Vietnam real estate sector - Opportunities from corporate restructuring

by Michael16/06/2016 16:03

Accounting for 20% of the stocks that trade more than 100 thousand units a day in both the HSX and HNX, real estate is one of the most liquid sectors in the stock market. When it comes to price growth, however, the sector was nowhere among the best performers in the market over the past 12 months. While bank, insurance even O&G stocks took turns to join the rally, real estate stocks went mostly sideways during 2015 and the first half of 2016. Even the coming of Circular 06/TT-NHNN, which states that there will be no tightening against mortgage lending until 2017, could not lift enthusiasm for stock property developers more than a couple of days.

The booming of supply in real estate’s luxury segment when the demand has just recovered is a possible explanation for this. According to Savills, house prices in Hanoi and Ho Chi Minh was largely stable in Q1, yet the absorption rates fell considerably compared to the first quarter and 4Q2015, especially in the middle and high-end segments. The same results can be seen in VNREA’s report, in which Q1 house sales in the two cities decreased sharply from a year earlier. The extent of the drop in absorption rate was somewhat a surprise even though market consensus states that the property market is already past its peak. The abundant supply, the impact of Lunar New Year and the psychological impact of the revision of Circular 36 are the main reasons for this decrease.

On the other hand, the difference in revenue and profit timing by real estate company is the reason why corporate earnings have not coincided with reported sales. In the first quarter, there are 34/67 listed real estate companies reported positive revenue growth and 35/67 companies reported growth on PAT. Although the result did not show a strong recovery in profitability, abundant liquidity is a favorable condition for the restructuring activities of businesses. Considering this aspect, we highly appreciate some real estatecompanies such as BCI and TDH. Lately, there has also been an increased attention in the market for other companies, such as DIG and ITC.

Regarding of BCI and TDH, two of the most experienced property developers in HCM, expectations for improved business efficiency after restructuring are the main driver for stock prices. In 2016, BCI target a profit-after-tax figure only half that of 2015, which was substantially inflated by non-recurring income. However, we believe that the plan of VND120 billion of 2016 PAT is within reach as it does not take into account the transfer of two land tracts, i.e. 510 King Duong Vuong and 150 An Duong Vuong. There are also high hopes for the cooperation between BCI and KDH following KDH’s acquisition of 57% BCI’s chartered capital. Nonetheless, we believe the synergies would only begin to realize after 2017, by which time KDH has finished its remaining projects in District 2 and District 9 and BCI has completed the necessary legal works and infrastructures for its major projects such as Corona City, Phong Phu 2, Tan Tao Urban Area…

Unlike BCI, TDH commits to achieve 70% year-over-year growth in its profit after tax in 2016 given the strong ability to recognize the sales of 168 apartments from TDH - Phuoc Long along with several finished projects such as Phuoc Long Spring Town, Long Hoi City… Most of TDH’s projects have high compensation rates and ready LURs. In addition, recent handshakes with Fideco and Lien Phuong Textile are expected to create the firm foundation for TDH’s long term growth. Of the most recently acquired projects, the project at 28 Phung Khac Khoan (co-developed with Fideco) and the project at 39 – 41 – 43 Vo Van Kiet (co-developed with Lien Phuong Textile) are considered the most potential thanks to their very prime locations.

BCI, TDH, DIG and ITC are all ex-SOE real estate businesses who were able to accumulate a large, low-cost land bank. DIG announced in the last week of May that it would liquidate a number of its projects including such as Dai Phuoc Eco Urban Area - Dong Nai (13.43ha), Nam Vinh Yen - Vinh Phuc New Urban Area (2 plots of 9,300m2 in total), Chi Linh - Vung Tau City Center (2 plots of 1.45ha in total) and An Son Hill Villas - Da Lat. Though estimated profits from these transactions are not that promising due to capitalized interest expenses, the move is expected to enable DIG to recover the initial investments and free up cash for betterprojects. In 2014, ITC also withdrew from Intresco Tower at a substantial loss but retrieved capital to trim its debts by a half. Beside Long Thoi- Nhon Duc Residential Area (55ha in Nha Be), ITC also invests in a prominent project at No. 83 Ly Chinh Thang, Q3, HCMC. Due to clearance problems, the company has not managed to boost the progress. Successfully resolving the problem can be an important step for ITC to get back to the growth path.

With their experience and large land bank, BCI, TDH, ITC and DIG each can become a big player by its own virtue. TDH, DIG and ITC are trading at a low price compared to their BV. Before being acquired by KDH, BCI were trading at a P/B around 0.6x. It can be inferred from this that, given their existing advantages, a catalyst, either it is a new owner or a liquidation of a major project is all these companies need to reignite their growth engine.

Rongviet Research

Tags:

StockAdvisory

Thị trường tăng miếc nhưng tâm lý vẫn “Rational”?

by Michael16/06/2016 09:41

Những ngày qua dân chứng khoán sung sướng vì thị trường liên tục tăng điểm, danh mục liên tục lập đỉnh mới.

Nhưng biểu đồ đo tâm lý thị trường của chúng tôi lại vẫn nằm trong vùng hợp lý (rational). Điều này cho thấy, mức độ phân hóa của thị trường đang lớn, người lời cứ lời, người lỗ có thể vẫn cứ lỗ.

Sáng hôm này, một Broker lâu năm than thở, 10 năm với nghề rồi mà cứ bị cái lỗi đó ám hoài, “bán cổ phiếu tốt đang tăng, giữ miếc cổ phiếu lởm giảm giá.”

Be not like him J 

Finandlife

Tags:

Psychology | StockAdvisory

Thống kê kết quả kinh doanh doanh nghiệp niêm yết quý 1/2016

by finandlife27/05/2016 16:31

Diễn biến kết quả sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp niêm yết quý 1/2016 khá phù hợp với khảo sát chỉ số PMI do Nikkei khảo sát. Doanh thu tăng trưởng 9.7%, giá cả đầu vào hạ giúp giá vốn tăng trưởng chậm hơn doanh thu, dư nợ tăng trưởng chậm cùng với lãi suất duy trì và tỷ giá ổn định giúp chi phí tài chính tăng trưởng thấp. Hai nhân tố chi phí vốn dĩ đã tăng mạnh 2 năm trước là chi phí bán hàng và chi phí quản lý tiếp tục tăng cao trong quý 1/2016, lần lượt là 28% và 12%. Những nhân tố trên làm cho lợi nhuận chỉ tăng trưởng 3.5% so với cùng kỳ (khá thấp so với tốc độ tăng trưởng 9.7% của doanh thu).

Ngành bất động sản, dịch vụ tài chính, ô tô phụ tùng, thực phẩm và đồ uống, hàng cá nhân và gia dụng,… tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu  của 1 năm trước.

----------------------------------------------------

Biểu đồ: Tăng trưởng Doanh thu, giá vốn

Doanh thu toàn thị trường tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, quý 1/2016 tăng 9.7% so với cùng kỳ

Giá vốn hàng bán luôn tăng trưởng chậm hơn doanh thu, quý 1/2016 tăng 8.9% so với cùng kỳ, nhờ chi phí đầu vào hạ, giúp biên lãi gộp cải thiện.

Biểu đồ: Dư nợ vay các doanh nghiệp niêm yết (Tỷ đ)



* Đã loại ngân hàng

Chi phí tài chính tăng mạnh trong 2015 do biến động của tỷ giá, tới quý 1/2016, chi phí tài chính chỉ tăng ở mức thấp do nợ vay chỉ tăng 2% so với cuối 2015, lãi suất chỉ tăng nhẹ và tỷ giá ổn định.

Tổng dư nợ vay các doanh nghiệp niêm yết tăng 17.1% (tương đương con số tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống).

Biểu đồ: Tăng trưởng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng tiếp tục đà tăng mạnh đã duy trì từ 2014, 2015, chi phí này đã tăng 28.1% so với cùng kỳ, do những quy định mới liên quan đến tải trường tải trọng ảnh hưởng chi phí vận chuyển, chính sách khuyến mại, quảng cáo để duy trì đà tăng doanh số (đặc biệt VNM) và thay đổi hạch toán kế toán theo thông tư 200.

Nhìn vào con số tương đối, chi phí bán hàng đã tăng từ 4.1%/DTT 2014 lên 4.9%/DTT quý 1.2016, tức một đồng doanh thu có được phải mất nhiều chi phí bán hàng hơn.

Biểu đồ: Chi phí bán hàng/doanh thu

(ĐVT: Chi phí bán hàng Tỷ đ)

Chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng cao, quý 1/2016 tăng 12.1% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng 9.7% của doanh thu.

Biểu đồ: Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận

* Đã loại ngân hàng

Doanh thu tăng mạnh hơn giá vốn nhưng sự tăng lên của chi phí bán hàng, chi phí quản lý làm lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 3.5% so với cùng kỳ.

Diễn biến ở các nhóm ngành

Ngành bất động sản, dịch vụ tài chính, ô tô phụ tùng, thực phẩm và đồ uống, hàng cá nhân và gia dụng,… duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu rất tốt trong >1 năm qua.

Finandlife

Tags:

Economics | StockAdvisory

ETFs và xu hướng thị trường Việt Nam

by Michael21/05/2016 11:53

ETFs tiếp tục rút 800k shares trong phiên hôm nay. Vài người cho rằng ETFs đã chán Việt Nam và đang cơ cấu vào Châu Âu. Một bài báo trên CNN Money lý giải, đồng Euro giảm giá giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tại Lục Địa Già có một câu chuyện tăng trưởng hoàn hảo không chỉ cho 2015 mà còn cho những năm tới. Dòng tiền vốn dĩ đã thông minh, nay như hổ thêm cánh, khi sản phẩm tài chính ETFs cho phép nhà đầu tư tại Mỹ đầu tư vào Châu Âu chỉ bằng vài cái click chuột.

Sức hút của Eurozone làm những thị trường khác kém lấp lánh, đặc biệt những thị trường mà đồng tiền nội tệ không đi theo cái mốt “phá giá” như Âu, Nhật, Trung đang làm. Khối ngoại liên tục bán ròng ngày càng mạnh trong thời gian vừa qua, cá biệt có những phiên giá trị bán ròng lên đến >15% tổng giá trị giao dịch trên 2 sàn niêm yết. Và giờ đây, câu chuyện ETFs rút vốn “bỗng” trở thành cái cớ lý giải chu kỳ suy giảm của thị trường.

Hình 1, ảnh hưởng mua/bán ròng nhà đầu tư nước ngoài so với giao dịch chung của thị trường

Vậy phải nhìn nhận sao cho công bằng?

Như một tay chơi lớn trên thị trường, động thái mua bán mạnh của khối ngoại chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều đến cung cầu cổ phiếu và từ đó ảnh hưởng đến giá cả. Thật khó để trả lời chính xác khi nào xu hướng này dừng lại. Nếu đơn thuần dự báo xu hướng dựa trên biểu đồ giá và tình trạng thặng dư/chiết khấu (premium/discount) thì tạm thời xu hướng này vẫn còn tiếp diễn.

Hình 2, diễn biến giao dịch VNM ETFs trên thị trường Mỹ.

Hình 3, diễn biến bơm/rút và tình trạng premium/discount VNM ETFs tại Việt Nam.

 

Nhưng cũng chính nhờ động thái bán mạnh đó, mà rất nhiều cổ phiếu đã về vùng rẻ. P/E trên HSX đang ở vùng thấp nhất trong 52 tuần, P/B cũng ở trong tình trạng tương tự. Sơ lược kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2015 của các doanh nghiệp niêm yết, người viết nhận thấy hầu hết doanh nghiệp đều kỳ vọng một năm làm ăn thuận lợi. Và nếu điều đó trở thành sự thật, thị giá cổ phiếu (P) phải có sự tăng trưởng tưng ứng với sự tăng lên của thu nhập (E), chứ không phải là trình trạng trượt dài như hiện tại.

Hình 4, diễn biến chỉ số P/E từ đầu 2013 đến nay

Hình 5, diễn biến chỉ số P/B từ đầu 2013 đến nay

Hiện, tâm lý thị trường đang trong tình trạng “sợ hãi”. Theo dõi lịch sử của thang đo này trong một thời gian dài, người viết nhận thấy lời khuyên của W. Buffet quả thật đúng, “ hãy mua khi thị trường sợ hãi”.

Hình 6, diễn biến tâm lý thị trường

Tóm lại, thị trường đang ở vùng định giá rẻ, tâm lý “sợ hãi” đang bao trùm, và lịch sử cho thấy “đây chính là vùng mà rủi ro giảm điểm sắp kết thúc”. Hơn nữa, các chỉ báo kinh tế vĩ mô vẫn cho thấy quá trình phục hồi ngày càng rõ ràng của nền kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư hãy tận dụng những đợt sell off còn lại của ETFs để nâng cao tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Psychology | StockAdvisory

DỰ BÁO KẾT QUẢ REVIEW ETFS KỲ CƠ CẤU THÁNG 6/2016

by finandlife20/05/2016 16:19

QUỸ VANECK VECTORS VIETNAM ETF (VNM)

Ngày chốt số liệu sàng lọc: 31/05/2016

Ngày công bố danh mục: 10/06/2016

Thời gian giao dịch tái cơ cấu danh mục: từ 13/06 – 17/06/2016

Dự báo: Giữ nguyên danh mục (số liệu đóng cửa ngày 18/05/2016)

Khối lượng mua (bán) tái cơ cấu danh mục dự kiến

Lưu ý:

-      Cổ phiếu BHS thỏa mãn tất cả tiêu chí ngoại trừ tiêu chí Vốn hóa > 150 triệu USD (tương đương giá BHS ~ 27,200 đồng/cổ phiếu).

-          Số liệu mua/bán dự kiến trên chỉ mang tính chất tham khảo. Biến động giá và giao dịch từ thời điểm dự báo đến thời điểm quỹ chốt số liệu tái cơ cấu danh mục (08/06/2016) có thể làm thay đổi kết quả dự báo trên.

-          Danh mục VNM hiện tại bao gồm 25 mã cổ phiếu trong đó có 21 mã cổ phiếu Việt Nam và 4 mã cổ phiếu nước ngoài (offshore). Nếu tại kỳ review lần này, số lượng cổ phiếu nước ngoài trong danh mục giảm thì quỹ phải bổ sung bằng cổ phiếu Việt Nam (những cổ phiếu chưa đủ điều kiện thêm vào) để đủ số lượng tối thiểu 25 mã. Trong trường hợp đó, tổng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong danh mục sẽ gia tăng. Ngược lại, nếu số lượng cổ phiếu nước ngoài tại kỳ review lần này tăng, tổng tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam sẽ giảm.

QUỸ FTSE VIETNAM ETF (FTSE)

Ngày chốt số liệu sàng lọc: 27/05/2016

Ngày công bố danh mục: 03/06/2016

Thời gian giao dịch tái cơ cấu danh mục: từ 06/06 – 17/06/2016

Dự báo: Giữ nguyên danh mục (số liệu đóng cửa ngày 18/05/2016)

Khối lượng mua (bán) tái cơ cấu danh mục dự kiến

Lưu ý:

-          Cổ phiếu HSG, DRC, PPC thỏa mãn tất cả tiêu chí thêm vào danh mục nhưng do trước đây các cổ phiếu này bị loại do thanh khoản nên cần đạt tiêu chí thanh khoản 2 kỳ soát xét liên tiếp mới đủ tiêu chí vào lại danh mục.

-          Số liệu mua/bán dự kiến trên chỉ mang tính chất tham khảo. Biến động giá và giao dịch từ thời điểm dự báo đến thời điểm quỹ chốt số liệu tái cơ cấu danh mục (27/05/2016) có thể làm thay đổi kết quả dự báo trên.

 

Analyst Phan Minh Đức

Tags: ,

Psychology | StockAdvisory | Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu