Thực tế mối quan hệ chính sách cổ tức và định giá

by finandlife15/01/2017 21:35

Trong quá trình làm thực tế, mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và định giá thể hiện như sau:

Chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến dòng tiền tự do mà doanh nghiệp tạo ra

Chính sách cổ tức ảnh hưởng đến cơ cấu vốn trong tương lai

Chính sách cổ tức càng cao càng làm cơ cấu vốn nghiêng hơn về bên nợ

Trong khi ấn định tốc độ tăng trưởng = constant, thì giữ thêm vốn cổ phần nhưng ko tăng tăng trưởng là bất hợp lý

Nếu chi phí sử dụng nợ rẻ hơn vốn cổ phần thì WACC sẽ thấp hơn nếu chính sách cổ tức cao

Nếu WACC thấp hơn sẽ dẫn đến định giá doanh nghiệp sẽ cao hơn nếu chính sách tổ tức cao

Mức độ ảnh hưởng của chính sách cổ tức lên định giá cổ phần là không đáng kể, có thể bỏ qua…

FINANDLIFE

Tags:

Economics | StoriesofLife

Macro overview as of 31 December 2016

by Michael09/01/2017 22:09

Sau khi tăng trưởng nóng trong 2015 nhờ đẩy mạnh hoạt động công nghiệp, xây dựng, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại trong 2016. Điểm đáng mừng là tăng trưởng kinh tế chậm lại nhưng tăng trưởng dịch vụ vẫn ghi nhận tốc độ rất tích cực, biểu hiện tăng trưởng thực chất hơn.

Mặc dầu mang tiếng là quốc gia nông nghiệp, nhưng tốc độ tăng trưởng mảng này liên tục sụt giảm trong 3 năm qua, trái ngược với nhiều dự báo nông nghiệp sẽ hưởng lợi lớn nhờ các hiệp định thương mại tự do.

Việt Nam luôn duy trì con số tăng trưởng GDP đáng mơ ước so với nhiều quốc gia khác, nhưng đi cùng với tăng trưởng cao, quốc gia này sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng lớn. Nợ công trên GDP liên tục tăng từ 2011, mức 49.7% lên 60% năm 2014 và tiếp tục leo lên con số gần 65% cuối 2016. Như bất bất cứ một mô hình kinh doanh nào, đòn bẩy tài chính lớn có thể giúp tăng trưởng mạnh mẽ, giúp thu nhập trên vốn cổ phần cải thiện, nhưng hãy lưu ý đến yếu tố dòng tiền, đặc biệt là thời điểm trả nợ, ngoài ra, cần chú ý hiệu quả sử dụng đồng vốn, đừng để rơi vào tình huống 1 đồng vốn vay tăng thêm không tạo ra một giá trị tăng thêm đáng kể trong thu nhập.

Chỉ số PMI do Nikkei khảo sát liên tục cao hơn 50 những tháng gần đây, cho thấy nền kinh tế đang mở rộng. Lưu ý hoạt động khảo sát này bao gồm cải những doanh nghiệp FDI, thành phần có tốc độ tăng trưởng kinh ngạch xuất khẩu phi mã, và đóng góp ngày càng lớn vào tổng kinh tế.

Lại quay lại đòn bẩy tài chính, nếu ở khía cạnh chính phủ, nhà nước tích cực vay nợ từ các nguồn, thì trong nước, hoạt động tín dụng cũng khá sôi nổi, tốc đố tăng trưởng tín dụng liên tục duy trì ở mức >14% trong 2 năm gần nhất. Với tổng tín dụng tăng trưởng 2 con số mỗi năm, nhưng GDP lại tăng trưởng chững lại cho thấy phần nhiều trong số tín dụng này không hiệu quả, không tạo ra tăng trưởng GDP, một số người cho rằng có độ trễ, tuy nhiên, khi nhìn vào giá bất động sản, đặc biệt ở các vùng ven, Nhà Bè, Bình Chánh tăng >50% so với 1 năm về trước, phần nào hình dung tiền đó chảy vào sản xuất hay phi sản xuất. Đây là điểm rủi ro cần phải theo dõi kỹ.

Tín dụng tăng cao nhưng không gây áp lực lên lãi suất, lãi suất vẫn khá ổn định trong 2016, ngoài con sóng cuối năm do tính mùa vụ đẩy lãi suất liên ngân hàng lên mốc 5%, còn lại lãi suất dài hạn vẫn khá ổn. Có được điều này, nhờ tăng trưởng cung tiền khá mạnh, mạnh hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng trong năm trước, 2015, và xu hướng này tiếp tục được duy trì trong 2016. 

Lãi suất thấp, cung tiền mạnh, lạm phát đang quay trở lại, cùng với Fed tăng lãi suất làm cho đồng VN chịu nhiều áp lực giảm giá so với USD. Trong năm 2016, mức giảm VND so với USD đạt khoảng 2-3%. Tình hình ngoại hối sẽ tiếp tục căng thẳng trong 2017.

FINANDLIFE

Tags:

Economics

Ba kịch bản TTCK VN 2017

by Michael04/01/2017 08:18

Share lại bài của anh Nguyen Hong Diep, 3/1/2017, nguồn FB. 

Cũng như mọi năm, cứ vào dịp đầu năm, rất nhiều người lại đặt ra câu hỏi: TTCK sẽ diễn biến như thế nào trong năm nay? Tôi xin chia sẻ quan điểm của mình về TT.

VĨ MÔ THẾ GIỚI

1. Động thái của FED

- Ngày 14/12/2016 vừa qua, FED đã lần đầu tiên tăng lãi suất trong năm 2016. Đây cũng là lần duy nhất trong năm 2016, bất chấp việc FED đã từng đưa kế hoạch tăng 4 lần vào năm ngoái. Với số liệu của nền kinh tế Mỹ như tỷ lệ thất nghiệp, mức tăng trưởng GDP, Việc tăng lãi suất lần này là hợp lý, phù hợp với các dự báo trước đó. Việc tăng Ls sẽ kéo theo đồng dollar lên giá. Đây là bài toán cần tính đến đối với nền kinh tế toàn cầu.

- Năm 2017, dự báo FED sẽ tiếp tục có những đợt tăng lãi suất. Với những gì chúng ta đã chứng kiến, khả năng FED sẽ chỉ tăng khoảng thêm 1 lần, tối đa là 2 lần trong năm tới. Dự báo, tổng cộng của các đợt tăng lãi suất này khoảng 0.5%. Như vậy, với bản tính thận trọng, cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng toàn cục, vấn đề Lãi suất của FED cũng không phải là mối lo quá lớn.

2. Nước Mỹ đang dẫn dắt kinh tế thế giới, đây là điều không thể phủ nhận. Kể từ sự kiện Trump đắc cử tổng thống, phố Wall liên tiếp thiết lập những kỷ lục mới. Chỉ số công nghiệp Dow Jones xác lập đỉnh cao mọi thời đại vào ngày 20/12/2016 với con số tiệm cận 20.0000 điểm. Rõ ràng, TTCK Mỹ đang là điểm thu hút dòng tiền. Trước đó, một loạt các thị trường mới nổi bị bán ròng. Tiền đang đổ về lại Mỹ. Kinh tế Mỹ có sự thăng hoa đáng kinh ngạc. Chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump là “hướng nội”. Khả năng cao một loạt các Hiệp định thương mại đa phương, trong đó nổi bật là TPP, sẽ bị phá vỡ.

3. Tuy đặt nặng lợi ích quốc gia lên trên hết, nhưng Donald Trump cũng là một nhà kinh tế. Nước Mỹ vẫn cần sự ổn định kinh tế toàn cầu, nước Mỹ vẫn cần thể hiện vai trò đầu tàu của mình tại khắp các khu vực trên thế giới. Với động thái mới nhất của OPEC, đạt được thỏa thuận cắt giảm sản lượng sản xuất dầu mỏ lần đầu tiên sau 8 năm, giá dầu sẽ phục hồi. Dù Mỹ có gia tăng việc sản xuất dầu đá phiến, nhưng dự báo giá dầu trong năm 2017 sẽ dao động trong khoảng từ 50-65 $ / thùng. Bất chấp việc lên giá của đồng bạc xanh, một loạt các nguyên vật liệu hàng hóa cơ bản sau quá trình tạo đáy dài, sẽ phục hồi trở lại. Giá đồng, nikel, cao su tự nhiên, sẽ có sự tăng giá trong năm 2017.

Sau thời gian tìm kiếm cơ hội tại Mỹ, khả năng cao dòng tiền sẽ quay trở lại thị trường mới nổi. Các nước khác cũng sẽ không đứng yên. Trung quốc, Nhật bản, Eurozone, chắc chắn sẽ phải áp dụng nhiều chính sách mới, kích thích tăng trưởng kinh tế hơn nữa.

Kết luận lại, những thay đổi chính trường của nước Mỹ, cộng với hành động của FED, cũng sẽ dần đi vào ổn định hơn. Sự phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ lan tỏa đến nhiều khu vực trên thế giới. Dòng tiền sau thời gian rút ròng mạnh mẽ, có thể sẽ dừng lại. Giá một loạt hoàng hóa cơ bản sẽ phục hồi.

VĨ MÔ TRONG NƯỚC

1. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam vẫn có thể đạt 6.3%. Kinh tế vĩ mô ổn định, trên đà phục hồi. Chỉ số PMI luôn trên mức 50. Cán cân thương mại tính đế hết tháng 11/2016 đạt thặng dư 2.66 tỷ USD. Tính riêng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam đã đạt trên 150 tỷ USD trong 11 tháng. Số doanh nghiệp đóng cửa đã giảm. Với Chính phủ hành động, sản xuất kinh doanh đang phục hồi rõ nét.

2. Về chính sách tiền tệ, với việc điều hành tỷ giá trung tâm, trong cả năm 2016, tỷ giá chỉ thay đổi 1-2%. Với áp lực lên giá của đồng USD, khả năng đồng Việt Nam có thể sẽ thay đổi trong năm 2017. Tuy nhiên, với lượng dự trữ ngoại hối cao kỷ lục, trên 40 tỷ dollar, khả năng phá giá mạnh tiền đồng là khó xảy ra. Khả năng cao, năm 2017, đồng USD sẽ dao động trong khoảng 23.500 – 25.000 đồng.

3. Lạm phát cũng không còn là nỗi lo. Việc CPI luôn ở quanh mức 5%, thể hiện sự vững vàng trong điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ. Bài toán giảm lãi suất có thể sẽ khó có lời giải khi ảnh hưởng bởi thế giới. Nhưng với quyết tâm cao, nhiều lĩnh vực ưu tiên, nhiều khu vực kinh tế tư nhân, vẫn sẽ được áp những ưu đãi về lãi suất.

4. Về kinh tế chính trị, việc đẩy mạnh minh bạch hóa, chống tham nhũng triệt để cũng đang lấy lại niềm tin của giới đầu tư trong và ngoài nước. Tuy tình hình kinh tế thế giới có phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến tình hình nợ công, nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát. Với con số quanh mốc 65% GDP, Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi đồng USD lên giá. Thâm hụt ngân sách quốc gia cũng là bài toán cần có lời giải quyết liệt.

5. Sự phá vỡ của TPP. Hầu như các kịch bản của chính phủ trước đây, đều tự tin vào sự thành công của TPP. Có TPP, kinh tế Việt Nam sẽ được kích thích tang trưởng mạnh vào các ngành như dệt may, thủy sản, da giày, khu công nghiệp, bất động sản. Bây giờ chúng ta phải đối mặt 1 sự thật là khả năng cao sẽ không có TPP. Việc không có TPP có thể không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của một số ngành nghề, mà còn có thể ảnh hưởng đến dòng vốn chi tiêu, vốn FDI vào Việt Nam. Có thể chính phủ sẽ phải đẩy nhanh hơn quá trình cổ phần hóa, bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Biết đâu, đây lại là cơ hội lớn.

Kết luận lại, kinh tế vĩ mô trong nước đang trên đà hồi phục. Sự ổn định chính sách và chính trị, sẽ mang lại nhiều niềm tin hơn cho giới đầu tư.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

1. Nếu nhìn con số thống kê,  Vn-index kết thúc năm 2016 ở điểm số 665, Vn-index đã tăng 16% trong 1 năm qua. Đây là con số tăng khá ấn tượng. Nhiều dòng, nhóm ngành, nhiều mã cổ phiếu, đã có sự tăng trưởng gấp 2 lần, 3 lần so với năm ngoái. Thanh khoản thị trường cũng đã có sự cải thiện rất tích cực. Nếu đầu năm, thanh khoản trung bình tại sàn Hose chỉ đạt 1500 tỷ / phiên, thì cuối năm, con số này đã lên đến 2200 tỷ / phiên, tăng trưởng 45%.

2. Thế nhưng điểm nhấn quan trọng nhất lại diễn ra vào cuối năm. Với những ai đã từng trải qua giai đoạn thị trường cuối 2006-2007, ắt hẳn còn nhớ trào lưu lên sàn của một loạt doanh nghiệp. Chính sự thay máu mạnh mẽ khi NĐT đã quá nhàm chán với REE,SAM,HAP, đã thu hút một lượng lớn NĐT, một dòng tiền mới vào thị trường. Chu kỳ 10 năm đã trở lại. Một loạt các tên tuổi lớn đã và sắp chào sàn như BHN,ACV,HVN,SAB,NVL,PTX,VNT,MSF,QNS,… Chắc chắn đây sẽ là sự bổ sung tuyệt vời cho thị trường cả về chất lượng hàng hóa, cả về một lớp nhà đầu tư mới. Một điều quan trọng nữa là với qui mô rất lớn, nhiều mã cổ phiếu mới sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tỷ trọng danh mục chỉ số Index.

3. Về yếu tố dòng tiền, trong năm 2016 khối ngoại rút ròng ước tính khoảng 8.000 tỷ. Việc rút ròng này cũng đã được phân tích như ở trên. Tuy vậy, việc nhiều mã lớn sẽ chào sàn, cũng sẽ là điểm đến của dòng tiền ngoại. Với chính sách thay đổi về room, việc quay trở lại của dòng tiền ngoại trong năm 2017 là khả quan. Ngoài ra, với tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 17% trong năm 2016, năm 2017 cũng hứa hẹn một con số tương tự. Như vậy, một lượng tiền không nhỏ sẽ lựa chọn kênh chứng khoán khi các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ, BĐS, đang có dấu hiệu chững lại. Đặc biệt, khi năm mới bắt đầu, nhiều chỉ chỉ tiêu tín dụng được reset lại, khả năng cao sẽ có dòng tiền giải ngân mạnh mẽ vào TTCK.

4. Dù qui mô đã có tăng lên, nhưng TTCK mới chỉ đạt 41% GDP. Mục tiêu của Chính phủ là tăng lên con số 70%. Việc áp dụng một loạt các sản phẩm mới như Phái sinh, Convered Warrant, cũng sẽ mang lại sự tích cực cho thanh khoản, mang lại nhiều sự đa chiều của thị trường.

Với những phân tích trên, chúng tôi đưa ra 3 kịch bản cho TTCK Việt Nam năm 2017:

- Kịch bản 1: ngay trong qui 1, Vn-index sẽ có sự tăng trưởng, đạt khoảng 720-750 điểm. Sau đó thị trường duy trì sự ổn định, dao động từ 680-720. Kết thúc năm, Vn-index đạt 750 điểm. Xác suất của kịch bản này là 40%.

- Kịch bản 2: sau Tết âm lịch, TTCK sẽ bứt phá mạnh mẽ. Vn-index có thể đạt 780 điểm trong nửa đầu của năm 2017. Sau đó thị trường sẽ có sự điều chỉnh, về lại mốc hỗ trợ 700 điểm. Thị trường kết thúc năm ở điểm số 720-750 điểm. Xác suất của kịch bản này là 40%.

- Kịch bản 3: thị trường giao dịch giằng co quanh mốc 680-700 trong thời gian dài. Dòng vốn ngoại yếu, không đủ sức dẫn dắt và nâng đỡ thị trường. Kết thúc năm, lần đầu tiên sau nhiều năm, Vn-index lùi về mốc 650 điểm. Xác suất của kịch bản này là 20%.

Trong cả 3 kịch bản trên, qui mô giao dịch đều sẽ có sự tăng trưởng. Dự báo khối lượng giao dịch hàng ngày sẽ quanh mốc 3000 tỷ.

 

TTCK là nơi luôn chứa đựng những bất ngờ. Việc dự báo cũng chỉ mang tính tham khảo, thể hiện tư duy logic của từng cá nhân. Các nhà đầu tư hãy luôn giữ cái đầu lạnh, trái tim nóng, để có thể chiến thắng.

Tags:

Economics | StockAdvisory

Emerging-Market Equity 2017 Outlook

by finandlife26/12/2016 09:06

Summary:

Russia and Brazil are still contracting, but they are on an improving trajectory. Meanwhile, China’s growth has shown signs of stability and remains at a strong level compared to the most other large economies.

Current account surplus; debt to GDP ratios are generally below developed markets; interest rate differentials between emerging markets and developed markets are wide.

With low and negative yields on many government bonds globally, we continue to expect investors to look toward emerging market equities, given the income prospects available.

After 3 years with net outflow, we expect flows toward emerging markets have been positive in 2017.

MSCI Emerging Markets Index has traded at a significant discount to the MSCI World Index.

We believe that companies in the consumer-related and information technology (IT) sectors are particularly attractive in the current environment.

Asian small-capitalization stocks focus on domestic, binding them less to challenging macroeconomic factors at global level.

Risk:

China’s banks as non-performing loan recognition dampens outlook for the country’s financial firms.

US Federal Reserve monetary policy is still a source of apprehension for many participants in emerging markets.

The United Kingdom’s progress toward leaving the European Union and commodity-price moves.

The US presidential election victory for Donald Trump is likely to have many implications for markets around the world

--------------

Emerging markets started 2016 on a weak note as equities were buffeted (đám túi bụi) by concerns surrounding China’s economy and falling oil prices. However, as the year progressed, positive factors took hold of investor sentiment, leading to emerging-market strength, which we at Templeton Emerging Markets Group believe offers a robust foundation (nền tảng) for emerging-market equities as we look toward 2017. Here, Stephen Dover, managing director and chief investment officer of Templeton Emerging Markets Group and Franklin Local Asset Management, and I present our emerging-market equity outlook for the year ahead.

Solid Growth, with Momentum and Valuation Support

Following recent improvements, we expect macroeconomic advances to continue in 2017. This could bode well (điềm lành) for top-line growth opportunities and the earnings outlook for emerging-market equities.

We believe that, while gross domestic product (GDP) growth in a number of emerging-market countries has been gaining ground, it is likely that over the next few years we could see further relative advances in sizable economies like Russia and Brazil. The economies of these two countries are still contracting, but they are on an improving trajectory (quỹ đạo cải thiện) and could significantly influence the growth rate of the whole group if they continue to progress. Meanwhile, China’s growth, which has been a key concern for many observers, has shown signs of stability and remains at a strong level compared to most other large economies. In the third quarter of 2016, the country’s year-on-year growth in GDP came in at a rate of 6.7%, which was in line with the pace reported in the previous two quarters.

Overall, we expect to see GDP growth for emerging markets in 2017 at a solid and accelerating level, markedly above the rate expected from developed markets. Emerging-market countries are still far behind their developed-market counterparts when it comes to overall GDP-per-capita, and so we continue to expect strong growth prospects over the long term.

Additional economic factors are, we believe, important to our expectations for likely further strength in emerging markets. First, as a group, manufacturing economies are generally back into a position of current account surplus, while there has also been headway in bringing down the deficits of commodity-exporting countries. Second, the debt-to-GDP ratios of emerging-market countries are generally below those of developed markets, providing a more stable and, we believe, sustainable economic foundation. Finally, interest-rate differentials between the two groups are wide, giving emerging-market central banks greater flexibility to maneuver (dùng mưu kế), if required, in the future.

The “hunt for yield” has been a frequently used term in recent years, yet the issue still remains front and center for many market participants. With low and negative yields on many government bonds globally, we continue to expect investors to look toward emerging-market equities, given the income prospects available. For example, the dividend yield was an eye-catching 2.5% as of October 31, 2016, for the MSCI Emerging Markets Index.1 Year-to-date flows toward emerging markets have been positive, partly due to the attractive income expected. However, this follows three years of outflows, and so further moves into emerging markets could be another of 2017’s trends to look out for.

In terms of valuations, the MSCI Emerging Markets Index has traded at a significant discount to the MSCI World Index, for example, on a price-to-earnings-multiple basis. Earnings growth trends have improved markedly during 2016 and we expect this turnaround to continue, with economies and corporate fundamentals across the asset class stabilizing.

 

Sectoral Opportunities and Challenges

We believe that companies in the consumer-related and information technology (IT) sectors are particularly attractive in the current environment. Select stocks in the consumer sectors can provide an effective means to gain exposure to emerging-market economic expansion and, in particular, access to growth in spending as rising regional wealth fuels a burgeoning (nảy mầm, đang phát triển) consumer class. IT in particular is becoming increasingly integral and competitive in emerging markets, and, although we are cautious of the recent rapid share-price advances in many of the China-based Internet stocks, we see value in the sector across emerging markets as a whole. Elsewhere, select commodity shares remain attractively valued, in our view, even though oil prices, for example, are currently significantly above their 2016 lows.

We remain cautious of China’s banks as non-performing loan recognition dampens (làm suy giảm) our outlook for the country’s financial firms. Like banks, China’s real estate sector has staged a striking turnaround from a lengthy downturn, but we have remained on the sidelines, in part due to risks of overleverage and regulation.

A Small but Attractive Prospect

We continue to like Asian small-capitalization stocks as they are particularly exposed to the solid growth potential we expect from this region over the long term. This is helped by small-cap companies’ generally greater domestic focus than their larger peers, binding them less to challenging macroeconomic factors at a global level. Their valuations typically reflect the stronger growth expected from the smaller equities, but, given there are thousands of small-cap stocks in Asia, the opportunities to discover mispriced securities are often plentiful (thường phong phú). These valuation anomalies usually occur due to market inefficiencies as research coverage for many of these companies can be thin on the ground.

US Federal Reserve Policy: A Key Impediment to Emerging Markets?

US Federal Reserve monetary policy is still a source of apprehension (lo âu) for many participants in emerging markets. We expect the trajectory of any rate increases to be gradual, although larger- or faster-than-expected US interest-rate moves could dampen sentiment and lead to volatility.

Other meaningful tests for the global economy may include geopolitical troubles, currency fluctuations, the United Kingdom’s progress toward leaving the European Union and commodity-price moves. Meanwhile, recent political events in the United States may also test markets; the US presidential election victory for Donald Trump is likely to have many implications for markets around the world, including emerging markets, and may well add to volatility in equities. It is something we will continue to monitor closely. However, we believe it will be important for investors to take a long view and not be swayed (không bị lung lay) by short-term gyrations that we could continue to see in financial markets.

Active Management: Prepared for Change

On balance, although we are mindful of the potential for volatility and watchful for the risks, we believe sentiment toward emerging markets could continue to become more positive. In our opinion, the search for higher yields and improving risk perception toward emerging markets, helped by robust economic tailwinds, could provide a basis for further strength in emerging-market equities.

But markets are fast-moving and dynamic. So, whatever the environment in 2017, we believe active equity management, driven by our experienced team located across the globe, will allow us to move deftly as we look to uncover the best investment opportunities as they arise.

______________________________________

1. Source: FactSet, MSCI, as of 10/31/16. Past performance is not an indicator or guarantee of future performance. See www.franklintempletondatasources.com for additional data provider information.

 

Source: http://mobius.blog.franklintempleton.com/

Tags:

Economics

Giá Berkshire Hathaway tăng mạnh trong lúc tiền rút khỏi các thị trường mới nổi

by finandlife23/12/2016 08:38

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu