P-Note ảnh hưởng thế nào đến thị trường Việt Nam?

by finandlife17/05/2016 15:59

Như trong báo cáo phân tích trước, chúng tôi đã đề cập đến việc P-Notes và các Quỹ đầu tư chỉ số ETF đã xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian dài, tuy nhiên chỉ mới bắt đầu thu hút sự chú ý của thị trường. Nhờ Pnote và ETF mà NĐT Nước ngoài có thể tham gia vào TTCK Việt Nam thông qua quỹ mà không chịu nhiều quy định rằng buộc. Trong cuối 2009 đến 2010, NĐT NN đã mua ròng 15 tháng liên tiếp với tổng quy mô gần 18,000 tỷ đồng. Trong bối cảnh dòng vốn nội rút mạnh ra khỏi thị trường giai đoạn hậu gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 1 tỷ USD thì dòng vốn này đóng vai trò rất quan trọng giúp thị trường ổn định trong suốt năm 2010. Ngoài dòng tiền từ các quỹ đầu tư chủ động thì dòng tiền ETF và đặc biệt là Pnote đã đóng góp phần đáng kể trong lượng mua ròng giai đoạn này.

Để có thể đánh giá được diễn biến của dòng vốn P-notes và ETF, chúng tôi đã thống kê hoạt động mua vào của khối ngoại giai đoạn năm 2010; đây là giai đoạn đầu tiên TTCK Việt Nam nghe nói đến xuất hiện của P-Notes và ETF. Giai đoạn này TTCK Việt Nam khá xấu, tiềm ẩn nguy cơ điều chỉnh mạnh sau khi tăng rất mạnh năm 2009 (VNindex tăng từ đáy 235 ngày 24/2 lên đỉnh 624 ngày 22/10).

Dòng vốn nóng nói trên vào năm 2010 có những đặc điểm sau:

• Chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu lớn, có ảnh hưởng mạnh đến các chỉ số vào thời điểm đó như HAG, VIC, BVH, FPT, HPG, VNM, SJS, DPM, VCB, PVD, SSI, MSN.

• Chỉ tập trung mua trên HSX, mã CP được mua ròng nhiều nhất trên HNX chỉ tương đương các mã được mua ròng thấp nhất trong top 20 mã HSX (đây cũng là lý do HNX giảm mạnh so với Vnindex)

Nếu không nhờ có dòng tiền mạnh này thì VNindex khả năng đã giảm khá sâu, điều này thể hiện qua chênh lệch điểm số giữa Vnindex (giảm 2%) và Hnindex (giảm 32%) trong năm 2010. Dòng tiền này đã góp phần cho mức mua ròng kỷ lục hơn 15.250 tỷ của khối ngoại trong năm 2010. Giá trị giao dịch của khối ngoại/ giá trị giao dịch thị trường tăng từ 19.3% lên 21.9%, trong khi giá trị mua ròng/ giá trị thị trường tăng từ 0.8% lên 4%.

Các quỹ Đầu tư chỉ số ETF cũng đẩy mạnh hoạt động giao dịch trong năm 2010, ETF VNM tăng quy mô được khoảng 139,4 triệu USD, tương đương 2.718 tỷ trong khi ETF FTSE VN tăng quy mô được 15,3 triệu USD tương đương 298.1 tỷ. 2 ETF đóng góp 3.016 tỷ trong tổng số 15.252 tỷ mua ròng của khối ngoại trong năm 2010. Như vậy phần lớn giá trị mua ròng còn lại mang dấu ấn của hoạt động đầu tư Pnotes. Trong bối cảnh dòng vốn nội rút mạnh ra khỏi thị trường giai đoạn hậu gói kích cầu hỗ trợ lãi suất 1 tỷ USD thì dòng vốn này đóng vai trò rất quan trọng giúp thị trường ổn định trong suốt năm 2010.

So với báo cáo chúng tôi phát hành cách đây 10 ngày, dòng vốn ngoại (có sự góp mặt của P-Notes) đã đẩy VN-Index vượt qua mức 600 điểm, và đang tiếp cận vùng kháng cự mạnh tại 615-620 điểm. Khối ngoại mua vào tại các cổ phiếu BCs hỗ trợ cho VN-Index tạo vùng đỉnh giá mới trong năm, và trong quá trình kiểm tra lại vùng đỉnh cũ năm 2015 lần lượt tại 615 và 638 điểm. Dù vậy, thực tế đang cho thấy khối ngoại mua vào thời gian qua khiến cho việc dự báo thị trường trong ngắn hạn rất khó khăn. Nhìn chung thị trường nhận định đang có rủi ro cao, khả năng đảo chiều đang lớn dần khi chỉ số tăng nhanh và thanh khoản sụt giảm, cùng với việc chờ đợi thông tin hỗ trợ mạnh. Nếu hoạt động mua vào vẫn tiếp diễn thì VN-Index sẽ còn tăng trong nghi ngờ và nhiều NĐT tiếp tục không vui với danh mục không có các cổ phiếu Bluechip như thời gian qua.

Theo dõi hoạt động mua vào của khối ngoại, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm tích cực về dòng vốn Pnotes, nhưng cần lưu ý hiệu ứng tăng điểm lên thị trường đang giảm dần do NĐT trong nước đang giữ quan điểm thận trọng và áp lực chốt lãi ngắn hạn ngày càng lớn và chờ đợi thêm thông tin hỗ trợ.

Điểm tích cực: Hoạt động mua ròng của khối ngoại chỉ khoảng 3% – 5% giao dịch toàn thị trường, và trạng thái mua ròng tích lũy không lớn để tạo biến động mạnh trên thị trường khi xảy ra hoạt động rút vốn. Hơn nữa cơ chế rút vốn của P-Notes cũng không có biến động nhanh như các ETFs để có thể tạo hiệu ứng xấu cho thị trường.

Điểm tiêu cực: Khối ngoại đang có xu hướng rút vốn tại các nước trong khu vực sau 2 tháng mua ròng (tháng 3 và 4). Liệu dòng vốn này sẽ sớm chấm dứt theo xu hướng chung của khu vực? Rất khó có câu trả lời vì thị trường không có công cụ hữu hiệu để dự báo hoạt động mua vào của P-Notes. 

Nhà đầu tư nên quan tâm đến những cổ phiếu có quy mô lớn, còn room cho NĐT Nước ngoài và so sánh với các yếu tố cơ bản và định giá vẫn còn hấp dẫn (tham khảo các báo cáo của BSC). Đối với NĐT quan tâm đến hành động của khối ngoại, trong số 20 cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều, danh mục mua ròng trùng 15 cổ phiếu ở 2 giai đoạn (2010 và tháng 4 năm 2016).

• Nhóm cổ phiếu tài chính được mua vào mạnh, 5/6 ngân hàng niêm yết trên HSX (VCB, BID, MBB, CTG, STB) được mua ròng trong khoảng từ 4/2016 đến nay, so với 4/5 Ngân hàng (VCB, CTG, EIB và OGC) được mua vào trong năm 2010; thêm vào đó là Cổ phiếu chứng khoán SSI, bảo hiểm BVH.

• Nhiều cổ phiếu có ảnh hưởng lớn đến chỉ số trong năm 2010 đã không còn được khối ngoại mua ròng mạnh gồm: Nhóm không còn duy trì được quy mô vốn hóa (HAG, KBC, OGC); hết room (VNM, FPT) và hủy niêm yết (PVF). Thay vào đó là hoạt động mua ròng ở các cổ phiếu niêm yết mới có ảnh hưởng lớn đến chỉ số như GAS và BID.

• Danh mục mua ròng trên HNX cũng tập trung vào nhóm Ngân hàng, Dầu khí và Chứng khoán là 3 nhóm chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số.

Lưu ý Cổ phiếu được in đậm là cổ phiếu có trong top 20 mua ròng của NĐT NN 2010

Bài liên quan:

What are P-note?

 

Nguồn: BSC Research

Tags:

Economics | StockAdvisory

TOP UPGRADE VIETNAMESE STOCK QUARTER 1 2016

by finandlife17/05/2016 15:37

Trong kỳ vừa qua (từ 29/02/2016 đến 10/05/2016), Danh mục TOP Cổ phiếu thăng hạng mạnh nhất (TOP UPGRADE) Quý 4/2015 của chúng tôi đã có mức tăng trưởng 15.2%, vượt trội so với các mức tăng 8.2% của VNINDEX và 1.9% của HNXINDEX.

HIỆU QUẢ DANH MỤC TOP CỔ PHIẾU THĂNG HẠNG MẠNH NHẤT QUÝ 4/2015

 

Trong kỳ, DNP là cổ phiếu có mức tăng giá mạnh nhất, với mức tăng 67.0%. Tiếp theo là EVE (+44.5%), TYA (+28.3%), VKC (+16.8%) và CDC (+9.1%)… Kém hiệu quả nhất là cổ phiếu ELC với mức giảm -4.4%, tiếp theo là TCL (-3.9%) và VFG (-3.9%). 

Kỳ này, trên cơ sở Báo cáo tài chính Quý 1/2016 mới được công bố, chúng tôi tiếp tục cập nhật xếp hạng của các doanh nghiệp niêm yết, và đưa ra TOP Cổ phiếu thăng hạng mạnh nhất Quý 1/2016. Đây là những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt so với cùng kỳ, các yếu tố cơ bản như tình hình tài chính, biên lợi nhuận và hiệu quả hoạt động cải thiện so với quý trước mạnh nhất. Kì vọng với sự cải thiện đó, những cổ phiếu này sẽ được thị trường đánh giá cao trong thời gian tới.

Một số tiêu chí xếp hạng cổ phiếu:

-          Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận so với cùng kỳ

-          EPS, Book Value

-          Biên lãi gộp, ROA, ROE, ROS.

-          Khả năng thanh toán

-          Tỷ lệ nợ/tổng tài sản

DANH MỤC TOP CỔ PHIẾU THĂNG HẠNG MẠNH NHẤT QUÝ 1/2016 

CHỈ SỐ TÀI CHÍNH QUÝ 1/2016

  

BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ THANH KHOẢN

 

LỊCH SỬ HIỆU QUẢ DANH MỤC TOP UPGRADE TRONG QUÁ KHỨ

Finandlife

Tags:

StockAdvisory | Stocks

Tâm lý nôn nao mất phương hướng, nội hướng mắt theo dõi ngoại

by Michael16/05/2016 23:31

Dòng tiền tích cực vẫn neo ở mức cao, trong khi đó dòng tiền tiêu cực suy giảm cho thấy những cổ phiếu lớn trên thị trường được săn đón trong khi đó cổ phiếu nhỏ lại bị thờ ơ.

Nhiều nhà đầu tư than thở danh mục giảm khi Index xanh, tình cảnh này không phải của riêng một ai, nếu nhìn vào Index dễ bị cảm giác “đau khổ” khi thị trường xanh mà lại không kiếm được tiền, nhà đầu tư nên nhìn vào tương quan số lượng cổ phiếu tăng/giảm hơn là nhìn vào Index vì Index quá phụ thuộc những cổ phiếu vốn hóa lớn GAS, VCB, VNM, BVH,…

Một số cổ phiếu cơ bản mạnh (FA) đang bị áp lực điều chỉnh giảm do dòng tiền không còn active ở nhóm này, nhiều cổ phiếu còn bị giảm giá 15% và vào vùng target mua như CAV.

Mặc dầu dự báo thị trường trong ngắn hạn rất dễ bị sai sót, nhưng chúng tôi đã phán đoán phần nào diễn biến phân hóa như hiện tại, khi các yếu tố vĩ mô toàn cầu tạm ổn cho đến giữa tháng 6, và giá dầu hỏa đang trong đà tăng làm các hedge fund (đại diện là mua qua P-Note) nán lại kiếm tiền ở các Frontier Market, đặc biệt là betting vào commodity.

Một trong những giải pháp để không bị xót ruột trong bối cảnh thị trường này là add GAS vào danh mục ngắn hạn. Chúng tôi đã tư vấn thế trong entry này.

Cập nhật diễn biến giá dầu và kỹ thuật cổ phiếu GAS sau phiên hôm nay như hình bên dưới, upside vẫn còn rộng, target vùng giá 62.

 

Finandlife

Tags:

StockAdvisory | Stocks

Sản xuất phục hồi, VNIndex 610?

by finandlife04/05/2016 08:50

04/05/2016

§  Thông điệp chính sách mới của ECB, Fed, BOJ

§  Sản xuất phục hồi mạnh trong tháng 4

§  Bảo hiểm, tài nguyên cơ bản, điện nước xăng dầu khí đốt giúp VNIndex vượt 580

§  VNIndex thử thách 610

§  Cổ phiếu tuần qua: HBC, Nhóm cổ phiếu ngành cao su tự nhiên

 

Diễn biến một số chỉ số quan trọng

Thế giới

Thông điệp chính sách theo hướng giữ nguyên lãi suất của ECB, Fed và BOJ trong 2 tuần cuối tháng 4 vừa qua giúp dòng tiền tiếp tục nán lại tìm kiếm cơ hội sinh lãi ở những thị trường cận biên, mới nổi trong đó có Việt Nam.

21/4, ECB quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức 0.25%, lãi suất tái cấp vốn ở mức 0% và lãi suất tiền gửi -0.4%. Trong bối cảnh các ngân hàng Châu Âu gặp nhiều khó khăn, và nhà đầu tư kỳ vọng ECB tiếp tục kích thích kinh tế, quyết định này ảnh hưởng đến đồng EUR theo hướng EUR lên giá.

27/4, Fed giữ nguyên lãi suất cơ bản trong khung 0.25% đến 0.5%. Trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ hồi phục vững chắc, nhà đầu tư kỳ vọng Fed sớm tăng lãi suất, quyết định này sẽ làm đồng USD mất giá.

28/4, BOJ quyết định giữ nguyên lãi suất và hoãn mở rộng chương trình mua lại tài sản. Trong bối cảnh, kinh tế Nhật còn khó khăn, nhà đầu tư kỳ vọng vào một đợt kích thích kinh tế mới, quyết định này đã làm các thành viên thị trường thất vọng, và ngay lập tức đẩy đồng Yên tăng giá mạnh.

§  US Dollar Index: 92.55 (-2.1%), giảm mạnh so với ngày 21/4

§  Đồng Yên Nhật: 106.4 (+3.1%), tăng mạnh so với ngày 21/4

§  Giá dầu WTI: 44.75 USD/thùng (+5%), tăng mạnh so với ngày 21/4

§  Giá vàng: 1,291.8 USD/Ounce (+2.6%), tăng mạnh so với ngày 21/4

§  Chứng khoán Mỹ, DJI: 17,891.2 (-1.1%), giảm so với ngày 21/4

§  Shanghai Composite, SSEC: 2938.3 (-0.5%), giảm nhẹ so với ngày 21/4

§  Chỉ số đồng EUR 1.152 (+2.1%), tăng mạnh so với ngày 21/4

Trong nước

Khối ngoại bán ròng 418.8 tỷ từ 21/4 đến 29/4, nếu loại VIC, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 163 tỷ.

PE: 13.7, tăng mạnh so với ngày 21/4

DIY: 2.98%, thấp hơn so với 3.83% ngày 21/4

1.   Sản xuất phục hồi mạnh trong tháng 4

Sự hồi phục của giá cả các nguyên liệu, hàng hóa đặc biệt là dầu thô, sắt thép,… đã tạo nên bức tranh kinh tế đẹp đẽ hơn trong tháng 4. Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tăng từ 50.7 lên 52.3, đây mà mức cao nhất trong 9 tháng, cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang mở rộng với nhịp độ rất tốt. Sản lượng và số lượng đơn hàng mới tăng, việc làm cải thiện và giá cả đầu vào tăng mạnh. Lạm phát tăng trở lại khá vững chắc, sau khi tạo đáy ở mức 0% vào tháng 9 và 10 năm 2015, chỉ số CPI đã liên tục tăng trở lại, đến hết tháng 4, lạm phát đã đạt mức 1.89%, về mặt lý thuyết, lạm phát tăng trở lại một cách vừa phải cho thấy nền kinh tế khỏe mạnh hơn.

Biến số gây nhiều lo lắng cho giới đầu tư trong thời gian gần đây là lãi suất, cũng đã có sự điều chỉnh giảm cuối tháng 4, sau phát biểu của Thủ Tướng và Thống Đốc. Theo đó, Vietcombank, Vietinbank, BIDV đã tuyên bố giảm lãi suất cho vay, lãi suất bình quân liên ngân hàng cũng giảm mạnh, về mức thấp trong nhiều tháng. Lãi suất giảm còn hàm chứa thông điệp kích cầu kinh tế trong thời gian tới, đây là một điểm cộng cho giới đầu tư chứng khoán.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, tại Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: "Thời kỳ phát triển yếu kém gần đây của lĩnh vực sản xuất Việt Nam có vẻ như đã kết thúc, như đã thể hiện qua dữ liệu PMI mới nhất cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ nhất của sức khỏe lĩnh vực sản xuất kể từ tháng 7 năm ngoái. Điểm đặc biệt cần lưu ý là số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh. "Thời kỳ áp lực lạm phát yếu gần đây dường như cũng đã kết thúc, với giá cả đầu vào trong tháng 4 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong thời gian 20 tháng."

Biểu đồ 1: Chỉ số PMI

2.   Bảo hiểm, tài nguyên cơ bản, điện nước xăng dầu khí đốt,… là những đầu tàu giúp VNIndex vượt vùng 570-580.

Kết quả kinh doanh quý 1 ấn tượng của nhóm ngành bảo hiểm, đặc biệt là BVH (+30%yoy), sự trỗi dậy của nhóm cổ phiếu sắt thép và nhóm cổ phiếu xăng dầu khí đốt… đã tác động lan tỏa tích cực lên toàn thị trường, giúp VNIndex vượt vùng 570-580 thành công.

Biểu đồ 4: Biến động giá các nhóm ngành trong tuần qua, ngành bảo hiểm

Biểu đồ 5: Biến động giá nhóm ngành tài nguyên cơ bản, điện nước xăng dầu khí đốt

3.   Thử thách mới 610

VNIndex tạo mẫu hình vai đầu vai ngược, với mục tiêu gần nhất 610 điểm. Chúng tôi nghiêng về kịch bản mốc 610 sẽ dễ dàng đạt được trong những ngày sau lễ.

Mặc dầu, sự tăng điểm của Index không đi kèm với sự cải thiện khối lượng giao dịch nhưng các chỉ báo động lượng cho thấy sự tích cực và đà tăng ngắn hạn đang được củng cố.

Cùng với đó, khi phân tích các thành phần đóng góp chính vào VNIndex, chúng tôi nhận thấy các yếu tố cơ bản đang hỗ trợ cho nhóm ngành bảo hiểm, dầu khí, tài nguyên cơ bản, hàng tiêu dùng… Do vậy, xu hướng tăng điểm có tính tin cậy khá cao trong giai đoạn này.

4.   Cổ phiếu tuần qua

HBC: Cập nhật nhanh

Trong bối cảnh công ty đang thi công và trúng thầu mới hàng loạt dự án lớn có giá trị lớn trong thời gian gần đây, chúng tôi đánh giá upside tăng trưởng của HBC còn nhiều và việc hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 252 tỷ trong năm 2016 (tăng gấp 3 lần so với năm 2015) của công ty là có cơ sở để hoàn thành. Với tiềm năng lớn và kết quả kinh doanh quý 1/2016 rất tốt, chúng tôi khuyến nghị mua vào HBC với giá mục tiêu ngắn hạn đạt 24,000 đồng, tương đương tỷ suất sinh lợi đạt 31%/12 tháng.

Cập nhật ngành cao su tự nhiên

Xu hướng giá cao su phục hồi tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành sẽ có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, sự tăng giá cao su trong thời gian gần đây vẫn chưa thực sự vững chắc, giá trung bình vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Do đo, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư nên tiếp tục theo dõi đối với các doanh nghiệp ngành cao su. Trong đó, DPR, PHR và TRC là những công ty có quy mô cũng như hiệu quả hoạt động nổi bật so với các doanh nghiệp khác, đồng thời hoạt đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu sẽ là lợi thế của doanh nghiệp khi thị trường cao su phục hồi.

Theo IBSC

Tags: , ,

StockAdvisory | Stocks

Tiếp tục Range 570 - 580

by finandlife22/04/2016 09:19

22/04/2016

§  Bất chấp thất bại tại Doha, dầu tiếp tục xu hướng tăng giá

§  Tâm lý giao dịch bị ảnh hưởng khi thị trường Trung Quốc giảm mạnh

§  Nếu loại VIC, nước ngoài vẫn mua ròng mạnh

§  Gợi ý đầu tư vào nhóm cao su tự nhiên

§  Nhận định xu hướng

§  Cổ phiếu tuần qua: EVE, BFC, DQC

 

Diễn biến một số chỉ số quan trọng

Thế giới

US Dollar Index: 94.5 (+0.3%), tăng nhẹ so với ngày 11/4

Đồng Yên Nhật: 109.7 (-1.5%), giảm so với ngày 11/4

Giá dầu WTI: 42.6 USD/thùng (+7.2%), tăng mạnh so với ngày 11/4

Giá vàng: 1,259 USD/Ounce (+1.5%), tăng khá so với ngày 11/4

Chứng khoán Mỹ, DJI: 18,096 (+3%), tăng khá so với ngày 11/4

Trong nước

Khối ngoại bán ròng 4 tỷ từ 11/4 đến 21/4, nếu loại VIC, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua ròng 826 tỷ.

PE: 12.4, không đổi so với ngày 11/4

DIY: 3.83%, cao hơn so với 3.64% ngày 11/4

Đợt rà soát định kỳ giá xăng dầu, liên bộ Tài Chính, Công Thương giữ nguyên mức giá bán lẻ xăng dầu các loại. 

1.   Bất chấp thất bại tại Doha, dầu tiếp tục xu hướng tăng giá

Mặc dầu các nước sản xuất dầu thô chủ chốt không đạt được thỏa thuận đóng băng sản lượng sản xuất tại hội nghị Doha hôm chủ nhật vừa qua, nhưng đây không phải là điều bất ngờ khi giới phân tích đã dự báo từ trước đó. Do vậy, giá dầu cũng chỉ điều chỉnh giảm nhẹ khi ra tin chính thức, sau đó tiếp tục quay lại đà tăng đã xác lập từ giữa tháng 2/2015.

Tính đến 2:30PM Việt Nam, giá dầu WTI đạt 42.72 USD/thùng, leo lên mức cao nhất kể từ giữa tháng 11/2015. Phân tích kỹ thuật giá dầu cho thấy diễn biến tăng trưởng trong thời gian qua có tính tin cậy rất cao.

Biểu đồ 1: Diễn biến giá dầu thô WTI thời gian qua

 

Nguồn: Reuters

Tính tin cậy này còn được hỗ trợ khá tốt bởi các yếu tố cơ bản, khi nhận định của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA) cho biết “2016 sẽ chứng kiến sự sụt giảm nguồn cung lớn nhất của khối không thuộc OPEC trong 25 năm, điều đó sẽ giúp thị trường trở về trạng thái cân bằng từ tình trạng thừa mứa nguồn cung như hiện nay”. Ngoài ra, tồn kho dầu thô tuần qua của Mỹ chỉ tăng 2.08 triệu thùng, thấp hơn mức dự báo 2.4 triệu thùng và sản lượng cũng giảm từ mức trung bình 8.98 triệu thùng một ngày về mức 8.95 triệu thùng giúp củng cố xu hướng tăng trưởng trong giá dầu.

2.   Tâm lý giao dịch bị ảnh hưởng khi thị trường Trung Quốc giảm mạnh

Cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu ngân hàng tại thị trường Trung Quốc giảm đột ngột trong ngày 20/4 làm hầu hết chỉ số chứng khoán quốc gia này giảm mạnh, Shanghai Composite giảm 2.3%. Điều đó phần nào tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam, VNIndex biến động đến 2.3% trong khoảng thời gian này.

Theo tính toán của chúng tôi, hai chỉ số này có độ tương quan 0.74 trong giai đoạn 7/2015 đến nay.

Biểu đồ 2: Tương quan giữa Shanghai Composite và VNIndex

 

Nguồn: IBSC Research

3.   Nếu loại VIC, nước ngoài vẫn mua ròng mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại mua ròng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, nếu loại trừ >1900 tỷ đồng thoái vốn khỏi VIC vào ngày 5, 6 và ngày 12/4 vừa qua, thì giá trị mua ròng đạt khoảng 2,400 tỷ đồng từ giữa tháng 2/2016 đến nay.

Hành động của khối ngoại không chỉ cung cấp thêm nguồn cầu cho thị trường mà còn là một chỉ báo quan trọng của nhà đầu tư trong nước. Trong quá khứ, giai đoạn mua ròng mạnh của nhà đầu tư nước ngoài bao giờ cũng là giai đoạn tăng trưởng tích cực của Index.

Biểu đồ 3: Giao dịch ròng tích lũy nhà đầu tư nước ngoài YTD (Tỷ đ)

 

Nguồn: IBSC Research

 

4.   Gởi ý đầu tư vào nhóm cổ phiếu cao su tự nhiên

Chỉ số giá nhóm cổ phiếu cao su đã giảm 27.4% trong năm 2015, và tăng trở lại 9.1% YTD (xem biểu đồ 4). Chúng tôi nhận thấy xu hướng tăng điểm không những được thể hiện trên biểu đồ phân tích kỹ thuật, mà còn cả trên diễn biến cơ bản ngành.

Trong 1 năm qua, giá cao su tự nhiên thế giới có lúc giảm đến 28%, nhưng sau khi tạo đáy từ tháng 11/2015 đến 1/2016, giá đã tăng trưởng trở lại mạnh mẽ, đặc biệt là trong tháng 3, tháng 4/2016, giá hiện tại đã về vùng một năm trước (xem biểu đồ 5).

Biểu đồ 4: Chỉ số giá ngành cao su

 

Nguồn: Vietstock Data

Biểu đồ 5: Biến động giá cao su tự nhiên thế giới 1 năm qua

 

Nguồn: IBSC Research

 

Ngoài ra, số liệu tồn kho các doanh nghiệp sản xuất cao su tự nhiên của Việt Nam đang giảm rất mạnh. Tổng tồn kho 5 công ty niêm yết lớn gồm DPR, HRC, PHR, TNC, TRC đã giảm 19% trong năm 2014, tiếp tục giảm 38% trong năm 2015. Điều này cho thấy áp lực cung sản phẩm đã giảm đi đáng kể, giúp thị trường trở nên cân bằng hơn.

Biểu đồ 6: Biến động hàng tồn kho các công ty cao su

 

* DPR, HRC, PHR, TNC, TRC

Chúng tôi gợi ý nhà đầu tư nên chú ý nhóm ngành này, đặc biệt trong bối cảnh giá cả hàng hóa, dầu thô, và giá cao su thế giới đang quay lại xu hướng tăng.

Chuyên viên phân tích của chúng tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn trong báo cáo chuyên đề sắp tới.

5.   Nhận định xu hướng

Xu hướng giá dầu đang ủng hộ tích cực cho nhóm cổ phiếu dầu khí và nhóm cổ phiếu hàng hóa như cao su, đường, tài nguyên cơ bản… Nhà đầu tư nước ngoài liên tục mua ròng với giá trị lớn giúp thị trường thêm lửa. Biểu đồ kỹ thuật VNIndex 15 phút ủng hộ cho xu hướng tăng quay trở lại (xem biểu đồ 7).

Tuy vậy, diễn biến bất ổn của thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch của nhà đầu tư Việt Nam. Kết quả kinh doanh quý 1 dần lộ diện có thể tạo bức tranh trái chiều, phân hóa.

Biểu đồ 7: VNIndex 15 phút

 

Nguồn: Reuters 

6.   Cổ phiếu tuần qua

EVE: Báo cáo phân tích đầy đủ

Chúng tôi sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF cho ra kết quả giá trị hợp lý của công ty ở mức 45,600 đồng. Với diễn biến hiện tại chúng tôi khuyến nghị Nhà đầu tư tận dụng các nhịp điều chỉnh sâu để Mua vào gia tăng tỷ suất sinh lợi cho mục tiêu dài hạn.

BFC: Báo cáo phân tích nhanh

BFC là một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón đầu ngành, với thương hiệu NPK Đầu Trâu Bình Điền được biết đến rộng trãi trên cả nước, đặc biệt là các tỉnh Đông Nam Bộ. Năm 2015, thị trường phân bón gặp diễn biến khó khăn, giá tất cả các loại bón đều sụt giảm, tuy nhiên tốc độ giảm giá phân phức hợp NPK lại chậm hơn so với các loại phân đơn đầu vào, nhờ đó công ty vẫn giữ được lợi nhuận ổn định đồng thời duy trì tỷ lệ cổ tức cao và đều đặn cho cổ đông (28%). 

Trong dài hạn, BFC đi theo chiến lược mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị trường cả nước và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Đến cuối năm 2015, công ty đã hoàn thành dự án xây dựng các dây chuyền sản xuất mới, nâng tổng công suất thiết kế toàn công ty lên 750,000 tấn/năm, tăng 50% so với công suất trước đó và phấn đấu đến năm 2017 con số này sẽ đạt 1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô quá nhanh có thể khiến công ty gặp áp lực về tiêu thụ sản phẩm do thị trường phân bón đã đi vào giai đoạn bão hòa, đồng thời nhu cầu phân bón đang có xu hướng sụt giảm do tình hình hạn hán khắc nghiệt ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

DQC: Cập nhật Đại Hội Cổ Đông 2016 

Đồng quan điểm thận trọng với ban lãnh đạo công ty, chúng tôi cho rằng, doanh thu thuần năm 2016 của công ty có thể đạt 1,135 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế ước đạt 206 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ dựa vào một số giả định như sau: - Doanh thu nội địa tăng trưởng 25% so với cùng kỳ, - Biên lãi gộp giảm nhẹ xuống còn 32%, - Doanh thu hoạt động tài chính giảm nhẹ do lãi bán hàng trả chậm giảm (chưa tính phần lợi nhuận tài chính “bất thường” 100 tỷ đồng nêu trên) - Tỷ trọng chi phí bán hàng/doanh thu giảm do giảm chi phí cho chiến dịch truyền thông. Theo đó, EPS 2016 (chưa tính pha loãng do phát hành cổ phiếu trả cổ tức 10%) khoảng 7,100 đồng/cổ phiếu, tương ứng PE forward so với giá thị trường hiện tại khoảng 9.21 lần. Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền FCFF của chúng tôi cho kết quả giá trị hợp lý của cổ phiếu DQC là 72,000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 8% so với giá thị trường hiện tại. Do đó, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu DQC ở thời điểm hiện tại.

Finandlife

Tags: , ,

StockAdvisory | Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu