Đường cong Phillips

by finandlife16/12/2015 23:43

Nhân dịp đọc tin tức về việc FED nâng lãi suất, tối 16/12/2015, nhận thấy khái niệm cũ nhưng có lẽ đối với nhiều bạn, có thể lâu quá nên không nhớ, hoặc những anh/chị làm ngoài ngành sẽ lờ mờ không hiểu. Tôi xin note lại ở đây để mọi người cùng nắm.

Đường cong Phillips đại ý nói rằng lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch đảo. Các nhà điều hành chính sách có thể lợi dụng điểm này để điều hành nền kinh tế.

Ví dụ, nếu thất nghiệp đang cao và lạm phát đang thấp, nhà điều hành có thể kích thích tổng cầu, khi đó thất nghiệp sẽ giảm và tạo điều kiện cho lạm phát tăng trở lại.

Tuy vậy, hiện tượng đình lạm (stagflation) vào thập niên 1970 đã làm cho lý thuyết này lung lay, nền kinh tế khi đó xảy ra đồng thời cả hiện tượng thất nghiệp cao và lạm phát cao. Tuy vậy, trong hầu hết thời gian khác lạm phát và thất nghiệp thường có thể đánh đổi lẫn nhau.

Nguyên bản của đường cong Phillips là nghiên cứu mối quan hệ giữa tiền lương và tỷ lệ thất nghiệp, theo đó, tỷ lệ thất nghiệp thường cao khi tiền lương giảm và ngược lại. Sau đó, tác giả mới tìm được bằng chứng cho thấy giữa thất nghiệp và lạm phát có mối tương quan nghịch.

Vậy cơ chế đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát như thế nào?

Việc tăng lên của tổng cầu từ AD lên AD2 làm cho tăng trưởng GDP tăng từ Y1 lên Y2, tăng trưởng kinh tế cao hơn giúp doanh nghiệp thuê mướn nhiều lao động hơn và thất nghiệp giảm.

Tuy vậy, khi nền kinh tế càng gần đến công suất tối đa, thì áp lực lạm phát sẽ gia tăng. Với tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn, nhân công có nhu cầu cao hơn nhờ tiền lương gia tăng và doanh nghiệp có thể gia tăng giá bán nhờ cầu tăng.

Mọi việc không đơn giản như vậy, vì sự thất bại của lý thuyết vào những năm 1970 mà quan điểm đường cong Phillips của những nhà kinh tế tiền tệ có chút khác biệt.

Họ cho rằng, khi tổng tổng cầu tăng lên, nhu cầu lao động giúp tiền lương danh nghĩa tăng lên. Khi người lao động thấy tiền lương danh nghĩa tăng lên họ sẽ làm nhiều giờ hơn để tìm kiếm thu nhập, nhưng sự thật không phải vậy, sự tăng lên của tiền lương kia là do lạm phát, nên dẫn đến kỳ vọng của người lao động sẽ thay đổi, họ giảm giờ làm trở lại và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên như cũ.

Tóm lại

Nếu nền kinh tế đang vận hành dưới công suất tối đa, hầu hết nhà kinh tế học đều đồng ý lạm phát và thất nghiệp có thể đánh đổi nhau trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn thì phải xem lại.

Để thực chứng lý thuyết vào thực tế điều hành chính sách, các bạn có thể đọc bài “Why Fed may hike rates before seeing whites of inflation's eyes”

ANALYSIS By Jason Lange  

10/28/2015, 3:31:27 AM

WASHINGTON, Oct 27 (Reuters) - Further falls in America's jobless rate will lead inflation to start rising early next year, according to a forecast based on research Federal Reserve Chair Janet Yellen has cited as shaping her confidence a rate hike could be needed this year.

Yellen has recently faced a rebellion at the central bank, with two Fed governors arguing that rate hikes should be delayed because of a breakdown in the tendency of low unemployment to fuel faster inflation, a relationship called the Phillips curve.

Governor Lael Brainard said this month that the Phillips curve relationship was "at best, very weak at the moment" while Daniel Tarullo said it has not been "operating effectively for 10 years now."

With the Fed's rate-setting committee meeting on Tuesday and Wednesday, Yellen and Vice Chair Stanley Fischer may seek to show the bank should not wait for inflation to appear before hiking rates. Both Yellen and Fischer have backed the relationship between jobs and inflation.

"The Phillips curve is alive and well," said Robert Gordon, an academic at Northwestern University whose 2013 paper on the subject was cited by Yellen and Fischer in speeches this year.

Gordon said the key reading to watch for signs of inflation was the short-term unemployment rate, those out of work less than six months, rather than the overall jobless rate. The relationship between that short-term joblessness and prices has held for 50 years, he said.

The short-term rate appears to matter because businesses set wages based on plausible candidates for a job, so the surge in people out of work for long spells since the recession might not influence inflation.

The short-term jobless rate has sunk to 3.7 percent, which is lower than it was at the outset of the 2007-09 recession. The overall unemployment rate is currently 5.1 percent.

Gordon's projection is that the short-term rate will sink to 3.5 percent by the end of 2016 and 3.3 percent by early 2017.

Inflation excluding food and energy, currently at 1.3 percent, would start slowly in the first quarter of 2016, with overall inflation rising from its current 0.3 percent rate to the Fed's 2 percent target by 2020, Gordon said.

Many Fed policymakers actually expect inflation will rise more quickly, so Gordon's projections are not an argument for the Fed to more aggressively head off price increases.

They do, however, shed light on why the Yellen and others at the Fed are confident inflation will rise.

"Considerable historical evidence suggests that inflation will eventually begin to rise as resource utilization continues to tighten," Yellen said in a March speech in which she cited Gordon's paper as supporting her belief in the Phillips curve.

Fischer cited Gordon's paper in August at the Fed's Jackson Hole conference, arguing the labor market played "at least some ongoing role" in determining inflation even though import prices can mask inflationary pressure created by employment.

Gordon's projections do not consider the chance a global economic slowdown could increase joblessness and stop inflation dead in its tracks, or that a decline in imported oil prices could keep inflation low.

But inflation could be expected to accelerate whenever the short-term rate was below 3.9 percent, which Gordon estimated would correspond to a total unemployment rate of 5.3 percent.

 

 

-------------------------

http://www.econlib.org/

The Phillips curve represents the relationship between the rate of inflation and the unemployment rate. Although he had precursors (phụ trách trước), A. W. H. Phillips’s study of wage inflation and unemployment in the United Kingdom from 1861 to 1957 is a milestone in the development of macroeconomics. Phillips found a consistent inverse relationship: when unemployment was high, wages increased slowly; when unemployment was low, wages rose rapidly.

Tìm được bằng chứng mối quan hệ giữa thất nghiệp và tiền lương, theo đó, thất nghiệp cao, tường lương tăng chậm; khi thất nghiệp thấp, tiền lương tăng nhanh chóng.

Phillips conjectured (mô phỏng, phỏng đoán)that the lower the unemployment rate, the tighter the labor market and, therefore, the faster firms must raise wages to attract scarce (khan hiếm) labor. At higher rates of unemployment, the pressure abated (dịu bớt). Phillips’s “curve” represented the average relationship between unemployment and wage behavior over the business cycle. It showed the rate of wage inflation that would result if a particular level of unemployment persisted (dai dẳng)for some time.

Economists soon estimated Phillips curves for most developed economies. Most related general price inflation, rather than wage inflation, to unemployment. Of course, the prices a company charges are closely connected to the wages it pays. Figure 1 shows a typical Phillips curve fitted to data for the United States from 1961 to 1969. The close fit between the estimated curve and the data encouraged many economists, following the lead of Paul Samuelson and Robert Solow, to treat the Phillips curve as a sort of menu of policy options. For example, with an unemployment rate of 6 percent, the government might stimulate the economy to lower unemployment to 5 percent. Figure 1 indicates that the cost, in terms of higher inflation, would be a little more than half a percentage point. But if the government initially faced lower rates of unemployment, the costs would be considerably higher: a reduction in unemployment from 5 to 4 percent would imply more than twice as big an increase in the rate of inflation—about one and a quarter percentage points.

Các nhà kinh tế nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát giá cả và thất nghiệp quan hệ mật thiết hơn cả tiền lương và thất nghiệp ở những quốc gia phát triển.

At the height of the Phillips curve’s popularity as a guide to policy, Edmund Phelps and Milton Friedman independently challenged its theoretical underpinnings. They argued that well-informed, rational employers and workers would pay attention only to real wages—the inflation-adjusted purchasing power of money wages. In their view, real wages would adjust to make the supply of labor equal to the demand for labor, and the unemployment rate would then stand at a level uniquely associated with that real wage—the “natural rate” of unemployment.

Figure 1 The Phillips Curve, 1961–1969

 

Source: Bureau of Labor Statistics.

Note: Inflation based on the Consumer Price Index.

Both Friedman and Phelps argued that the government could not permanently trade higher inflation for lower unemployment. Imagine that unemployment is at the natural rate. The real wage is constant: workers who expect a given rate of price inflation insist that their wages increase at the same rate to prevent the erosion of their purchasing power. Now, imagine that the government uses expansionary monetary or fiscal policy in an attempt to lower unemployment below its natural rate. The resulting increase in demand encourages firms to raise their prices faster than workers had anticipated. With higher revenues, firms are willing to employ more workers at the old wage rates and even to raise those rates somewhat. For a short time, workers suffer from what economists call money illusion: they see that their money wages have risen and willingly supply more labor. Thus, the unemployment rate falls. They do not realize right away that their purchasing power has fallen because prices have risen more rapidly than they expected. But, over time, as workers come to anticipate higher rates of price inflation, they supply less labor and insist on increases in wages that keep up with inflation. The real wage is restored to its old level, and the unemployment rate returns to the natural rate. But the price inflation and wage inflation brought on by expansionary policies continue at the new, higher rates.

Friedman’s and Phelps’s analyses provide a distinction between the “short-run” and “long-run” Phillips curves. So long as the average rate of inflation remains fairly constant, as it did in the 1960s, inflation and unemployment will be inversely related. But if the average rate of inflation changes, as it will when policymakers persistently try to push unemployment below the natural rate, after a period of adjustment, unemployment will return to the natural rate. That is, once workers’ expectations of price inflation have had time to adjust, the natural rate of unemployment is compatible with any rate of inflation. The long-run Phillips curve could be shown on Figure 1 as a vertical line above the natural rate. The original curve would then apply only to brief, transitional periods and would shift with any persistent change in the average rate of inflation. These long-run and short-run relations can be combined in a single “expectations-augmented” Phillips curve. The more quickly workers’ expectations of price inflation adapt to changes in the actual rate of inflation, the more quickly unemployment will return to the natural rate, and the less successful the government will be in reducing unemployment through monetary and fiscal policies.

The 1970s provided striking confirmation of Friedman’s and Phelps’s fundamental point. Contrary to the original Phillips curve, when the average inflation rate rose from about 2.5 percent in the 1960s to about 7 percent in the 1970s, the unemployment rate not only did not fall, it actually rose from about 4 percent to above 6 percent.

Most economists now accept a central tenet of both Friedman’s and Phelps’s analyses: there is some rate of unemployment that, if maintained, would be compatible with a stable rate of inflation. Many, however, call this the “nonaccelerating inflation rate of unemployment” (NAIRU) because, unlike the term “natural rate,” NAIRU does not suggest that an unemployment rate is socially optimal, unchanging, or impervious to policy.

A policymaker might wish to place a value on NAIRU. To obtain a simple estimate, Figure 2 plots changes in the rate of inflation (i.e., the acceleration of prices) against the unemployment rate from 1976 to 2002. The expectations-augmented Phillips curve is the straight line that best fits the points on the graph (the regression line). It summarizes the rough inverse relationship. According to the regression line, NAIRU (i.e., the rate of unemployment for which the change in the rate of inflation is zero) is about 6 percent. The slope of the Phillips curve indicates the speed of price adjustment. Imagine that the economy is at NAIRU with an inflation rate of 3 percent and that the government would like to reduce the inflation rate to zero. Figure 2 suggests that contractionary monetary and fiscal policies that drove the average rate of unemployment up to about 7 percent (i.e., one point above NAIRU) would be associated with a reduction in inflation of about one percentage point per year. Thus, if the government’s policies caused the unemployment rate to stay at about 7 percent, the 3 percent inflation rate would, on average, be reduced one point each year—falling to zero in about three years.

Using similar, but more refined, methods, the Congressional Budget Office estimated (Figure 3) that NAIRU was about 5.3 percent in 1950, that it rose steadily until peaking in 1978 at about 6.3 percent, and that it then fell steadily to about 5.2 by the end of the century. Clearly, NAIRU is not constant. It varies with changes in so-called real factors affecting the supply of and demand for labor such as demographics, technology, union power, the structure of taxation, and relative prices (e.g., oil prices). NAIRU should not vary with monetary and fiscal policies, which affect aggregate demand without altering these real factors.

Figure 2 The Expectations-Augmented Phillips Curve, 1976–2002

 

Source: Bureau of Labor Statistics.

Note: Inflation based on the Consumer Price Index.

The expectations-augmented Phillips curve is a fundamental element of almost every macroeconomic forecasting model now used by government and business. It is accepted by most otherwise diverse schools of macroeconomic thought. Early new classical theories assumed that prices adjusted freely and that expectations were formed rationally—that is, without systematic error. These assumptions imply that the Phillips curve in Figure 2 should be very steep and that deviations from NAIRU should be short-lived (see new classical macroeconomics and rational expectations). While sticking to the rational-expectations hypothesis, even new classical economists now concede that wages and prices are somewhat sticky. Wage and price inertia, resulting in real wages and other relative prices away from their market-clearing levels, explain the large fluctuations in unemployment around NAIRU and slow speed of convergence back to NAIRU.

Figure 3 Nonaccelerating Inflation Rate of Unemployment

 

Source: Congressional Budget Office.

Some “new Keynesian” and some free-market economists hold that, at best, there is only a weak tendency for an economy to return to NAIRU. They argue that there is no natural rate of unemployment to which the actual rate tends to return. Instead, when actual unemployment rises and remains high for some time, NAIRU also rises. The dependence of NAIRU on actual unemployment is known as the hysteresis hypothesis. One explanation for hysteresis in a heavily unionized economy is that unions directly represent the interests only of those who are currently employed. Unionization, by keeping wages high, undermines the ability of those outside the union to compete for employment. After prolonged layoffs, employed union workers may seek the benefits of higher wages for themselves rather than moderating their wage demands to promote the rehiring of unemployed workers. According to the hysteresis hypothesis, once unemployment becomes high—as it did in Europe in the recessions of the 1970s—it is relatively impervious to monetary and fiscal stimuli, even in the short run. The unemployment rate in France in 1968 was 1.8 percent, and in West Germany, 1.5 percent. In contrast, since 1983, both French and West German unemployment rates have fluctuated between 7 and 11 percent. In 2003, the French rate stood at 8.8 percent and the German rate at 8.4 percent. The hysteresis hypothesis appears to be more relevant to Europe, where unionization is higher and where labor laws create numerous barriers to hiring and firing, than it is to the United States, with its considerably more flexible labor markets. The unemployment rate in the United States was 3.4 percent in 1968. U.S. unemployment peaked in the early 1980s at 10.8 percent and fell back substantially, so that by 2000 it again stood below 4 percent.

Modern macroeconomic models often employ another version of the Phillips curve in which the output gap replaces the unemployment rate as the measure of aggregate demand relative to aggregate supply. The output gap is the difference between the actual level of GDP and the potential (or sustainable) level of aggregate output expressed as a percentage of potential. This formulation explains why, at the end of the 1990s boom when unemployment rates were well below estimates of NAIRU, prices did not accelerate. The reasoning is as follows. Potential output depends not only on labor inputs, but also on plant and equipment and other capital inputs. At the end of the boom, after nearly a decade of rapid investment, firms found themselves with too much capital. The excess capacity raised potential output, widening the output gap and reducing the pressure on prices.

Many articles in the conservative business press criticize the Phillips curve because they believe it both implies that growth causes inflation and repudiates the theory that excess growth of money is inflation’s true cause. But it does no such thing. One can believe in the Phillips curve and still understand that increased growth, all other things equal, will reduce inflation. The misplaced criticism of the Phillips curve is ironic since Milton Friedman, one of the coinventors of its expectations-augmented version, is also the foremost defender of the view that “inflation is always, and everywhere, a monetary phenomenon.”

The Phillips curve was hailed in the 1960s as providing an account of the inflation process hitherto missing from the conventional macroeconomic model. After four decades, the Phillips curve, as transformed by the natural-rate hypothesis into its expectations-augmented version, remains the key to relating unemployment (of capital as well as labor) to inflation in mainstream macroeconomic analysis.

About the Author

Kevin D. Hoover is professor in the departments of economics and philosophy at Duke University. He is past president of the History of Economics Society, past chairman of the International Network for Economic Method, and editor of the Journal of Economic Methodology.

Further Reading

Cross, Rod, ed. Unemployment, Hysteresis, and the Natural Rate Hypothesis. Oxford: Blackwell, 1988.

Friedman, Milton. “The Role of Monetary Policy.” American Economic Review 58, no. 1 (1968): 1–17.

Lucas, Robert E. Jr. “Econometric Testing of the Natural Rate Hypothesis.” In Otto Eckstein, ed., The Econometrics of Price Determination. Washington, D.C.: Federal Reserve System, 1972.

Phelps, Edmund S. “Phillips Curves, Expectations of Inflation and Optimal Employment over Time.” Economica, n.s., 34, no. 3 (1967): 254–281.

Phillips, A. W. H. “The Relation Between Unemployment and the Rate of Change of Money Wage Rates in the United Kingdom, 1861–1957.” Economica, n.s., 25, no. 2 (1958): 283–299.

Samuelson, Paul A., and Robert M. Solow. “Analytical Aspects of Anti-inflation Policy.” American Economic Review 50, no. 2 (1960): 177–194.

Sheffrin, Steven M. Rational Expectations. 2d ed. Cambridge: Cambridge University Press, 1996.

 

Symposium: “The Natural Rate of Unemployment.” Journal of Economic Perspectives 11, no. 1 (1997): 3–108.

Source: finandlife|economicshelp|Reuters|http://www.econlib.org/

Tags:

Economics

TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM THÁNG 11.2015

by finandlife16/12/2015 09:37

Như chúng tôi đã nhận định trong Báo cáo chiến lược tháng trước: “Nền kinh tế Việt Nam sau một giai đoạn phục hồi tương đối rõ rệt đang chịu áp lực tăng trưởng chững lại trong quý IV. Tuy vậy, áp lực tăng trưởng chậm lại này là chưa rõ nét khi chủ yếu đến từ các yếu tố bên ngoài. Nền kinh tế Việt Nam vẫn được các tổ chức kinh tế tài chính lớn trên thế giới đánh giá là một trong những điểm sáng hiếm hoi của khu vực, nằm ngoài vòng xoáy tăng trưởng chậm lại của các thị trường mới nổi”… Số liệu kinh tế vĩ mô tháng 11 tiếp tục củng cố cho nhận định đó. Áp lực tăng trưởng chậm lại tiếp tục thể hiện ở các chỉ tiêu PMI ngành sản xuất, chỉ số sản xuất công nghiệp IIP, kim ngạch xuất khẩu… Trong khi đó, căng thẳng trên thị trường ngoại hối và thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong tháng tiếp tục gây áp lực lên chính sách tỷ giá và lãi suất năm 2016.

Sản xuất tiếp tục chững lại

Chỉ số PMI, IIP và xuất khẩu tháng này tiếp tục khẳng định xu hướng tăng trưởng chững lại của lĩnh vực sản xuất – động lực tăng trưởng chính của GDP năm nay - như đã đề cập trong tháng trước. Cụ thể:

Sau khi khi phục hồi nhẹ trong tháng 10 lên mức 50.1, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam lại tiếp tục giảm xuống dưới ngưỡng không thay đổi lần thứ 2 trong năm, đạt 49.4 điểm và là mức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.

Những điểm nổi bật:

·         Sản lượng ổn định mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới giảm nhẹ

·         Việc làm giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3

·         Chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tiếp tục giảm mạnh

Số lượng đơn đặt hàng mới trong tháng 11 đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, mặc dù chỉ là giảm nhẹ. Tương tự, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng giảm tháng thứ sáu liên tiếp. Mặc dù vậy sản lượng sản xuất vẫn được duy trì sau khi tăng nhẹ trong tháng 10. Trong khi số lượng việc làm đã giảm lần đầu tiên kể từ tháng 3.

Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP cũng tiếp tục xu hướng tăng trưởng chững lại những tháng gần đây, mặc dù xu hướng này là chưa thực sự rõ nét. Cụ thể, theo GSO, IIP tính chung 11 tháng đầu năm ước tăng 9.7% so với cùng kỳ năm trước, tương đương mức tăng của 10 tháng và thấp hơn mức tăng 9.8% của 9 tháng…

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2015 cũng chỉ tăng 8.3% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng 8.5% của 10 tháng và 13.6% của cùng kỳ. Tăng trưởng xuất khẩu vẫn chủ yếu đến từ khu vực FDI khi KNXK 11 tháng đầu năm của khu vực kinh tế trong nước chỉ chiếm 29.3% và giảm 2.6% so với cùng kỳ năm trước, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài không tính dầu thô chiếm 68.3% KNXK và tăng 18.4% so với cùng kỳ. 

Xuất khẩu tăng trưởng chậm lại chủ yếu do việc đồng tiền của các nước xuất khẩu khác giảm làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam so với các nước này. Trong khi đó, nhu cầu thế giới giảm đặc biệt từ Trung Quốc dự kiến sẽ còn tác động tiêu cực đến xuất khẩu thời gian tới, từ đó tiếp tục tác động đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp – một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm nay. Điều này dẫn đến áp lực tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Việt Nam trong Quý IV.

Thị trường ngoại hối có dấu hiệu căng thẳng trở lại trước khả năng FED tăng lãi suất

Sau hai tháng lắng dịu, thị trường ngoại hối cuối tháng 11 và những ngày đầu tháng 12 có dấu hiệu căng thẳng trở lại. Tỷ giá USD/VND niêm yết tại các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đang tiến sát mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đặc biệt, trong những ngày gần đây, tỷ giá bán của các NHTM đã tăng kịch trần. Khoảng cách giữa tỷ giá mua và bán cũng được thu hẹp. Ngân hàng đã nâng mạnh giá mua vào USD, trong khi giá bán ra không thể nâng tiếp do đã kịch trần cho thấy nhu cầu (và có thể là cả áp lực) mua vào là khá lớn.

Nguyên nhân tỷ giá tăng mạnh ngoài yếu tố mùa vụ, nhu cầu USD thanh toán cuối năm, chủ yếu là do yếu tố tâm lý trước sự mất giá của đồng Nhân dân tệ và kỳ vọng FED tăng lãi suất trong cuộc họp sắp tới (15 – 16/12). Còn nhớ đợt Nhân dân tệ mất giá mạnh giữa tháng 8, thị trường hàng hóa thế giới đã mất giá mạnh, đồng tiền của hàng loạt các quốc gia có quan hệ thương mại với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam cũng buộc phải phá giá đối ứng.

Chúng tôi cho rằng, với những áp lực hiện tại trên thị trường ngoại hối, nhiều khả năng NHNN sẽ phải điều chỉnh tỷ giá sớm trong năm 2016. Tuy vậy, với nguồn dự trữ ngoại hối ở mức khá cao hiện tại (mặc dù đã giảm 6.7 tỷ USD trong Quý 3 theo IMF), cùng với nguồn kiều hối dồi dào và lượng vốn FDI giải ngân tăng mạnh từ cuối Quý 2/2015… tỷ giá năm 2016 nhiều khả năng sẽ được điều hành theo hướng không có quá nhiều biến động (tránh cú sốc…).

Nguy cơ tăng lãi suất trong năm 2016

Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo chiến lược tháng trước, hiện nay, mặt bằng lãi suất vẫn đang diễn biến khá ổn định và được dự đoán không có nhiều biến động cho đến cuối năm 2015, tuy nhiên có một số dấu hiệu cho thấy lãi suất nhiều khả năng đã chạm đáy và nguy cơ tăng mặt bằng lãi suất có thể xảy ra trong năm 2016. Cụ thể (1) Tín dụng tăng trưởng nhanh hơn huy động gây áp lực lên thanh khoản hệ thống; (2) Thu ngân sách khó khăn do giá dầu giảm, áp lực bội chi ngân sách khiến chính phủ phải đẩy mạnh phát hành trái phiếu chính phủ, đồng thời tăng lãi suất trái phiếu để nhằm thu hút được lượng vốn cần thiết. Điều này làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất trong nước; (3) Khả năng FED tăng lãi suất trong cuộc họp tới là gần như chắc chắn, điều này làm thu hẹp mức chênh lệch giữa lãi suất VND và USD, làm giảm sức hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư nước ngoài, qua đó gây sức ép lên tỷ giá…

Theo thông tin từ NHNN, tính đến thời điểm cuối tháng 11/2015, tín dụng nền kinh tế tăng 15.44% so với đầu năm, là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 trong khi huy động vốn của các tổ chức tín dụng chỉ tăng 12.34% và tổng phương tiện thanh toán tăng 11.88% so với đầu năm. Đáng chú ý, tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) của toàn hệ thống ngân hàng tính đến cuối tháng 10 theo số liệu của NHNN đã ở mức 89.3%. Trong đó, tỷ lệ này đối với nhóm Ngân hàng thương mại Nhà nước (bao gồm Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank, Ngân hàng chính sách xã hội, NHTM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, NHTM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, NHTM TNHH MTV Đại Dương) lên tới 97.95%. Việc tín dụng tăng trưởng nhanh hơn huy động nếu tiếp tục kéo dài sẽ gây sức ép lớn lên thanh khoản hệ thống.

Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Để giải quyết tình trạng này, tuần đầu tháng 12, NHNN đã ban hành Thông tư số 23/2015/TT-NHNN về việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) và có hiệu lực từ ngày 28/1/2016. Theo thông tư này, bắt đầu từ quý I năm sau, có hai nhóm đối tượng TCTD được áp dụng. Trong đó, đối với các nhóm TCTD thuộc diện kiểm soát đặc biệt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được xem xét giảm về mức tối thiểu 0%. Đối với các tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém được chỉ định, NHNN sẽ xem xét giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo từng TCTD cụ thể.

Đây là động thái nhằm khẳng định cam kết của NHNN đảm bảo cho các Ngân hàng lớn không bị thiệt hại khi tham gia vào quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Thông qua chính sách này, dư địa cho tăng trưởng tín dụng và lợi suất tài sản sinh lãi của các ngân hàng này sẽ tăng lên, thanh khoản cũng như công tác cải tiến hiệu quả của các ngân hàng yếu kém mà nhóm này “giúp đỡ” sẽ được hỗ trợ thêm. Nhìn rộng ra, có thể thấy, đây là một động thái nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh lãi suất khó có thể giảm thêm như chúng tôi đã đề cập ở trên. Qua đó có thể phần nào thấy được định hướng chính sách tiền tệ theo hướng hỗ trợ tăng trưởng tín dụng năm tới của NHNN.

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước dự kiến sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong thới gian tới

Chúng tôi cho rằng, những tác động từ bên ngoài sẽ khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam trở nên khó khăn hơn trong thới gian tới. Cụ thể:

Thứ nhất, thị trường xuất khẩu sẽ gặp phải khó khăn do việc đồng tiền của các nước xuất khẩu khác giảm làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam so với các nước này. Bên cạnh đó, là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, thị trường nội địa Việt Nam đứng trước nguy cơ bị cạnh tranh mạnh bởi hàng hóa giá rẻ tràn sang từ Trung Quốc, khi tăng trưởng tại quốc gia này sụt giảm dẫn đến vấn đề công suất dư thừa… Điều này không chỉ tác động tiêu cực lên thị phần, sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp Việt, mà còn làm giá cả đầu ra có xu hướng giảm nhanh hơn giá đầu vào, như những gì đang xảy ra trong những tháng gần đây theo khảo sát PMI của Nikkei, dẫn đến việc lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm.

Thứ hai, thu ngân sách khó khăn do giá dầu, xuất khẩu giảm. Áp lực bội chi ngân sách trong bối cảnh phát hành trái phiếu khó khăn có thể sẽ dẫn đến việc tận thu ngân sách bằng cách truy thu các loại thuế, làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

Thứ ba, nguy cơ tăng lãi suất, tỷ giá làm tăng chi phí tài chính của doanh nghiệp…

 

Nguồn: Báo cáo chiến lược, VFS Research

Tags:

Economics

DIỄN BIẾN KINH TẾ THẾ GIỚI THÁNG 11.2015

by finandlife16/12/2015 09:19

Mỹ - Khả năng FED tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 12 tới gần như chắc chắn

Như chúng tôi đã đề cập trong báo cáo chiến lược tháng trước, nền kinh tế Mỹ đã đủ mạnh để FED có thể nâng lãi suất vào cuộc họp tháng 12 tới. Cụ thể, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức mục tiêu của FED 5% trong tháng 10, cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2008. Cùng với đó, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế cũng đã ghi nhận sự phục hồi, trong đó lạm phát và lạm phát lõi đã tăng lần lượt 0.2% và 1.9% so với cùng kỳ, tiến sát ngưỡng lạm phát mục tiêu của FED. Do đó, chúng tôi cho rằng, khả năng FED sẽ tăng lãi suất trong cuộc hợp vào ngày 15 – 16/12 tới là gần như chắc chắn. Mức tăng lãi suất lần này theo chúng tôi sẽ ở mức khoảng 0.25%.

Nguồn: Markit, VFS tổng hợp

ECB hạ lãi suất, giãn chương trình nói lỏng định lượng nhưng vẫn giữ nguyên mức mua trái phiếu chính phủ hàng tháng

Như đã đề cập trong các báo cáo chiến lược trước, nền kinh tế khu vực Eurozone đang phục hồi dần nhưng tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát vẫn chưa cho thấy tín hiệu cải thiện đáng kể. Điều này gây sức ép khiến ECB phải cân nhắc các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ. Sau khi giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp định kỳ tháng 10, ngân hàng này đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản 0.05% và đẩy lãi suất tiền gửi xuống mức -3% so với mức -2% hiện tại trong cuộc họp đầu tháng 12 vừa qua.

Bên cạnh đó, ECB cũng quyết định giãn chương trình nới lỏng định lượng (QE) thêm nửa năm, đến tháng 3-2017 (trước đó là tháng 9-2016), nhưng vẫn giữ nguyên mức mua trái phiếu chính phủ ở 60 tỷ EUR/tháng. Quyết định này gây thất vọng cho thị trường khi trước đó, thị trường kỳ vọng ECB sẽ tăng thêm khoảng 25% số tiền mua trái phiếu chính phủ hàng tháng. Vì vậy, đồng EUR đã lập tức tăng giá trong khi USD rớt giá mạnh sau quyết định này.

Trung Quốc – Sản xuất tiếp tục thu hẹp

Theo số liệu từ Tổng cục thống kê Trung Quốc, chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất đã giảm xuống 49.6 điểm trong tháng 11, mức thấp nhất kể từ tháng 08/2012. Trong khi đó, theo khảo sát của Caixin chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất Trung Quốc mặc dù tăng nhẹ so với tháng trước lên mức 48.6 điểm nhưng tiếp tục cho thấy sản xuất nước này đã thu hẹp tháng thứ 9 liên tiếp.

Sáu lần hạ lãi suất trong năm qua của Ngân hàng trung ương nước này là không đủ để hồi phục khu vực sản xuất, trong bối cảnh suy thoái bất động sản và dư thừa công suất công nghiệp. Mục tiêu tăng trưởng khoảng 7% của Thủ tướng Lý Khắc Cường có thể sẽ không đạt được, ngay cả khi có sự mở rộng trong ngành dịch vụ. Dự kiến, để ngăn chặn đà suy thoái, các chính sách nới lỏng sẽ tiếp tục được ban hành, bao gồm hạ lãi suất trong năm 2016 và tăng cường chi tiêu chính phủ.

Đồng Nhân dân tệ được thêm vào rổ SDR của IMF

Cuối tháng 11 vừa qua, IMF đã chính thức chấp thuận thêm đồng Nhân dân tệ vào rổ tiền tệ dự trữ quốc tế SDR với tỷ trọng là 10.92%. Mặc dù còn khá lâu nữa quyết định này mới có hiệu lực (từ 1/10/2016), nhưng đồng tiền này đã liên tục giảm giá trong những ngày gần đây. Ngân hàng Trung Ương nước này đã liên tục hạ tỷ giá tham chiếu, xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua.

Chúng tôi cho rằng, nếu như đợt giảm giá sốc vào đầu tháng 8 của đồng Nhân dân tệ là do Ngân hàng trung ương nước này thay đổi chính sách tỷ giá từ cột chặt với USD sang thả nổi trong biên độ, nhằm đáp ứng luật chơi mới nếu muốn vào rổ tiền tệ dự trữ quốc tế của IMF. Thì đợt mất giá lần này mang hơi hướng của việc đánh giá lại tương quan định giá của các đồng tiền, đặc biệt là sau khi CNY đã chính thực được chấp thuận vào SDR và thời điểm tăng lãi suất của FED đến gần. Giới quan sát cũng đang lo ngại Trung Quốc sẽ tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ trong bối cảnh dòng vốn thoái mạnh và sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng mạnh đến hàng loạt đồng tiền của các quốc gia có quan hệ thương mại với Trung Quốc, thị trường hàng hóa và tài chính thế giới.

GIÁ CẢ HÀNG HÓA THẾ GIỚI GIẢM MẠNH TRONG THÁNG 11

Số liệu từ Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), chỉ số giá cả hàng hóa tháng 11/2015 giảm mạnh 5.5% so với tháng trước, kéo dài chuỗi giảm giá lên tháng thứ 6 liên tiếp, với sự sụt giảm ở cả 3 nhóm hàng hóa nông nghiệp, kim loại và năng lượng. Như vậy, sau 11 tháng, chỉ số giá cả hàng hóa đã giảm 25.5% so với đầu năm, trong đó giá năng lượng giảm 30.3%, giá cả hàng hóa kim loại và nông nghiệp lần lượt giảm 26.6% và 16.9% so với đầu năm.

Nguồn: IMF, VFS tổng hợp

Trong nhóm hàng hóa năng lượng, Giá dầu thô quay đầu giảm mạnh 8.1% xuống mức 43.13 $/thùng sau 2 tháng tăng nhẹ trước đó trong bối cảnh sản lượng của các nhà sản xuất dầu trên toàn cầu tiếp tục duy trì ở mức cao (đặc biệt tại Mỹ và OPEC) và vượt xa đà tăng trưởng của lượng dầu tiêu thụ. Bên cạnh đó, giá dầu giảm một phần cũng do sức ép từ đồng USD tăng mạnh.

Giá gas tự nhiên tại Mỹ tiếp tục giảm 10.3% trong tháng 11, trung bình ở mức 2.08 $/mmbtu, để đáp ứng sự tăng trưởng nhanh chóng trong hàng tồn kho và tình trạng dư cung. Trong khi đó, giá than (Australia) tăng nhẹ 0.6% trong tháng.

Đối với các hàng hóa nông nghiệp, giá thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp thô giảm 2.62% và 2.24% trong tháng 11, trong khi giá đồ uống chỉ giảm nhẹ 0.09%. Giá thịt heo và thịt bò giảm lần lượt 20% và 4% so với tháng trước, chủ yếu do sản lượng sản xuất tăng tại Châu Âu, Nga và Mỹ. Giá gạo, đậu nành và ngô giảm lần lượt 0.6%, 2.5% và 3.1% sau khi tăng nhẹ vào tháng trước. Giá cà phê quay đầu giảm 3.2% sau khi tăng 4.2% tháng trước đó, do kỳ vọng FED tăng lãi suất dẫn đến việc đồng USD tăng giá kéo theo sự giảm giá của đồng nội tệ của các nước sản xuất cà phê khác. Giá tôm quay đầu tăng 5.7% sau khi giảm mạnh 27.5% tháng trước. Trong khi đó Giá đường tiếp tục tăng 5.3%, khi thị trường chuyển sang trạng thái thâm hụt.

Giá kim loại tiếp tục giảm mạnh 7.5% trong tháng 10, ở hầu hết các mặt hàng, chủ yếu do sản lượng sản xuất yếu kém từ Trung Quốc. Cụ thể, Quặng sắt giảm mạnh nhất với mức giảm 12%, tiếp theo là Nickel giảm 10%, Kẽm và Đồng giảm 8%, Chỉ giảm 6% và nhôm giảm 3% so với tháng trước.

Nguồn: Báo cáo chiến lược, VFS Research

Tags:

Economics

Lại sốc tỷ giá

by finandlife14/12/2015 23:43

Lịch sử liệu có lặp lại? Nửa cuối tháng 8 thị trường chứng kiến những phiên đổ lửa khi VND chịu áp lực giảm giá quá mạnh theo Nhân Dân Tệ (CNY). 

Tuy vẫn còn rất lâu nữa CNY mới chính thức có hiệu lực trong việc thêm vào SDR của IMF, nhưng đồng tiền này đã tạo sóng. Nếu như đợt tăng sốc vào đầu tháng 8 là vì ngân hàng trung ương thay đổi chính sách tỷ giá từ cột chặt với USD sang thả nổi trong biên độ, tỷ giá tham chiếu của ngày hôm sau sẽ cộng trừ một biên độ % so với tỷ giá đóng cửa ngày hôm trước, nhằm đáp ứng luật chơi mới nếu muốn vào rổ tiền tệ dự trữ quốc tế của IMF. Thì đợt mất giá lần này mang hơi hướng của việc đánh giá lại tương quan định giá của các đồng tiền, đặc biệt là sau khi CNY đã chính thực được chấp thuận vào SDR và thời điểm tăng lãi suất của FED đến gần.

 

“Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, nhớ lại đợt CNY mất giá mạnh giữa tháng 8, thị trường hàng hóa thế giới đã mất giá mạnh, đồng tiền của hàng loạt các quốc gia có quan hệ thương mại với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam cũng buộc phải phá giá đối ứng, thị trường chứng khoán đỏ lửa không kém. Xét mức độ giảm giá, hiện tại CNY đã rẻ hơn khá nhiều so với đợt giảm sốc giữa tháng 8, giá dầu hỏa và phong biểu của nhiều thị trường chứng khoán đang dò đáy ở vùng tương đương, VNIndex cũng đồng cảnh ngộ.

CDS của Việt Nam tăng mạnh trở lại, cho thấy rủi ro đang lớn, áp lực tỷ giá là thực sự.

Đối với nhiều nhà đầu tư chứng khoán, vấn đề quan tâm nhất hiện nay là khi nào thị trường ngừng rơi? Thật không dễ để đảm bảo chính xác timing, chỉ biết quá trình xác lập vùng cân bằng đang diễn ra, và ngay khi xác suất mua vào trung hạn có rủi ro thấp nhất, tôi sẽ sharing trước cho các bạn có comments email bên dưới bài viết này.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics

Thất bại ê chề và Tình bạn vô giá

by finandlife11/12/2015 10:15

Làm ăn thời buổi bấy giờ không ai ngồi đợi "hữu xạ tự nhiên hương". Phải năng động chạy đôn chạy đáo tiếp thị cho người ta biết mình, tin mình và làm ăn với mình. Khi còn đi vay cà phê để rang, chúng tôi đã dám bỏ tiền ra đăng ký tham gia một hội chợ ở thành phố Nha Trang. Tôi nghĩ không đâu có thể biết nhanh và lan tỏa thông tin tốt hơn cái chợ, dù dưới hình thức nào. Bao nhiêu tiền lời chúng tôi làm ăn được đều đập hết cho cú tiếp thị hoành tráng đầu đời này. Sau đó lại tiếp tục đi vay mượn cà phê. Tài sản đáng giá nhất của hãng là cái xe đạp cuốc mà hàng ngày chúng tôi thay phiên nhau đạp xe đi bỏ mối cà phê. Đã có những thời điểm mà chúng tôi bế tắc về suy nghĩ, về phương thức kinh doanh vì không bán được cà phê.

Không chỉ tham gia các đợt hội hè như vậy, hễ có cơ hội là chúng tôi tìm cách giới thiệu cà phê của mình. Năm 1995, nghe phong thanh Thủ tướng Võ Văn Kiệt về thăm và làm việc với tỉnh Đắk Lắk, tôi bật ngay ra ý nghĩ: phải giới thiệu cho được cà phê Trung Nguyên của mình với Thủ tướng. Nhưng tiếp cận với Thủ tướng để tặng bịch cà phê là không tưởng. Tôi chuẩn bị “quà tặng” của mình rất kỹ nhưng lần nào mon men tiếp cận cũng bị bật ra bởi hàng rào cảnh vệ. Không bỏ cuộc, tôi chuyển sang…tặng những gói quà cà phê này cho các anh cảnh vệ, với lời nhắn “quà của nhóm sinh viên Đại học Tây Nguyên gửi tặng Thủ tướng”. Sau này có dịp ngồi tiếp chuyện với bác Sáu Dân (Nguyên Thủ Tướng Võ Văn Kiệt), tôi nhắc lại kỷ niệm đó và hỏi là bác có nhận được quà không, ông chỉ cười. Tôi không biết món quà đó có tới tay Thủ tướng không nhưng tôi biết mình đã làm được một việc chấn động đối với chính cá nhân mình lúc đó: dám nghĩ, dám làm, tự đè bẹp được cái nhút nhát thông thường và không dè dặt trước cơ hội.

Chúng tôi đã tìm được một đối tác ở Long Xuyên và đã thuyết phục họ cùng hợp tác với chúng tôi mở lò rang xay chế biến cà phê, phân phối cà phê tại Miền Tây. Nhưng chỉ sau một vài tháng, chúng tôi thất bại hoàn toàn, mối liên kết và đồng thuận về tư tưởng hành động với đối tác bị phá vỡ. Tôi còn nhớ rất rõ cảm giác thất bại ê chề của đoàn quân chúng tôi khi lục tục cuốn gói với đồ dùng và lò quay cà phê tay cũ kỹ, là ly tách, là phin muỗng cà phê, là mấy bịch cà phê đi về Sài Gòn mà trong lòng ai cũng nặng trĩu không một tiếng nói, mỗi người một ý nghĩ khác nhau, mông lung và hoang mang. Cảm giác còn mang nặng sự giằng co về tư tưởng giữa sự dứt khoát và không dứt khoát với đối tác.

Riêng tôi lúc đó thì suy nghĩ rất rõ ràng: thà dứt khoát còn hơn vẫn cứ tiếp tục hợp tác trong sự khó khăn, toan tính đối phó với nội bộ thì đâu còn sức lực để bươn chải, để chiến đấu ngoài thị trường. Sự thất bại trong việc hợp tác đầu tiên này làm tôi rút ra được một kinh nghiệm: khi hợp tác thì phải đồng thuận về tư tưởng, phải chia sẻ được những suy nghĩ, phương thức kinh doanh và điều quan trọng nhất là phải chọn đúng đối tác.

Chuyến đi thu gom đồ dùng vật dụng từ Long Xuyên về Sài Gòn do một người bạn của chúng tôi làm. Sau khi dọn hết đồ ở Long Xuyên người bạn này chạy chiếc Honda Dame đón tôi và người bạn nữa. Chiếc xe thì nhỏ mà chở ba người nên chạy trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì bị công an thổi còi, phải chạy lạng lách lòng vòng và tôi còn nhớ khi chạy đến Công viên Bách Tùng Diệp bấy giờ (Ngã ba Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Tự Trọng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) thì chiếc xe không chịu nổi nên gãy làm đôi.

Tối hôm đó, ba chúng tôi ngồi nghỉ dưới gốc cây đa to ở công viên với chiếc xe gãy làm đôi và sự thất bại ê chề ở Long Xuyên nhưng lúc đó, chúng tôi lại nói chuyện về những ước mơ của mỗi người, về những mong ước của cái hãng cà phê bé nhỏ của chúng tôi.

Thất bại ở Long Xuyên làm chúng tôi cạn kiệt hoàn toàn về vốn liếng, công việc kinh doanh cà phê ở Buôn Ma Thuột cũng gặp nhiều bế tắc, chúng tôi không bán được cà phê, công việc kinh doanh chỉ cầm cự tính được từng ngày. Câu hỏi đặt ra thôi thúc chúng tôi là vốn liếng đâu để tiếp tục duy trì.

Lúc đó, chúng tôi có một người bạn đi làm đã được ba năm và dành dụm được trong suốt thời gian đó để mua một chiếc xe Dream trị giá khoảng gần 30 triệu. Tại thời điểm đó thì chiếc xe là cả một tài sản rất lớn của bản thân và gia đình. Chúng tôi suy nghĩ và quyết định ngỏ ý muốn mượn chiếc xe mang đi bán làm vốn kinh doanh. Chúng tôi đặt vấn đề với người bạn một cách chân phương: nếu đã cho mượn thì coi như đã mất và nếu thành công thì chúng tôi trả lại. người bạn đã về suy nghĩ và quyết định cho chúng tôi mượn xe đem đi bán.

Bây giờ tôi có đủ sức mua cả ngàn chiếc xe Dream nhưng vẫn không có chiếc xe nào quí giá bằng chiếc xe máy tình bạn của chúng tôi ngày đó cộng với sự phiêu lưu của tuổi trẻ. Giá trị vô giá của tình bạn là ở những thời điểm khó khăn nhất có những người bạn đã chia sẻ, sát cánh cùng chúng tôi bắt đầu việc tiếp tục gây dựng Hãng cà phê Trung Nguyên.

 

Nguồn: Vua Café

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu