Liệu cổ phiếu có đang rẻ? Cùng nhìn lại những bằng chứng cho nhận định đó

by finandlife10/05/2013 10:15

Trong một nghiên cứu của Fernando Duarte và Carlo Rosa, chúng ta thấy được hầu hết mọi nhà kinh tế và giới làm việc thực tế Mỹ đều nhìn nhận thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục khởi sắc trong 5 năm tới. Tại sao họ lại dự báo như vậy? Bài viết bên dưới được dịch bởi finandlife, nhằm chia sẻ với các bạn cách dự báo ở nước tiên tiến, qua đó thấy được tầm quan trọng của các mô hình dự báo này.

“Chúng tôi đi khảo sát các đại diện ngân hàng, các giáo sư kinh tế và các nhà kinh tế tại các ngân hàng trung ương, tất cả mô hình của họ đều cho thấy chúng ta sẽ tận hưởng đỉnh cao mới của S&P500 trong 5 năm tới. Vậy họ làm thế nào để có được nhận định đó? Tại sao phần bù vốn cổ phần (equity risk premium) lại đang rất cao? Và quan trọng hơn là liệu chúng ta có nên tin tuyệt đối vào những mô hình?

The equity risk premium là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của cổ phiếu trừ đi lãi suất phi rủi ro trong một giai đoạn đầu tư nào đó. Bởi vì chúng ta không thể biết được tỷ suất sinh lời trong tương lai ra sao do vậy chúng ta buộc phải sử dụng cách gián tiếp, đó là những mô hình. Trong bài phân tích này, chúng tôi sử dụng 29 mô hình được sử dụng rộng rãi nhất để tính phần bù rủi ro vốn cổ phần trong 50 năm. Những mô hình đó gồm: khảo sát, chiết khấu dòng cổ tức, hồi quy chéo (cross-sectional regressions) va hoi quy chuỗi (time series regressions). Cùng với việc sử dụng 30 biến khác nhau để dự báo, từ chỉ số giá chia cổ tức đến lạm phát…

Biểu đồ bên dưới cho thấy trung bình trọng số của 29 mô hình xác định phần bù rủi ro vốn cổ phần.  Phần bù rủi ro vốn cổ phần ở mức 5.4, một mức rất cao so với lịch sử. Khi nhìn vào biểu đồ, 2 đỉnh trước, 1 đỉnh vào năm 1974 và 1 đỉnh vào năm 2009. 2 đỉnh này có nguyên nhân tương đối rõ ràng. Vào cuối năm 1974, chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods và nền kinh tế rơi vào trạng thái đình lạm nghiêm trọng. Trong khi đó, tháng 1 năm 2009, Lehman Brothers làm khuynh đảo thị trường tài chính, khởi động cho 1 thời kỳ suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ những năm 1930.

 

 

Trong biểu đồ kế tiếp cho thấy sự so sánh giữa các thời kỳ đỉnh cao của phần bù rủi ro với trung bình 50 năm. Ta thấy rằng, phần bù rủi ro vốn cổ phần trung bình 1 tháng của thời kỳ năm 1974 và 2009 rất cao và có xu hướng giảm mạnh xuống mức trung bình 50 năm khi tính toán phần bù rủi ro ở trung bình 4 năm. Thế nhưng, đường màu xanh dương – thể hiện phần bù rủi ro ở hiện tại lại không có xu hướng giảm như vậy, hiện đường này vẫn ở mức rất rất cao.

 

 

 Tại sao lại như vậy? Có 2 khả năng: thứ nhất là vì lãi suất chiết khấu giảm, thứ 2 là vì kỳ vọng cổ tức ở tương lai quá cao. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem trong 2 khả năng trên, khả năng nào ảnh hưởng mạnh hơn. Dựa vào các 29 mô hình (có mô hình nhạy cảm với lãi suất phi rủi ro, có mô hình nhạy cảm với cổ tức), chúng ta có được kết quả, phần bù rủi ro vốn cổ phần cao là vì kỳ vọng lãi suất trái phiếu chính phủ thấp mãi mãi. Trong khi đó, mức chi trả cổ tức hiện tại đang ở quanh mốc trung bình trong lịch sử và cổ tức tương lai được kỳ vọng chỉ tăng trưởng trên mức trung bình 1 tí trong những năm tới.

Trong biểu đồ kế tiếp, chúng ta sẽ thấy ảnh hưởng của lãi suất trái phiếu chính phủ thấp lên phần bù rủi ro vốn cổ phần. Đường màu xanh dương và màu đen được vẽ lại theo biểu đồ bên trên. Đường màu tím cho thấy phần bù rủi ro vốn cổ phần ngày hôm nay nếu tính theo lãi suất trái phiếu chính phủ trung bình 50 năm thay vì tính theo mức hiện tại. Biểu đồ cho thấy ảnh hưởng vô cùng lớn của lãi suất thấp hiện nay lên phần bù rủi ro, làm phần bù rủi ro cao hơn rất nhiều so với lịch sử.

 

 

 Nhưng một trong những nhân tố phân tích, tỷ suất sinh lời vượt trội không thể dự báo trước bởi vì phần bù rủi ro vốn cổ phần là tất cả tỷ suất sinh lời kỳ vọng. Vì vậy, liệu tỷ suất sinh lợi có dự báo được? Đây cũng chính là điểm tạo nên tranh luật giữa những người học thuật và những người làm việc thực tế. Cách dự báo đơn giản nhất là giả định tỷ suất sinh lời tương lai bằng với tỷ suất sinh lời trung bình trong quá khứ. Không dễ để còn cách nào hay hơn thế, tuy nhiên, với nhiều mô hình trong tay, thật tế chúng ta không thể yêu cầu bất kỳ mô hình nào trong số đó phải hoàn hảo.

Bảng bên dưới cho thấy tỷ suất sinh lời vượt trội cái mà những nhà đầu tư có thể kiếm bằng cách sử dụng những mô hình thay cho sử dụng cách tính trung bình số liệu trong lịch sử để dự báo tỷ suất sinh lợi tương lai. Trong khung thời gian đầu tư 1 tháng, 1 năm và 5 năm, chúng tôi chọn ra những mô hình tốt nhất trong 4 dạng mô hình chúng tôi sử dụng với tỷ trọng trung bình của tất cả 29 mô hình. Chúng tôi tính những con số bằng cách giả định những nhà đầu tư có thể phân bổ tài sản của họ trong chứng khoán và trái phiếu, và họ không quá sợ rủi ro (risk-averse).

 

 

 Phải thừ nhận rằng, những kết quả trên có nghĩa những mô hình thật sự giúp ích trong dự báo tỷ suất sinh lời. Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý một số hạn chế trong việc phân tích của chúng ta. Trước tiên, chúng ta không chỉ ra được khoảng tin cậy hay những sai số. Trong thực tế, những vấn đề này có ảnh hưởng lớn, vì vậy, thâm chí ngay khi chúng ta có thể kiếm được thu nhập vượt trội đi nữa, đó cũng chỉ là sự may mắn. Thứ 2, chúng ta đã chọn những mô hình tốt, có thể chúng hoạt động hiệu quả trong quá khứ, thì điều đó cũng có thể tạo ra những thiên hướng (bias). Và dĩ nhiên là thành quả trong quá khứ không thể đảm bảo thành quả trong tương lai.”

Fernando Duarte is an economist in the Research and Statistics Group of the Federal Reserve Bank of New York.

Carlo Rosa is an economist in the Markets Group of the Federal Reserve Bank of New York.

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | StockAdvisory

APPL: Tin tức, Sự ồn ào và Giá trị

by finandlife09/05/2013 11:03

Là một tâm điểm chú ý trong suốt 2 năm qua, và đặc biệt là vào ngày 24 tháng 4 năm 2013, báo cáo về thu nhập của Apple đã là một sự kiện truyền thông được liên tục đăng tải trên các trang đầu tư và đề cập trên các phương tiện truyền thông, và ngoài ra còn nhận được sự chú ý và quan tâm từ các người ưa thích hãng Apple và thậm chí các đối thủ của Apple thông qua số lượng lớn các nội dung tweet. Mặc dù tôi thường cố gắng tránh né sự thổi phồng về các số liệu trong các báo cáo thu nhập, nhưng đây lại là một dịp tốt để tôi xem xét lại những bài viết trước đây của mình về Apple, và đặc biệt là bài viết mà tôi đã đăng vào đầu năm nay , chủ đề về định giá cổ phiếu Apple.

Tín hiệu giữa sự ồn ào thông tin

Một trong những tính chất khó nhất của việc đầu tư vào cổ phiếu Apple …… giải quyết các tin đồn, tin tức và các câu chuyện khác nhau ảnh hưởng đến các tin tức cập nhật của cổ phiếu này mỗi ngày. Chúng tôi, những nhà đầu tư, không chỉ cần phải xác định đâu là câu chuyện có thực mà còn phải xem xét tầm ảnh hưởng của các câu chuyện ấy đến giá trị (và thậm chí, là quyết định có nên tiếp tục giữ cổ phiếu này nữa hay không). Để tiếp tục giữ vững quan điểm của mình, thì tôi thường xem xét lại những yếu tố cơ bản và đặt trọng tâm quan điểm của mình vào “Bảng cân đối tài chính” của một công ty, mỗi khi có thêm nhiều câu chuyện như vậy.Mặc dù theo nghĩa chung, thì nó giống với một “Bảng cân đối kế toán”, nhưng thực chất nó có 2 điểm khác biệt. Thứ nhất, đây là một sự đánh giá dựa trên giá trị để dự đoán trong tương lai, hơn là một sự đánh giá dựa trên số liệu về chi phí trong quá khứ. Thứ hai, nó có đủ sự linh hoạt để tôi có thể đưa vào tiềm năng của sự tăng trưởng trong tương lai như một tài sản, từ đó cho thấy sự tin tưởng vào giá trị mà các doanh nghiệp này sẽ tạo ra từ tăng trưởng trong tương lai. Nói một cách tổng quát, bảng cân đối tài chính của công ty Apple sẽ là như thế này trước báo cáo thu nhập gần nhất.

Bảng cân đối này không có điểm gì mới lạ, nhưng nó cho thấy những gì đã xảy ra với công ty trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013. Trong một năm đó, công ty đã liên tục phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh sản xuất điện thoại thông minh, chiếm khoảng 60% doanh thu và chiếm một phần khá lớn trong Lãi hoạt động, đem lại một lượng lớn tiền mặt cho công ty (với số dư tiền mặt tăng khoảng 50 tỷ dollars chạm mức 145 tỷ dollars). Trong suốt năm đó, chúng tôi đã nhận thấy sự giảm sút trong tăng trưởng doanh thu và sự áp lực lên các biên, và điều này dẫn đến sự sụt giảm giá cổ phiếu. Ngoài ra còn có thêm một thay đổi khác trong suốt năm đó là sự mờ nhạt dần trong giá trị của tiềm năng tăng trưởng (từ những sản phẩm trong tương lai chưa được cụ thể hóa), ít nhất đó là trong góc nhìn của thị trường, điều này đã được minh chứng qua sự sụt giảm 200 tỷ dollars của giá trị thị trường trong suốt 9 tháng vừa qua.

Bảng báo cáo thu nhập gần nhất (Ngày 23/04/2013)

Bảng báo cáo thu nhập gần nhất bao gồm một số thông tin về góc độ tài chính (các thông tin về tiền mặt, hoạt động tài chính) và các tin tức gây ảnh hưởng xấu hoặc trung lập trên góc độ tài sản đang sử dụng. Bằng cách sử dụng lại mô hình mà tôi vừa giới thiệu ở phần trên, sau đây là cách tôi diễn giải và sắp xếp các tin tức có trong báo cáo:

Đầu tiên, trong mục “Chưa có tin tức mới”, tăng trưởng doanh thu của Apple không còn ở mức 2 con số và sản xuất điện thoại thông minh vẫn tiếp tục gia tăng tỷ trọng trong tổng doanh thu và lãi hoạt động. Tuy nhiên, điều này cũng đã được dự đoán trước và tăng trưởng doanh thu cũng vẫn nằm trong giới hạn đã được dự đoán. Thứ hai, tin xấu là các biên đang thu hẹp nhanh dần so với tốc độ đã được dự đoán, mặc dù tôi đoán Apple đã báo cáo biên độ thấp hơn (bằng cách dời một số chi phí về sau này), và đưa ra những mục tiêu cho tương lai với ý định sẽ vượt chỉ tiêu dự đoán mà thị trường mong muốn. Thứ ba, một tin không tốt nữa, đó là việc Apple không tung ra những thông báo giới thiệu về sản phẩm hay đột phá mới cho thấy Aple sẽ chưa có sản phẩm mang tính cách mạng nào mới (ví dụ iWatch, iTV, hoặc bất kỳ sản phẩm nào có gắn mác “i” ở trước nó) trong quý tiếp theo. Mặc dù vậy, nếu bạn là một nhà đầu tư về mặt dài hạn, việc Apple chưa tung ra bất kỳ thông báo hoành tráng nào trong vòng 3 tháng tới gây khá thất vọng nhưng chắc chắn nó cũng không có nghĩa là mọi thứ đã kết thúc.

Về mặt tài chính, Apple có một số tin tức quan trọng, hầu hết theo tôi là tốt, mang lại sắc thái tích cực:

1.    Cổ đông sẽ được hoàn trả bằng tiền mặt: Quyết định hoàn trả hơn 100 tỷ dollars bằng tiền mặt cho các cổ đông thông qua hình thức mua lại và trả cổ tức đến năm 2015 đã được xem như câu trả lời cho những người đưa ra ý kiến (ví dụ như David Einhorn) cho rằng Apple nên rõ ràng hơn về các kế hoạch về tiền mặt cho tương lai, và công ty này nên chi trả một lượng cổ tức lớn cho các cổ đông.

2.    Mua lại thay vì chi trả cổ tức: Apple đã có một quyết định khá bất ngờ, khi quyết định số tiền cho các cổ đông sẽ được chi trả theo hình thức mua lại hơn là chia trả cổ tức. Lần này, tôi đồng ý với quyết định này của Apple, vì cứ chi trả bằng cổ tức nhiều hơn thì sẽ biến cổ phiếu Apple trở thành một “phương tiện làm tiền” bằng cổ tức, điều này có nghĩa các nhà đầu tư sẽ ưu tiên sự gia tăng về cổ tức trong tương lai lên hàng đầu so với các lựa chọn khác. Nếu Apple muốn giữ lại lựa chọn tham gia vào một hoặc nhiều ngành kinh doanh đòi hỏi đầu tư vốn lớn, thì quyết định sẽ mang đến một kết quả tốt hơn cho Apple.

3.    Sẽ có nhiều khoản nợ trong thời gian sắp tới? Trong một tin tức bất ngờ hơn, Apple đã thông báo họ sẵn sàng cho việc nợ nần. Mặc dù vẫn chưa có thông tin cụ thể và đợt phát hành trái phiếu đầu tiên có thể chỉ ở mức 10 tỷ dollars, nhưng tôi có cảm giác rằng tổng số tiền nợ sau khi phát hành trái phiếu sẽ không chỉ dừng lại ở mức đó. Đối với những người hoài nghi về quyết định này, cho rằng Apple không cần phải vay mượn, khi nó đang có mức dự trữ tiền mặt tốt, thì họ có thể chưa nhìn thấy lý do làm thế nào mà khoản nợ này sẽ đóng góp vào giá trị của công ty. Nếu việc vay khoản nợ này có thể được dùng để cân nhắc việc lựa chọn giữa lợi ích thuế đánh lên khoản nợ này so với chi phí khi không trả được nợ / chi phí phá sản (bankruptcy cost) (1) , thì chắc chắn không ai có thể phủ nhận rằng việc vay mượn tiền này sẽ không làm tăng thêm giá trị của cổ phiếu cho các cổ đông. Đối với những người cảm thấy việc này vi phạm về mặt đạo đức, họ cho rằng Apple đang có ý định che chở một số lợi nhuận tạo ra từ nước ngoài khỏi bị đánh một số thuế phụ của Mỹ, và cùng lúc đó, giảm lượng thuế nội địa đang đánh vào lợi nhuận do có các khoản nợ có lãi suất. Tôi sẽ đồng ý với ý kiến trên nếu họ có thể cho tôi thấy một vài bằng chứng thuyết phục rằng họ có thể thanh toán lãi suất thế chấp hằng năm mà không cần đến sự giảm trừ thuế thế chấp đánh trong lợi nhuận trừ thuế của họ, bởi vì họ nghĩ rằng điều đó sẽ lấy đi một phần của doanh thu cần thiết. Cách mà mã số thuế của Mỹ phân loại thu nhập từ nước ngoài là “vật chứng 1” gây khó dễ đối với một số công ty, nhưng để yêu cầu Apple và cả các cổ đông của công ty này phải trả giá cho những sai lầm của mã số thuế là một điều mà tôi chưa hiểu được.

Tóm lại, ảnh hưởng cuối cùng mà báo cáo thu nhập này gây ra là tiêu cực đối với dòng tiền hoạt động (với các biên sụt giảm) nhưng lại là tích cực về mặt tài chính (với sự giảm thuế đánh trên các chi tiêu về tiền mặt, một kết quả từ việc thông báo về chi trả tiền mặt, và từ những lợi ích về thuế của việc gia tăng giá trị cổ phiếu công ty nhờ khoản nợ sắp phát hành(2)).

(1)      Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn: Các công ty phải tự quyết định về đòn bẩy tài chính trên cơ sở cân bằng lợi ích thu được từ vốn vay và những rủi ro tài chính. Giá trị doanh nghiệp dùng vốn vay sẽ được tăng thêm nhờ nguồn giảm trừ thuế, nhưng sẽ gánh rủi ro tài chính, mà rủi ro này sẽ tăng theo tỉ lệ nợ. Giá trị của doanh nghiệp sẽ tăng đến một ngưỡng nhất định, rồi giảm dần do rủi ro tài chính tăng dần. Cơ cấu vốn tối ưu sẽ đạt được khi tại đó, giá trị công ty sẽ là lớn nhất, chi phí vốn ở mức thấp nhất và do đó tối đa hóa lợi nhuận công ty.

(2)      Chú thích: Lợi ích về thuế của khoản nợ là như sau: Các doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ tài trợ công ty bằng khoản nợ với chi phí rẻ hơn là tài trợ bằng vốn. Đối với hầu hết các hệ thống thuế trên toàn thế giới, các doanh nghiệp thường bị đánh thuế lên lợi nhuận của họ và các cá nhân thường bị đánh thuế vào thu nhập cá nhân của họ.

Ví dụ : Một doanh nghiệp có lợi nhuận 100 dollars ở Mỹ sẽ phải đóng thuế 30 dollars. Nếu sau đó số tiền còn lại được phân phối cho những cổ đông dưới dạng cổ tức, thì tiếp tục những cổ đông này sẽ phải đóng thuế tiếp tục, giả sử 20 dollars được đánh lên 70 dollars cổ tức còn lại. Có thể thấy 100 dollars lợi nhuận ban đầu đã biến thành 50 dollars thu nhập của nhà đầu tư.Nếu như doanh nghiệp đó tài trợ bằng vốn vay, giả sử họ trả lãi suất cho các nhà đầu tư (mượn tiền từ nhà đầu tư) với giá trị 100 dollars, thì lợi nhuận của công ty này bây giờ bằng 0. Lúc này, số tiền thuế đánh vào duy nhất chỉ có trên thu nhập từ lãi suất của các nhà đầu tư, giả sử như 30 dollars. Điều này cho thấy, từ 100 dollars trước khi trừ thuế, các nhà đầu tư bây giờ nhận được 70 dollars, thay vì 50 dollars như ở trường hợp tài trợ bằng vốn.

Ảnh hưởng về giá trị nội tại

Trong bài viết của tôi cuối năm trước, tôi có đề cập đến việc định giá cổ phiếu Apple ở mức 609 dollars/ cổ phiếu, dữ liệu dùng để định giá là tháng 12 năm 2012, với đề cập trong bài gần đây. Tôi quyết định xem xét lại sự định giá của mình vì kể từ thời điểm bài viết trước, đến nay đã có thêm 2 báo cáo thu nhập mới của công ty này. Ngoài việc cập nhật số liệu của công ty theo 12 tháng (trừ phần Cho thuê ra), tôi còn đưa thêm vào một số thông tin từ báo cáo thu nhập gần nhất để cập nhật dự đoán của tôi về 3 biến số sau đây:

1/ Tăng trưởng doanh thu: Gần đây, sự cạnh tranh trong ngành kinh doanh điện thoại thông minh đã ngày càng mạnh mẽ hơn nữa, cho nên tôi quyết định hạ tốc độ tăng trưởng doanh thu kỳ vọng của Apple cho 5 năm tới xuống còn 5% từ mức 6% ban đầu. Mặc dù có thể nói, mức kỳ vọng của tôi khá thấp so với mức tăng trưởng doanh thu 11,28% trong suốt năm trước (thậm chí thấp hơn cả mức tăng trưởng của quý vừa rồi năm nay so với cùng kỳ năm trước, cho dù quý vừa rồi của năm nay Apple làm ăn không được suôn sẻ cho lắm), nhưng vì trong bối cảnh hiện tại Apple vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào về những sản phẩm sắp tới của hãng, nên tôi cho rằng việc lựa chọn mức kỳ vọng của mình là một lựa chọn khá cẩn thận và kỹ càng.

2/ Biên hoạt động: Tôi đã đặt ra mục tiêu biên hoạt động trước thuế là 30% trong định giá của mình vào ngày 31 tháng 12 năm 2012, một con số thấp hơn 5% so với mức biên ưu tiên 35,30% từ bản báo cáo thường niên cuối cùng (bản 10K vào tháng 9). Biên hoạt động trước thuế đã sụt giảm từ 30,92% trong khoảng 12 tháng đến ngày 31 tháng 3 năm 2012, xuống còn mức 29% quý vừa rồi. Bởi vì các biên đang giảm dần với tốc độ nhanh hơn dự kiến, nên tôi quyết định giảm mức biên mục tiêu xuống còn 25%.

3/ Chi phí vốn: Chi phí vốn mà tôi sử dụng trong mô hình định giá của tôi vào tháng 12 năm 2012 là 12,49%, cho thấy tôi kỳ vọng rằng Apple sẽ tiếp tục là một công ty được tài trợ hoàn toàn bằng vốn trong một tương lai sắp tới. Quyết định sử dụng khoản nợ cho quy trình đó và thêm 50 tỷ dollars giá trị của khoản nợ vào cấu trúc vốn, cùng lúc với việc mua lại số cổ phiếu trị giá 50 tỷ dollars sẽ nâng tỷ trọng nợ trong tính toán chi phí vốn lên khoảng 13%, cùng lúc với việc giảm chi phí vốn xuống còn 11,29%.

Việc thay đổi này sẽ dẫn đến giá trị mỗi cổ phiếu Apple mà tôi có là khoảng 588 dollars, thấp hơn 3,5% so với mức giá 609 dollars mà tôi dự đoán vào đầu tháng Giêng. Bạn có thể tải file định giá cổ phiếu Apple của tôi. Một lần nữa, tôi khuyên bạn nên tự đưa ra sự suy xét và tự đưa ra kết luận và quyết định cho riêng mình. Nếu bạn có ý định làm như vậy, bạn có thể vào địa chỉ này và nhập vào dự đoán về giá trị của bạn.

Nếu bạn còn băn khoăn về việc quyết định vay 50 tỷ dollars có làm cho Apple gặp nguy hiểm trong việc đẩy đòn bẩy tài chính lên quá mức cho phép hay không, tôi đã làm ra một bảng đánh giá xem mức nào Apple có thể vay mượn, bằng cách xem xét những ảnh hưởng mà lượng nợ sắp phát hành sẽ gây ra cho chi phí vốn sở hữu, chi phí nợ và chi phí vốn, với mục tiêu mà tôi đặt ra là để làm giảm đi chi phí vốn. Tôi đã thực tế trong việc dự đoán chi phí vốn sở hữu (điều chỉnh nó lên vì công ty vay mượn nhiều hơn) và chi phí nợ (đưa ra một sự xếp hạng dự đoán các cấp độ nợ và chi phí nợ tại mỗi tỷ trọng nợ). Nếu Apple có thể giữ nguyên thu nhập hoạt động hiện tại, thì khối lượng nợ mà nó có thể chịu là hơn 200 tỷ dollars, nhưng cho dù có giảm một nửa thu nhập hoạt động của nó, thì nó vẫn chịu được khối lượng nợ lên đến hơn 100 tỷ dollars. Còn nếu bạn cần bảng định giá, bạn có thể tải bảng cấu trúc vốn của tôi cho cổ phiếu Apple, và nghịch với số liệu của họ.

Những hiểm nguy trong hiện tại

Trong bối cảnh giá cổ phiếu Apple đã sụt giảm trong vài tháng vừa qua, việc không kiểm tra chặt chẽ các số liệu này là một điều sai lầm. Trong bộ kiểm tra đầu tiên, tôi xem xét định giá dòng tiền chiết khấu và tính toán số liệu điểm hòa vốn cho sự tăng trưởng, các biên hoạt động và chi phí vốn, bằng cách thay đổi từng biến số và giữ nguyên các biến khác không đổi. Bảng sau đây liệt kê các số liệu hiện tại của các biến số của Apple, những dự đoán của tôi, và điểm hòa vốn đối với giá cổ phiếu hôm nay (420 dollars vào ngày 28 tháng 4 năm 2013)

 

Năm trước

Quý 2/2013

Dự đoán của tôi

Điểm hòa vốn

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

44,58%

11,28%

5,00%

-5,00%

Biên hoạt động

35,30%

28,80%

25,00%

12,00%

Chi phí vốn

12,49%

11,29%

11,29%

21,00%

 

Khi giữ nguyên mọi thông số khác, doanh thu của Apple sẽ giảm khoảng 5% một năm trong thời gian 5 năm tới để giải thích cho giá trị mỗi cổ phiếu là 420 dollars. Tương tự, tiếp tục giữ nguyên mọi thông số khác, biên hoạt động trước thuế sẽ giảm từ 30% xuống còn 12% hôm nay để giá cổ phiếu đạt mức 420 dollars. Như một nhà đầu tư vào cổ phiếu Apple, dường như chúng ta được bảo hiểm khá nhiều, đặc biệt là với mức giá hiện tại.

Liệu Apple có đi theo con đường của Dell và Microsoft hay không?

Tuy là một công ty về công nghệ, nhưng bạn có thể lo lắng rằng công ty này sẽ gặp khó khăn và sẽ làm mất dần giá trị hoặc trở thành cỗ phiếu “bẫy giá trị” (3). Cụ thể hơn, bạn có thể sẽ lo rằng Apple sẽ đi theo vết xe của hai người khổng lồ công nghệ đã từng có khó khăn phân phối giá trị cổ phiếu cho các cổ đông trong thập niên vừa qua. Một công ty là Hãng sản xuất máy tính Dell, Hãng này bắt đầu gặp khó khăn khi sự cố gắng của Michael Dell nhằm khôi phục mức tăng trưởng đã thất bại và công ty hiện nay đang gặp khó khăn về mức tăng trưởng trong tương lai đang ở mức thấp, và đang gặp nguy hiểm về đòn bẩy tài chính. Còn công ty kia là Microsoft, Microsoft gặp ít nguy hiểm vì cổ phiếu của hãng từng chạm đỉnh một thập niên trước, nhưng kể từ đó, giá cổ phiếu vẫn giữ nguyên không thay đổi. Liệu Apple có gặp trường hợp giống như 2 công ty trên không? “Bị Dell hóa” và “Microsoft hóa”?

(3)      Bẫy giá trị: là một công ty có giá cổ phiếu sụt giảm nhiều trong một thời gian, nhưng giá cổ phiếu này vẫn còn cao hơn so với giá trị nội tại của nó. Bẫy giá trị thường tồn tại ở hình thức là một cổ phiếu giá trị. Tuy nhiên, khác với một cổ phiếu giá trị thực thụ, giá của “bẫy giá trị” thường thấp. Những nhà đầu tư chỉ quan tâm đến giá khi mua cổ phiếu sẽ dễ gặp phải bẫy này, vì để nhận biết được một cổ phiếu có giá trị thực hay “bẫy giá trị”, thì nhà đầu tư cần phải xem xét, điều tra về các chỉ số cơ bản của công ty và hệ thống quản trị của công ty ấy khá kỹ lưỡng. Bởi vì các nhà đầu tư mua cổ phiếu giá trị thường dựa trên giả định chúng sẽ đem lại cho họ thu nhập bằng với giá trị nội tại của cổ phiếu đó, vì vậy những nhà đầu tư phạm sai lầm khi mua cổ phiếu “bẫy giá trị” thường sẽ có nguy cơ không đạt được giá mà họ đang mong chờ ở cổ phiếu đó.

a/ Đi theo con đường của Dell: Công ty sẽ gặp chuyện gì khi sản phẩm / dịch vụ của công ty ấy trở thành một thứ hàng hóa và công ty đó vận hành với một chi phí gây trở ngại.

Dell đã là một câu chuyện thành công trong ngành kinh doanh sản xuất máy tính đang phát triển trong khoảng thời gian từ cuối thập niêm 1990 cho đến nửa đầu thập niên vừa qua. Khi thị trường sản xuất máy tính phát triển, Dell đã có một lợi thế về chi phí so với các hãng khác như Compaq, IBM và HP và nhờ thế nó trở thành hãng có lợi nhuận cao nhất trong toàn thị trường. Nhưng điều gì đã thay đổi? Đầu tiên, thị trường máy tính đã gặp trở ngại khi người tiêu dùng bắt đầu chuyển hướng sang sử dụng máy tính bảng và các thiết bị kết nối khác. Thứ hai, các máy tính đã trở thành một món hàng hóa, khi mà Dell đã làm mất đi lợi thế về chi phí của mình cho các đối thủ cạnh tranh như Lenovo và các nhà sản xuất chi phí thấp khác. Với Apple, rủi ro mà họ gặp phải là ngành kinh doanh tạo ra lợi nhuận lớn nhất của họ, sản xuất điện thoại thông minh, đang có chiều hướng đi vào con đường mà Dell đã gặp phải. Tuy nhiên, khác với Dell, Apple không chỉ là một nhà sản xuất phần cứng, và sự thành công của nó về chiến lược đặt giá cao trong ngành kinh doanh máy tính cho thấy sức mạnh của chiến lược này bắt nguồn từ việc tạo ra hệ thống hoạt động của phần cứng. Tôi tin rằng xác suất mà Apple đi theo con đường của Dell là khó xảy ra.

b/ Đi theo con đường của Microsoft: Số phận của một doanh nghiệp có các sản phẩm làm ra tiền, mang lại lợi nhuận lớn nhưng lại có ít sáng tạo và trí tưởng tượng.

Thành công nhờ hệ điều hành Windows và phần mềm Office, Microsoft đã trở thành công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất trong thập niên vừa qua. Cũng giống như Apple, Microsoft có vẻ như bất bại. Nhưng rồi, điều gì đã xảy ra? Từ góc nhìn của thị trường, công ty có vẻ như đã vắt kiệt hết ý tưởng và trí tưởng tượng, các nhà đầu tư thì trở nên chán nản vì phải đợi sản phẩm lớn tiếp theo từ Microsoft và họ quyết định nhảy sang đầu tư chỗ khác. Tuy vậy, chú ý điều này, mặc dù giá cổ phiếu và giá trị vốn hóa thị trường không hề có sự thay đổi lớn trong suốt 10 năm qua, nhưng công ty đã chi trả cho cổ đông hàng triệu dollars bằng tiền mặt. Vậy có khi nào Apple sẽ gặp phải tình trạng ứ đọng về giá trị hay không? Câu trả lời là có, nhưng theo tôi (và tôi chưa bao giờ cảm thấy ngượng ngùng về sự thiên vị Apple của mình), giữa các công ty này có một sự khác biệt lớn. Một là tôi không nghĩ là Microsoft đã đánh mất hoàn toàn trí tưởng tượng và sự sáng tạo của họ từ thập niên trước đó. Tôi không nghĩ nó đã bao giờ đánh mất điều đó cả. Mặc dù Windows hay Office đều là những sản phẩm chuyên nghiệp, và được tạo ra cẩn thận, cả hai sản phẩm này đều chưa bao giờ được xem là sáng tạo hay sang trọng cả (và tôi nói điều này dưới tư cách là một người chuyên sử dụng bộ sản phẩm Office). Apple, mặt khác, đã tạo ra những sản phẩm đậm chất riêng của Apple qua các thập niên, một số sản phẩm trng số đó ít thành công hơn so với số còn lại (ví dụ như sản phẩm Newton), và tôi thấy khó mà tin được Apple đã vắt kiệt hoàn toàn sức sáng tạo của mình vào tháng 9 vừa rồi.

Mua hay Bán? Giữ hay Bỏ?

Nếu cổ phiếu Apple đã từng được định giá như một cổ phiếu có mức tăng trưởng cao, với các biên ổn định và dựa trên kỳ vọng về những cú hích sắp tới trong tương lai, tôi sẽ cảm thấy lo lắng về báo cáo thu nhập gần đây. Nó không còn được như vậy nữa. Như bạn có thể thấy từ bảng hòa vốn ở phần trên, nó đang được định giá như là một cổ phiếu với mức tăng trưởng thấp, các biên đang hẹp dần, với không còn cú hích nào tốt trong tương lai gần nữa. Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi cũng những nhà đầu tư đã định giá cổ phiếu này giống như tôi, lại phản ứng với ngày càng nhiều các tin tức về những biến số này (mức tăng trưởng, các biên, các sản phẩm mới), giống như là họ chưa từng định giá nó vậy.

Điều mà tôi thấy, là nếu tôi có cổ phiếu Apple trong danh mục đầu tư của tôi ở mức giá 420 dollars và công ty tiếp tục làm thất vọng trên tất cả các mặt (mức tăng trưởng, các biên, các sản phẩm mới, thì tôi sẽ có một cổ phiếu tẻ nhạt chỉ có mang lại thu nhập hàng tỷ và chi trả cổ tức chắc chắn. Tuy nhiên, nếu công ty có thể tạo ra sự bất ngờ bằng cách ngăn ngừa sự rò rỉ về các biên, nâng cao mức tăng trưởng doanh thu trên thị trường hay tung ra giới thiệu các sản phẩm mới như iWatch hay iTV, điều đó sẽ rất tuyệt đối với tôi. Trên thị trường, nơi mà những phương án đầu tư khác của tôi đều được định giá rất cao, Apple luôn là một cổ phiếu mà tôi ưu tiên. Nó luôn nằm trong danh mục đầu tư của tôi, cho dù giá của nó đã làm tôi thất vọng trong vài tháng vừa qua.

Nguồn: finandlife|Bài dịch của bạn Huy từ Blog của GS Damodaran

Tags:

StockAdvisory | Stocks

Finandlife Index*

by finandlife02/05/2013 15:09

 Danh mục cổ phiếu trong rổ, cập nhật vào 30/05/2014

 

Diễn biến giá cổ phiếu trong danh mục Finandlife Index tăng trưởng khá tốt so với thị trường chung, đây là cơ sở rất tốt cho các bạn muốn tham khảo đầu tư ổn định, dài hạn.

*Finandlife xin giới thiệu rổ cổ phiếu mà theo đó finandlife lựa chọn 10 cổ phiếu có yếu tố cơ bản mạnh, đáng để đầu tư giá trị trong từng thời kỳ. Định kỳ hàng quý, finandlife sẽ review lại danh mục và có thể có sự điều chỉnh thêm vào hoặc bỏ ra. Index của rổ được tính theo phương pháp loại bỏ ảnh hưởng của giá trị vốn hóa, các cổ phiếu có vai trò như nhau trong rổ. Finandlife Index được thành lập vào đầu tháng 02/2013. Và kể từ thời điểm này trở đi, finandlife.com sẽ cập nhật diễn biến của chỉ số rổ cổ phiếu này, so sanh với VNIndex và HNXIndex.

Tags:

StockAdvisory

Cổ phiếu thanh khoản được ưa chuộng

by Admin24/04/2013 21:02

Nếu chúng ta đã xác định đây là thị trường tăng giá thì không việc gì chúng ta cứ ôm mãi những cổ phiếu thanh khoản thấp nhất thị trường. 

Trong một nghiên cứu từ cuối năm 2011, chúng tôi đã phát hiện ra rằng, “nhà đầu tư chỉ nên đầu tư vào những cổ phiếu thuộc nhóm có thanh khoản cao trong thị trường tăng trưởng”.

Thông thường, nhà đầu tư có vô vàn lý do biện giải cho quyết định đầu tư của mình. Người chọn cổ phiếu “nóng” thì bảo rằng “không lý do gì để mua vào một cổ phiếu tốt mà không tăng giá”, người chọn cổ phiếu cơ bản thì lại tranh luận “tôi chỉ mua vào những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt, trả cổ tức ổn định và có một triển vọng thuyết phục”.

Chúng tôi đã tìm ra mối tương quan tương đối lớn giữa thanh khoản cổ phiếu và biến động giá cổ phiếu trong cả chu kỳ thị trường tăng bền vững (chu kỳ tăng giá hình thành 5 sóng rõ ràng của Elliot, sóng tăng 1, 3, 5; sóng giảm 2, 4), sóng tăng hồi sau chu kỳ giảm giá và sóng giảm.

Một số kết quả nghiên cứu chính mà chúng tôi rút ra như sau:

§  Các cổ phiếu có thanh khoản càng cao thì có độ nhạy với giá càng lớn;

§  Mối quan hệ giữa thanh khoản và biến động giá trong thời kỳ tăng giá (bull market) rõ ràng hơn so với thời kỳ giảm giá (bear market)

Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu với nhóm cổ phiếu thanh khoản cao, thanh khoản trung bình và thanh khoản thấp

§  Trong thị trường tăng trưởng bền vững, Top cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thường là những cổ phiếu tăng điểm mạnh mẽ nhất. Ở sóng thứ 1, nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu trong Top thanh khoản. Ở sóng thứ 3, nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu trong Top thanh khoản cao và thanh khoản trung bình, đây cũng là thời kỳ mức tăng đồng đều và ít rủi ro nhất. Ở sóng thứ 5, mức độ tương quan giữa giá và thanh khoản thấp nhất. Đây là kỳ có mức độ phân hóa rất lớn, rủi ro lớn nhất vẫn nằm ở những cổ phiếu thanh khoản thấp nhất, để tối đa hóa lợi suất đầu tư, nhà đầu tư vẫn nên đầu tư vào cổ phiếu trong Top thanh khoản.

§  Ngay cả các sóng hồi sau chu kỳ giảm kéo dài, những cổ phiếu tăng trưởng mạnh mẽ nhất vẫn là những cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất.

§  Trong thị trường giảm, các cổ phiếu trong Top thanh khoản chịu áp lực giảm mạnh hơn, nhưng mức độ tương quan giữa thanh khoản và mức độ giảm điểm trong thời kỳ này không lớn lắm.

Khi so sánh những kết quả trên với phân tích hành vi nhà đầu tư, chúng tôi cũng nhận thấy có những sự tương đồng. Chẳng hạn, hầu hết nhà đầu tư tham gia thị trường đều mong giá cổ phiếu mình mua vào tăng điểm. Những cổ phiếu có thanh khoản cao nhất thị trường cho thấy mức độ quan tâm của số đông nhà đầu tư vào cổ phiếu này, do vậy, đây là những cổ phiếu có độ nhạy cao nhất cũng là điều dễ hiểu. Trong thị trường tăng giá, động cơ tối đa hóa lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ dẫn đến quyết định bỏ tiền vào những cổ phiếu dạng này, vì dễ giải ngân, dễ giao dịch và có độ nhạy cao. Chính hành động này của số đông nhà đầu tư lại quay trở lại tác động lên giá cổ phiếu và làm cho những cổ phiếu có thanh khoản cao thường leo giá nhanh nhất thị trường.

Biểu đồ 2: Mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và khối lượng giao dịch bình quân phiên từ ngày 28/11/2012 đến ngày 11/1/2013

Ngoài ra, khi xem xét tỷ suất sinh lời, nhóm cố phiếu thanh khoản cao cũng chính là nhóm có tỷ suất sinh lời cao.

Theo biểu đồ 2, tỷ suất sinh lời trung bình của Top 20% thanh khoản toàn thị trường là 33,6%, trong khi đó, nhóm thanh khoản trung bình có tỷ suất sinh lời 20,8% và nhóm thanh khoản thấp chỉ có tỷ suất sinh lời 9,3%. Điều này có nghĩa là: trong sóng tăng vừa qua, những nhà đầu tư nào nắm giữ cổ phiếu nằm trong Top thanh khoản sẽ có được một tỷ suất sinh lời vượt trội so với thị trường và so với những cổ phiếu khác.

Như vậy, kết quả của nghiên cứu mà chúng tôi đã từng làm năm 2011 tiếp tục đúng cho sóng tăng vừa qua, và nếu chúng ta đã xác định đây là thị trường tăng giá (bull market) thì không việc gì chúng ta cứ ôm mãi những cổ phiếu thanh khoản thấp nhất thị trường.

Nguồn: finandlife|một version khác trên Báo Đầu Tư Chứng Khoán      

Tags:

StockAdvisory

Đòn cân nợ và chiến lược đầu tư

by Admin24/04/2013 19:22

Trong bối cảnh lãi suất đang cao ngất ngưởng hiện nay, nợ vay bỗng chốc trở thành gánh nặng không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn cho cả NĐT chứng khoán (viết từ năm 2011)

Vậy nợ vay ảnh hưởng thế nào đến giá CP của chính DN? Đòn cân nợ này ảnh hưởng đến hệ số rủi ro của NĐT ra sao?

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu nợ vay, tài sản và biến động giá của tất cả CP niêm yết qua 2 giai đoạn: giai đoạn tăng bắt đầu từ ngày 24-2-2009 đến ngày 22-10-2009 và giai đoạn giảm bắt đầu từ ngày 22-10-2009 đến nay. Trong từng giai đoạn, việc nghiên cứu lại được tiến hành trên 3 nhóm CP có mức độ sử dụng nợ khác nhau.

Cụ thể giai đoạn tăng: nhóm DN có nợ vay trên tổng tài sản dưới 25%; nhóm DN có nợ vay trên tổng tài sản từ 25-50%; nhóm DN có nợ vay trên 50% tổng tài sản. Giai đoạn giảm: nhóm DN có nợ vay trên tổng tài sản dưới 20%; nhóm DN có nợ vay trên tổng tài sản từ 20-40%; và nhóm DN có nợ vay trên 40% tổng tài sản. Biến động giá của các CP được so sánh với HNX Index.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ vay trên tổng tài sản của tất cả DN niêm yết trên thị trường trong giai đoạn tăng trưởng là 36,9% cao hơn giai đoạn suy thoái (31,8%) (biểu đồ 1). Đây là điều dễ hiểu vì trong giai đoạn tăng trưởng, nền kinh tế được hỗ trợ bởi mức lãi suất thấp, nhu cầu toàn xã hội tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng cường vay nợ. Còn trong giai đoạn giảm, lãi suất tăng cao, nhu cầu xã hội thấp, việc sản xuất, đầu tư gặp khó khăn, chiến lược ưu tiên là cắt giảm chi phí, thu hẹp hoạt động, giảm nợ vay.

Biểu đồ 1:

  

Phân tích tương quan cho thấy tỷ lệ nợ vay trong cơ cấu tài sản của DN có ảnh hưởng đến mức độ biến động giá CP trên thị trường. Mối liên quan này rõ ràng hơn trong giai đoạn thị trường giảm khi hệ số tương quan trong giai đoạn này là -0,15, trong khi đó hệ số này trong giai đoạn thị trường tăng chỉ là 0,07. Dấu (-) của hệ số tương quan trong thị trường giảm cho biết những DN sử dụng nhiều nợ vay chịu áp lực giảm giá nhiều hơn so với các DN có cơ cấu nợ vay ít hơn. Dấu (+) của hệ số tương quan trong thị trường tăng cho biết những DN sử dụng nhiều nợ vay lại có khả năng tăng giá tốt hơn. Kết quả trên một lần nữa được khẳng định khi chúng ta xem xét xác suất lựa chọn CP có biến động giá tích cực hơn chỉ số chung toàn thị trường.

Trong giai đoạn thị trường bất lợi, xác suất chọn phải CP giảm giá mạnh hơn HNX Index ở nhóm nợ vay cao nhất lên đến 44,2%, xác suất này giảm dần ở nhóm nợ vay trung bình (38,3%) và chỉ còn 17,5% ở nhóm nợ vay thấp nhất. Như vậy, trong giai đoạn thị trường giảm, NĐT nên trú ẩn vào các CP có tình hình tài chính lành mạnh, tỷ lệ vay nợ thấp và tránh xa những CP có đòn cân nợ cao (biểu đồ 2).

Biểu đồ 2:

Thế nhưng, chiến lược trên không phải là chìa khoá vạn năng trong bất kỳ tình hình thị trường nào. Ở giai đoạn tăng, việc đặt cược vào nhóm CP có đòn cân nợ lớn không hẳn sẽ mang lại kết quả đáng buồn như trong giai đoạn thị trường giảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm CP sử dụng nợ vay cao nhất có xác suất chiến thắng thị trường cao nhất (61%); nhóm sử dụng nợ vay thấp nhất xác suất này là 60%, nhóm vay nợ trung bình thấp nhất (chỉ 51,6%) (biểu đồ 3).

Biểu đồ 3:

 

Như vậy, để tận dụng những thuận lợi của thời kỳ tăng trưởng như lãi suất thấp, nhu cầu xã hội cao…, bên cạnh danh mục truyền thống đầu tư vào những CP vững mạnh, khả năng tạo tiền tốt, tỷ lệ nợ vay thấp, NĐT nên dành một phần danh mục của mình cho những CP có kế hoạch kinh doanh đột biến, những CP có nhiều tham vọng, dám sử dụng nhiều nợ vay nhằm tăng hiệu quả đa dạng hóa giúp mang lại suất sinh lợi cao nhất cho NĐT.

 

Kết quả nghiên cứu trên cùng với kết luận của Modigliali và Miller (MM): “Trong thị trường hoàn hảo, việc vay nợ để mua vào CK của NĐT cá nhân không khác biệt so với việc vay nợ của chính DN phát hành CP đó”. Nghĩa là NĐT có thể tự tạo đòn bẩy tài chính thay cho DN. Trong bối cảnh giao dịch ký quỹ (margin) sắp được hợp pháp hóa, NĐT nên bắt đầu nhìn nhận lại hệ số rủi ro tài chính của mình, trong đó nên xem xét thêm đòn cân nợ vay tại các DN đầu tư để tránh ước lượng mức rủi ro quá thấp so với nguy cơ thật sự phải chịu. 

Nguồn: finandlife|một version khác trên Báo Đầu Tư Tài Chính

Tags:

StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu