Cảm sau khi xem các em U19 Việt Nam thua Indonesia trong trận chung kết

by finandlife23/09/2013 09:15

Đã rất rất lâu rồi tôi mới có cái cảm giác đó, cải cảm giác lâng lâng tự hào, niềm vui vỡ ào khi các cầu thủ của chúng ta đi bóng, đối mặt khung gỗ và tạo ra những pha bóng nguy hiểm. Niềm tin về một tương lai tự dưng lại ào ào tuôn chảy, một niềm tin mà dường như đã chết từ khá lâu rồi!

U19 của Việt Nam năm nay tham dự giải vô địch Đông Nam Á mang hơi thở của bóng đá hiện đại, các em chơi bóng nhuần nhuyễn, hiểu ý và có kỹ thuật rất tốt. Nhưng tất cả điều đó vẫn chưa đủ thuyết phục người hâm mộ Việt Nam nếu không thấy các em có một lối chơi đẹp, fair play và hiền như ma sơ đến thế! Bất chấp đối thủ “bỏ bóng đá người”, các em vẫn kiên định trình diễn thứ bóng đá thật sự, không phạm lỗi, không gây chấn thương cho đối thủ, tất cả chỉ là bóng đá và bóng đá.

Đạo đức của người cầu thủ và lối chơi đẹp không chặt chém của các em có lẽ là một điều gì đó vô cùng xa lạ với nền bóng đá Đông Nam Á này. Hôm nay tuy các em thua, nhưng các em như một liều thuốc trấn tỉnh cho toàn thể nền bóng đá của khu vực. Chúng ta muốn đưa bóng đá chúng ta đi xa đi mạnh hơn nữa, hướng đến tầm Châu lục và thế giới thì các bạn phải thay đổi ngay từ bây giờ, hãy học tập cách đá của các cầu thủ U19 Việt Nam.

Cảm ơn các em, cảm ơn sự tuyệt diệu mà các em mang lại cho chúng tôi - những người say mê bóng đá đến cuồng nhiệt! Và hơn hết, cảm ơn các em đã mang niềm tin trở lại với hàng triệu trái tim hâm mộ Việt Nam. 

Nguồn: finandlife

Tags:

StoriesofLife

Vai kịch cuối cùng

by Life20/09/2013 10:40

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

Mỗi buổi chiều, ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.

Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ, ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy, háo hức đưa tay vẫy, chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.

Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người."

Hôm sau, người em thấy ông giở chiếc vali hoá trang ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm, lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu, ông thầm nghĩ: " Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..."

Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa. Người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm diễn huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.(st toikhacbiet.vn)

Tags:

StoriesofLife

Hãy là đại bàng tung cánh trên trời cao

by Life17/09/2013 10:23


Ngày xưa, có một ngọn núi lớn, bên sườn núi có một tổ chim đại bàng. Trong tổ có bốn quả trứng lớn. Một trận động đất xảy ra làm rung chuyển ngọn núi, một quả trứng đại bàng lăn xuống và rơi vào một trại gà dưới chân núi. Một con gà mái tình nguyện ấp quả trứng lớn ấy.

 

Hãy là đại bàng tung cánh trên trời cao

Một ngày kia, trứng nở ra một chú đại bàng con xinh đẹp, nhưng buồn thay chú chim nhỏ được nuôi lớn như một con gà. Chẳng bao lâu sau, đại bàng cũng tin nó chỉ là một con gà không hơn không kém. Đại bàng yêu gia đình và ngôi nhà đang sống, nhưng tâm hồn nó vẫn khao khát một điều gì đó cao xa hơn. Cho đến một ngày, trong khi đang chơi đùa trong sân, đại bàng nhìn lên trời và thấy những chú chim đại bàng đang sải cánh bay cao giữa bầu trời.

“Ồ – đại bàng kêu lên – Ước gì tôi có thể bay như những con chim đó”.

Bầy gà cười ầm lên: “Anh không thể bay với những con chim đó được. Anh là một con gà và gà không biết bay cao”.

Đại bàng tiếp tục ngước nhìn gia đình thật sự của nó, mơ ước có thể bay cao cùng họ. Mỗi lần đại bàng nói ra mơ ước của mình, bầy gà lại bảo nó điều không thể xảy ra. Đó là điều đại bàng cuối cùng đã tin là thật. Rồi đại bàng không mơ ước nữa và tiếp tục sống như một con gà. Cuối cùng, sau một thời gian dài sống làm gà, đại bàng chết.

can đảm lên và chiến thắng nỗi sợ hãi của bạn

Lời bàn:

Trong cuộc sống đời cũng vậy: Nếu bạn tin rằng bạn là một người tầm thường, bạn sẽ sống một cuộc sống tầm thường vô vị, đúng như những gì mình đã tin. Nhiều người đã từng tin và bỏ công sức để đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, nhưng giữa cuộc sống xã hội họ đã quên mất mình là ai, và đã đánh mất nguyện ước xưa kia của mình. Vậy nếu bạn có một ước mơ chân chính, hãy cố thực hiện ước mơ của mình! {VnTim™}

Tags:

StoriesofLife

Bước chân tới thiên đường

by Life12/09/2013 22:28

“Có một câu chuyện tôi muốn kể cho các em. Các em có thể buồn, nhưng điều này cần thiết. Trước hết tôi xin lỗi khi giấu tất cả các em, Kim không phải là một giáo viên...”

Dựa trên một tình tiết có thật tại Minnesota

Dành lời cảm ơn tới Jenny Foxx

***

Tháng hai. Ngày thứ ba.

Tôi bị dị ứng, không phải tôm cua cá mực ngao sò ốc hến, mà là dị ứng đến trường. Tôi là một người ghét chủ nghĩa học hành.Bệnh này không phải là hiếm, vì thế người ta thường tạo ra nhiều thứ hứng thú ở trường để lôi cuốn học sinh đến hơn. Ví dụ như bóng rổ, ví dụ như các party đầu tuần, ví dụ như các cuộc thi "queen of school"...Nếu như phân tích một cách kỹ lưỡng thì các vấn đề khiến cho tôi (và một cơ số những người khác) không thích đến trường đó là giáo trình học tập thiếu đổi mới, sự giảng dạy kém sáng tạo, và cơ sở vật chất đuối kém.

Thôi, tôi không nói nữa kẻo nó sa đà vào sự phê phán (mà thực ra nó đúng là như thế!), tôi sẽ chuyển sang nói về một người đã khiến cho tôi thích thú đến trường hơn. Đó là một chàng trai, tất nhiên là rất đẹp trai...

Tôi đùa đấy! Trường tôi chả có chàng nào đẹp trai, hoặc là đẹp trai một cách xinh gái, mà tôi chúa ghét dạng con trai như thế. (Nghe này các chàng trai, một trong những cách để làm mình đẹp trai đó là trước hết hãy chứng tỏ mình là con trai, điểm này càng ngày càng thiếu trầm trọng =.= ) Đó là một giáo viên, dễ hiểu đó là một giáo viên mới xuất hiện trong trường tôi.

Anh tên là Kim. Tôi, rất thích thú, chỉ có thể gọi là anh bởi Kim chỉ hơn chúng tôi năm tuổi. Cao hơn tôi một cái đầu. Lịch lãm. Cuốn hút. Anh vừa tốt nghiệp đại học... Thôi, tôi để anh tự giới thiệu thì khách quan hơn...

- Chào các em.

Anh đứng dựa vào bảng, dáng đứng hệt như một học sinh ngổ ngáo bị phạt đứng góc lớp. Anh mỉm cười:

- Ai là lớp trưởng nhỉ?

Hân đứng lên, nhất định nó không phải lớp trưởng, nhưng nhất định là tôi thấy nó đang đứng lên. Nó ngoác miệng:

- Dạ thưa thầy, đây là lớp trưởng ạ.

Rồi nó chỉ vào Ngọc. Cả lớp suýt cười bởi tính nặc nô ham hố của nó. Ngọc lúng túng đứng lên:

- À..dạ thưa thầy. Em ạ!

Anh xua tay:

- Không cần gọi là thầy, gọi là anh được rồi. Ờ, em tên gì?

- Dạ, Ngọc ạ!

- Tốt.

Anh xoa xoa cằm:

- Anh là Kim. Anh dạy thay cho thầy, à, thầy gì nhỉ? Đúng rồi! Thầy Dương! Dạy môn Giáo dục công dân, ừm, môn này khoai đây!

Cả lớp tôi phì cười, cái gì thế này, đây thực sự là giáo viên dạy thay sao. Trông anh có dáng vẻ của một business man hơn! Anh khoát tay:

- Các em cất hết sách vở đi, trong giờ của anh các em không cần bỏ sách vở ra bàn. Chỉ cần nói chuyện thôi, nhưng nếu ai muốn ghi lại điều gì thì cứ tự nhiên. Ai muốn ăn cứ ăn, ai muốn uống nước cứ uống, nếu ai muốn ngủ cũng cứ tự nhiên, anh chỉ cần hai quy tắc: một là không nói to, hai là không nhìn đồng hồ, anh rất sợ khi anh đang nói người khác nhìn đồng hồ! Tiện thể, nếu anh lên lớp muộn thì không cần chạy xuống báo ban giám hiệu!

Những tiếng ồ và vỗ tay lốp đốp vang lên trong lớp đầy thích thú. Anh suỵt một tiếng:

- À quên, không vỗ tay nữa! Cái này thì cho đỡ ồn!

Tôi nhớ rất rõ đó là ngày thứ ba của tháng hai. Nhân vật kỳ lạ đó xuất hiện dưới tư cách giáo viên giáo dục công dân. Kim rõ ràng gây một ấn tượng mạnh ngay từ những cử chỉ như của một chuyên gia tâm lý học. Nhưng đó mới chỉ là phần đầu.

***

Trò chơi học đường

Đó là những cảm giác của tôi trong hai tiết giáo dục công dân mỗi tuần, trùng cảm giác với phần còn lại của lớp. Bạn biết một giáo viên nào lên lớp với không một giáo án trong tay, không mang một thứ gì đó có liên quan đến giảng dạy. Kim đi vào lớp, thường là tay đút túi quần, quên không tả, anh mặc vest, luôn chỉ mặc vest đen, anh đứng sát bàn đầu tiên, ít khi quan tâm đến việc hôm nay phải dạy gì.

- Lòng yêu nước?

Anh nhìn lướt qua quyển sách của Ánh – nó ngồi ở bàn đầu - rồi ra hiệu cho Ánh cất sách vào túi.

- Ờ, đây là một chủ đề hay đấy! Em, em có yêu nước không? Anh luôn thích những câu trả lời thật nhé.

Anh chỉ vào Bảo. Thằng này nheo mắt:

- Theo một nghĩa nào đó thì là có ạ.

- Theo nghĩa nào đó là theo nghĩa nào?

- Em cũng không rõ lắm, nhưng đại khái thì là yêu ạ!

Cách trả lời nhảm nhí của thằng này khiến tôi phì cười.

- Em có yêu đội bóng nào không?

- Dạ có, Barca ạ.

- Dứt khoát nhỉ. Thế khi Barca bị loại ở cúp C1 năm nay em có buồn không?

- Có chứ ạ.

- Thế lúc nghe đến sản lượng khai thác hải sản của nước ta giảm 25% trong năm vừa rồi, em có buồn không?

- Dạ...không ạ.

- Đấy, thế thì cũng chưa yêu nước lắm!

Bảo lúng túng. Anh cười:

- Anh đùa đấy, anh cũng không buồn vì anh không ăn hải sản! Nhưng nếu là sản lượng cà phê giảm thì anh sẽ buồn lắm đấy!

Cười. Anh lại xoa xoa cằm, động tác quen thuộc:

- Có lẽ là ở mỗi một hoàn cảnh đều khác, không thể so sánh các em với các anh hùng đã xả thân cứu nước trong hai cuộc chiến tranh của chúng ta, vì các em sinh ra trong thời bình, điều ấy là không chính xác. Anh nghĩ, các em yêu nước theo cách của các em, yêu chỉ đơn giản vì đã được sinh ra ở nơi này. Anh nhớ, cách đây 5 năm, khi anh bắt đầu đi du học....

Và Kim kể về những ngày xa nhà của anh, những lúc đi học về tối khuya, bật BBC VN lên nghe những bản tin về đất nước, thấy lòng vui vẻ lạ thường, những lúc nghe tin có sóng thần nơi này, bão lũ nơi kia, lại thấy lòng ngập tràn lo lắng, anh kể hội sinh viên Việt Nam ở đó giúp đỡ, san sẻ, yêu thương nhau như thế nào, yêu nước là yêu những người cùng sinh ra trên quê hương...Không kể khổ, không so sánh, Kim nói với chúng tôi về những gì anh đã trải qua và đúc kết được...Những câu chuyện giản dị, anh ngồi một cách bình thản, chúng tôi chăm chú lắng nghe.. Những cảm xúc dâng lên trong từng đứa như là lần đầu biết thế nào là yêu nước, là tình bạn thực sự, là tình yêu, là lòng dũng cảm...

Những bài giảng của anh luôn như thế. Kim đang dạy, chắc chắn rồi bởi đó cũng là những chủ đề trong sách giáo khoa, nhưng ung dung như là đang trò chuyện. Đấy, tôi lại thiếu khách quan rồi, chỉ đơn giản là anh là một giáo viên đặc biệt. Anh dạy chúng tôi được ba tháng bốn ngày, tôi không nghỉ một buổi nào từ ngày thứ ba của tháng hai. Đó là giá trị của một giáo viên đặc biệt, mà đôi khi tôi cảm thấy gọi anh là giáo viên cũng không hợp lý lắm, bởi Kim như là một người anh, cũng như nhiều lần, tôi chắc chắn ba mươi hai đứa còn lại trong lớp cảm thấy tương tự.

***

Life's that

Những ngày tháng năm nóng ran. Chỉ muốn chuồn ra quán nào đó có điều hoà ngồi đánh bài hoặc chơi cá ngựa giết thời gian. Nhưng vẫn còn thứ kéo chúng tôi ở lại lớp học...

Kim thuộc tên tất cả những đứa lớp tôi một cách nhanh chóng, có lẽ vì anh hay hỏi thăm học sinh, anh khen hoặc chê một vài thứ linh tinh. Như hôm trước Kim nói rất thích đôi giày

búp bê màu tím hồng của An, hỏi nó mua ở đâu để anh mua cho em gái anh. Anh thường xuyên thế, đến mức bọn tôi cảm thấy quen, hay chủ động chia sẻ những chỗ hay ho. Có lần anh đến lớp và nói tối ai rảnh thì đi ăn bún ốc thịt bò với anh, anh mới tìm được một quán hay ho ở tít tận Đại La, cuối cùng thì thiếu bốn đứa, còn lại chúng tôi làm loạn cả quán lên, đơn giản kinh khủng nhưng vui vẻ kinh khủng... Những ngày khó quên với một người khó quên. Chẳng ai để ý lúc đấy Kim là người hay đứng trên bục giảng, ờ thì học với ai còn chẳng có kiểm tra, chẳng có điểm số cơ mà. Anh nói tất cả những người có thái độ tốt trên lớp, sống tốt ngoài lớp thì sẽ mười phẩy hết, chẳng có gì sai bởi giáo dục công dân là môn về đạo đức, vậy thì tại sao lại phải đánh giá đạo đức qua việc học thuộc lòng?

Đúng không nhỉ?

Tôi cho là đúng.

Một câu cũ, những ngày như thế không nhiều.

***

Tôi không muốn kể ra đoạn cuối của câu chuyện, nhưng lại cũng có trách nhiệm hoàn thành nốt câu chuyện gần như có thật này. Ba tháng bốn ngày từ hôm thứ ba của tháng hai, Kim không lên lớp. Đó là một tiết học trống. Chúng tôi ngồi chờ đúng bốn mươi nhăm phút và bắt đầu tiết học môn khác, rất nhiều thắc mắc nhưng chúng tôi làm đúng điều anh dặn hôm đầu tiên, không báo ban giám hiệu. Một vài đứa biết số lấy máy ra nhắn tin cho anh nhưng anh không trả lời.

Tiết tiếp theo môn của anh, thầy Thắng hiệu phó lên lớp, chúng tôi xì xào. Có cái gì đó không ổn diễn ra trong lòng tôi. Thầy ra hiệu cho cả lớp không cần đứng lên chào.

Thầy đứng ở giữa lớp, nhìn chúng tôi. Một hồi lâu. Rồi thầy nói, chậm rãi:

- Có một câu chuyện tôi muốn kể cho các em. Các em có thể buồn, nhưng điều này cần thiết. Trước hết tôi xin lỗi khi giấu tất cả các em, Kim không phải là một giáo viên...Anh là một sinh viên của viện Kiến Trúc Paris, vừa tốt nghiệp năm ngoái...

Không một tiếng nói nào vang lên từ phía dưới. Thầy Thắng tiếp tục:

- Kim bị chứng phồng cơ tim, bất cứ lúc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự sống. Cách đây hơn ba tháng, anh đã đến trường và xin phép được dạy môn giáo dục công dân cho một

lớp trong trường. Anh nói ra câu chuyện của anh, và nói rằng chỉ cần được dạy và tiếp xúc với các em là niềm hạnh phúc nhất của anh bây giờ. Trước khi đi, Kim muốn được nói chuyện, được truyền lại những kinh nghiệm sống của anh cho các em, chỉ cần như thế là anh thấy mình không có gì tiếc nuối... Ban giám hiệu đã họp lại và quyết định đồng ý theo mong muốn của Kim...

Vẫn không một âm thanh nào có thể vang lên trong lớp.

- Cách đây ba ngày, Kim bị phồng động mạch chủ dẫn đến tắc mạch máu lên tim, và anh mất...

Tôi hồi tưởng lại tất cả những cử chỉ ấy, nụ cười ấy. Chính là như thế, đó không phải là một kỹ thuật, đó là những điều đến từ tình yêu, đến từ cuộc sống mà anh mang lại. Chợt nhớ câu anh từng nói: "Nếu cuộc sống là một bản nhạc... thì hãy hát nó lên...", anh đã khơi lên trong mỗi đứa một niềm yêu đời lặng lẽ, để biết quý trọng những giờ phút sống hơn. Giờ tôi mới hiểu mỗi lời anh nói với chúng tôi, là những bước chân đến một nơi xa của anh...

Tôi khóc, như mọi lần, tôi biết tất cả đang khóc...

"Thầy Kim, ở thiên đường thầy có nhìn thấy những giọt nước mắt ấy không?"(truyenngan.com.vn-Minh Nhật)

 

Tags:

StoriesofLife

Đọc giúp bạn|Thiền sư Thích Nhất Hạnh thăm World Bank (tt)

by finandlife12/09/2013 17:35

Kỳ 1 ở đây!

“Chúng ta sống để khỏa lấp những khổ đau. Ta chạy trốn nhưng lại đi lạc lối”.

Thích Nhất Hạnh

Bài gốc trên Blog Hiệu Minh ở đây.

Dưới đây là một số điểm chính của bài viết:

Đúng như kế hoạch, ngày 10-9-2013, đoàn Làng Mai có bài giảng về thiền và lòng từ bi. Khoảng 300 người tham dự, hội trường đông nghẹt, không còn ghế trống suốt từ 8:30 sáng đến 5:00 chiều.

Phật là từ bi và chánh niệm một cách khoa học, nói rằng, con người có thể tập luyện để có được hai đức tính đó.

“Nền văn minh loài người đã và đang bị lạm phát và lạm dụng khiến con người chúng ta hóa thành người xa lạ – xa lạ với chính bản thân mình, với gia đình mình, và với làng xóm quê huơng mình.

Chúng ta sống để khỏa lấp những khổ đau. Ta chạy trốn nhưng lại đi lạc lối.

Lẽ sống trong ta là niềm hạnh phúc chứ không phải trở thành số 1.Tập thiền, ta sẽ sống mọi khoảnh khắc trên đời sao cho có ý nghĩa nhất.

Thiền mang lại niềm vui, tránh xa những nỗi sợ hãi, không còn tức giận, chẳng còn hối tiếc. Hạnh phúc chính là nơi đây, là thời điểm này. Ngay giờ đây, bài tập đầu tiên sẽ giúp ta cảm nhận được những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Sống ở trên đời đã là một phép nhiệm mầu.

“Có một liên quan chặt chẽ giữa khổ đau và hạnh phúc. Ai bỏ chạy trước khổ đau thì cũng khó tìm ra hạnh phúc.Bạn nên đi tìm nguyên nhân của khổ đau của chính mình. Từ đó hiểu và thương sẽ chớm nở. Đó là chìa khóa của hạnh phúc. Mọi của cải và quyến hành trên thế gian này không thể đem lại hạnh phúc, nếu không có hiểu và thương. Trước những quá khích, trù dập, lo sợ và sân hận, thì mình chỉ có một cách mà thôi: Hãy quan sát bùn cho thật kĩ, để trồng trên đó một cây hoa sen.

Tới trưa, Thiền sư dẫn cả đoàn đi dạo phố. Đi rất chậm theo đúng kiểu nhà chùa, từng bước khoan thai, không ai nói với ai câu nào và Thầy gọi đó là thực tập đi trong chánh niệm. 

Trưa có bữa cơm trong im lặng rất đặc biệt. Sư cô giới thiệu cách ăn thiền. Khi ăn thì phải tập trung vào ăn, không nói chuyện. Sư cô nói, trong WB nhà các anh các chị hay có kiểu working lunch – ăn và làm việc. Nhà ăn cứ như cái chợ.

Hôm nay thử ăn và im lặng một hôm xem sao. Chánh niệm trong ẩm thực là nhìn đĩa cơm là đĩa cơm thì bạn đã đạt đến độ thiền. Nếu bạn ăn và nghĩ đến dự án chưa xong, báo cáo còn mấy dòng, thì bạn cần phải học chánh niệm, học cách tập trung cao độ, việc nào ra việc ấy.

Nhưng sư cô dạy, miếng ăn là của đất mẹ, của bao người khốn khó tạo nên. Khi ăn, ta nhìn vào miếng ăn và biết ơn người nào đó mang lại cho ta, và nhờ trời mình may mắn hơn bao nhiêu người khác vẫn còn được ăn, còn được ngồi đây.

Khi giảng về cách thức đối diện với khó khăn, Sư cô dùng hình tượng cây trước bão. Nếu nhìn ngọn cây trong giông tố run lên bần bật thì cứ nghĩ sắp đổ đến nơi. Nhưng nhìn thân cây vẫn còn vững lắm, nhìn dưới gốc chưa thấy động tĩnh gì.

Nếu lúc nóng giận, khó khăn ta thấy đầu bốc lửa, nhưng nếu chế ngự thì con tim vẫn đập đều và dưới chân đất vẫn đứng im. Thiền giúp cho con người sự bình yên trong tâm hồn và đó là nguồn gốc của sự thành công vì đầu óc tỉnh táo để xứ lý mọi vấn đề.

Nguồn: finandlife|hieuminh

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu