse for a country with 25 percent unemployment, but, in the short-term, they would. The new currency would plummet (rơi thẳng xuống), inflation would jump into the double digits, imported essentials like gas and food might need to be rationed, businesses that borrowed in euros would default, and the government would have to balance its budget immediately. Why would Syriza do this? Well, because it would move the economic light at the end of the tunnel into the middle of it. In a year or two, this pain would pass and Greece would be left with a cheaper drachma that would make its exports more competitive and its tourism more attractive. The economy would start to recover, and fast.

Thật không dễ tin thêm những khó khăn nào nữa sẽ đến với 1 quốc gia đang có tỷ lệ thất nghiệp 25%, nhưng trong ngắn hạn điều đó sẽ đến. Đồng tiền mất giá, lạm phát phi mã, buộc phải hạn chế nhập khẩu hàng hóa thiết yếu như gas và thực phẩm, doanh nghiệp đang vay mượn Euro sẽ phá sản, chính phủ phải cân đối ngân sách ngay lập tức. Nhưng nếu đi theo hướng này, người Hy Lạp sẽ sớm nhận thấy ánh sáng cuối đường hầm, trong 1 hoặc 2 năm, nỗi đau sẽ qua và đồng drachma rẻ sẽ giúp nhập khẩu và du lịch tăng trưởng. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi và tăng trưởng.

But if the Greek people vote yes, like the polls suggest they might, then it'd be more of the same. Austerity would continue, and the recovery would likely be nasty (kinh tởm), brutish (đần độn) and long. About the only difference is that Greece might be reduced to being a once and future full member of the common currency, like Cyprus was, with euros that weren't quite euros but weren't quite not euros, since they probably wouldn't be allowed to take them anywhere outside the country. Well, that and the fact that they'd need a new government. Europe doesn't trust Syriza to implement any kind of austerity agenda and would either demand or force Greece to call new elections.

Nhưng nếu Người Hy Lạp chấp nhận điều khoản của Châu Âu như 1 khảo sát gần đây, họ sẽ vẫn vậy mà thôi. Quá trình thắc lưng buộc bụng sẽ tiếp diễn và phục hồi sẽ chậm chạp, kéo dài.

The real problem is that Greece's people want the euro, but they don't want the austerity that goes with it. That's why, even though it might seem irresponsible, the referendum may serve a good purpose if it puts an end to this incoherence. But the question now is whether there will even be anything to vote on next Sunday. That's because Europe says it's going to pull its offer Tuesday night. That's its way of trying to pressure Greece into canceling the referendum by making it pointless. And it might work. It did the last time a Greek government called for one back in 2011. History might repeat itself, first as tragedy and then as farcical tragedy.

If Greece does leave the euro, though, it will in large part be because Europe thinks that Pandora's Box is empty. In other words, nothing bad would happen to Spain or Portugal or France or Germany. Why wouldn't it? Well, Europe bailed out the banks that had lent money to Greece under the guise of bailing out Greece itself, so there shouldn't be any contagion to the financial system. And the ECB has not only begun buying other country's bonds, but also promised to buy as many as it takes to keep their borrowing costs down, so there shouldn't be any contagion to the other crisis countries, either. That's all true, but it might not be true enough. As long as Greece is part of the euro, Europe can punish it for any perceived fiscal sins as a warning to everyone else: Do as we say, or suffer. But if Greece leaves and then recovers quickly, that lesson will be lost.

The euro was supposed to be irreversible, just like the Titanic was supposed to be unsinkable. It helps if you try to avoid the icebergs, and not insist that you can survive them.

 

Source: washingtonpost.com, finandlife dịch

Tags:

Economics

DHC Cập Nhật Đại Hội Cổ Đông 2015

by finandlife29/06/2015 14:53

Ngày 27/6/2015 vừa qua, VFS Research đã tham dự Đại hội cổ đông thường niên năm 2015 của công ty cổ phần Đông Hải Bến Tre (DHC).

Nay chúng tôi xin gửi nhanh đến các anh/chị những thông tin và phân tích quan trọng về DHC như sau:

1)       Báo cáo hoạt động 2014 và kế hoạch cho năm 2015

Năm 2014 là năm đầu tiên DHC gặt hái thành công kể từ khi công ty bắt tay vào tái cơ cấu mạnh mẽ. Với gần 46,000 tấn giấy kraft và 17.4 triệu bao bì bán ra, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên mức kỷ lục: Tổng doanh thu đạt 544 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đã lên đến 43.1 tỷ đồng, tương đương EPS đạt gần 2,800 đồng. tăng 60% so với năm 2013. Để có được thành công rất đáng kể này, bên cạnh các yếu tố vĩ mô hỗ trợ mạnh (kinh tế phục hồi, lãi vay ngân hàng giảm), DHC đã chủ động thực thi rất hiệu quả hàng loạt chính sách giúp công ty tăng doanh thu và lợi nhuận:

-         Tổ chức lại và tăng cường hoạt động bán hàng (giấy và bao bì)

-         Thay đổi cơ cấu sản phẩm giúp tăng doanh thu

-         Cắt giảm mạnh chi phí nhiên liệu, nguyên liệu và chí nhân công

Năm 2015, DHC tiếp tục tập trung vào hoạt động bán hàng: Tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, có chính sách hấp dẫn hơn cho khách hàng (ví dụ: cho khách thanh toán chậm hơn…); công ty dự kiến từ 2015 sẽ cơ cấu lại sản phẩm để tăng giá bán bình quân, tăng biên lợi nhuận: tăng tỷ lệ sản phẩm giấy Testliner lên 50% (2014 chỉ ở mức 40%), và hạ tỷ lệ giấy Medium xuống còn 50% (2014 chiếm 60%); đầu tư thêm cho hoạt động sản xuất bao bì … Với các chính sách trên, DHC đặt kế hoạch năm 2015 với sản lượng giấy kraft đạt 45,000 tấn; bao bì bán ra đạt 19.5 triệu sản phẩm; Doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt: 568 tỷ đồng và 46 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 5% và 7% so với năm 2014.

2)       Kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm 2015 và dự báo năm 2015

Tại đại hội, Tổng giám đốc công ty - ông Nguyễn Bá Phương đã báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 5 tháng đầu năm 2015 như sau:

Doanh thu: 250 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế: 24 tỷ đồng

Với khả năng sản xuất và bán hàng rất tốt hiện nay của công ty, chúng tôi dự báo DHC sẽ có những kết quả lạc quan trong 6 tháng đầu năm nay:

 

6 tháng đầu năm
2014

6 tháng đầu năm
2015

thay đổi

Doanh thu

250

305

22%

Lợi nhuận sau thuế

22

30

40%

EPS (ttm)

2,600

3,300

27%

Chúng tôi dự báo quý 2 năm nay, doanh thu của DHC sẽ đạt 155 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế đạt 17.5 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ quý 2 năm 2014.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2015, doanh thu đạt 305 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ; Lợi nhuận sau thuế đạt 30 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ.

Năm 2015, Bên cạnh việc bán hành thành công, giúp công ty tiêu thụ được khoảng 52,000 tấn giấy công nghiệp và gần 20 triệu đơn vị bao bì các loại, DHC đã và đang hưởng lợi rất lớn từ giá giấy nguyên liệu trung bình đang ở mức thấp hơn so với 6 tháng đầu năm và cả năm 2014. Khoảng giữa năm 2014, DHC mua giấy nguyên liệu (chủ yếu từ Nhật Bản) với giá trên 200 USD mỗi tấn, đến nay, do giá xăng dầu thế giới giảm và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang hạ nhiệt, giá giấy nguyên liệu mà DHC nhập từ Nhật Bản hiện chỉ ở mức 195 USD/tấn. Từ đầu 2015 đến nay, DHC bắt đầu tăng cường nhập giấy nguyên liệu từ thị trường Campuchia, mức giá mà công ty mua thừ thị trường này đang ở mức rất cạnh tranh: chỉ từ 160 USD đến 170 USD cho mỗi tấn. Giá giấy nguyên liệu giảm, trong khi giá bán trung bình tăng nhẹ (do tăng tỷ trọng giấy tesliner tăng từ 40% năm trước lên lên 44% vào thời điểm hiện nay) giúp DHC đạt được biên lợi nhuận tốt hơn so với 2014. Trên cơ sở đó, chúng tôi dự báo hoạt động kinh doanh năm 2015 của DHC với những kết quả lạc quan:

Doanh thu: 610 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế: 60 tỷ đồng

EPS (chưa pha loãng): 3,800 đồng

3)       Cổ tức 2015

Đại hội cổ đông công ty cũng thông qua phân phối lợi nhuận năm 2014 với mức cổ tức 20%: 10% bằng tiền mặt (đã tạm ứng trong tháng 5 vừa qua) và 10% bằng cổ phiếu (sẽ chốt danh sách ngày trong tháng sau). DHC dự kiến sẽ chi trả cổ tức 2015 (bằng tiền hoặc/và cổ phiếu) ở mức tối thiểu 18%. Theo chúng tôi, DHC sẽ giữ nguyên mức cổ tức của năm 2015 như 2014, tức là 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu. Lý giải cho việc chưa tăng cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay, đại diện DHC đã chia sẻ với chúng tôi: công ty đang tập trung nguồn vốn để đầu tư nhà máy Giao Long 2, vì vậy sẽ chi trả cổ tức như trên để giữ lại lợi nhuận tái đầu tư.

4)       Kế hoạch đầu tư nhà máy Giao Long 2

Đại hội cổ đông năm nay của công ty cũng đã thông qua kế hoạch đầu tư nhà máy giấy Giao Long 2 với các nội dung sau:

 

đơn vị

Giá trị

Tổng vốn đầu tư

tỷ đồng

660

Thời gian đầu tư

 

2015

Thời gian hoàn thành

 

2017-2018

Có sản phẩm để bán

 

2018

Sản phẩm

 

Giấy công nghiệp

Công suất

 

600 tấn/ngày

Địa điểm

 

Châu Thành, Bến Tre

Sản lượng hòa vốn

tấn

72,300

IRR

%

32%

Thời gian thu hồi vốn

năm

3

ROI

%

18%

Chúng tôi đánh giá kế hoạch đầu tư nhà máy giấy Giao Long 2 là một bước ngoặt rất quan trọng trong quá trình phát triển dài hạn của DHC. Nếu từ 2019, nhà máy có thể vận hành được 80% công suất thiết kế, doanh thu hàng năm có thể đạt 1,600 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tiềm năng có thể đạt đến 130 tỷ đồng mỗi năm (tính toán của chúng tôi dựa trên giá bán giấy của nhà máy thấp hơn 10% so với giá bán hiện nay của công ty ). Nếu nhà máy Giao Long 2 có thể vận hành thành công như công ty mong đợi, EPS của DHC sẽ tăng trưởng rất tốt trong dài hạn và có thể cán mức 8,000 đồng/cổ phiếu vào năm 2020 (đã điều chỉnh pha loãng).

5)       Kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ

Để có vốn đối ứng đầu tư vào nhà máy Giao Long 2, DHC đang chuẩn bị (đã thông qua tại đại hội) phát hành 6 triệu cổ phần cho đối tác chiến lược với giá không thấp hơn 22,800 đồng/cổ phiếu để thu về hơn 130 tỷ đồng. Phần còn thiếu, DHC sẽ dùng lợi nhuận giữ lại trong 3 năm: 2015, 2016 và 2017.

6)       Kết luận và khuyến nghị

Với những kết quả rất tốt trong ngắn hạn: 6 tháng đầu năm 2015,doạnh thu và lợi nhuận sau thuế có thể đạt 305 tỷ đồng và 30 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 22% và 40% so với cùng kỳ 2014, với dự án đầu tư nhà máy giấy Giao Long 2 nhiều tiềm năng, và với mức giá thị trường của DHC hiện đang ở mức khá hấp dẫn: P/E = 7.3 lần P/B = 1.3 lần (tính đến quý 2/2015),

Chúng tôi đánh giá DHC là một cổ phiếu tăng trưởng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn và khuyến nghị mua vào DHC với giá mục tiêu ngắn hạn ở mức 26,000 – 27,000 đồng.

Bài liên quan:

Phân tích và khuyến nghị DHC 

DHC Company Visit 13/03/2015

 

Nguồn: Nguyễn Văn Tiến, VFS Research

Tags:

Stocks

Phân tích nhanh cổ phiếu LSS của Công ty Mía Đường Lam Sơn

by finandlife25/06/2015 10:51

Công ty CP Mía đường Lam Sơn (LSS) là một trong những doanh nghiệp có quy mô lớn và uy tín trong ngành mía đường. Những khoản đầu tư lớn trong những năm gần đây chưa kịp phát huy hiệu quả trong bối cảnh ngành đường khó khăn khiến tỷ suất sinh lời của LSS mặc dù cải thiện trong năm 2013-2014 nhưng vẫn rất thấp so với trung bình ngành.

Năm 2015, lợi nhuận của LSSkỳ vọng sẽ tăng trưởng cao nhờ nâng tỷ trọng đường RE/RS từ 50-50 lên 80-20 và ghi nhận dần những hiệu ứng tích cực từ các dự án gia tăng năng lực sản xuất đã, đang và sắp triển khai. Trong vài năm tới, khi các chiến lược đầu tư trọng điểm phát huy hiệu quả tương đối, kỳ vọng sẽ mang lại sự phục hồi mạnh mẽ hơn cho LSS. Tuy nhiên đây là bước tiến lâu dài và sẽ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro thách thức.

Phương pháp định giá DCF của chúng tôi theo nguyên tắc thận trọng cho thấy cổ phiếu LSS đang giao dịch ở mức khá rẻ so với giá trị doanh nghiệp. Giá trị hợp lý theo tính toán của chúng tôi khoảng 17,960 đồng/cổ phiếu, cao hơn 70% so với giá đóng của ngày 23/06/2015. Chúng tôi khuyến nghị MUA VÀO đối với cổ phiếu này cho mục đích đầu tư dài hạn.

-----------------

DOANH NGHIỆP MÍA ĐƯỜNG QUY MÔ LỚN

Công ty CP Mía đường Lam Sơn (LSS), trải qua hơn 35 năm hoạt động trong lĩnh vực mía đường, dưới sự dẫn dắt và gắn bó của Chủ tịch Lê Văn Tam từ những ngày nhà máy bên bờ vực phá sản (1986-1989) do thiếu nguyên liệu trầm trọng. Đến nay, đã trở thành một trong những đầu tàu kinh tế của xứ Thanh với lợi thế về quy mô vùng nguyên liệu lớn (~17,000 ha), sản lượng đường cao hằng năm (~100,000 tấn/năm) vàchiếm 8% sản lượng đường tiêu thụ của cả nước năm 2014.

ĐÃ HOÀN TẤT ĐẦU TƯ LỚN NĂM 2012

Giai đoạn 2010-2012, LSS đã liên tục giải ngân cho các khoản đầu tư lớn nổi bật như DA nâng công suất nhà máy đường 2 từ 4,000TMN lên 8,000TMN, DA nhà máy điện năng lượng tái tạo từ bã mía, DA làm mới cây mía hạt đường Lam Sơn... Tuy nhiên, trong bối cảnh ngành mía đường đi vào khó khăn, giá đường giảm mạnh, nguồn thu bị tiết giảm, lợi nhuận mang lại chưa tương xứng với quy mô tài sản. Đến nay, các dự án trọng điểm đã đi vào hoạt động ổn định hơn và dần đóng góp những hiệu quả tích cực.

NĂNG LỰC SẢN XUẤT CÒN THẤP SO VỚI THIẾT KẾ

Với lượng mía ép hằng năm khoảng 1 triệu tấn, có thể thấy công ty chỉ mới sử dụng 60-70% tổng công suất thiết kế khi vào vụ, hiệu suất khai thác chưa lớn và dư địa tăng trưởng vẫn còn nhiều.

NỖ LỰC DUY TRÌ DOANH THU TRONG KHÓ KHĂN

Mặc dù phải đối mặt với khó khăn chung của ngành mía đường những năm gần đây như tình trạng cung vượt cầu, giá đường lao dốc, nạn nhập lậu gia tăng, thời tiết diễn biến phức tạp khó lường, các thông tin trái chiều về hội nhập…, doanh thu LSS nhìn chung vẫn được duy trì (chỉ giảm nhẹ 5%/năm giai đoạn 2011-2014). Tuy nhiên sản lượng đường tiêu thụ gia tăng 15-18%/năm trong khi giá bán đường vụ 2014/2015 chỉ còn bằng một nửa so với vụ 2010/2011. Biên LN gộp đã sụt giảm mạnh từ năm 2012 so với thời kỳ đỉnh cao trước đó.

Dòng tiền SXKD mạnh GIÚP giảm áp lực nợ vay

Việc gia tăng vay nợ giai đoạn 2011-2012 để tài trợ cho các dự án trọng điểm khiến chi phí lãi vay tăng đột biến đã tạo gánh nng lên biên lợi nhuận mỏng của DN trong thời buổi ngành mía đường khó khăn.

Tuy nhiên, nhờ duy trì ổn định nguồn thu, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN khỏe mạnh đã giúp DN nhanh chóng tất toán các khoản nợ vay dài hạn 2 năm sau đó. Đến nay, dư nợ vay đã giảm bớt và lãi suất ở mức ưu đãi hơn nhiều. Cơ cấu nguồn vốn về trạng thái cân bằng và khả năng thanh toán an toàn hơn. Bên cạnh đó, vốn cổ phần của LSS vừa tăng thêm 200 tỷ cuối năm 2014 do chuyển đổi từ trái phiếu phát hành năm 2012.

NĂNG SUẤT & CHẤT LƯỢNG MÍA TĂNG QUA CÁC VỤ

Nguyên liệu mía thường chiếm khoảng 80% giá thành sản xuất đường. Do đó, để gia tăng năng lực cạnh tranh và lợi nhuận, chương trình làm mới cây mía được LSS triển khai quyết liệt trong những năm gần đây. Bằng việc áp dụng thâm canh, bón phân, quy hoạch vùng trồng, nghiên cứu ứng dụng CNC trong cung cấp giống mía... năng suất và chất lượng mía vùng Lam Sơn tăng nhanh qua các niên vụ và dự kiến sẽ tăng mạnh trong 1-2 năm tới. Vừa qua, LSScũng đã đầu tư thử nghiệm máy thu hoạch hiệu John Deere của Mỹ trong cơ giới hóa, có thể thay thế 250-300 lao động/ngày, được đánh giá là thành công cả về năng suất và hiệu quả.

TĂNG TỶ TRỌNG ĐƯỜNG RE CẢI THIỆN BIÊN LN

Kể từ sau khi đầu tư mở rộng, nâng công suất và đổi mới công nghệ nhà máy đường 2, tiếp đó là hoàn thành dự án ‘‘Hoàn thiện công suất đường’’ và đưa vào vụ ép 2014/2015 thành công giúp nâng tỷ trọng sản lượng đường RE/RS lên 80/20 thay vì 50/50 như trước đó. Đường RE có chất lượng cao hơn đường RS nên có giá bán cao hơn sẽgiúp cải thiện đáng kể biên LN gộp trong năm nay. Theo Chủ tịch LSS, hiện đường luyện RE chỉ mới đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu. Việc gia tăng sản phẩm này đã giúp LSS kéo được nhiều khách hàng là những nhà sản xuất lớn như Cola Cola, Pepsi, Kinh Đô và ký kết các hợp đồng dài hạn, mua số lượng lớn…

TĂNG NGUỒN THU TỪ CÁC PHẾ PHỤ PHẨM SAU ĐƯỜNG

Mật rỉ - Nhiên liệu Ethanol

Bên cạnh việc sản xuất đường (thường mang lại 85-90% tổng DT), LSS còn sở hữu nhà máy cồn sản xuất nhiên liệu ethanol (lên men từ phụ phẩm mật rỉ thu được trong quá trình kết tinh đường) với công suất 15-20 triệu lít cồn/năm, doanh thu mang lại khoảng 200-300 tỷ đồng/năm và có biên LN gộp lên đến 30%, cao hơn nhiều so với việc bán mật rỉ thông thường (biên LN gộp chỉ 1%).

Tuy nhiên nhà máy này đã phải tạm dừng từ tháng 7/2013 do vấn đề ô nhiễm môi trường và đang trong quá trình khắc phục mục tiêu hoạt động trở lại vào năm 2016.

 

Điện từ bã mía

Ngoài ra LSS còn có nhà máy nhiệt điện 12.5 MW vừa tận dụng nguồn bả mía để phát điện, tiết kiệm chi phí và chủ động năng lượng cho sản xuất sinh hoạt, kỳ vọng mỗi năm tăng thêm trên dưới 100 triệu KW/h điện cho mạng lưới Quốc gia. Tuy nhiên biên LN mang lại không cao.

Vừa qua, Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành ngày 24/03/2014 với nội dung chính là điều chỉnh giá điện sinh khối lên hơn 35-40% sẽ giúp các doanh nghiệp mía đường có nhà máy nhiệt điện hưởng lợi.

KQKD Q1/2015 SỤT GIẢM MẠNH

DTT chỉ đạt 273.9 tỷ đồng, giảm 35.9% yoy và LNTT ở mức gần 9 tỷ đồng, giảm đến 48.9% yoy và còn cách xa con số dự kiến 16 tỷ đồng trước đó của LSS. Theo đó, LSS chỉ mới hoàn thành 16% kế hoạch DT và 9% kế hoạch LN năm 2015.

Mặc dù biên LN gộp tiếp tục cải thiện nhẹ khi đạt 14% (cùng kỳ 2014 là 13.5% và cả năm 2014 là 11.9%) và CP lãi vay giảm mạnh 50% nhưng CP bán hàng tăng mạnh 69% và CP quản lý doanh nghiệp chỉ giảm 9% nên tỷ trọng 2 khoản CP này trên DTT tăng mạnh lên 8.7% DTT (cùng kỳ 2014 là 4.6% và cả năm 2014 là 4.8%) đã ăn mòn LN.

Hàng tồn kho cuối Q1/2015 ở mức 718.9 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng thời điểm năm trước.

GIÁ ĐƯỜNG CÓ XU HƯỚNG TĂNG TRỞ LẠI

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh và lợi nhuận bằng biện pháp hạ giá thành sản xuất là giải pháp mang tính lâu dài và sẽ vướng phải không ít khó khăn, thách thức do đó chưa thể mang lại những chuyển biến tích cực nhanh trong ngắn hạn. Với kết quả kinh doanh Q1/2015 giảm sút do nhu cầu thị trường yếu và giá đường vẫn ở mức thấp, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh của LSS sẽ diễn biến tích cực hơn ở các quý sau khi giá đường có xu hướng tăng do kiểm soát tốt hơn lượng đường nhập lậu và nhu cầu cải thiện.

KẾ HOẠCH 2015 LỢI NHUẬN TĂNG TRƯỞNG CAO

Năm 2015, LSS đặt ra kế hoạch DTT đạt 1,716 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2014 và LNST đạt 78 tỷ đồng, tăng 52% so với năm 2014, cổ tức ở mức 8% (tăng so với mức 5.5% năm 2014). So với tài liệu ĐHCĐ trước đó, LNTT theo kế hoạch đã điều chỉnh giảm 20 tỷ đồng còn 100 tỷ đồng dựa trên đánh giá lại về kế hoạch sản xuất cồn và điện của năm 2015. Cụ thể:

§   Nhà máy cồn chưa đưa vào hoạt động trở lại do đó ảnh hưởng đến doanh số, dự kiến sẽ chuyển sang hoạt động năm 2016.

§   Lợi nhuận nhà máy điện chưa đạt kế hoạch, công suất tối đa chỉ được dưới 50 triệu kWh. Dự kiến năm 2016 sẽ tăng hơn.

Theo đó, Ban lãnh đạo LSS cho rằng khả năng hoàn thành kế hoạch 2015 sẽ đến từ đẩy mạnh bán đường tinh luyện.

ĐỊNH GIÁ TƯƠNG ĐỐI HẤP DẪN

Kế từ năm 2012, khi DA nâng cấp khi nhà máy đường 2 gắn với nhà máy điện đi vào hoạt động, khoản khấu hao tăng cao đã làm giảm mạnh lợi nhuận của doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) dựa trên những giả định về cải thiện biên LN gộp và doanh thu tăng trưởng nhẹ qua các năm, chúng tôi xác định giá trị hợp lý của doanh nghiệp ở mức 17,960 đồng/cp, cao hơn 71% so với thị giá ngày 23/06/2015. 

Chúng tôi cho rằng năm 2015, LSS có khả năng hoàn thành 95% kế hoạch DT và LN đề ra. Theo đó, EPS 2015 ước đạt 937 đồng/cp, P/E 2015 khoảng11.6 lần (trung bình ngành là 10.4 lần).

RỦI RO – THÁCH THỨC

Thách thức đến từ chương trình “Làm mới lại cây mía, hạt đường” của LSS do đặc tính đất đai, diện tích trồng mía tại đây đang rất manh mún, nhỏ lẻ, nông dân khó có thể cơ giới hóa sản xuất, trình độ thâm canh tăng năng suất của người trồng mía còn thấp, việc áp dụng các giải pháp khoa học tiến bộ một cách đại trà không đơn giản, dẫn tới năng suất không cao. Giải pháp của Công ty là đầu tư trung tâm giống công nghệ cao, hướng nông dân tổ chức lại đồng ruộng, cách thức canh tác để tới đây có thể nâng năng suất, chất lượng đường. Tuy nhiên, đây là kế hoạch dài hơi và không hề đơn giản.

Thị trường mía đường năm 2015 được dự báo vẫn trong tình trạng cung vượt cầu. Ước lượng đường tồn kho năm 2015 theo Bộ NN&PTNT (chưa tính đường nhập lậu lên đến 500 nghìn tấn/năm) vào khoảng 481 nghìn tấn, trong khi năm 2014 khoảng 200 nghìn tấn. Điều này sẽ tiếp tục tạo áp lực lên giá đường trong nước, trong khi thị trường thế giới được dự báo sẽ tiếp tục khó có khả năng tăng giá.

Giá thành đường của Việt Nam luôn đứng vào hàng cao nhất thế giới. Niên vụ 2014/2015, giá mía nguyên liệu trong nước dao động từ 800,000-1 triệu đồng/tấn mía 10 CCS (tại Thái Lan và Brazil chỉ khoảng 600.000 đồng/tấn). Theo đó nếu chưa thể tăng năng lực cạnh tranh trong thời gian tới, khi hàng rào thuế quan khu vực ASEAN được dỡ bỏ, cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường trong nước sẽ vô cùng khó khăn.

Theo lộ trình hội nhập AFTA, chậm nhất đến đầu năm 2018, nước ta sẽ xóa bỏ bảo hộ đối với mặt hàng đường, thuế suất thuế nhập khẩu là thuế suất cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 5%, đồng nghĩa với việc tự do hóa nhập khẩu đường trong các nước ASEAN.

 

Nguồn: Analyst Nguyễn Trịnh Ngọc Thủy, VFS Research

Tags:

Stocks

Hai cái cây, bạn sẽ chặt cây nào?

by Life23/06/2015 17:07

Thầy hỏi: "Nếu các trò lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các em sẽ chặt gốc nào?"

***

Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói: "Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi."

Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói: "Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi."

Thầy cười cười, nói: "Gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các em sẽ chặt cây nào?"

Chúng tôi nghĩ, cây thông tương đối trân quý, nên trả lời: "Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không được bao nhiêu tiền!"

Thầy mang theo nụ cười không đổi nhìn chúng tôi, hỏi: "Nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo xiêu vẹo, các em sẽ chặt cây nào?"

Chúng tôi cảm thấy có chút nghi hoặc, liền nói: "Nếu là như vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!"

Ánh mắt thầy lóe lên, chúng tôi đoán là thầy sẽ thêm điều kiện nữa, quả nhiên, thầy nói: "Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?"

Tuy không hiểu nổi trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ, nói: "Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!"

Sau đó thầy liền hỏi: "Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?"

Chúng tôi dứt khoát không suy nghĩ kết luận của thầy là gì nữa, liền nói: "Vậy chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!"

Thầy không để chúng tôi thở, liền hỏi: "Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?" Cuối cùng, có người hỏi: "Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?"

Thầy thu hồi nụ cười, nói: "Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!"

Một người, chỉ khi trong nội tâm đã có mục tiêu từ trước, thì lúc làm việc mới không bị đủ loại điều kiện và hiện tượng bên ngoài mê hoặc. Mục tiêu của bạn đã rõ ràng sao? Tư tưởng thông suốt, mới có thể kiên trì. (st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu