Chi phí sản xuất 1 thùng dầu của các quốc gia dầu hỏa

by finandlife10/01/2016 00:22

http://money.cnn.com/interactive/economy/the-cost-to-produce-a-barrel-of-oil/

Tags:

Economics

Annual Review|Bài học Hãy tin những gì bạn thấy

by finandlife08/01/2016 10:46

Những đúc kết từ các cộng sự 

-------------------------------------

NĂM MAY MẮN CỦA TÔI

Có thể nói năm 2015 là năm thành công nhất của tôi kể từ khi tôi trở lại chứng trường năm 2013, nếu như năm 2014, những sự kiện bất ngờ như HD981 hay cú rớt dầu thê thảm vào cuối năm đã gần như cuốn trôi hết thành quả của cả năm và buộc tôi phải ngồi nhìn lại và thay đổi lại chiến lược mua bán cổ phiếu của mình cho năm sau.

Trước đây tôi chỉ chú trọng vào công cụ PTKT để đánh cược vào các cổ phiếu có biến động mạnh với thị trường (Beta cao). Tôi ưu tiên các cổ phiếu Bluechip với thanh khoản lớn để dễ dàng ra vào khi cần thiết và với một số các công cụ lọc khác nhau chỉ để nhận ra các điểm bất thường tại các ngưỡng hỗ trợ hay kháng cự quan trọng. Chiến thuật này tỏ ra khá hiệu quả khi thị trường xu hướng lên và ngược lại khi đoán sai tình hình thì tôi lãnh đủ.

Ai đó đã thống kê trên thị trường chứng khoán có tới 90% nhà đầu tư là thua lỗ, chỉ có 10% còn lại là có lãi. Tôi nhận ra, nếu mình không thay đổi thì sớm hay muộn gì mình cũng sẽ chung số phận với 90% đang say máu BÀI BẠC ấy. Ai đó cũng nói rất hay, để tồn tại trong thị trường này nếu chưa thể thành Sói thì cũng cố gắng đừng biến mình thành Gà.

THAY ĐỔI

Có dịp trà dư tửu hậu với anh hàng xóm quen thân, được biết anh cũng là nhà đầu tư lâu năm trên thị trường. Gắn bó được mấy mùa khủng hoảng mà đến chính anh cũng chẳng còn nhớ, chỉ biết là anh sống khỏe và lâu lâu anh lại mời tôi đi nhậu giống như dịp thế này (tất nhiên là anh trả tiền). Chúng tôi nói chuyện trên trời dưới đất nhưng chủ yếu xoay quanh các vấn đề về kinh tế, về thị trường. Tôi thì đặc biệt thích nghe anh kể về cách anh chọn và nắm giữ các doanh nghiệp lớn như BMP, CTD, VNM,… từ ngày xưa tới giờ như thế nào.

Anh khiêm tốn thừa nhận anh không phải là người giỏi về kinh doanh và phân tích tài chính cũng chẳng có gì nổi trội. Anh chia sẻ: “Đơn giản là nếu mình không kinh doanh được thì mình có thể thuê người khác giỏi hơn làm kinh doanh giúp mình và thị trường chứng khoán chính là nơi làm cầu nối giúp mình có thể làm được điều đó với chi phí rất rẻ”. Tôi phải thừa nhận rằng có một thứ cực kỳ quan trọng mà anh rất giỏi, đó chính là TẦM NHÌN. Cái cách anh lựa chọn và nắm giữ các doanh nghiệp hàng đầu với lợi thế cạnh tranh tuyệt đối không những giúp anh sống sót qua khó khăn mà còn tạo cho anh sự thảnh thơi trong đầu tư và tất nhiên anh là nhà đầu tư đúng nghĩa.

Anh thì thuần FA, còn tôi thì tôi thích dùng cả TA và việc tranh luận xảy ra luôn là 1 thứ tất yếu. Uống cạn ly bia thứ 3, anh mỉa mai hỏi tôi tại sao trong các khuyến nghị của các chú lúc nào cũng có Stoploss (giá dừng lỗ) là thế nào? Tại sao phải Stoploss? Tôi hồn nhiên giải thích đơn giản là để giảm thiểu rủi ro có thể có khi diễn biến giá của cổ phiếu không đi theo những dự đoán trước đó của mình... Anh cười khà khà, anh chưa bao giờ phải cắt lỗ cả, ừ thì đúng rồi anh có bao giờ bán ra đâu mà lỗ, tôi hậm hực đáp trả. Anh gọi thêm bia và nhẹ nhàng vỗ vai tôi nói: “Chú đừng giận, anh chỉ muốn chú hiểu là nếu chú biết thật rõ những gì mà doanh nghiệp đang làm thì việc cắt lỗ là không cần thiết, giá giảm là cơ hội cho chú tích lũy thêm còn gì?”…

Bao giờ cũng vậy tôi và anh chia tay sau ly thứ 4 khi cả 2 bắt đầu ngà ngà say, thật lạ là hôm đó tôi vẫn tỉnh rụi, không hẳn vì đô uống của tôi lên mà những thứ anh chia sẻ thật hay và nó khiến đầu óc tôi mở rộng. Tôi học được nhiều điều từ anh nhưng tôi không thể hoàn toàn làm theo 100% như anh được cho dù tôi rất muốn. Tôi còn môi giới, còn những khách hàng của tôi mà khẩu vị của đại đa số họ vẫn là mong muốn tìm cảm giác chiến thắng trên đỉnh của hết con sóng này đến con sóng khác trong ngắn hạn của thị trường. Ai cũng biết chiến thắng ngài Thị trường là điều không thể, ấy thế mà ai cũng muốn làm, chả vậy mà phim “Mission Impossible” ra tới phiên bản 5 mà vẫn còn “hot” (chả liên quan :D).

 Giá mà ai cũng như anh hàng xóm thì thật tôi quá khỏe quá, bò xử nó metastock đi, kiếm ông giáo sư, tiến sĩ tài chính nào đó chọn dùm 2,3 cổ giữ trọn đời. À mà chả cần, đi theo anh hàng xóm cho nhẹ gánh âu lo, theo kiểu quẳng gánh lo đi mà vui sống.  Đó là mơ ước, thực tế thì vẫn phải đối mặt, tất nhiên tôi cũng sẽ dành một phần nào đó trong ngân sách của mình để theo anh – đầu tư đúng nghĩa.

THỬ NGHIỆM

Tôi biết rằng dòng tiền là thứ quan trọng quyết định xu hướng của thị trường và của cả cổ phiếu. Vì vậy tôi vẫn sử dụng công cụ yêu thích của mình là PTKT vào để tìm kiếm dòng tiền có dấu hiệu tích cực ở các cổ phiếu. Tuy nhiên, khác với phương pháp trước đây, lần này tôi chỉ tập trung nhắm vào các cổ phiếu mà tôi đã duyệt qua các tiêu chí về FA(cơ bản) hoặc tốt nhất là các cổ phiếu tôi và các đồng nghiệp của tôi đang theo dõi, như vậy bộ lọc của tôi đã khắt khe hơn và có vẻ đã bớt rủi ro hơn khi thị trường biến động.

Thực tế các khuyến nghị của tôi đã cho kết quả tương đối tốt với chỉ duy nhất TTF phải cutloss trong năm, các cổ phiếu còn lại có lãi, cá biệt là ST8, LM8 và PTB cho hiệu quả trên 20%. Mặc dù vậy điểm yếu của phương pháp này là tín hiệu mua không thường xuyên do hạn chế về lượng cổ phiếu có thể theo dõi liên tục. Hơn nữa suất sinh lợi của các cổ phiếu dưới 10% chiếm khá nhiều, đây là do các yếu tố thị trường chung tác động ở các đợt giảm mạnh đột ngột (như vụ phá giá Nhân dân tệ của Trung Quốc) và rõ ràng dù FA hay TA thế nào thì cổ phiếu không tránh khỏi sự ảnh hưởng của thị trường nói chung.

Một nguyên nhân khá nghiêm trọng khác nhưng không thể tránh khỏi của tôi và có lẽ của nhiều đồng nghiệp đó là bám quá sát thị trường và từ đó ảnh hưởng tâm lý, ăn non bán sớm là tất yếu. Cứ như anh hàng xóm thì giờ TTF của tôi ăn 2 lần rồi đâu đến nỗi cutloss oan L. Cơ sở để có thể ăn bằng lần được như vậy có khá nhiều trong năm 2015, phụ thuộc vào bài học TẦM NHÌN của anh hàng xóm ở phía trên mà tôi học được. Tuy vậy, có tiếng mà chẳng có miếng, tôi may mắn nhận ra một số thứ nhưng rút cục lại chẳng đủ tự tin để tham gia.

HÃY TIN VÀO NHỮNG GÌ MÌNH THẤY

Chính sách hạn chế trọng tải đã giúp các doanh nghiệp ô tô tải khởi sắc, trong đó HTL là doanh nghiệp tôi lựa chọn vì (i) sản phẩm xe Hino chất lượng (ii) giá bán hợp lý do đồng Yên giảm (iii) doanh số thực tế cho thấy sự tăng trưởng rất tốt. Tài chính rất lành mạnh khi không nợ vay, làm ra bao nhiêu trả hết cho cổ đông (chính sách cổ tức cao), điểm duy nhất khiến tôi không khuyến nghị mạnh chính là thanh khoản quá thấp của cổ phiếu này. Sai lầm đó khiến tôi bỏ lỡ mất cơ hội từ mức giá 60 (đỉnh cao là 190 chỉ sau vài tháng và hiện tại là > 140).

Bất động sản cũng đã rục rịch từ đầu năm, báo chí liên tục đưa ra doanh số bán hàng đều cao hơn năm trước, tồn kho ngày một giảm cho thấy nhu cầu đang tăng lên. Trong khi đó, dòng tiền bơm vào BĐS đã khơi thông, thực tế các dự án xung quanh khu vực tôi ở bất động nhiều năm liên tiếp thì nay đã sôi động xây dựng trở lại. Và chính vì việc không tự tin vào những gì mình thấy đã khiến tôi không đạt mức sinh lợi >50% ở các cổ phiếu như BCI, HBC. Còn anh hàng xóm giỏi nhìn xa trông rộng thì ăn bằng lần với CTD.

Hay như TPP, FTA và các Hiệp định đã được ký kết trong năm nay ai cũng đã thấy cả và cũng đã có được phần lợi nhuận nào đó từ các cổ phiếu May mặc, Gỗ… xuất khẩu. Cho dù rằng cho tới thời điểm hiện tại các cổ phiếu HDM, STK của tôi có sụt giảm đi đáng kể phần lợi nhuận có được từ mức đỉnh của năm, và tệ hơn là TCM còn đang bị lỗ vài phần trăm nhưng tôi tin rằng tất cả cũng chỉ là sự điều chỉnh tạm thời bởi lợi nhuận trước mắt chưa phản ánh đầy đủ những giá trị đã và đang đầu tư sẽ mang lại trong tương lai của các doanh nghiệp này. Sự sụt giảm về giá trong ngắn hạn ở nhóm cổ phiếu này sẽ là cơ hội cho tôi tiếp tục mua vào với “chi phí rẻ hơn” như lời anh hàng xóm…

CƠ HỘI

Năm 2016 thị trường chứng khoán toàn cầu được nhiều dự báo đi vào vùng đỉnh mà đầu tàu là từ thị trường Mỹ, xoay quanh câu chuyện Fed sẽ liên tục nâng lãi suất… Thị trường Việt Nam sẽ vẫn là câu chuyện về nỗi lo bội chi ngân sách, tỷ giá, lãi suất tăng và không thể không kể tới bất ổn chính trị thế giới - một ẩn số khó đoán.

Thị trường luôn vận động và tương lai luôn làm ta bất ngờ, chuẩn bị trước những kịch bản tồi tệ sẽ giúp ta chủ động hơn để thích ứng. Sẽ luôn có cơ hội trong khó khăn, giá dầu giảm sẽ giúp chi phí đầu vào của một số ngành như Nhựa, Nhựa đường, Vận tải… Các hiệp định thương mại chính thức có hiệu lực sẽ tạo lợi thế cho ngành May mặc, Gỗ… Các doanh nghiệp Nhà nước sẽ buộc phải cổ phần hóa và niêm yết trên sàn giao dịch trong năm 2016, mở ra rất nhiều cơ hội để sở hữu cổ phần những công ty mạnh với chi phí rẻ. Tôi tin là vậy!

 

Nguồn: Thanhclose

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory | Stocks

Quy định ngừng giao dịch (Circuit Breaker)

by finandlife08/01/2016 09:55

Trung Quốc vẫn rất nổi tiếng với chính sách điều hành nặng hành chính, can thiệp thô bạo vào thị trường. Còn nhớ giữa năm 2015 khi thị trường chứng khoán Trung Quốc liên tục sụt giảm mạnh sau giai đoạn tăng không tưởng trước đó, các quan chức nước này đã sáng tạo ra cách giải cứu thị trường bằng việc cấm những cổ đông lớn (>5%) bán cổ phiếu. Và điều luật này cũng được gỡ bỏ vào đầu năm mới 2016. Lường trước việc bán ra của những cổ đông lớn khi lệnh cấm bị hủy bỏ, Trung Quốc áp dụng một biện pháp kỹ thuật khác, tự động dừng giao dịch khi thị trường rớt mạnh (Circuit Breakers). Theo đó, chỉ số CSI 300 - chỉ số 300 DNNY lớn nhất của Thượng Hải và Thẩm Quyến - bị giảm 5%, lập tức TTCK sẽ bị dừng GD 15 phút. Nếu CSI mất 7%, TTCK sẽ đóng cửa luôn ngày hôm đó.

Mỹ đã áp dụng một công cụ tương tự như vậy, nhưng mức độ khá khác so với TQ, và nhờ cấp độ khác nên Mỹ chỉ phải dừng giao dịch 1 lần duy nhất trong 27 năm qua.

Đến sáng nay, ngày 8/1/16, TQ cũng đã tháo bỏ quy định ngắt giao dịch.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

Chênh lệch đồng nhân dân tệ nội địa và quốc tế lên mức cao kỷ lục

by finandlife07/01/2016 09:17

Khoảng cách giữa đồng nhân dân tệ nội địa (Onshore) và đồng nhân dân tệ giao dịch tại thị trường Hong Kong (Offshore) leo lên mức kỷ lục trong 5 năm qua, điều đó cho thấy cộng đồng đầu tư quốc tế ngày càng mất lòng tin vào CNY cũng như triển vọng kinh tế Trung Quốc.

Kể từ sau quyết định thay đổi chính sách tỷ giá mới của ngân hàng trung ương Trung Quốc, hòng đáp ứng tiêu chí thanh khoản, linh hoạt của rổ tiền tệ dự trữ IMF, CNY liên tục bị mất giá, và xu hướng này chưa thấy dấu hiệu dừng lại, trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia này ngày càng gặp vấn đề, chỉ số quản trị mua hàng PMI liên tục sụt giảm dưới 50.

Onshore vs Offshore:

Giới chức Trung Quốc sử dụng chính sách kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, theo đó, đồng nhân dân tệ chủ yếu giao dịch trong thị trường nội địa, nơi nhà chức trách dễ dàng tạo ảnh hưởng lên tỷ giá.

Năm 2010, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu giao dịch offshore tại Hồng Kông, nơi tỷ giá được quyết định bởi cung cầu trên thị trường, nhằm thúc đẩy quá trình đưa nhân dân tệ thành đồng tiền quốc tế. Mục tiêu cuối cùng là thống nhất 2 thị trường để đồng nhân dân tệ có thể trở thành đồng tiền hoàn toàn thả nổi.

Đồng nhân dân tệ tại thị trường hải ngoại (thường được viết tắt là CNH) sẽ được tự do trao đổi theo biến động thị trường, mặc dù nó thường có xu hướng bám sát tỷ giá nội địa (còn được gọi là CNY).

Trong ngày 12/8, tỷ giá CNH giảm 2,6% so với CNY, đây là khoảng cách lớn nhất kể từ khi thị trường offshore bắt đầu hoạt động cách đây 5 năm.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

Đọc giúp bạn|Quan điểm tỷ giá của TS Nguyễn Đức Thành

by finandlife29/12/2015 08:50

Tiến Sĩ Nguyễn Đức Thành vừa có một entry mới giúp người dân hiểu sự khác nhau giữa chính sách ngoại hối và chính sách tỷ giá, một chính sách mang tính đối xử với đồng tiền ngoại tệ như một phương tiện thanh toán hay phương tiện cất trữ, một chính sách mang tính xác định tương quan giá cả giữa 2 đồng tiền. Và rõ ràng, hai chính sách này có mối quan hệ với nhau.

------------------

Những thứ liên quan đến CHÍNH SÁCH NGOẠI HỐI và CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ là khá phức tạp, và người ta hay bị lẫn hai việc này. Nên Ngân hàng Nhà nước đôi khi bị đổ lỗi sai.

1. Thứ nhất, CHÍNH SÁNH NGOẠI HỐI liên quan đến việc Nhà nước nên ứng xử với tiền nước ngoài (ngoại tệ) như thế nào, trong lãnh thổ của Việt Nam. Cách thứ nhất, ứng xử như một loại tiền hoặc gần như tiền (quasi-money), tức là có thể lưu thông (chức năng giao dịch và tín dụng). Cách thứ hai, ứng xử như một loại tài sản, tức là lưu giữ tài sản và mua bán như tài sản mà thôi, không có chức năng giao dịch và tín dụng. Quyết định thế nào, thì mỗi Nhà nước có toàn quyền.

Với cách hiểu như thế, hiện NHNN đang dịch chuyển từ Cách thứ nhất sang Cách thứ hai. Và đó là một hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Tôi ỦNG HỘ chính sách ngoại hối như vậy. Giống như tôi đã ủng hộ Chính sách Vàng trong mấy năm qua. (Bản chất hai chính sách này là giống nhau, chỉ khác cái làm trước cái làm sau).

2. Thứ hai, CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ liên quan đến việc thiết lập cơ chế xác định GIÁ của các đồng ngoại tệ được tính thế nào theo giá đồng nội tệ (Việt Nam đồng), và qua đó, xác định xem mức GIÁ đó là bao nhiêu, có hợp lý không.

Với Chính sách tỷ giá, thì tôi cho rằng tỷ giá hiện nay chưa có cơ chế mang tính thị trường hoặc gần với thị trường, bị xác định một cách nhân tạo. Và vì nhân tạo, ta có quyền thảo luận xem mức nhân tạo đó có phù hợp chưa, có lợi cho ai, hại cho ai, và về tổng thể có lợi cho nền kinh tế không. Quan điểm của tôi là mức GIÁ này đang bị định giá thấp, tức là đồng VN mạnh tương đối so với đồng USD. Và đây là một sai lầm.

Sai lầm này, có nguồn gốc chính trị. Và vì NHNN không phải một cơ quan kỹ trị, mà bị chi phối về chính trị, nên nó không tự điều chỉnh theo hướng có lợi cho toàn bộ nền kinh tế. (Chính trị khác kỹ trị ở đó, vì chính trị có thể ưu tiên lợi ích một nhóm nhỏ trước, nhóm có quyền lực chính trị. Đó là đặc thù của chính trị, nếu không đã là kỹ trị.)

3. Tuy nhiên, hai chính sách nêu trên có mối liên hệ với nhau. Nếu NHNN thành công trong Chính sách Ngoại hối như đang làm hiện nay, tức là tách ngoại tệ khỏi chức năng tiền tệ và tín dụng, đưa nó về thành tài sản, thì sẽ mở đường cho những cải cách trong Chính sách Tỷ giá. Hy vọng cùng với những cải cách trong vai trò của NHNN (theo hướng độc lập hơn), chúng ta sẽ có khả năng sửa dần những sai lệch về tỷ giá hiện nay.

Vì thế, những gì Thống đốc NHNN mới tuyên bố là có ý nghĩa về mặt kỹ thuật, chứ không phải là nói suông, như nhiều người tưởng. Vấn đề là phải có một quan điểm rõ ràng, lâu dài về vị trí và chức năng của NHNN (như một Ngân hàng Trung ương thực thụ).

Nguồn: FB TS Nguyễn Đức Thành 

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu