MWG Tăng trưởng nhanh nhưng hãy dè chừng ESOP

by finandlife07/06/2016 09:42

Doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ chiến lược mở rộng mạng lưới bán lẻ

Tuy không phải là giai đoạn cao điểm, nhưng kết quả kinh doanh 4 tháng đầu năm 2016 cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc, và tương đối khá bất ngờ trong bối cảnh thị trưởng phân phối và bản lẻ đang tiến tới giai đoạn bão hòa. Cụ thể, doanh thu 4 tháng đạt 9,627 tỷ, tăng trưởng 75%, hoàn thành được 28% kế hoạch, LNST đạt 418 tỷ, tăng 80% so với cùng kỳ, bằng 30% kế hoạch. Sự tăng trưởng này cho thấy chiến lược bao phủ thị trường của MWG vẫn đang khá hiệu quả. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, MWG đã mở được 154 cửa hàng Thegioididong.com, nâng tổng số lên 718 cửa hàng, mặc dù kế hoạch ban đầu của công ty chỉ mở thêm khoảng 100 của hàng trong năm 2016. Đối với hệ thống Điện máy xanh cũng đã nâng lên được 94 siêu thị, so với số cuối năm là 65 siêu thị.

Mặc dù tốc độ mở rộng quy mô khá nhanh, nhưng công ty vẫn duy trì được biên lợi nhuận. Kết thúc quý 1/2016, BLN gộp đã cải thiện lên mức 16.5%, cao hơn so với mức 14.5% của cùng  kỳ, và mức trung bình 15.5% của cả năm 2015. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đi theo chiến lược Go Direct, mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, giúp giảm giá vốn hàng bán. Thực tế, kể từ tháng 10/2015, MWG đã được Iphone trực tiếp từ Apple thay vì phải qua thông qua FPT Trading như trước đó. Tuy nhiên, do công ty phải tăng cường các hoạt động marketing, khuyến mãi cũng như gia tăng hàng tồn kho tại các cửa hàng khiến chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí lãi vay đều tăng mạnh, lần lượt tăng 98%, 218% và 144% so với cùng kỳ. Kết quả là biên lợi nhuận ròng vẫn duy trì ở mức 4.3%.

Mục tiêu mở rộng và chiếm lĩnh thị trường bán lẻ 

Chuỗi cửa hàng Thegioididong.com

Tính đến cuối năm 2015, thị phần phân phối điện thoại của Thế giới di động đã dẫn đầu với mức nắm giữ là 30%, cách khá xa so với đối thủ ở vị trí thứ 2 FPT shop (10%). Mặc dù thị trường điện thoại di động được đánh giá là cạnh tranh gay gắt và đi vào giai đoạn bão hòa, nhưng với chiến lược tăng cường nhận diện thương hiệu, tăng sự hài lòng của khách hàng trong toàn bộ hệ thống Thegioididong.com, đã giúp MWG đang từng bước đánh bật các cửa hàng nhỏ lẻ ra thị trường. MWG đưa ra mục tiêu chiếm giữ 50% thị phần còn lại.

Chuỗi Điện máy xanh 

Thị phần phân phối các thiết bị điện máy ở thời điểm cuối năm 2015 khoảng 8%, chỉ đứng sau Nguyễn Kim (12%), và mục tiêu năm 2016 sẽ đạt được 10%. Đối với chuỗi Điện máy xanh, công ty vẫn đi theo chiến lược bao phủ, mở nhiều siêu thị có quy mô nhỏ và tập trung phân phối các dòng sản phẩm phổ thông có thương hiệu được nhiều người biết đến, thay vì dàn trãi nhiều phân khúc và tập trung ở một địa điểm bán hàng như các các siêu thị điện máy truyền thống (Nguyễn Kim, Điện máy Chợ Lớn). Hơn nữa, Nguyễn Kim đang trong giai đoạn cơ cấu, sau khi bán 49% cổ phần cho Power Buy, đồng thời các đối thủ khác lại thiếu kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính trong thị trường bán lẻ, do đó, khả năng MWG giành được thị phần của các cửa hàng nhỏ lẻ tại thị trường tỉnh là rất lớn. Chúng tôi đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của chuỗi Điện máy xanh trong tương lai, và sẽ là động lực tăng trưởng mới khi thị trường điện thoại di động đi vào bão hòa.

Chuỗi “Bách hóa xanh” 

MWG đưa ra kế hoạch hoàn tất thử nghiệm mô hình siêu thị bách hóa mimi “Bách hóa xanh” trước cuối năm 2016 để bước vào giai đoạn mở rộng trong năm 2017. Hiện nay, công ty đã phát triển được 14 cửa hàng, chủ yếu tập trung ở các quận phía tây thành phố Hồ Chí Minh như Bình Tân và Tân Phú. Lĩnh vực siêu thị hàng tiêu dùng và hàng tươi sống đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp nghiệp lớn tham gia và phát triển nhanh về số lượng chẳng hạn như Vinmart (50 của hàng), Vinmart+ (800 của hàng), Coopmart (84 cửa hàng) và Fivimart (20 cửa hàng). Mặc dù lĩnh vực này còn khá sơ khai ở Việt Nam, và vẫn còn nhiều tiềm năng, tuy nhiên thực tế là, nguồn cung các siêu thị đang khá dồi dào trong khi các doanh nghiệp vẫn chưa có chiến lược cụ thể để thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Do đó, chúng tôi cho rằng cần có thời gian để theo dõi thêm về các chiến lược của MWG trong thời gian sắp tới. 

Kế hoạch cổ tức và ESOP 

Cổ tức 2015: 15% bằng tiền mặt, dự kiến chi trả vào quý 2 2016. 

ESOP dựa trên kết quả kinh doanh 2015: công ty sẽ phát hành 7,333,151 cổ phiếu, tương ứng với tỷ lệ 5%, nâng tổng số lượng cổ phiếu lưu hành lên 154,003,816 cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến vào tháng 12/2016. 

Kế hoạch ESOP 2016: công ty đưa ra điều kiện phát hành thắt chặt hơn so với năm trước. ESOP chỉ được thực hiện khi tỷ lệ tăng trưởng LNST lớn hơn 10%, và tỷ lệ phát hành bằng 10% của tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận, đồng thời sẽ điều chỉnh giảm ESOP còn 80% của tỷ lệ thưởng ban đầu nếu mức tăng giá của MWG không tăng cao hơn 10% so với mức tăng/giảm của chỉ số VNINDEX. Ngoài ra tỷ lệ này tối đa là 3%. Nếu giả định tất cả điều kiện đều thỏa mãn, số lượng cổ phiếu ESOP phát hành thêm tối đa là 4,620,012 cổ phiếu. 

Về giá bán ESOP cũng có sự thay đổi so với năm 2015. Nếu như trước đây, công ty chỉ phát hành với giá 0 đồng, thì năm 2016 ESOP không còn được miễn phí nữa. Giá bán sẽ được xác định dựa trên giá thấp nhất giữa 10,000 đồng hoặc 50% giá thị trường tại thời điểm phát hành. Thời gian thực hiện dự kiến vào tháng 12/2017.

Đánh giá kết quả 2016

Tính đến thời điểm hiện tại, MWG đã mở được thêm 259 cửa hàng, nâng tổng số lên 900 cửa hàng, trong đó bao gồm 798 cửa hàng Thegioididong.com (mở thêm 226 cửa hàng), và 103 siêu thị Điện máy xanh (mở thêm 33 siêu thị). Chúng tôi cho rằng đến cuối năm 2016, MWG sẽ sẽ đạt được 1025 cửa hàng và siêu thị trong toàn hệ thống, trong đó bao gồm 898 cửa hàng Thegioididong.com, tăng 100 cửa hàng so với hiện tại và phát triển thêm 25 siêu thị Điện máy xanh, nâng tổng số lên 119 siêu thị theo kế hoạch. Với giả định này, doanh thu dự kiến đạt 38,801 tỷ đồng (54%yoy), LNST đạt 1,629 tỷ đồng (52%yoy),  EPS chưa tính tác động củaESOP đạt 10,580 đồng, tuy nhiên nếu trừ đi các chi phí ESOP, EPS thực sự mà cổ đông đượchưởng chỉ khoảng 7,900 đồng. Với mức giá hiện tại, MWG đang giao dịch tại P.E forward 11.6 lần, chưa phải là mức hấp dẫn so với trung bình ngành, do đó chúng tôi đưa ra khuyến nghị theo dõi đối với MWG.

 

Trương Thanh Nguyên, Analyst

Tags:

Stocks

CAV cập nhật họp Phân Tích 6/2016

by finandlife06/06/2016 09:57

Định giá:

Thận trọng: 90

IV (Reuters): 145

Finandlife

-------------------------------

Cập nhật Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016

§     5 tháng đầu năm Doanh thu đạt 2,200 tỷ đồng.

§     Ước 6 tháng: doanh thu 2,700 tỷ đồng, tăng 6.5% so với cụng kỳ, tương đương 45% kế hoạch cả năm. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 126 tỷ đồng (Quý 2 ước đạt 66 tỷ đồng), tăng 26% so với cùng kỳ, tương đương 50.4% kế hoạch cả năm.

§     Doanh thu 6 tháng đầu năm không đạt kế hoạch do áp lực cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành trong nước và nước ngoài, đặc biệt các doanh nghiệp trong khối ASEAN sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực từ năm 2016 (thuế nhập khẩu một số mặt hàng dây và cáp điện từ các nước ASEAN giảm mạnh). Trong Quý 1 công ty có 1 lần giảm giá bán và tăng chiết khấu cho đại lý trong tháng 4 và 5.

§     Lợi nhuận đạt kế hoạch và tăng trưởng tốt do giá nguyên liệu giảm, công ty thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt, tiết giảm chi phí sản xuất, chi phí hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh. Bên cạnh đó còn nhờ tỷ trọng doanh thu mảng thương mại và các dự án điện lực (có margin thấp) giảm.

Tái cấu trúc công ty

§     Giải thể chi nhánh CADIVI miền Bắc, tiến tới thành lập công ty CADIVI miền Bắc đảm nhận luôn cả công tác sản xuất một số sản phẩm thông dụng như dây điện… ở khu vực phía Bắc nhằm gia tăng thị phần của CADIVI tại khu vực này. Doanh thu dự kiến của CADIVI miền Bắc năm 2016 là khoảng 300 tỷ, kế hoạch đến năm 2020 doanh thu tăng lên tới 1,200 tỷ.

§     Tổ chức lại bộ phận bán hàng tập trung, các xí nghiệp chỉ thực hiện nhiệm vụ sản xuất, không kiêm luôn cả bán hàng dẫn đến cạnh tranh lẫn nhau giữa các xí nghiệp như trước.

§     Tổ chức lại hoạt động của các phòng thị trường, phòng thương mại… Phòng thị trường sẽ chỉ tập trung vào việc đấu thầu các dự án điện lực, công nghiệp, công trình thay vì kiêm luôn cả tiếp thị, quảng bá thương hiệu như trước đây. Việc này sẽ được giao cho phòng thương mại thực hiện.

§     Dự án Nhà máy sản xuất dây cáp điện trung và hạ thế - Giai đoạn 2 tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung đang tiếp tục được triển khai. CAV dự kiến sẽ chuyển 2 cơ sở sản xuất trong khu vực nội thành TPHCM thuộc xí nghiệp Tân Á (ở khu vực vòng xoay Phú Lâm và Âu Cơ) vào nhà máy này đồng thời đầu tư bổ sung máy móc thiết bị nâng cao năng lực sản xuất.

Cập nhật dự báo và khuyến nghị

Trên cơ sở kết quả kinh doanh Quý 1 và những chia sẻ về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2016 của ban lãnh đạo, chúng tôi cho rằng CAV có thể sẽ không hoàn thành kế hoạch doanh thu nhưng sẽ hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận. Theo đó, doanh thu ước đạt 5,800 tỷ đồng, tăng 2.3% yoy, tương đương 97% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế ước đạt 260 tỷ đồng, tăng 18.7% yoy, vượt 4% kế hoạch. EPS 2016 ước đạt 7,200 đồng/cổ phiếu; PE forward so với giá thị trường hiện tại khoảng 10.4 lần. Chúng tôi tiếp tục giữ khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu CAV.

 

Analyst Phan Minh Đức

Tags:

Stocks

Quy định về chuyển sàn

by finandlife01/06/2016 14:42

Nếu chuyển từ HSX qua HNX, giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên được lấy bằng giá trung bình năm phiên gần nhất.

Nếu chuyển từ HNX qua HSX, giá tham chiếu ngày giao dịch đầu tiên được doanh nghiệp tính toán lại theo các phương pháp định giá.

CASE TCT hủy niêm yết 12.788 triệu CP sàn HNX ngày 11/3/2016, giá đóng cửa trước khi hủy niêm yết là 55,700 đồng. Ngày giao dịch lần đầu HSX là 22/3/2016, với giá tham chiếu 55,500 đồng, biên độ giao dịch 20%.

CASE FIT thông báo ngày 12/08/2015 là ngày giao dịch cuối cùng tại HNX với giá đóng cửa 12,400 đồng và ngày 19/08/2015 là ngày đầu tiên FIT trên HSX với giá tham chiếu 15,000 đồng, biên độ 20%. FIT là cổ phiếu tài chính được điều hành bởi những tay tài chính ma mãnh, đơn giản họ sợ quy định giao dịch ngày đầu HSX, biên độ 20% sẽ rớt sàn thì khổ, do vậy, họ có thể tìm cách nâng giá khởi điểm để cuối cùng rớt sàn vẫn về cái giá đóng cửa ngày cuối trên HNX.

 

Finandlife

Tags:

Stocks

GIỚI THIỆU CỔ PHIẾU CTCP KỸ NGHỆ LẠNH (HSX: SRF)

by finandlife31/05/2016 13:01

CƠ CẤU CỔ ĐÔNG

 

                                                                                  Nguồn: Fiinpro

TỔNG QUAN

Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là cung cấp và lắp đặt các hệ thống cơ điện công trình (M&E) và Lạnh công nghiệp (LCN) như: hệ thống lạnh công nghiệp, lò hơi và thiết bị nhiệt; hệ thống điều hòa không khí và thông gió; hệ thống báo cháy, chống cháy và chữa cháy; hệ thống điện chiếu sáng, động lực và điều khiển; hệ thống cấp thoát và xử lý nước; hệ thống thông tin liên lạc, camera quan sát và kiểm soát an ninh; hệ thống tự động hóa tòa nhà thông minh; hệ thống thang máy, thang cuốn, thang lăn…

 

Công trình tiêu biểu

Một số công trình lớn mà SRF từng thực hiện như cung cấp trọn gói trong lĩnh vực lạnh công nghiệp và các dịch vụ cơ điện cho các công trình lớn như nhà máy sữa Vinamilk ở Bình Dương, Khách sạn Horison Hà Nội, Khách sạn Park Hyatt TP.HCM, A&B Tower, Banyan Tree (Lăng Cô Đà Nẵng), The Nam Hai Resort, Hồ Tràm Strip, Khu đô thị Đảo Kim Cương, Bệnh viện đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh Viện Hoàn Mỹ, Khách sạn Novotel Sông Hàn Đà Nẵng, nhà máy Pepsico Bắc Ninh, Khách sạn Liberty Central Reverside...

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TĂNG TRƯỞNG NHANH TỪ NĂM 2013  

Hoạt động kinh doanh của SRF bắt đầu cải thiện mạnh từ năm 2013, sau khi có sự tham gia của đối tác chiến lược Nhật Bản là tập đoàn Taisei Oncho (TOC) – một trong 10 nhà thầu M&E và lạnh công nghiệp hàng đầu Nhật Bản, với trên 70 năm hoạt động trong ngành cơ điện lạnh tại Nhật và nhiều năm phát triển tại các thị trường châu Á. Với sự hỗ trợ của TOC, SRF đã tạo được tiếng vang tốt và ảnh hưởng tích cực trong công tác marketing và đấu thầu, được nhiều chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu chính đánh giá cao. Doanh thu của SRF đã tăng gần 50% từ mức 566 tỷ đồng năm 2013 lên 837 tỷ đồng năm 2014 và vượt qua mốc 1,000 tỷ đồng năm 2015. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh từ mức 39 tỷ đồng năm 2013 lên 65 tỷ đồng năm 2014 và 2015.

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TƯƠNG ĐỐI LÀNH MẠNH

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty năm 2015 ở mức 62.4%, tăng so với mức 58.3% của năm 2014. Trong đó nợ vay chiếm 52% tổng nợ phải trả và chủ yếu là nợ vay ngắn hạn (354 tỷ). Đáng chú ý nợ vay ngắn hạn đang tăng nhanh trong 2 năm qua khiến chi phí lãi vay gia tăng. Tuy vậy cùng với sự gia tăng của nợ vay ngắn hạn, các khoản tiền & tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn (chủ yếu tiền gửi ngân hàng) cũng gia tăng tương ứng giúp khả năng thanh toán của công ty vẫn đảm bảo với chỉ số thanh toán nhanh và hiện hành đều duy trì lớn hơn 1 (lần lượt ở mức 1.09 và 1.33).

TỶ SUẤT SINH LỜI ỔN ĐỊNH

Biên lợi nhuận và khả năng sinh lời của công ty được duy trì tương đối ổn định những năm qua. Mặc dù các chỉ tiêu này có dấu hiệu giảm nhẹ do Công ty đầu tư hơn vào việc nâng cao chất lượng công trình để gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Chi phí quản lý cũng tăng mạnh do phát sinh một số chi phí lớn để đầu tư cho việc thay đổi cơ cấu tổ chức và củng cố nguồn nhân lực, tạo đà phát triển cho giai đoạn sau. 

CỔ TỨC ĐỀU ĐẶN

SRF duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt tương đối cao và đều đặn trong những năm qua, trung bình 70% lợi nhuận sau thuế. Bên cạnh đó, công ty còn có 2 lần chia thưởng bằng cổ phiếu tỷ lệ 1:1 và 2:1 lần lượt trong 2 năm 2013 và 2014.Năm 2016, công ty lên kế hoạch chi trả cổ tức bằng tiền mặt tối thiểu 15%. Chúng tôi cho rằng nhiều khả năng công ty sẽ hoàn thành vượt kế hoạch này, qua đó tiếp tục duy trì mức chi trả 20% như trong năm 2015, tương ứng với tỷ suất cổ tức 8.9% so với giá thị trường hiện tại.

TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG KHẢ QUAN NHỜ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN PHỤC HỔI & VỊ THẾ NGÀY CÀNG CAO CỦA CÔNG TY

Năm 2016, công ty lên kế hoạch doanh thu ký hợp đồng ở mức 1,700 tỷ đồng, doanh thu thuần 1,400 tỷ đồng, tăng 34% yoy; lợi nhuận sau thuế ở mức 60 tỷ đồng, giảm 8% yoy. Nếu loại trừ khoản lợi nhuận bất thường từ chuyển nhượng đất trong năm 2015 (19.4 tỷ) thì lợi nhuận kế hoạch năm 2016 tăng trưởng khá cao so với năm 2015.

3 tháng đầu năm 2016, công ty liên tục công bố trúng thầu 2 dự án M&E lớn tại TPHCM. Đầu tiên là dự án cung cấp và lắp đặt hệ thống Cơ, Điện, Nước và PCCC thuộc dự án căn hộ cao cấp Gateway Thảo Điền, quận 2, Tp. HCM với giá trị gói thầu hơn 400 tỷ đồng (lớn nhất từ trước đến nay của công ty) và dự kiến hoàn thành 12/2017 do công ty CP BĐS Sơn Kim làm chủ đầu tư. Tiếp đó là dự án thi công tháp L1, thuộc dự án Vinhomes Central Park – Tân Cảng, TPHCM với giá trị hơn 125 tỷ đồng, nâng tổng giá trị lũy kế các hợp đồng đã ký với Vincom lên 400 tỷ đồng. Ban lãnh đạo công ty cho biết, tổng giá trị hợp đồng đã ký trong quý 1/2016 bao gồm cả 2 dự án trên là 700 tỷ đồng, bằng 41% kế hoạch cả năm.

Chúng tôi cho rằng, với việc thị trường bất động sản đang dần hồi phục, cùng với vị thế và uy tín thương hiệu ngày một cao của công ty thể hiện qua việc liên tiếp trúng thầu cung cấp dịch vụ vào các dự án bất động sản lớn với các đối tác bất động sản uy tín như VINCOM hay Sơn Kim…, tiềm năng tăng trưởng của công ty thời gian tới là rất khả quan, đặc biệt là khi các đối tác này đều đang trong quá trình thực hiện nhiều dự án bất động sản lớn và tiềm năng.

Ban lãnh đạo công ty cũng đưa ra kế hoạch tham gia tích cực vào hoạt động M&A các doanh nghiệp cùng ngành, đầu tư tài chính vào các khách hàng tiềm năng, nhà thầu phụ, nhà cung cấp chiến lược trong giai đoạn từ nay đến năm 2018, tìm kiếm đối tác chiến lược để cộng hưởng sức mạnh, đa dạng hóa ngành nghề. Theo đó, SRF đặt ra mục tiêu doanh số ký hợp đồng năm 2018 lên mức 2,500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 120 tỷ đồng, gần gấp đôi so với hiện tại.

QUÝ 1/2016 TĂNG TRƯỞNG ĐỘT BIẾN

Kết quả kinh doanh quý 1/2016 của công ty ghi nhận mức tăng trưởng đột biến. Cụ thể, doanh thu thuần đạt gần 157 tỷ đồng, tăng 79% yoy, tương đương 11.2% kế hoạch cả năm; lợi nhuận trước thuế đạt 7.9 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần cùng kỳ, tương ứng 11.3% kế hoạch cả năm. Quý 1 hàng năm thường là thời điểm thấp điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty, do đó chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh của công ty sẽ tăng mạnh trong các quý tới, giúp công ty hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2016.

DỰ PHÓNG & KHUYẾN NGHỊ

Chúng tôi cho rằng, năm 2016, công ty sẽ hoàn thành kế hoạch 1,400 tỷ đồng doanh thu. Biên lợi nhuận tiếp tục duy trì ở mức ổn định giúp lợi nhuận sau thuế ước đạt 65 tỷ đồng, tương đương EPS forward khoảng 2,700 đồng/cổ phiếu. PE forward so với giá hiện tại là khoảng 8.3 lần, khá hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng của công ty. Do đó, chúng tôi đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu này, với giá mục tiêu 27,000 đồng trong 1 năm tới, tương ứng tỷ suất sinh lợi 20%.

 

Analyst Phan Minh Đức

Tags:

Stocks

Hxx new resistance at 35

by Michael30/05/2016 13:25

Bạn nào thích lướt sóng thì chú ý cổ phiếu này…

 

Finandlife

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu