Gió đông 22/5/2018

by finandlife22/05/2018 08:56

Gió đông thổi xuôi, gió chướng thổi ngược.

FINANDLIFE

Tags:

Psychology | Stocks

Kinh tế học hài hước Earnings giảm giá chứng tăng

by finandlife19/05/2018 11:30

"Chợ chứng khoán là cái chợ duy nhất khi có Khuyến mại thì khách hàng chạy mất dép."The stock market is the only market where Sales-off makes all customers running out...". Cũng là nơi Tăng trưởng lợi nhuận không liên quan gì tới giá cổ phiếu và đôi khi cũng không liên quan gì tới nền kinh tế. Hình dưới cho thấy, thời kỳ lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng âm từ -25% tới -10% so với kỳ trước thì chỉ số S&P 500 tăng cao nhất, chứ không phải thời kỳ tăng trưởng 20%." Trần Tài

Còn đây là nghiên cứu thực nghiệm thị trường chứng khoán VN. Kết quả khác nhé, Lợi nhuận giảm trả giá đắt đấy. Muốn kiếm lãi vượt trội thì lợi nhuận phải tăng hơn 30%/năm.

Tags:

Psychology | StockAdvisory

View NDH và SSI về thị trường chứng khoán, đăng tháng 5/2018

by finandlife16/05/2018 08:43

Hiện nay, kinh tế nước ta đã tốt hơn nhiều nếu nhìn vào một loạt chỉ số. Trước đây tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên khoáng sản, hiện nay đã chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực, tức dựa nhiều hơn vào công nghệ tiên tiến và năng suất, dịch vụ.

Một khi niềm tin có cơ sở thì các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào kinh doanh, mua cổ phiếu.

Người ta (nước ngoài) vào vì nghĩ rằng đây là cơ hội kiếm tiền, tiêu tiền hiệu quả do bệ đỡ từ nền kinh tế đang tăng trưởng. Còn người ta ra khi cảm thấy những thị trường khác tốt hơn.Không có nhà đầu tư nào vào thị trường chứng khoán là sẽ vào mãi.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang rất tốt, và là điểm đến cho nhà đầu tư nước ngoài.Có thể thấy điều này thông qua các yếu tố dư mua và dòng tiền vào thường xuyên, đồng thời chính dòng vốn nước ngoài cũng tạo đà cho thị trường tăng trưởng tốt nhất trong quý I/2018.

Thị trường tài chính càng nhiều sản phẩm thì các nhà đầu tư càng có nhiều lựa chọn. Nếu thị trường quá ít sản phẩm, người ta sẽ quay sang mua đất.

Bản thân thị trường chứng khoán không sinh ra của cải vật chất, cho nên người này được thì người khác mất. Cũng có thể cả hai cùng được nếu nền kinh tế tốt, thị trường cũng lên theo. Nhưng thị trường không bao giờ lên mãi được.

Nhà nước phải luôn có kịch bản mới để lường trước thị trường, nhưng đều phải theo nguyên lý cung cầu; và phải kiểm soát margin thế nào là tốt, thế nào là vừa phải, không gây ảnh hưởng đến thị trường quá mức.Khi vượt các ngưỡng thì Nhà nước phải điều chỉnh. Nhiều khi điều chỉnh vì muốn tập trung đầu tư theo hướng nào đó nhưng nhu cầu thị trường nhiều hơn thế thì phải giảm tỷ lệ để phục vụ cái chung.

Nếu nhìn về chỉ số tăng trưởng thì không đáng lo, vì các yếu tố nội tại của nền kinh tế Việt Nam đang tốt. Trước đây, các yếu tố dễ tác động đến thị trường chứng khoán là nợ xấu, nợ quá hạn, ngân hàng mất thanh khoản, nhưng hiện giờ không còn những cản ngại ấy. Vì đang là điểm đến tốt cho dòng vốn nước ngoài, mà nếu bị phụ thuộc vào nó, rủi ro cho thị trường chứng khoán Việt Nam nằm chính ở thị trường thế giới.

Chúng tôi quản lý margin cho một cổ phiếu dựa trên nhiều điều kiện, như tổng giá trị cổ phiếu, phiên giao dịch, hạn mức khoản vay, tính thanh khoản...

Nhìn chung, việc áp dụng margin phụ thuộc vào từng thời điểm và mục tiêu của Công ty. Tuy nhiên, nguyên tắc của SSI là đảm bảo an toàn margin cho Công ty, đồng nghĩa đem đến sự an toàn cho nhà đầu tư. Vì quan hệ margin là quan hệ giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư. Rủi ro của công ty chứng khoán xuất phát từ rủi ro của nhà đầu tư. Một khi công ty chứng khoán cảm thấy không an toàn thì buộc phải điều chỉnh. Do đó, đừng thấy công ty chứng khoán cắt margin mà buồn, vì đây là hình thức gián tiếp để bảo vệ nhà đầu tư, họ phải hiểu điều đó.

Tôi nghĩ làm trong ngành tài chính, điều quan trọng là đừng có lạc quan quá, và cũng đừng sợ hãi quá.Khi trên thị trường nhiều người đang say sưa, vui với sự tăng trưởng của lợi nhuận, mình đừng có quá chìm đắm trong cuộc vui đó. Và khi thị trường tanh bành, đừng hãi hùng quá, mà phải hiểu đó là quy luật.Và khi đã hiểu quy luật thì phải biết cách làm sao cùng tồn tại với nó.

Nguồn: NDH, Click vào đây  để xem link gốc, đầy đủ

Tags:

Economics | Psychology

UDINDEX 15/05/2018

by finandlife15/05/2018 17:21

Tâm lý thị trường bao giờ cũng hồi phục nhanh hơn dòng tiền. Dù sao vẫn tốt cho trung hạn, rủi ro giảm giá bắt đầu nhường chỗ cho lòng tham tăng giá.

Bài liên quan:

Vùng mua trung hạn tháng 5/2018

Tags:

Psychology | StockAdvisory

Vùng mua trung hạn 5/2018

by finandlife04/05/2018 17:09

Đã khá lâu rồi thị trường mới lại rơi vào vùng hoảng loạn theo biểu đồ tâm lý (Chart: Real Strong Market), lần gần nhất là vào tháng 02/2018, khi đó, người ta lo ngại căng thẳng margin ở cấp độ toàn thị trường, làm Index rớt thảm ngay trước tết nguyên đán. Lần trước đó, rơi vào cuối 2017, với các thể loại tin đồn bắt bớ… Tất cả những lần hoảng loạn đó đều kết thúc bằng việc bán tự động, force sell trên diện rộng, biểu đồ đo lượng force sell (Chart: EMA Uindex-Dindex) chính thức cho thấy thành quả sóng tăng vài tháng trước đã tan thành mấy khói, nhiều nhà đầu tư rơi vào trạng thái buộc phải bán lỗ, bán tháo.

Tay lớn có dấu hiệu rút tiền ra mạnh từ đầu 2018, nhưng khi thị trường rơi vào hoảng loạn domino trước tết nguyên đán, họ lật đật mua vào để nâng đỡ thị trường. Việc nâng đỡ này giúp thị trường có 2 tháng tăng điểm sau tết, những phiên tăng điểm số không chất lượng. Chart GL và GL_Acc cho thấy dòng tiền nâng đỡ chỉ để rút ra ở những phiên xanh điểm.

Hoạt động rút ròng này được kích hoạt bởi khối nhà đầu tư nước ngoài, sau chuỗi mua ròng miệt mài cả 2017, lượng mua ròng lên đến 2 tỷ usd, thì từ đầu 2018, họ bắt đầu rút ra nhẹ. Thị trường vốn quen với việc được khối ngoại push giá, “ăn quen nhịn không quen”, nay họ quay lại rút ròng làm không ít người hụt hẫn, đâm ra chán nản, bán bỏ.

Khi gió đông ngừng thổi, đám người trở mặt, short vị thế, và bắt đầu chuỗi truyền thông giảm giá ròng rã. Lý do được nhắc đến nhiều nhất ở đây là thị trường VN đã tăng giá quá nhiều trong 2017 và 3 tháng đầu 2018, định giá những cổ phiếu lớn chiếm tỷ trọng cao trong Index lên mức không tưởng, P/E thị trường lên 23 lần, P/B thị trường lên hơn 5 lần. Cộng với đó, Trump thỉnh thoảng lại tweeter, Fed nâng lãi suất nhanh hơn dự đoán, căng thẳng thương mại với TQ, rồi đánh thuế chống bán phá giá lên thép, rồi chiến tranh Syria, rồi gặp Trump - Un…

Rớt là phải, rớt là cần thiết.

Sau chuỗi tăng điểm phi mã, nhà đầu tư hầu hết đều lãi lớn. Đặc biệt những nhà đầu tư fresh có mức lãi không tưởng, có bạn trẻ đã biến 600 triệu thành 6 tỷ trong vòng 1 năm. Tình trạng tự mãn, kiêu ngạo diễn ra phổ biến. Hầu hết đều bỏ qua công tác phân tích fundamental tốn thì giờ để tập trung vào thông tin đánh đấm, game gủng, deal điết,…

Các nhà hàng khách sạn ngập bóng người đầu tư chứng khoán đến dùng bữa, với bữa ăn thừa mứa đồ đặc sản mắc tiền, một dấu hiệu vô cùng đáng ngại.

3 tuần lễ qua là thời gian đáng quên nhất của nhà đầu tư chứng khoán. Nhiều tài khoản đã bay 40% tài sản. Anh bạn fresh biến 600 triệu thành 6 tỷ ở trên, chỉ còn vỏn vẹn 100 triệu đồng sau vài phiên bán tháo.

Tuy vậy, rớt là tốt, nó giúp thị trường thanh lọc bớt thành quả, và tạo dựng cơ sở hợp lý cho một dòng tiền mới, cho một sóng mới. Hôm nay, tôi đo lại, Mean P/E HSX (tức tính chung các cổ phiếu, không phân biệt cổ to cổ bé) chỉ 12 lần, P/B chỉ 1.5 lần. Thế thì cơ hội vẫn còn lớn lắm đấy chứ.

Số liệu P/E, P/B cao mà các bạn hay được truyền thông ra rả để sau khi mở trạng thái short đợt rồi được tính theo một cơ sở khác, họ tính dựa trên weighted average, tức tính bình quân trọng số vốn hóa, nghĩa là ông nào vốn hóa thị trường càng to thì ảnh hưởng của ổng lên P/E, P/B cao hơn mấy ông bé. Theo cách này, P/E = 19.6 lần, P/B = 4.7 lần, vẫn còn đắt đỏ. Đóng góp vào sự méo mó này chủ yếu đến từ mấy ông bự như VIC, VNM, SAB,… Nên nói thị trường đắt thì phải nói các cổ phiếu này đắt, chứ bình diện thị trường chung vẫn còn rẻ.

Nhưng nhà đầu tư rơi vào bài toán con gà quả trứng. Ai cũng nhận thấy cổ phiếu Mid Cap, Small Cap rẻ, nhưng không ai muốn mua vì dòng tiền to đều tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, giúp lịch sử tăng giá các cổ phiếu Large Cap ấn tượng hơn gấp mấy lần các cổ phiếu vừa và nhỏ.

Cổ phiếu vừa và nhỏ không có những câu chuyện sell side hấp dẫn, không có deals đẹp, không phát hành khủng hút vốn, không đẩy giá bạo,… Nắm giữ cả năm trời không tăng giá, lạc giọng so với thị trường chung, tăng 48% trong 2017, để cuối cùng, nhà đầu tư chán nản không còn muốn nắm giữ. Ngược lại, những cổ phiếu lớn có game hay, phát khủng, đẩy giá, cam kết,… thanh khoản lại cao, vào ra thoải mái. Nhà đầu tư nước ngoài ưu ái giải ngân, cả làng tập trung đẩy giá lên cao, vượt giá trị thì cũng đúng cả thôi.

Nếu thị trường chứng khoán là một hệ sinh thái tự bản thân nó có thể thiết lập sự cân bằng, thì bất kỳ sự phát triển quá đà của một quần thể nào đó đều phải trả giá, để tái lập vùng cân bằng mới. Vùng cân bằng đó bắt đầu được xác lập, các số liệu định lượng cho thấy chu kỳ sẵn lòng bán và bán tự động đã suy yếu, lượng cầu tiềm năng đang khá dồi dào, và mọi thứ sẽ đi nhanh hơn nếu có “gió đông”.

TÓM LẠI: Thị trường vào vùng rủi ro trung hạn rất thấp.

 

FINANDLIFE

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu