Ngành gạch ngày ấy và bây giờ

by finandlife16/05/2017 15:36

Đầu 2015 ngồi review ngành gạch ceramic, granite, cotto, thấy giá cổ phiếu khi ấy định quá rẻ so với giá trị, hầu hết các cổ phiếu trên sàn đều bán với giá discount mạnh, mạnh nhất là VCS, giao dịch với giá discount gần 60%, kế đến là VHL và VIT, cuối cùng là CVT. Nay nhìn lại, sau hai năm thì mỗi cổ phiếu đều có câu chuyện riêng, có cổ phiếu tăng đến 7 lần như VCS, có cổ phiếu tăng 3 lần như CVT, có cổ phiếu tăng 2.4 lần như VHL và có cổ phiếu chỉ tăng 2.2 lần như VIT. Đi cùng với mức độ tăng giá là sự tăng trưởng lợi nhuận không thể phủ nhận, VCS đã tăng 3.2 lần LNST tính từ 2016 so với 2014, CVT tăng 3 lần, VIT tăng 2.1 lần và VHL tăng 1.3 lần.

Điểm khác biệt có lẽ là những doanh nghiệp tư nhân như VCS và CVT có mức độ tăng trưởng rất nhanh về giá và lợi nhuận trong khi đó các doanh nghiệp còn gốc nhà nước như Viglacera tuy có tăng trưởng nhưng chậm chạp hơn. Chỉ còn 1 tuần nữa là hạn đăng ký đấu giá 120 triệu cổ phiếu VGC, đẩy sở hữu nhà nước tại Tổng này về dưới 51%, đây là một thương vụ ngon còn sót lại, cùng với đó, những công ty con và chất lượng như VHL, VIT sẽ được cởi trói, VIT sẽ là câu chuyện thú vị không thua kém CVT đã từng.

Bài liên quan:

Great Graphic|How valuation in granite and ceramic

 

FINANDLIFE

Tags: , , ,

Stocks

PTB giao dịch người đứng đầu

by finandlife28/04/2017 16:02

Tags:

Stocks

KQKD quý 1/2017 một số doanh nghiệp

by finandlife12/04/2017 08:28

Nguồn: FPTS

Tags: , ,

Stocks

Vietnam Today - Thị trường tiếp tục đà tăng, lập đỉnh 9 năm mới - VJC, VNM, TCM

by finandlife11/04/2017 08:58

* VJC: Dự kiến nới room khối ngoại từ 30% lên 49%

* VNM: Kế hoạch 5 năm đầy tham vọng; cải thiện mô hình quản trị với Tiểu ban kiểm toán mới

* Tổng quan thị trường: Thị trường tiếp tục đà tăng, lập đỉnh 9 năm mới

* Cập nhật Vĩ mô: Kết quả GDP quý 1 không ảnh hưởng đến triển vọng tích cực 2017

* TCM: Khả năng sinh lời cải thiện, nới room ngoại là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu – Báo cáo ĐHCĐ

VJC: Dự kiến nới room khối ngoại từ 30% lên 49%

* Vietjet Air (Upcom:VJC) dự kiến sẽ xin ý kiến cổ đông về việc tăng trần sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài lên 49% từ mức 30% hiện tại. Công ty cho biết động thái này sẽ giúp tăng thanh khoản cổ phiếu và cải thiện khả năng huy động vốn trong tương lai. ĐHCĐ 2016 của VJC sẽ được tổ chức ngày 20/04/2017. Công ty cũng dự kiến sẽ phát hành cổ phiếu ESOP từ năm 2017 đến 2019 với giá trị dự kiến không quá 3% vốn điều lệ tại thời điểm phát hành từng năm. Vietjet Air ghi nhận lợi nhuận sau thuế 2016 đạt 2.500 tỷ đồng.

----------------------------------------

VNM: Kế hoạch 5 năm đầy tham vọng; cải thiện mô hình quản trị với Tiểu ban kiểm toán mới

* Trong tài liệu ĐHCĐ, CTCP Sữa Việt Nam (VNM) đặt mục tiêu doanh thu 80 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh thu 11% giai đoạn 2016-2021, phù hợp với dự báo CAGR doanh thu 12% của chúng tôi trong cùng giai đoạn này. Cụ thể, VNM kế hoạch tăng trưởng ít nhất 10%/năm cho doanh thu trong nước, trong khi doanh thu từ thị trường nước ngoài dự kiến tăng trưởng nhanh hơn, khi VNM dự phóng doanh thu từ các thị trường này sẽ đóng góp 25% tổng doanh thu trong năm 2021 so với 19% năm 2016.

* Cho thị trường trong nước, ngoài việc đẩy mạnh chiếm lĩnh các phân khúc kinh doanh chính như sữa nước, sữa bột và sữa chua, VNM nhấn mạnh mục tiêu xây dựng năng lực nhằm chiếm lĩnh mảng ngành hàng lạnh, cụ thể là kem và sữa chua. Ở thị trường nước ngoài, VNM sẽ đầu tư vào phát triển các thị trường ASEAN thông qua M&A hoặc hợp tác trong khi tìm kiếm các cơ hội tại Mỹ, Úc và

New Zealand nhằm củng cố năng lực sản xuất và nguồn cung nguyên liêu đầu vào.

* Liên quan đến chi phí XDCB, VNM có kế hoạch chi 17 nghìn tỷ đồng trong vòng 5 năm tới, chủ yếu cho các trang trại bò và mở rộng công suất. Đầu tiên, VNM nhắm tới kế hoạch sở hữu 44.400 con bò vào cuối năm 2021 so với mức 17.500 hiện tại, qua đó gia tăng nguồn tự cung cấp lên 38% tổng nguồn sữa nguyên liệu trong nước trong năm 2021 so với 30% hiện tại (phần còn lại đến từ nông dân trong nước). Thứ hai, VNM dự kiến tăng 70% công suất sản xuất trong năm 2021 so với 2016.

* VNM tăng số lượng thành viên hội đồng quản trị từ 6 lên 9 thành viên, dường như để hỗ trợ việc thành lập Tiểu ban kiểm soát, sẽ trực thuộc HĐQT và chỉ bao gồm các thành viên của HĐQT, với phần lớn là các thành viên độc lập và không điều hành. Tiểu ban Kiểm toán mới sẽ thay thế Ban Kiểm soát hiện tại. Theo đề xuất thay đổi điều lệ công ty của VNM, trong số các nghĩa vụ của Tiểu ban Kiểm toán bao gồm cả hoạt động kiểm toán nội bộ. Chúng tôi cho rằng đây là một bước đi cải cách của VNM nhằm cải thiện quản trị doanh nghiệp khi theo truyền thống, Ban Kiểm soát thường có tác động hạn chế đến HĐQT cũng như quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm tính hiệu quả của Ban này.

* Những diễn biến tích cực này cũng cố quan điểm tích cực của chúng tôi đối với VNM trong dài hạn. Chúng tôi hiện đang có giá mục tiêu 150.000 đồng/CP cho VNM (tổng mức sinh lời 9% bao gồm lợi suất cổ tức 4%).

----------------------------------------

Tổng quan thị trường: Thị trường tiếp tục đà tăng, lập đỉnh 9 năm mới

Chỉ số VNI tiếp tục đợt tăng năm 2017 trong phiên hôm nay với mức tăng 0,25%. Đây là phiên tăng điểm thứ tư trong 5 phiên gần nhất của chỉ số. Chỉ số đã tiếp tục lập đỉnh mới cao nhất kể từ tháng 02/2008 và từ đầu năm đến nay đã tăng mạnh 10%.

* VJC (+1,3%) tăng sau khi công ty công bố trên website của mình công ty dự kiến sẽ xin ý kiến cổ đông về việc tăng tỷ lệ trần sở hữu tối đa nước ngoài (FOL) từ 30% lên 49% tại ĐHCĐ sắp tới (vui lòng xem thông tin trên đây của chúng tôi).

----------------------------------------

Tóm tắt các báo cáo phát hành trong ngày

Cập nhật Vĩ mô: Kết quả GDP quý 1 không ảnh hưởng đến triển vọng tích cực 2017

* Tăng trưởng GDP: Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng GDP 2017 đạt 6,5% dù kết quả quý 1 kém tích cực. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước tính đạt 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái (YoY) trong quý 1/2017, mức thấp nhất trong 3 năm qua. Sự sụt giảm sản lượng dầu thô và tăng trưởng sản xuất chững lại, chủ yếu do sản lượng của Samsung giảm 38% YoY, là lý do chính cho kết quả đáng thất vọng này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn kỳ vọng mức tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2017 do sự phục hồi của nông nghiệp, sự tiếp tục tăng trưởng của sản xuất và ngành dịch vụ mạnh mẽ.

* Tiêu dùng trong nước: tiêu thụ mạnh mẽ của người tiêu dụng, cùng với du lịch bùng nổ, sẽ thúc đẩy tổng mức bán lẻ. Tổng mức bán lẻ thực trong quý 1/2017 tăng 6,2% YoY, thấp hơn con số 7,9% YoY trong cùng kỳ năm ngoái do lạm phát cao hơn. Nhập khẩu ôtô nguyên chiếc (CBU) tăng đáng kể do thuế nhập khẩu giảm.

* Sản xuất công nghiệp: PMI mạnh mẽ và sản lượng trong nước tăng tốc hứa hẹn sẽ giúp chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) phục hồi. Tăng trưởng IIP của Việt Nam trong quý 1/2017 chững lại còn 4,1% YoY so với mức 6,3% YoY trong quý 1/2016 do tăng trưởng tiếp tục ở mức âm của ngành khai khoáng và tăng trưởng của sản xuất chững lại, nhưng PMI của Việt Nam đã đạt mức cao nhất trong 22 tháng 54,6 điểm trong tháng 3, mức cao nhất trong số các quốc gia ASEAN.

* Ngân sách nhà nước: Chính phủ ghi nhận mức thặng dư tài chính không tính đến khoản hoàn trả kỷ lục. Chi đầu tư và phát triển đã chững lại, ảnh hưởng đến tăng trưởng tổng chi ngân sách của Chính phủ chỉ đạt 7,8% YoY trong quý 1. Do đó, Việt Nam đã ghi nhận mức thâm hụt tài chính nhẹ 4,06 nghìn tỷ đồng, bao gồm cả hoàn trả khoản vay. Không tính hoàn trả khoản vay, Chính phủ đã thực tế đã ghi nhận mức thặng dư tài chính hơn 25 nghìn tỷ đồng.

* Thương mại: Chúng tôi kỳ vọng mức thặng dự thương mại 2,5 tỷ đồng trong năm 2017 với xuất khẩu tăng 10% và nhập khẩu tăng 13%. Nhu cầu trong nước mạnh hơn, các FTA và dòng vốn FDI đầu tư mạnh mẽ sẽ là yếu tố chính dẫn dắt cho hoạt động thương mại sôi nổi năm nay. Trong quý 1/2017, Việt Nam đã ghi nhận thâm hụt thương gia tăng đạt 1,9 tỷ USD do nhu cầu cao hơn cho nhập khẩu, đặc biệt là máy móc và thiết bị. Xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng lần lượt 12,8% và 22,4% YoY.

* FDI: Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm lạc quan về FDI. Mức vốn 2,5 tỷ USD của nhà máy Samsung Display làm gia tăng tổng lượng vốn FDI đăng ký mới và bổ sung lên 77,6% YoY đạt 7,7 tỷ USD trong quý 1/2017, con số tuyệt đối cao nhất trong quý 1 trong vòng 8 năm qua.

* Lạm phát: Giá xăng giảm giữ lạm phát ở mức thấp trong tháng 4. CPI đã tăng 0,21% so với tháng trước (MoM) trong tháng 3 và tăng 0,9% tính từ đầu năm (YTD), thấp hơn mức tăng 0,99% so với cùng kỳ năm ngoái. Diễn biến này chủ yếu nhờ nhu cầu lương thực, thực phẩm, và dịch vụ ăn uống giảm sau Tết Nguyên đán, khiến CPI của nhóm này giảm 0,87% MoM trong tháng 3, lấy đi 0,31 điểm % trong sự gia tăng CPI tháng 3.

* Tỷ giá hối đoái: Chúng tôi kỳ vọng đồng VND sẽ duy trì ổn định trong vài tháng tới. Tính đến ngày 31/03, đồng VND đã tăng thêm khoản 0,1% so với cuối năm 2016. Nhập khẩu máy móc, thiết bị và vật liệu cho sản xuất gia tăng có thể tạo ra áp lực gia tăng của tỷ giá. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, chủ yếu là nhu cầu cho vốn VND, sẽ giúp hạ nhiệt tỷ giá.

* Lợi suất trái phiếu Chính phủ: Lợi suất phục hồi do thanh khoản thiết hụt trong hệ thống ngân hàng. Nhu cầu vốn mạnh mẽ đã làm gia tăng lãi suất liên ngân hàng và cung trái phiếu. Lợi suất kỳ hạn 5 năm do đó đã tăng 16,8 điểm cơ bản trong tháng 3 và dự kiến biến động ở mức 5,1% - 5,3% trong ngắn hạn.

* Tăng trưởng tín dụng: Chúng tôi cho rằng tăng trưởng tín dụng có thể đạt kế hoạch 18% của Chính phủ trong năm 2017 với lãi suất cho vay ngắn hạn ổn định và lãi suất trung và dài hạn tăng nhẹ. Trong quý 1/2017, tín dụng và nguồn cung tiền M2 tăng lần lượt 4,03% YTD và 3,52% YTD. Tín dụng trong quý 1/2017 tăng với tốc độ nhanh nhất trong vọng 6 năm qua. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chỉ thị các ngân hàng thương mại thúc đẩy cho vay kể từ đầu năm thay vì tăng tốc vào quý cuối năm để đạt mục tiêu.

----------------------------------------

TCM: Khả năng sinh lời cải thiện, nới room ngoại là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu – Báo cáo ĐHCĐ

* Ban lãnh đạo CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) đề ra mục tiêu doanh thu tăng 5,6% và lợi nhuận tăng 55,5% cho năm 2017 nhờ nhà máy may tại Vĩnh Long hoạt động với hiệu suất cao hơn và cơ cấu sản phẩm cải thiện.

* Đại hội thông qua cổ tức bằng tiền mặt 500VND/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 2,2%) và bằng cổ phiếu tỷ lệ 5%, dự kiến sẽ được trả trong năm 2017.

* Đại hội cũng thông qua việc điều chỉnh tỷ lệ đóng góp vào quỹ khen thưởng, phúc lợi giảm từ 25% xuống 10% có lợi hơn cho nhà đầu tư.

* Cổ đông thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu tối đa cho khối ngoại (FOL) từ 49% như hiện nay lên 70% trong năm 2017. Cổ đông cũng thông qua việc sau đó sẽ tăng FOL lên 100% nhưng chưa quyết định khi nào.

 

Nguồn: VCSC Research

Tags: , ,

Stocks

Hóa chất Á Mỹ Gia vs LIX vs NET

by finandlife09/04/2017 10:34

Bán nước tẩy rửa toilet với lợi nhuận “khiêm tốn”, một doanh nghiệp Việt bỗng đổi đời khi được nước ngoài mua với giá 1800 tỷ đồng

Cuối tháng 3/2017, Tập đoàn Hóa chất Nhật Bản Earth Chemical đã ra thông báo chi 1.824 tỷ đồng (hơn 80 triệu USD) để mua lại 100% vốn của CTCP Á Mỹ Gia, một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh hóa mỹ phẩm.

Á Mỹ Gia được thành lập vào năm 2003, có nhà máy tại Bình Dương với các sản phẩm chính là hóa phẩm tẩy rửa và vệ sinh gia dụng với các thương hiệu Gift, Ami, Redfoxx.

Các dòng sản phẩm của công ty được chia thành 3 nhóm chính là chăm sóc nhà cửa (nước tẩy rửa toilet, phòng tắm, viên tẩy bòn cầu, kem tẩy, nước rửa chén...); sản phẩm chăm sóc không gian (bình xịt thơm phòng, sáp thơm khử mùi) và các sản phẩm khác như bình xịt côn trùng, bột phân hủy vi sinh.

Mức giá 1.824 tỷ đồng được đánh giá là khá hời khi so với quy mô hiện tại của Á Mỹ Gia. Năm 2016, doanh nghiệp này đạt 351 tỷ đồng doanh thu và 37 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng nhẹ so với năm 2015. Như vậy Earth Chemical đã mua AMG với mức giá gấp gần 50 lần lợi nhuận của năm 2016.

Hiện Á Mỹ Gia có vốn điều lệ 15 tỷ đồng do 7 cổ đông cá nhân sở hữu 100% vốn.

Hai doanh nghiệp cùng ngành nghề với AMG là Bột giặt LIX và Bột giặt NET hiện chỉ được định giá ở mức lần lượt là 1.630 tỷ và 712 tỷ đồng dù có doanh thu cũng như lợi nhuận lớn hơn rất nhiều.

Mục tiêu của Earth Chemical khi mua AMG là tạo bàn đạp vững chắc nhằm gia tăng sự hiện diện của tập đoàn này tại khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng với những thị trường trọng điểm như Thái Lan hay Trung Quốc. Earth Chemical đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ đạt doanh thu hơn 15 tỷ Yên (130 triệu USD) tại khu vực này.

Do vậy, việc Earth Chemical chấp nhận trả mức giá cao để mua Á Mỹ Gia nhiều khả năng là để rút ngắn thời gian thâm nhập thị trường, tận dụng cơ sở vật chất sẵn có… chứ không đơn thuần là nhìn vào kết quả kinh doanh hiện tại.

Một số doanh nghiệp hàng tiêu dùng khác như CTCP Sản xuất hàng gia dụng Quốc tế (ICP – với thương hiệu chủ lực là dầu gội X-Men) hay Công ty sản xuất băng vệ sinh Diana Việt Nam cũng từng được phía nước ngoài trả mức giá rất cao so với kết quả kinh doanh tại thời điểm diễn ra thương vụ.

Nhưng chỉ vài năm sau đó, các doanh nghiệp này đã tăng trưởng phi mã, mức giá ngày trước vốn được coi là đắt thì nay đã trở thành rẻ.

Với trường hợp của ICP, đầu năm 2011, tập đoàn Ấn Độ Marico đã chi ra 60 triệu USD để mua lại 85% cổ phần của doanh nghiệp này, tức định giá công ty ở mức 70 triệu USD.

Khi đó, kết quả kinh doanh của ICP vẫn còn rất khiêm tốn với với doanh thu và lợi nhuận năm 2010 đạt lần lượt là 380 tỷ và 12 tỷ đồng.

Sau đó, kết quả kinh doanh của ICP đã tăng trưởng rất ấn tượng. Đến năm 2015, doanh thu của công ty đã vượt mức 1.000 tỷ đồng và lợi nhuận tăng gấp 12-15 lần so với thời điểm mua lại. 

Năm 2014, ICP đã mua lại 15% cổ phần còn lại từ các cổ đông sáng lập với giá gấp 3 lần giá mua năm 2011, tương ứng mức định giá lên đến hơn 200 triệu USD.

Tags: ,

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu