Ý kiến về TOP 50 Forbes Việt Nam

by finandlife06/09/2013 14:15

Dạo gần đây thấy rất nhiều nhà đầu tư cũng như môi giới chứng khoán quan tâm đến danh sách 50 cổ phiếu niêm yết tốt nhất mà Forbes Việt Nam vừa công bố, tôi cũng tò mò vào xem.

Xem xong tôi không đồng ý với những cái tên sau: PXS (xếp hạng 19) và BHS (xếp hạng 41).

Theo như đánh giá của mình, nếu top cổ phiếu tốt nhất 2 sàn là 5 sao, top cổ phiếu lởm nhất là 1 sao, thì 2 cổ phiếu trên chỉ đạt 3 sao.

Cả 2 cổ phiếu này đều có chất lượng kinh doanh giảm đi trong mấy năm qua và 2 quý đầu năm 2013, trong khi đó, rủi ro tài chính lại tăng lên do tình hình công nợ ngày càng phình to so với nguồn vốn.

 

Cụ thể:

PXS:

 BHS:

Ngoài 2 cổ phiếu trên, còn có một số đại diện khác nữa mình chưa thật hài lòng. Vì đã gọi là TOP cổ phiếu tốt, không thể chỉ nhìn đó là cổ phiếu lớn được.

Danh sách của Forbes và đánh giá của finandlife như sau:

 

Nguồn: finandlife|Forbes Việt Nam

Tags:

Economics | StockAdvisory | Stocks

Tự doanh cty chứng khoán là chuyên gia “ăn non”

by finandlife17/07/2013 12:37

Nhìn cách giao dịch của khối tự doanh cty chứng khoán, mới biết họ lướt sóng “kinh” thế nào. 

Đúng là nhà đầu tư cá nhân “to đầu”…

Ngày 06/12/2012, họ mua vào tương đối sớm so với thị trường, với khối lượng mua ròng lên đến >350 tỷ đồng, nhưng chính họ lại là người bán ra quá sớm trong khi thị trường còn 1 thời gian dài tăng trưởng phía sau đó.

§     Ngày 17/12/2012, họ bán ra gần 280 tỷ đồng

§     Ngày 28/12/2012, họ bán ra 390 tỷ đồng.

Ai cũng biết là thị trường tăng đến đầu tháng 06/2013. Như vậy, là họ bán ra quá sớm so với thị trường chung.

Một điều tương tự diễn ra vào những ngày đầu tháng 07/2013. Khối tự doanh đã mua ròng 160 tỷ đồng vào ngày 08/07/2013, nhưng chỉ sau 1 vài ngày thị trường diễn biến thuận lợi, khối này đã bán ra 150 tỷ đồng vào ngày 10/07/13.

Dường như tự doanh của các công ty chứng khoán có cách vào ra không thật sự hiệu quả nhỉ? 

Nguồn: finandlife 

Tags:

StockAdvisory

Đọc giúp bạn|Vốn nước ngoài sẽ chảy mạnh vào chứng khoán.

by finandlife24/06/2013 15:17

Bài viết của Michael Kokalari - Giám đốc điều hành bộ phận phân tích KimEng Maybank Việt Nam trên TBKTSG.

Anh này cho rằng, chứng khoán toàn cầu đã và đang hưởng lợi từ chính sách in tiền. Chương trình QE3 của Mỹ và chính sách kinh tế cách tân Abenomics của Nhật làm một lượng tiền khổng lồ chảy ra thị trường. Và lượng tiền này sẽ tích cực tìm kiếm vùng đất để có thể sinh lời. Điều đó trả lời tại sao chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong những năm vừa qua, chứng khoán Nhật tăng mạnh từ đầu năm 2013. Ngoài ra, chứng khoán hầu hết khu vực trên thế giới cũng đều tăng điểm. Anh dẫn chứng cho sự liên thông trong thị trường tài chính toàn cầu, khi chỉ số lòng tin của Mỹ tăng, giá nhà đất của Mỹ cải thiện, ngay lập tức làm cho chứng khoán Nhật Bản suy giảm trong vài tuần trở lại đây, vì đơn giản, những nhà đầu tư tại Nhật e ngai khi Mỹ phục hồi, FED sẽ không còn in tiền nữa. Việt Nam cũng sẽ không thoát khỏi tình trạng này.

Anh còn cho thấy một sự dịch chuyển dòng tiền trong khu vực Đông Nam Á. Thị trường chứng khoán Thái Lan, Indonesia, Philippin đã trải qua thời kỳ tăng trưởng rất tốt trong giai đoạn vừa qua, và hiện định giá tại những thị trường này không còn hấp dẫn nữa. P/E tại Philippin đã lên đến 20 lần, trong khi đó, Việt Nam chỉ là 14. Trong thời gian qua, một số dòng tiền bắt đầu chuyển dịch từ các nước TIP sang Việt Nam, và nhiều khả năng xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2014 và 2015. Một lý do khác, tác giả cho rằng, trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang trong giai đoạn cải tổ hệ thống ngân hàng, còn nhớ 10 năm sau cải tổ hệ thống ngân hàng tại Thái Lan từ 1997, chứng khoán Thái đã tăng 500%. Nếu tình hình cải cách diễn biến thuận lợi, dòng tiền sẽ không dừng lại ở mức 254 triệu USD như thời gian qua, mà con số có thể lên mức khổng lồ.

Anh còn nêu một thông tin khá quan trọng có thể làm tham khảo về sau, giao dịch khối ngoại chiếm 50% thị trường Philippin, ở VN hiện nay chỉ là 25%, rất có thể ảnh hưởng của khối ngoại trong thời gian tới sẽ còn lớn hơn.

Trong một phỏng vấn của anh trên Vnexpress, tôi cũng rất đồng quan điểm với anh, khi cho rằng một danh mục cổ phiếu hạng trung, tỷ lệ chi trả cổ tức tốt sẽ sinh lời tốt hơn nhiều so với vàng, bất động sản trong 3-4 năm tới. 

Nguồn: finandlife|TBKTSG|Vnexpress

Tags:

Economics | StockAdvisory

Xu hướng kỹ thuật 23 06 2013

by finandlife23/06/2013 09:27

Nhìn nhận trong entry vào ngày 11 05 2013 vẫn được bảo lưu. Thị trường diễn biến trong ngắn hạn từ ngày 11/05/2013 đến những ngày đầu tháng 6 là tăng điểm, nhưng rõ ràng nhà đầu tư nên “ưu tiên bán hàng” trong giai đoạn đó. Sau khi chạm upper Bollinger, thị trường đã không giảm lại ngay mà tiếp tục tục test trở lại đường kháng cự dài hạn (màu đỏ), sau đó thị trường rớt lại rất mạnh.

Sắp tới (1 vài tuần) nên nhìn nhận thị trường theo hướng nào?

 

 

Về kỹ thuật, diễn biến thị trường trong hơn 1 tháng qua đã tạo ra một kênh xu hướng khá thú vị. Kênh xu hướng này được vẽ bởi 2 đường song song màu xanh lá cây trên chart. Gọi là kênh xu hướng nhưng thực chất thị trường đi khá sideway, xu hướng đi lên với góc nhỏ, cho thấy thị trường sắp tới ít có khả năng diễn biến mạnh mẽ để hình thành xu hướng rõ ràng như giai đoạn đầu năm, thị trường có tăng, có giảm, xu hướng trong vài tuần là đi lên nhẹ.

Cách hành động

VNIndex đang khá gần với vùng hỗ trợ (sát với đường màu xanh lá dưới), nếu ta tin tưởng vào kênh xu hướng này, ta sẽ mua dần trong những phiên tới, và sẽ bán dần khi VNIndex tăng trở lại và chạm vùng kháng cự quanh đường màu xanh lá trên. An toàn thì chúng ta có thể bán khi VNIndex tăng lại và tiếp cận ngưỡng cản màu đỏ (dài hạn).

Khối lượng giao dịch đột biến ngày cuối tuần (21/06/2013) là vì đây là ngày cuối cùng trong đợt review ETFs, tín hiệu có thể bị nhiễu, không nên xem cây khối lượng này trong đánh giá kỹ thuật sắp tới. 

Nguồn: finandlife

Tags:

StockAdvisory

Đồng quan điểm với Mutual Fund Elite.

by finandlife20/06/2013 13:45

Đây là một quỹ mới vào VN thời gian gần đây. Điểm nổi bậc và khác biệt của quỹ này là nhắm vào những cổ phiếu hạng trung và hạng nhỏ tại những quốc gia đang phát triển ở Châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.

Chiến lược đầu tư của quỹ này rất phù hợp với phong cách đầu tư của người viết.

        Đầu tư vào những cổ phiếu đang bị định giá thấp

        Đầu tư vào những cổ phiếu có EPS tăng trưởng, cổ tức okie

      Quỹ cũng chú trọng việc company visit và liên lạc định kỳ với lãnh đạo những doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào.

       Quyết định đầu tư của quỹ là phụ thuộc vào công tác nghiên cứu và phân tích của chính bản thân quỹ

        Và quỹ chỉ đầu tư bằng cách mua cổ phiếu và chờ cổ phiếu đó tăng giá để sinh lời chứ không bán khống…

Quỹ Mutual Fund Elite do PYN Fund Management huy động và Fund Manager là Petri Deryng.

Theo danh sách xếp hạng 20 quỹ có tỷ suất sinh lời cao nhất của Morningstar vào ngày 24/04/2011 thì trong 9300 quỹ, PYN Elite Fund có mức sinh lời cao thứ nhì (18.25%/năm) sau The Nile Growth Company (19.01%).

Nếu nhìn vào biến động của fund và index thì dường như Elite khá rủi ro, khi thị trường giảm sẽ giảm mạnh hơn thị trường và khi thị trường tăng sẽ tăng mạnh hơn thị trường.

 

Nhưng Elite đã chứng minh được chiến lược đầu tư đúng đắn của mình vì từ lúc quỹ được thành lập (1999) đến nay, Elite Fund đã tăng trưởng hơn 11 lần, trong khi đó, thị trường Thái Lan chỉ tăng hơn 200%.

 

Quá tuyệt để gởi gắm tiền bạc của mình vào đó, đúng không ạ?

Vào Việt Nam, Elite Fund chủ yếu đầu tư vào những công ty nhỏ và vừa. Hầu hết những cổ phiếu này đều có nền tảng cơ bản tốt, và là những khuyến nghị đầu tư dài hạn xuyên suốt của nhiều công ty chứng khoán nhiều năm qua.

STT

Mã CK

Mua thêm T5/13

Tỷ lệ SH

Finandlife Rating (star)

1

DQC

 

5.06%

5

2

DVP

 

5.00%

5

3

DXP

 

9.90%

5

4

EBS

 

10.42%

5

5

HTV

 

5.20%

5

6

KDH

445,820

6.05%

2

7

LIX

41,750

5.18%

5

8

SED

80,000

8.08%

5

9

SJD

2,220,300

7.58%

5

10

TCT

 

9.21%

5

11

TTF

 

6.43%

3

12

VPK

 

9.07%

5

Quan điểm của finandlife, chỉ có TTF và KDH là không đồng quan điểm, những cổ phiếu khác đều đáng để đầu tư.

Quyết định vào VN của Elite Fund là vì VN đang bị định giá thấp “PYN Elite fund manager Petri Deryng said: “Having realised substantial gains from our Thai holdings, we have utilised this opportunity to move funds from Thailand into other undervalued markets such as China and Vietnam”.

“As Vietnam's stock exchange is trading below historical average valuations and Thailand above them, it’s clear that the Vietnamese market has a more attractive growth potential."

Hiện tại, tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong tổng danh mục của Elite Fund là 29%.

 

Cuối cùng, tôi rất thích chiến lược đầu tư của Elite Fund, nó dường như rất phù hợp với cách suy nghĩ của tôi. Hi vọng, Elite Fund sẽ tiếp tục thắng ở thị trường VN như Thái Lan trước đó.

------------------

Cập nhật quý 1/2015

Tham khảo thêm ở đây

 Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu