Doanh nghiệp muốn vay tiền? Hãy quên ngân hàng đi – hãy khai thác hệ thống ngân hàng ngầm (shadow banking)

by finandlife14/11/2013 10:21

Tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp chỉ chiếm một con số khá khiêm tốn trong tổng dư nợ ngân hàng và xu hướng ngày ngày càng giảm.

Trong giai đoạn 2002 đến 2004, tỷ trọng này giảm mạnh vì tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay bất động sản tăng quá nhanh. Từ 2004 đến 2008, tỷ trọng này tăng trưởng trở lại nhưng xu hướng này đã bị gãy khi khủng hoảng kinh tế xảy ra năm 2008 do quá trình deleverage. Từ 2011, tỷ trọng tín dụng cho vay doanh nghiệp bắt đầu tăng trở lại, nhưng 2 năm trở lại đây xu hướng lại chững lại.

Khi xem cấu thành tín dụng, ta lại thấy tỷ trọng đóng góp của tín dụng phi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng tín dụng từ ngân hàng chỉ chiếm từ 32% năm 2009, đến 2012 chỉ còn 22%, một tỷ trọng khá khiêm tốn.

Có lẽ vì thế mà “khi doanh nghiệp cần vay tiền, hãy quên ngân hàng đi, hãy đến với hệ thống ngân hàng bóng tối”. 

Nguồn: finandlife|soberlook

Tags: ,

Economics

Great Graphic: Lạm phát tại Mỹ, Nhật và Châu Âu

by finandlife14/11/2013 09:47

Sau nhiều năm mua vào tài sản bởi các ngân hàng trung ương, và việc sử dụng những biện pháp kích thích khác, đặc biệt là nới lỏng tiền tệ, tình hình giá cả đã không cho thấy lạm phát lớn như nhiều nhà quan sát đã lo sợ. Thực tế, còn diễn ra điều ngược lại.

Biểu đồ minh họa ở trên do Bloomberg cung cấp cho thấy lạm phát của Nhật (màu trắng), của Mỹ (màu vàng) và của khối Châu Âu (màu xanh).

Ngân hàng trung ương Nhật vẫn đang tích cực theo đuổi các chương trình nới lỏng định lượng để đẩy lạm phát lên mức cao hơn. Tính đến nay, sự tăng lên trong CPI tổng thể là kết quả của giá lương thực, thực phẩm và năng lượng. Ngân hàng trung ương Châu Âu đã làm bất ngờ nhiều nhà quan sát khi đã cắt giảm 25 điểm lãi suất vào tuần trước để chống lại quá trình lạm phát đang suy giảm.

Vào thứ 6, khu vực Châu Âu xác nhận lạm phát tháng 10 khoảng 0.7%, lạm phát tháng 9 của Nhật là 1.1%, của Mỹ là 1.2%. Ngân hàng trung ương Nhật vẫn kiên định với định hướng đẩy lạm phát cao hơn nữa. Lạm phát tại Mỹ vẫn ở mức thấp như Nhật Bản, nhưng nhiều nhận định cho thấy FED có thể bắt đầu cắt giảm gói nới lỏng định lượng trong tháng tới. 

Nguồn: finandlife|marctomarket

Tags: , , ,

Economics

Đọc giúp bạn|Tản mản về chuyện học kinh tế lượng

by finandlife14/11/2013 09:03

Trước đây, tôi đã từng gặp khá nhiều khó khăn trong việc ứng dụng kinh tế lượng, chạy các mô hình để nghiên cứu và phân tích kinh tế. Tôi cũng đã cố gắng đọc về econometrics nhưng mức độ đến hiện nay cũng chỉ ở tầm trung bình, tình cờ đọc bài này trên blog kinhteking, tôi lưu lại ở đây 1 phần làm tư liệu cho mình, 1 phần chia sẻ cho các bạn đang làm nghiên cứu.

-----------------------------------------------------------------------------

Trước hết, cảm ơn một bạn đọc (Mrs Left) đã gửi bài cho Website về những quy tắc ngầm dành cho các nhà kinh tế lượng ứng dụng (Link download tại: http://www.uta.edu/faculty/crowder/papers/1467-6419.00179.pdf ). Đây là một vài viết hay, tuy nhiên khá triết lý, sâu sắc và dành cho nhóm đối tượng cụ thể -các nhà kinh tế lượng ứng dụng, những nhà nghiên cứu, và các sinh viên sau đại học (Tiến sĩ hoặc thạc sĩ- những nhà nghiên cứu tiềm năng). Với nhóm đối tượng phổ thông, ví dụ như sinh viên đại học, các bạn có thể đọc thêm để biết, bởi chỉ có trải nghiệm mới thật sự hiểu những vấn đề đề cập, trải nghiệm càng nhiều thì mức độ hiểu càng cao. Nhân đây, tản mạn một tý về kinh tế lượng vì có bạn đề cập đến vấn đề học tập kinh tế lượng ở bậc đại học (Góp ý của bạn có đề cập đến đối tượng cụ thể nhưng mục tiêu của website có tính phổ quát nên tôi sẽ không đề cập đến đối tượng đấy). Những tản mạn này là từ góc nhìn cá nhân tôi, dĩ nhiên không loại trừ những cá nhân khác nhau có những góc nhìn khác nhau. Tản mạn phù hợp cho những bạn sinh viên lựa chọn con đường nghiên cứu kinh tế.

Có 3 sự thật mà tôi muốn đề cập:

- Khi bạn nộp hồ sơ cho chương trình Tiến sỹ Kinh tế học hay kể cả Kinh tế lượng ở nước ngoài, sẽ không có bất kỳ yêu cầu nào liên quan đến việc bạn biết chạy phần mềm hay không. Nói cách khác việc bạn biết chạy phần mềm không ảnh hưởng lắm đến việc bạn được lựa chọn. Việc biết các phần mềm này sẽ giúp bạn có lợi thế khi học, tuy nhiên lợi thế này không thật sự quá lớn.

- Lớp tôi học, có 1/3 sinh viên có xuất phát từ Toán (Không biết gì về kinh tế lượng và các phần mềm kinh tế), 2/3 còn lại ít nhiều liên quan đến kinh tế, nhưng không quá 1/3 trong số này biết việc sử dụng các phần mềm kinh tế lượng (có lẽ rất ít bạn hiểu được ý nghĩa của các mô hình kinh tế lượng). Tuy nhiên, điểm chung của tất cả các sinh viên là kỹ năng Toán rất tốt. Do vậy, nếu bạn dự định theo con đường nghiên cứu, bạn nên chuẩn bị Toán thật tốt. (Đừng đồng nghĩa việc này với việc giỏi toán ở Việt Nam. Toán dành cho kinh tế không cần đến mức quá thông minh để tạo ra một cái gì mới, mà chính là kỹ năng để vận dụng các kiến thức toán đã học- Chỉ cần bạn không sợ, học nhiều sẽ quen thôi. Có bạn sẽ đặt vấn đề rằng, Toán học quá vô biên, nên chuẩn bị những gì? Câu trả lời có thể tìm thấy từ blog của Mankiw (Giáo sư kinh tế Harvard) – http://gregmankiw.blogspot.co.uk/2006/05/which-math-courses.html

- Sử dụng phần mềm không phải là toàn bộ của thế giới kinh tế và nó không có gì quá vĩ đại nếu bạn cảm thấy quen thuộc với nó. Thế giới kinh tế này có thể chia thành: nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu ứng dụng. Trong giới nghiên cứu lý thuyết, nhiều giáo sư kinh tế hàng đầu thậm chí không biết dùng bất kỳ một phần mềm nào. (Ví dụ những giáo sư trong nhóm Lý thuyết Trò chơi). Sở thích của họ là dùng “bút chì và giấy” để chơi với Toán học. Sẽ không quá ngạc nhiên, khi bạn thấy những nhà kinh tế lượng lý thuyết không biết dùng bất kỳ phần mềm nào.

Với ba sự thật này, tôi KHÔNG hàm ý rằng SINH VIÊN Ở BẬC CỬ NHÂN không cần quan tâm bất kỳ ứng dụng phần mềm kinh tế lượng nào. Thay vào đó, tôi nghĩ rằng:

1. Với các bạn sinh viên Kinh tế ở bậc cử nhân có dự định theo con đường nghiên cứu, hãy cố gắng đầu tư thời gian cho học tập, càng nhiều càng tốt, đặc biệt là Toán và các môn kinh tế học. Hãy thích ứng với hoàn cảnh bạn được đào tạo và luôn cố gắng hết mình. Có thể chương trình của trường bạn không phải là tốt nhất, nhưng nếu vì thế mà bạn không chuẩn bị cho mình một tinh thần học tốt thì phần nào đó bạn chưa chuẩn bị để học trong một môi trường tốt hơn. Cụ thể về kinh tế lượng, tôi cũng có quan sát và rằng nội dung kinh tế lượng trong các chương trình cử nhân Kinh tế nhìn chung ở US và UK không quá phức tạp, nhưng tính hệ thống và liên kết của họ cao- từ việc chuẩn bị toán và thống kê. Tuy nhiên, tôi và những người bạn của tôi cũng học cử nhân trong nước, nhưng khi học môi trường quốc tế, chúng tôi vẫn khá tự tin. Từ góc nhìn của chúng tôi, môi trường là quan trọng, nhưng sức mạnh ý chí và nội lực sẽ giúp bạn vượt qua những giới hạn của môi trường.

2. Đừng quá cuồng tín vào kinh tế lượng, bởi không có bất kỳ phương pháp hay phần mềm nào được đặt cho một cái tên là hoàn hảo. Luôn thận trọng khi bạn chọn phương pháp nghiên cứu định lượng, trong đó có 1 vài điểm quan trọng sau:

a. Đầu tiên, khi xây dựng mô hình hồi quy, bạn cần phải nghiên cứu thật rõ các biến nào nên đưa vào mô hình? Giải thích tại sao bạn chọn biến đấy: Dựa trên lý thuyết kinh tế hoặc dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trước đây? Do vậy, phần phân tích định tính cần phải được đầu tư kỹ lưỡng. Điều này đặc biệt quan trọng với các bạn sinh viên đại học vì: (i)- rèn luyện kỹ năng tư duy nghiên cứu, liên hệ với các lý thuyết đã học; (ii)- kỹ thuật xử lý mô hình ở giai đoạn này của các bạn còn thô sơ nên nếu nghiên cứu định tính không phù hợp sẽ dẫn đến những kết quả định lượng không phản ánh chính xác mối quan hệ thực. Do vậy, nếu các bạn làm nghiên cứu khoa học, yếu tố này nên được quan tâm. Ngoài ra, nên chọn những đề tài ở mức độ hợp lý, tham khảo ý kiến của các thầy cô giáo trước khi quyết định. Và luôn ghi nhớ rằng, bài nghiên cứu hay không hẳn là do sử dụng một công cụ kinh tế lượng mới và phức tạp.

b. Đừng quên đánh giá tính phù hợp của mô hình thông qua các test kiểm định hay các chỉ số đánh giá mô hình.

c. Nếu các kết quả có phần ngược với lý thuyết, bạn cần đưa ra lời giải thích tại sao? Đừng vội kết luận bởi có thể mô hình của bạn không phù hợp. Tương tự, nếu một trong các chỉ số đánh giá mô hình không phù hợp, bạn cần xem lại data, biến liên quan và khắc phục mô hình, hoặc đưa ra lời giải thích cho điều này. Ngay cả khi kết quả phù hợp với lý thuyết, bạn cũng cần sử dụng các test để đảm bảo tính phù hợp mô hình.

d. Bạn cần học và rèn luyện để hiểu ý nghĩa của các kết quả từ phần mềm kinh tế lượng. Sẽ tốt hơn nếu bạn biết “quy trình phần mềm xử lý để có kết quả đấy”. Cái quy trình này chính là “bút chì và giấy” của các nhà kinh tế lượng lý thuyết. Đối với sinh viên đại học, nếu các bạn hiểu rõ được quy trình của phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) cũng đã là rất tốt. Bởi đây là nền tảng để mở rộng xa hơn. Ngày xưa, tôi cũng đã từng nghĩ rằng biết chạy phần mềm mới là quan trọng, nhưng giờ tôi nhận thấy rằng “chạy phần mềm như nấu nồi cơm điện”- học để chạy phần mềm không khó, cái khó nhất là hiểu bản chất kinh tế lượng nằm ẩn sau mô hình đấy. Nếu nắm bản chất này thì bạn sẽ không mất quá lâu để học các phần mềm tích hợp: EVIEW, STATA, SPSS, GRETL,…Tuy nhiên, bạn nên chọn phần mềm nào mà bạn cảm thấy dễ dàng. Cá nhân tôi, những vấn đề phức tạp tôi hay dùng MATLAB hoặc R, với các vấn đề đơn giản đã được tích hợp trong các phần mềm, tôi thường dùng EVIEW cho Macroeconometrics và STATA cho Microeconometrics. Tôi vẫn còn giữ tập ghi chép ngày xưa tôi học đại học, chủ yếu là toán để giải các hồi quy đơn giản bằng OLS, nhưng quả thật nó rất ý nghĩa với tôi. Và cách tôi học kinh tế lượng bây giờ cũng tương tự, dùng giấy và bút chì để giải quy trình có được kết quả – Hàng loạt công thức toán học (nhưng thực chất nếu các bạn làm nhiều các bạn sẽ quen- kiểu toán ứng dụng này- chỉ là những kỹ năng đại số). Sau đó, tôi mới dùng phần mềm đề tìm kết quả cụ thể.

3. Nếu bạn thích nghiên cứu kinh tế, nhưng “ái ngại” kinh tế lượng vì những gì bạn được học dường như quá phức tạp, thì vẫn có nhiều cánh cửa khác cho bạn. Nó không đang sợ đến mức để bạn từ bỏ đam mê của bạn đâu.Tuy nhiên, nếu bạn theo đuổi nghiên cứu, có thể bạn sẽ thích nó, vì việc chạy phần mềm không khó. Đôi lúc nó quá dễ, và chính sự dễ dàng này phần nào đó đã “hủy hoại” một bộ phận giới nghiên cứu kinh tế vì quá phụ thuộc vào kết quả mô hình. Việc bạn dành 5 năm học tiến sĩ (hoặc 2 năm thạc sĩ – 3 năm tiến sĩ) không phải là để học chạy phần mềm mà là học về bản chất của vấn đề kinh tế (nghiên cứu kinh tế học) hoặc/và là học về quy trình dẫn đến kết quả (kinh tế lượng). Và khi đấy, nếu bạn theo kinh tế lượng ứng dụng, thì link ở phần đầu của bài viết này là dành cho bạn.

Tổng kết lại những điều tôi đã đề cập ở trên:

1- Việc biết chạy mô hình hay không ở bậc cử nhân sẽ không thật sự ảnh hưởng nhiều đến con đường nghiên cứu của bạn. Bạn sẽ được học một cách chính thống và đầy đủ ở các chương trình cao hơn. Do vậy, nếu bạn được đào tạo kinh tế lượng ở bậc cử nhân, hãy cố gắng học tốt chương trình bạn đang học, không phân biệt là bạn đang học theo tiếp cận lý thuyết hay tiếp cận ứng dụng. Bởi rèn luyện kỹ năng sẽ luôn có ích cho bạn

2- Rèn luyện kỹ năng Toán, xác suất và thống kê và hiểu rõ các bản chất kinh tế của các nội dung được đề cập ở cả Kinh tế vi mô và vĩ mô.

3- Nếu bạn thích nghiên cứu định lượng, DIY – “Do it yourself”- tận dụng Internet và sách vở để tự học và rèn luyện kỹ năng của mình, để học những cái bạn quan tâm và ứng dụng những cái bạn thích. Tuy nhiên, cố gắng nghiêm túc và thận trọng khi dùng tiếp cận định lượng bởi nó có thể hủy hoại tư duy nghiên cứu của bạn. 

Nguồn: kinhteking.wordpress.com

Tags: ,

Economics

Thống kê kết quả kinh doanh 9 tháng đầu 2013

by finandlife13/11/2013 09:02

Các báo cáo vĩ mô gần đây của chúng tôi cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước đang dần ổn định trở lại đặc biệt nhờ vào hoạt động xuất khẩu và sự hỗ trợ của dòng vốn FDI. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng trở lại, tồn kho thành phẩm giảm, doanh nghiệp cũng chủ động hơn trong việc tăng giá bán để đối phó với việc giá cả nguyên vật liệu gia tăng.

Liệu rằng, tình trạng này có xảy ra đối với các doanh nghiệp đang niêm yết? Với số liệu kết quả kinh doanh Quý 3 và 9 tháng đầu năm 2013 của 434 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn đã công bố báo cáo hợp nhất Quý 3, thống kê sau đây của chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi đó:

Tổng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của 434 doanh nghiệp quan sát Quý 3/2013 tăng 8.4% và 24.9% so với Quý 3/2012. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu thuần tăng 9.6%, tổng lợi nhuận tăng 11.8% so với cùng kỳ năm trước

Kết quả thống kê cũng cho thấy, doanh thu tăng trưởng khá nhưng các loại chi phí như chi phí tài chính, chi phí bán hàng & chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm nhẹ so với cùng kỳ làm cho lợi nhuận sau thuế tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lãi gộp.

Số lượng doanh nghiệp báo lãi tăng nhẹ so với cùng kỳ. Quý 3/2013, có 83.6% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát báo lãi, tăng so với 82.3% của Quý 3/2012. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2013, có 81.1% doanh nghiệp báo lãi, tăng so với 80.4% của 9 tháng đầu năm 2012

Kết quả thống kê cũng cho thấy: 52.8% số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát cho kết quả lợi nhuận sau thuế Quý 3 tăng trưởng so với cùng kỳ, tăng so với 47.9% của 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, luỹ kế 9 tháng đầu năm, lại chỉ có 47.2% doanh nghiệp trong mẫu khảo sát có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ.

Tổng giá trị lãi của các doanh nghiệp báo lãi Quý 3 và 9 tháng đầu năm tăng lần lượt 11.1% và 11.3% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng giá trị lỗ của các doanh nghiệp báo lỗ Quý 3 lại giảm mạnh so với cùng kỳ (-55.2%) Tuy nhiên, tổng thua lỗ của các doanh nghiệp báo lỗ 9 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng nhẹ.

Sau 9 tháng đầu năm 2013, có 95 doanh nghiệp, tương đương 21.9% số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2013. 80 doanh nghiệp (tương đương 18.4% số doanh nghiệp trong mẫu khảo sát) hoàn thành từ 75% đến 100% kế hoạch lợi nhuận. 72 doanh nghiệp (tương đương 16.6%) hoàn thành từ 50% - 75% kế hoạch lợi nhuận. Số doanh nghiệp có tỷ lệ thực hiện so với lợi nhuận dưới 50% chiếm tỷ lệ cao nhất 43.1% với 187 doanh nghiệp.

 

* Điều chỉnh kế hoạch từ lỗ 20 tỷ thành lãi 130 tỷ đồng (31/8/2013)

Tổng tài sản, Tổng nợ và Vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/9/2013 tăng khoảng 8% so với cùng thời điểm năm trước và tăng khoảng 5% so với đầu năm. Trong khi đó, vay nợ của nhóm doanh nghiệp khảo sát chỉ tăng 6.2% so với cùng thời điểm năm trước và 1.3% so với đầu năm. Điều này giúp tỷ lệ vay nợ trên tổng tài sản của mẫu khảo sát giảm từ 29.3% đầu năm xuống chỉ còn 28.2% vào cuối Quý 3 năm 2013.

Tổng Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2013 của 10 doanh nghiệp này chiếm đến 67% tổng lợi nhuận sau thuế 9 tháng của mẫu khảo sát (tăng 30.6% so với cùng kỳ). Nếu loại bỏ 10 doanh nghiệp này ra khỏi mẫu khảo sát, tổng lợi nhuận sau thuế 9 tháng của mẫu sụt giảm 13.3% so với cùng kỳ, trong khi tổng doanh thu vẫn tăng 3.6%.

Phân tích chi tiết cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hoá theo nhóm ngành. Ngành bất động sản và Vật liệu xây dựng có kết quả lợi nhuận 9 tháng 2013 sụt giảm mạnh nhất (-54% và -47%). Các ngành Du lịch & giải trí, bảo hiểm… cũng lợi nhuận giảm do kinh tế suy thoái, nhu cầu sụt giảm. Trong khi đó, một số ngành mang tính phòng thủ như Điện, nước & xăng dầu khí đốt, Hàng cá nhân & gia dụng, y tế… vẫn có được lợi nhuận khả quan. Một số ngành hưởng lợi nhờ chi phí đầu vào giảm như Lốp xe (Ô tô và Phụ tùng) tiếp tục có kết quả tăng trưởng lợi nhuận ổn định. Ngành dịch vụ tài chính – môi giới chứng khoán sau 9 tháng có được lợi nhuận tăng trưởng khả quan nhờ thị trường chứng khoán phục hồi.

Kết quả trên mặc dù có thể còn tồn tại một số đột biến do hạn chế về số liệu quan sát. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả phản ánh khá chính xác tình hình hoạt động của các nhóm ngành, lĩnh vực 9 tháng đầu năm 2013. 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Economics

Làm gì để thoát nghèo ở Việt Nam?

by finandlife01/11/2013 17:08

Đoạn video clip do Worldbank làm đã miêu tả sự lẩn quẩn của những con người sống trên đất nước Việt Nam. Mãi họ không thoát ra được cái nghèo L

 

Nguồn: finandlife|Worldbank 

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu