Đọc giúp bạn|‘Cuộc chiến’ chống chuyển giá, chuyện giờ mới kể

by finandlife01/11/2013 08:58

 

Trong bối cảnh hụt thu ngân sách ngày càng lớn, việc chấn chỉnh lại công tác thu ngân sách nhằm tránh thất thoát là rất nên làm. Chính vì thế, một số doanh nghiệp làm ăn tốt và khá trong sạch nhưng vì không rõ ràng trong quy định hưởng ưu đãi thuế trước kia (ưu đãi cổ phần hóa, ưu đãi niêm yết lần đầu) vẫn phải chịu truy thu lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, việc làm đó sẽ rất không công bằng nếu nhà nước chỉ đánh vào những doanh nghiệp  “ngoan”, trong khi đó, những đối tượng nổi tiếng về trốn thuế nhờ chuyển giá như các doanh nghiệp FDI lại không liên can. Có lẽ vì thế mà một chiến dịch phát hiện chuyển giá để truy thu thuế với những đối tượng này được thực hiện khá rầm rộ hiện nay. Qua việc làm này, chúng ta (đặc biệt là những người làm kinh tế) có cơ hội hiểu được một số thủ thuật mà các doanh nghiệp FDI đã sử dụng nhằm giảm nghĩa vụ thuế trong thời gian qua.

Bài viết của Phạm Huyền trên Vef.vn

-------------------------------------------------------------------

Các ông lớn quốc tế là những nhà kinh doanh lọc lõi, DN của họ có đội kế toán giỏi, giấy tờ sổ sách đầy đủ và kín kẽ. Bên cạnh họ luôn có một bộ máy tư vấn là các luật sư, chuyên gia tài chính trình độ quốc tế… Vì thế, phát hiện sai phạm đã khó nhưng buộc họ quy thuận càng khó hơn.

Có nhiều sự phi lý dễ nhận thấy trong bức tranh lãi lỗ của FDI song để kết luận đó là chuyển giá thì không dễ chút nào. Phát hiện chuyển giá, đối đầu với những nhà kinh doanh, chuyên gia tư vấn luật, tài chính quốc để buộc những ông lớn thừa nhận vi phạm là cuộc đấu trí kiên trì, đầy khó khăn.

Lần vết: giấu đầu hở đuôi

Sau loạt bài hàng trăm doanh nghiệp FDI chuyển giá được phản ánh trên báo VietnamNet, ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục thuế, Bộ Tài chính chia sẻ, có những vụ việc thanh kiểm tra, hồ sơ chuẩn bị phải kéo dài hàng năm trời.

Ông Nam cho biết, để “bắt lỗi” được Tập đoàn dệt may Hualon Coporation, đoàn thanh tra Tổng cục thuế phải huy động mấy nghìn DN dệt may trong nước gửi dữ liệu giá về. Sau đó, phải mất khá nhiều ngày để các cán bộ thanh tra tổng hợp, phân tích để cho ra dữ liệu giá so sánh độc lập. Từ đó mới tìm ra được điểm bất hợp lý, phi thị trường trong giá bán sản phẩm cho công ty liên kết của Hualon.

Từ những dữ liệu ban đầu, cuộc thanh tra mới phát hiện ra vụ chuyển gia của DN này khi mua một dây chuyền thiết bị dệt cũ kỹ, lạc hậu với giá chỉ khoảng 400.000 USD mà nâng khống 40 lần lên 16 triệu USD.

Vị lãnh đạo Tổng cục Thuế nói: “Chúng tôi phải căn cứ trên các định mức về kỹ thuật, các tiêu chuẩn công nghệ để xác định sự bất hợp lý. Cùng 1 máy như vậy, nhập từ các nước G7 giá chỉ có ngần này mà tại sao, anh nhập từ Đài Loan, lại có giá cao vô lý như vậy”.

“Vốn liếng” để các cán bộ thanh tra kiểm tra về chuyển giá bắt bài DN bắt đầu từ những chi tiết giấu đầu hở đuôi tương tự như vậy.

Chẳng hạn như ở vụ chuyển giá của 17 DN Đài Loan chế biến trà ở Lâm Đồng, những tính toán giá đầu ra, đầu vào trái khoáy đã được đoàn thanh tra truy xét tận nơi.

“7 kg chè tươi mới sản xuất ra được 1kg chè khô. Giá thị trường năm đó là 40.000 đồng/kg chè tươi. Tính ra, riêng nguyên liệu cho 1 kg chè khô đã là 280.000 đồng. Vậy cớ sao, các vị DN lại bán cho công ty liên kết giá chè khô chỉ có 140.000 đồng. Có ai đi kinh doanh mà lại mua cao, bán thấp bằng 1 nửa giá thành như thế không?”, ông Nam kể.

Hay như ở vụ việc chuyển giá ngàn tỷ của Keangnam Vina, điểm phí lý là tại sao, khi ngân hàng lãi suất trung bình chỉ có 5-7% mà anh lại đi vay tới 12% từ ngân hàng của Tập đoàn mẹ. Có mấy DN lại đi vay lãi cao để tự mình gây lỗ? Tuy nhiên, ngay sau khi có tin sẽ thanh tra, Tập đoàn này đã chủ động sửa lại.

Theo người đứng đầu ngành thuế, hầu hết DN vi phạm chuyển giá đều không thể biện minh cho bài toán kinh doanh vô lý, kể cả khi họ thuê các luật sư nước ngoài “bào chữa”. Sau khi đấu tranh, các DN đã buộc phải thừa nhận hành vi liên kết, chuyển giá và chấp hành án truy thu thuế.

Con số truy thu có thể lớn hơn nhiều

Ông Nguyễn Quang Tiến, Vụ trưởng, Trưởng ban Cải cách thuế, Tổng Cục thuế - “Tổng quản” chiến dịch chống chuyển giá của DN FDI tiếc nuối: “Đáng lẽ, con số truy thu thuế còn lớn hơn rất nhiều”.

Ông cho biết: “Theo luật, chúng tôi chỉ thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời hạn 5 năm, từ năm 2007 đến nay. Trong khi đó, có những DN đến Việt Nam từ những năm 90 thế kỷ trước, khai lỗ liên tục với số lớn. Vây là, mặc nhiên DN được công nhận hàng chục tỷ báo lỗ từ năm 2006 trở về. Nếu thanh tra thuế giai đoạn trước năm 2006, hẳn số điều chỉnh về giá chuyển nhượng còn cao hơn”.

Bên cạnh đó, các khoản tiền thuế và phạt đều được tính theo tỷ giá USD của thời điểm chuyển giá. Ví dụ, truy thu thuế của năm 2007 thì phải tính theo tỷ giá USD năm 2007, tỷ giá khi đó chỉ mười mấy ngàn đồng. Nếu tính theo tỷ giá hơn 21.000 đồng bây giờ, các DN phải nộp thuế lớn hơn nhiều con số hiện nay”.

Tới đây, ngành thuế sẽ mạnh tay hơn khi đang điều tra chuyển giá ở hơn 40 doanh nghiệp FDI. Cây gậy pháp lý vừa được bổ sung là cơ chế thỏa thuận trước về giá thị trường trong giao dịch liên kết đã được quy định trong Luật sửa đổi Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ 1/7 vừa qua. Theo đó, khi cơ quan thuế đã có thỏa thuận trước về giá thị trường trong giao dịch liên kết, các doanh nghiệp FDI có vi phạm sẽ không thể chối cãi và sẽ phải chịu ấn định giá của cơ quan thuế.

Tuy nhiên, theo ông Tiến, chống chuyển giá đang gặp rất nhiều khó khăn do các hành vi ngày càng phức tạp, tinh vi. Các doanh nghiệp FDI lớn có những công ty tư vấn tài chính uy tín với những chuyên gia về chuyển giá giỏi, kinh nghiệm hỗ trợ.

Trên thế giới, trung bình một cuộc thanh tra chống chuyển giá kéo dài từ 18 tháng đến 24 tháng, đặc biệt có cuộc kéo dài đến 13 năm và không quốc gia nào khống chế thời hạn của một cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng nhưng tại Việt Nam, thời gian thanh tra dài nhất cũng chỉ được phép trong 70 ngày, theo Luật Thanh tra.

Việt Nam đã trải thảm đỏ mời gọi đầu tư nước ngoài với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế thông thoáng. Trong khi đó, tinh thần tự giác, tự chịu trách nhiệm, khai báo nộp thuế đúng và đầy đủ ở nhiều DN FDI chưa cao. Vì vậy, việc hậu kiểm, chống chuyển giá, chống thất thu ngân sách lại trở thành một nhiệm vụ nặng nề mà ngành thuế phải đảm nhận. Hơn nữa, theo nhiều chuyên gia về thuế, chế tài xử phạt về chuyển giá cần nặng hơn, thay vì chỉ phạt như hành vi kê khai sai thuế hiện nay. 

Nguồn: finandlife|Phạm Huyền, Vef.vn

Tags: , ,

Economics

When small is big

by finandlife31/10/2013 13:56

Có câu nói khá quen thuộc ở Mỹ, “những điều tốt đến từ những gói nhỏ” (good things come in small packages”. Tôi và nhóm của tôi tìm thấy những điều tương tự trong đầu tư, chúng tôi thường tìm kiếm những công ty nhỏ về quy mô nhưng có tiềm năng lớn mạnh trong tương lai.

Những chỉ số ở thị trường đang phát triển thường bị chi phối (dominated) bởi một số ít doanh nghiệp lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp của ngành năng lượng, ngân hàng, viễn thông, công nghiệp nặng và khai mỏ. Chính trị hoặc những nhân tố vĩ mô toàn cầu thường ảnh hưởng đến những doanh nghiệp như vậy nhiều hơn cả nền kinh tế nội địa. Nhóm của chúng tôi không dựa trên những quyết định theo mẫu đó- chúng tôi tiếp cận từ dưới lên để tiến hành đầu tư (bottom up approach). Và theo đó, chúng tôi thường tìm kiếm những cơ hội hấp dẫn trong những công ty nhỏ và vừa, những công ty có xu hướng được tìm thấy trong những lĩnh vực công nghiệp nhẹ và tiêu dùng. Nhiều trong số đó phục vụ trong nước hơn những đối tác lớn hơn khác, và do đó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một quốc gia hay một thị trường mà chúng hoạt động.

Ảnh hưởng của giới trung lưu (Middle-class influence)

Điển hình, những công ty như vậy tập trung vào người tiêu dùng hơn những công ty lớn hơn, và đó là nhân tố quan trọng dẫn dắt lợi nhuận các công ty ở thị trường đang phát triển. Tầng lớp trung lưu toàn cầu đang tăng trưởng, và điều đó tác động lớn đến hành vi tiêu dùng ở những thị trường đang phát triển. Với nhiều tiền được chi tiêu hơn, nhiều người ở những thị trường đang phát triên đang kêu gọi cho hàng tiêu dùng, từ bia đến quần áo đến điện thoại di động.

Định nghĩa giới trung lưu khác nhau giữa các quốc gia. Dự kiến tầng lớp này sẽ có tốc độ tăng trưởng và quy mô ngày càng lớn trong thời gian tới.

Continue…

 

Nguồn: finandlife|mobius.blog 

Tags:

Economics

Nợ margin tại sàn NYSE lên mức cao kỷ lục

by finandlife29/10/2013 08:51

S&P 500 (top), NYSE margin debt 12-month ROC (center), & NYSE margin debt (bottom)

Nhìn vào diễn biến lịch sử của 3 biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng, dường như nợ margin và S&P500 có mối tương quan khá chặt chẽ. Mỗi khi nợ margin đạt đỉnh cao và giảm trở lại thì S&P500 cũng suy giảm sau đó.

Và không may, hiện nợ margin đang ở mức cao kỷ lục, và đó có thể là một tín hiệu dự báo thị trường chứng khoán sắp tới có thể sẽ rơi vào chu kỳ suy giảm (bearish)

 

Nguồn: finandlife|Barry Ritholtz

Tags:

Economics

PMI tháng 10 tại Trung Quốc tiếp tục tăng

by finandlife24/10/2013 09:03

Báo cáo PMI tháng 10 tại Trung Quốc của HSBC tiếp tục cho thấy tình hình kinh tế tại quốc gia lớn thứ 2 thế giới đang cải thiện. Lượng đơn hàng xuất khẩu tăng nhờ nhu cầu cao tại Mỹ và Châu Âu.

 

So sánh PMI HSBC với Official PMI.

 

 

Chi tiết những thay đổi cấu thành nên PMI Trung Quốc.

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics

Great graphic|Nợ trên đầu người nửa thế kỷ qua của Mỹ

by finandlife20/10/2013 08:27

Thế mới biết Obamacare ngốn tiền thế nào!

 

Nguồn: finandlife|marctomarket

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu