Buộc chặt dây giày

by Life23/07/2015 13:52

Nhà tôi nằm cạnh công viên. Nhưng với một thanh niên hai mươi tuổi, lười biếng như tôi thì việc dậy sớm và tập thể dục là một điều không tưởng. Vì vậy, tôi rất ngưỡng mộ bác Tom, một người hàng xóm rất siêng tập thể dục.

Bác Tom năm nay trên 70 nhưng trông bác vẫn rất khỏe mạnh. Mỗi sáng bác đều chạy bộ trong công viên, rất đều đặn. Vào một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, tôi quyết tâm dậy thật sớm và chạy cùng bác. Sau khi chạy được một vòng khác thấm mệt, tôi ngồi nghỉ trên đá. Quay sang bác, tôi hỏi: “Bác tập chạy thể dục như vậy đã lâu chưa ạ?”

Vừa tháo đôi giày, bác vừa nhìn đăm chiêu vào nó: “Năm nay bác đã 75 rồi, nhiềm năm về trước bác sĩ bảo bác có vấn đề về tim. Mọi thứ bác tưởng như vô vọng. Hoặc bác chờ đợi mọi chuyện xảy ra, hoặc chấp nhận rủi ro khi vận động để làm con tim khỏe mạnh hơn”. Tôi dần hiểu được vì sao bác có thể tập luyện chăm chỉ như vậy.

“Vậy bác có lời khuyên nào cho cháu khi cháu muốn tập như bác không?” “Một đôi giày cháu ạ.””Một đôi giày thật tốt để tập chạy ư?”, “Không, ý bác là phải buộc dây giày thật chặt trước khi xuất phát. Lần đầu tiên chay, bác đã không buộc dây giày kỹ và bác bị té. Đầu gối bị rạn xương. Nhiều tuần sau vẫn không thể chạy lại được. Đến bây bây giờ bác mới biết bí quyết để thành công là phải chuẩn bị thật kỹ càng.

Có những việc ta rất xem thường nó, ta chẳng chịu đầu tư, chuẩn bị cho nó. Nhưng hậu quả của sự thất bại đó nhiều khi không thể lường trước được.Cũng như bác, nếu ngày xưa bác sớm theo đuổi luyện tập, bác đã không bị bệnh. Và nếu bác buộc dây giày thật chặt, bác đã không bị ngã lần nào.”

Cuộc sống chúng ta cũng vậy. Khi tham gia bất cứ hoạt động gì, nếu muốn thành công bạn hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho nó. Cũng như để chạy tốt bạn phải có một đôi giày được buộc thật chặt!( ST http://alo9.net) 

Tags:

StoriesofLife

Ông già và một chiều giông gió

by Life14/07/2015 15:21

Lần đầu tiên tôi gặp ông là vào lúc tôi đang lang thang trong một buổi chiều tối đầy gió.

***

Mùa hè ở Hà Nội thật là lạ thường, sáng sớm trời mát và trong lành, buổi trưa thì những tia nắng oi bức không ngừng bao trùm mọi không gian, Nhưng thật lạ hơn, đó là những cơn giông vào chiều tối. Cây cối nghiêng ngả, bụi đường thì cuốn bay mù mịt. Tôi lang thang ven bờ hồ để tìm chút bình yên trong cơn giông bão,tìm một khoảng riêng trong dòng người đang hối hả trên đường phố. Về nhà với những bữa cơm gia đình ấm cúng đang chờ đợi, với đứa con thơ hay với người mẹ già yếu. Họ cứ hối hả, cứ tấp nập còn tôi cứ thong thả cứ thản nhiên và lặng lẽ bước đi. Hồ Gươm trong buổi chiều giông gió nhưng lại đẹp với những gợn song, với hàng cây liễu rủ đung đưa, với cây cổ thụ xào xạc lá bay. Những chiếc lá rụng bay xuống mặt nước rồi theo gió cứ bồng bềnh trôi xa mãi. Lại có những chiếc lá rụng rơi xuống gốc rồi nằm yên nghe từng bước chân, tiếng thở của nền đất ẩm. Và rồi những chiếc lá cuốn bay đi cùng làn gió bụi đi xuống lòng đường, cùng dòng người hối hả, chúng lác đác rơi xuống và xe lăn bánh qua, rồi một trong số chúng lại rơi trên những nóc xe ô tô và nằm đó cho tới khi một cơn gió khác cuốn đi hay nằm yên chờ dòng nước xả của vòi rửa xe cuốn dạt đi.

Tôi lặng lẽ bước và ngắm nhìn mọi thứ,từng đoàn người ngoại quốc đang rảo bước về khách sạn, nhà nghỉ để tránh mưa; những người bán hàng dạo ven hồ cũng nhanh chóng thu gánh hàng chạy mưa...Ai cũng vậy, kể cả những công chức, những người làm thuê xung quanh đó đều đang tất bật và hối hả. Nhưng trong dòng chảy cuồn cuộn ấy, gấp gáp ấy tôi vẫn thấy ông đang cặm cụi, tỉ mẩn tới từng gốc cây, từng ngóc ngách. Để làm gì? Tôi chưa biết! Một ông già khoảng chừng gần 80, mái tóc bạc gần như hết, bộ râu rậm rạp tuy không dai nhưng cũng bạc trắng cả, nét mặt đượm buồn và đôi mắt như khép hờ, cố nhíu mày nhìn xuống đường. Đôi tay run rẩy của ông dắt chiếc xe đạp cà tàng cũ kĩ, có vẻ như nó thuộc loại xe phượng hoàng từ thời bao cấp vậy. Đôi chân chậm rãi bước từng bước rồi chốc chốc lại dừng lại. Những lúc đó, ông lại dựa chiếc xe cũ kĩ vào một gốc cây rồi lom khom cúi xuống nhặt nhạnh những thứ vương lại trên đất: một mảnh giấy báo, túi ni long hay một lon nước ngọt... Ông cẩn thận chia chúng vào từng túi, từng giỏ phía sau và phía trước ghi - đông xe. Cứ thế tôi cũng chậm rãi bước theo ông, nhiều lúc tôi cứ nghĩ ông sẽ bước hụt bởi những viên gạch không đúng chỗ. Nhưng với đôi mắt kèm nhèm, đôi chân gầy yếu mà ông vẫn tránh được những vật cản nhỏ hữu hình ấy. Tôi có cảm giác, với ông, thì cơn giông, cơn gió kia không có là để ông phải mải móng ẩn nấp. Tôi nghe tiếng sấm bắt đầu rền vang, mọi người lại càng vội vã hơn, tiếng xe, bụi đường và hơi xăng càng lúc càng ồn ào và mù mịt hơn. Cái nóng từ mặt đường nhựa bốc lên quyện với mùi xăng tạo nên một thứ mùi thật khó chịu. Những đoạn đường dần trở nên tắc nghẽn. Dường như cả đến những bộ đèn giao thong cũng đang thấy quá tải với việc nhấp nháy xanh đỏ để điều chỉnh nhịp độ giao thông. Và tất nhiên nét mặt người đi đường cũng không khỏi cái cảm giác mỏi mệt khi đứng chờ trong không gian chật hẹp và bầu không khí không mấy dễ chịu ấy,Người thở dài, người la ó, người thì lặng yên ngước mắt trong chờ đèn tín hiệu chuyển màu. Vâng đó chính là hình ảnh cuộc sống, âm thanh cuộc sống hiện đại.

Mỗi tiếng sấm vang lên, cơn giông mạnh hơn một chút thì mọi hoạt động lại càng khẩn trương hơn, càng giao động hơn. Đặc biệt là với những con người trẻ, những người đang tất bật trên đường đời còn rất dài của mình. Và tất nhiên tôi cũng không ngoại trừ trong số đó. Hàng ngày, có lẽ tôi cũng đang tìm mọi cách để có thể thấy con đường đi nhanh chóng về nhà. Có khi là vượt đèn đỏ hay lấn đường hè phố...Nhưng lần đó tôi đã thong thả và bước chậm hơn để quan sát và lắng nghe, ngắm nhìn lại những gì trong cuộc sống hàng ngày của mình. Rồi tôi thấy ông, kể cả tiếng sấm hay những đợt gió mạnh, sự ồn ã, tấp nập của đường phố đều không làm ông để ý và dừng công việc của mình . Như những cây cổ thụ già ven hồ, không hề thấy bất ngờ với những đợt sấm. Không còn thấy hiếu kì về những sự ồn ào xung quanh. Cứ đi theo và chăm chú nhìn ông trong một khoảng không xa, tôi nhận ra chiếc áo bộ đội đã phai màu và có nhiều vết sờn rách được vá lại một cách đầy khéo léo. Đôi dép tổ ong đã buộc nhiều những sợi len nhỏ. Nhìn ông, không chỉ tôi mà những người đi đường qua đều phải xuýt xoa cho than phận người già khổ cực. Đáng ra ở độ tuổi này ông phải được con cái chăm sóc phụng dưỡng chứ sao lại phải cặm cụi ở đây nhặt đồ đồng nát, nhặt rác thải. Một hình ảnh về một cụ già đáng thương sẽ gây sự chú ý cho mọi người, nhưng với tôi, đó không phải sự chú ý đơn thuần nữa mà là sự quan tâm.

Tôi đã đi sau ông tới nửa tiếng đồng hồ, tôi thấy lần ông dừng lại lâu hơn những lúc trước. Sau khi nhặt nhạnh vài thứ, ông đứng nhìn về một phía. Một người đàn ông ăn mặc có vẻ giàu có đang cầm một túi đồ mà trong đó hầu hết là vỏ bánh kẹo và lon bia tiến về phía hồ. Ông lão vội vã bước tới và xin người kia túi rác. Sự ngạc nhiên thoáng chạy qua khuôn mặt hồng hào của người đàn ông đó, ông ta đưa túi rác nhưng nét mặt vẫn không khỏi thắc mắc. cho tới khi nhìn từ đầu tới chân bộ dạng của ông lão, người đàn ông chuyển sang một nét mặt thương tâm, chạy đuổi theo người đó cất tiếng gọi: " Bác à, đợi một lát." Ông lão đứng lại và quay về phía sau:

" Sao, chú gọi tôi à?"

" Vâng, bác chờ cháu một chút"- Nói rồi anh ta móc chiếc ví trong túi: " bác cầm lấy một chút. Nhìn bác lớn tuổi rồi mà vẫn phải vất vả thế này." Tôi không nhìn rõ là anh ta đã định đưa cho ông lão bao nhiêu nữa nhưng tôi nghe rõ được từng lời của ông lão, ông từ tốn đẩy tay về phía người kia: " Hình như chú hiều nhầm rồi, lão đây chỉ nhặt lại những thứ người ta không cần, đem vứt ra phố chứ không phải là ăn xin. Chú cất đi giùm cho, thành ý của chú tôi hiểu, nhưng những thứ này thật sự không thể vứt ra hồ, nếu có thể lần sau chú mang cho tôi, tôi thường ở đây." Nói rồi ông lão bước về phía chiếc xe và lại làm công việc của mình. Còn người có lẽ do thấy xấu hổ nên chỉ biết đứng nhìn ông lão.

Đúng là lúc đầu tôi có hơi bất ngờ, cả ngày nhặt nhạnh của ông chắc gì kiếm được bao nhiêu. Nhưng với nụ cười hiền hậu, ánh mắt đầy chân tình khi nói câu nói đó làm tôi đã hiểu ra. Đi theo ông cũng khá lâu tôi đã thắc mắc, bởi nếu là một ông già nhặt đồ đồng nát thì ông nhặt mấy thứ rác đó làm gì. Bỗng dưng tôi nghĩ tới những hành động của mình bấy lâu với môi trường, không nhiều thì ít tôi cũng đã có lần ngại đem rác ra thùng rác mà tiện tay vứt chúng ra đường. tuy không phải câu nói với tôi nhưng sao tôi lại thấy mặt mình cũng ran ran đỏ. Tôi lại tiếp tục đi theo ông, nhưng lần này tôi không đi đằng sau nữa mà chạy lên:

" Ông à? Ông cho cháu phụ giúp ông một tay được không?"

Ông lão ngạc nhiên quay lại nhìn tôi rồi cười: " Thế cháu có biết ông làm gì không?"

 

"Dạ, có chứ ạ." Nói rồi tôi lấy chai nước lọc trong cặp ra đưa cho ông " Ông uống chút nước cho đỡ mệt, để cháu dắt xe giúp ông nhé."

" Ông cảm ơn, ông có chuẩn bị đây rồi" nói rồi ông lấy chai nước từ chiếc túi cước màu xanh " bà nhà ông ngày nào cũng trang bị đầy đủ cả, cháu còn là sinh viên hay đi làm rồi"

"Dạ, cháu vẫn đang học ông ạ. Cháu đi làm thêm ở gần đây"

" Thế sao không mau về đi, mưa đến nơi rồi."

" Cháu đi theo ông đấy ạ." Ông già tròn mắt nhìn khi tôi nói, tôi lại tiếp tục "thật ra cháu đang trên đường đi làm về, không hiểu sao cháu lại có cảm giác chán không muốn về, cháu định đi dạo một lát nhưng trời lại nổi going, đang định ra bắt xe bus về thì cháu thấy ông, vậy là cháu đi theo mà không biết tại sao lại thế". Ông nhìn tôi cười hiền hậu : " Cháu không nghĩ ông là ăn xin hay ông lão đồng nát như mọi người hay sao mà lại thấy lạ rồi đi theo?" Tôi chỉ cười im lặng, vì tôi cũng không chắc đó có phải lí do không, chỉ biết rằng tôi đang cố tìm một lí do để không phải về nhà ngay lúc đó. Đi một đoạn thấy tôi không nói gì mà vẫn cứ đi theo ông, ông quay lại nhìn tôi: " Chắc có chuyện gì xảy ra với cháu, nó ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống hiện tại của cháu phải không. Tuổi trẻ ai cũng trải qua những chuyện đó, không muốn về nhà cũng là chuyện dễ hiểu. Nhưng dù sao thì gia đình vẫn là nơi bình yên cuối cùng của mỗi người."

"Cháu cũng không rõ nữa, nhưng cuộc sống càng ngày càng trở nên bận rộn và hối hả tới nỗi đôi khi cháu cũng không thể nhận ra mình đã đi ra xa tới đâu, bên cạnh cháu còn có những ai" chẳng biết là tại sao lúc đó tôi lại cứ thế nói như vừa gặp được một người bạn tri kỉ vậy, tôi hướng đôi mắt của mình ra phía ngoài rồi lại tiếp tục: " Ông nhìn ra ngoài kia xem, cuộc sống thật ngột ngạt và trôi nhanh đến chóng mặt. Lúc nào trên khuôn mặt họ cũng là những lo toan suy nghĩ về chuyện cơm áo gạo tiền hoặc không thì lại chìm đắm trong những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng. Hầu như vì quá bận mải với những thứ đó tự quên lãng chính mình vào dòng chảy ấy." – Tôi thở dài nhìn ông với ánh mắt mệt mỏi. Đáp lại tôi vẫn là nụ cười, ông nói: " Thì thế mới gọi là dòng đời chứ cháu, mà đã là dòng thì đều phải trôi chảy, mà trôi chảy thì sẽ có lúc nhanh lúc chậm, khi còn trẻ, có sức khỏe thì tranh thủ để làm, để học tập. Có người lại dành hầu hết thời gian vào chơi bời vì nghĩ sau không có cơ hội để làm thế nữa. Nói chung mỗi người có một cách nghĩ cháu ạ, cháu còn phải sống giữa dòng đời này nhiều, cần phải biết học cách chấp nhận và đối diện cháu ạ. Trải qua bao năm nay, ông rút ra được một điều : " Mọi thứ cần phải suy nghĩ cho đơn giản đi. Khi gặp một vấn đề gì lớn thì nên đối diện và vượt qua, trân trọng những gì đang có. Đôi khi yêu thương ngay xung quanh mà cháu lại cứ muốn đi tìm ở một nơi xa. Điều đó sẽ làm cháu thấy mệt mỏi hơn và mang lại nhiều bất an hơn. Cuộc đời đi nhanh lắm cháu ạ, chẳng mấy chốc mà qua đâu, cứ để những khó chịu và suy nghĩ tiêu cực dễ dẫn tới bế tắc lắm. Ông cũng trải qua đủ những thăng trầm của cuộc đời và cuối cùng ông thấy cuối cùng thế nào thì gia đình cũng là nơi bến đậu cuối cùng sau những chặng đường dài ngoài kia.

Tôi đi bên cạnh ông và nghe ông nói những lời thật chân tình. Ông vẫn nhìn tôi với ánh mắt đó, nó khiến tôi thấy như đang gặp một tri kỉ. Dù tuổi tác có cách xa nhưng ông mang đến cho tôi những lời động viên, những lời khuyên tốt như một người ông cho một cô cháu gái đang bế tắc trước những khó khăn trong cuộc sông. Ông nói với tôi rằng, chẳng có con đường nào là bế tắc hoàn toàn. Sự bế tắc là ở ý chí của con người quyết định. Con người còn có thể vượt qua được nhiều giới hạn mà tưởng chừng như không thể vượt qua được. Cơn giông dần dần dãn ra, bầu trời sáng hơn và gió nhẹ đi, tôi nhận ra là mình cũng đang thấy trong long nhẹ đi phần nào. Hai ông cháu cứ vừa đi vừa chia sẻ với nhau những câu chuyện làm tôi cảm tưởng như ông và tôi đã quen biết từ lâu. Tôi xin phép ông được vào thăm quan nhà ông, ông vui vẻ nhận lời: " Cháu tới chơi chắc bà nhà ông vui lắm. Lâu rồi có khách nào tới thăm bà ấy đâu. Nhưng nhà ông không có gì đặc biệt để thết đãi đâu". Tôi cười đáp lại câu nói đùa của ông, đi theo ông vào ngõ nhỏ của khu phố cổ, chiều tôi rồi nên khu phố cũng có chút náo động, một vài hàng quán đang thu dọn, một vài người già ngồi ngoài cửa nhìn ra phố. Con ngõ nhỏ chỉ đủ một chiếc xe và một người đi, cứ hết người đầu ngõ đi lại nhường người phía trong đi ra. Tôi nép người phía sau ông nhìn ngó mọi thứ xung quanh, những căn nhà cổ có vẻ lụp xụp. Tôi bất giác nhớ tới câu hát: "ngõ nhỏ phố nhỏ, nhà tôi ở đó". Hà Nội đúng là một thành phố đặc trung bởi những khu phố cổ thể này, tôi chưa bao giờ đặt chân vào những khu phố này cho tới tận hôm nay đi cùng ông. Hai năm đi học ở đây tôi bận mải với việc học và đi làm thêm nên cũng chẳng mấy khi đi thăm quan hết phố phường Hà Nội. Tiếng kẻng thu rác làm tôi giật mình, ông nhìn tôi cười: " sắp tới rồi".

Một lát sau, tôi và ông dừng chân trước một ngôi nhà tường đã ngả màu rêu, tôi bước vào nhà đã nhìn thấy một cụ bà nằm trên giường. Có tiếng động, bà nhổm người ngó ra ngoài. Với cái giọng run run bà cất tiếng:

" Ông về rồi đấy hử, nhà có khách tới sao?"

"Dạ, cháu chào bà." – Tôi cất tiếng chào ngay sau khi bà hỏi. Đôi mắt đục màu thời gian ấy nhìn như cố nhớ xem có phải ai đó thân quen không, và tới khi không nhận ra thì bà quay sang nhìn ông như muốn hỏi "ai đây". Tôi vẫn đứng yên chờ ông giới thiệu. Ông dựa xe lấy mấy túi đồ xuống rồi chạy vào trong.

"Cô bé tôi mới quen ở trên phố, nó giúp tôi nhặt ve chai và giấy vụn. Tôi mời nó vào đây chơi với bà, lâu rồi không có khách tới. Bà thấy có vui hơn không."

Bà cụ nhoẻn miệng cười rồi gật gù. Vẻ nặng nhọc, bà lại nằm xuống thở dốc, tiềng thở khè khè của bà khiến ông lão đổi sắc mặt. Ông quay lại nói với tôi: " Bà bị hen xuyễn đã lâu, giờ mỗi ngày bệnh một nặng hơn, bà chỉ có thể hoạt động những việc nhẹ nhàng thôi. Cháu ngồi chơi với bà, bà cũng dễ tính lắm, ông đi làm cơm rồi ở lại ăn cơm cùng ông bà."

"Ấy, ông để cháu làm giúp cho"

"Thôi, cháu cứ ngồi đấy. Ông làm quen rồi, cũng không có gì dặc biệt thết đãi cháu đâu, chỉ có cơm rau thôi. Nếu cháu không chê thì ở lại ăn cùng với hai người già này."

Tôi không thể chối từ được trước sự nhiệt tình của ông, tôi lại gần chỗ bà nằm hơn. Bà nở nụ cười cũng thật hiền hậu, tôi nhìn lên bàn thờ thì thấy một bức ảnh một thanh niên, trông cũng không giống ông và bà. Thấy tôi nhìn chằm chằm vào đó bà cất tiếng giới thiệu: " Con của ông bà đấy. Chú ấy là bộ đội hải quân, nhưng mất lâu rồi." Tôi lặng người không nói gì, tôi đứng lên xin phép bà cho tôi thắp một nén nhang. Quay lại cạnh giường tôi nói chuyện với bà, chuyện tôi gặp ông ban nãy, và chuyện ông đã giúp tôi thấy thỏa mái hơn. Bà lại cười nói: " Ông nhà bà giỏi diễn thuyết lắm. Ngày trước ông ấy ở ban tuyên truyền mà. Hồi đi đánh giặc, vừa là chiến sĩ mặt trận vừa là nhà báo."

Tôi và bà nói chuyện vui vẻ được một lúc thì cơm nước đã xong. Bữa cơm đơn giản nhưng tôi thấy thật ngon. Sau bữa cơm,ông bà kể tôi nghe về chuyện người con đã mất trong cái giọng tự hào xen chút thương nhớ, đau xót. " Nói chung âu cũng là cái số con người", bà cất giọng buồn rầu kể cho tôi, ông bà thực chất không có con ruột, người con trên bàn thờ là người con nuôi của ông bà. Chiến tranh đã làm ông bà không thể có đứa con ruột của riêng mình. Đến thời bình thì lũ tội phạm lại cướp đi người con nuôi hiếu thảo của ông bà. Hai người già tộ nghiệp sống leo đơn với đồng lương ít ỏi thương binh của ông và trợ cấp liệt sĩ của người con. Nhưng thiếu thốn về vật chất không phải là vấn đề to tát với họ, mà sự thiếu thốn,trống trải tinh thần đã làm đôi mắt của cả hai người đều trũng sâu nỗi phiền muộn. Lời của ông cứ chậm rãi kể lại cho tôi, đôi lúc giọng ông cũng lạc đi nhưng đôi mắt đục màu kia vẫn giữ được đôi dòng lệ chảy vào trong. Cơ mặt ông lúc co lúc lại dãn ra, ngồi nghe mà tôi tưởng ông sẽ sớm rơi lệ khi kể về cuộc đời truân chuyên sau khi giải ngũ về, những khó khăn trong cuộc sống mà gia đình ông phải trải qua. Nhưng không. Tuy trong lời kể có phần chua xót nhưng lại có vẻ gì đó kiên cường lắm. Nó làm tôi hiểu là ông đã mạnh mẽ vượt qua nỗi đau ấy trong quá khứ như thế nào. Bởi lẽ ông là chỗ dựa, là điểm tựa, là niềm tin và hi vọng của bà cụ - người phụ nữ yếu đuối một lòng thủy chung và cam chịu. Trong cuộc sống tôi tưởng như mình vô cảm với tất cả, nhưng không hẳn như thế, bởi trong ngôi nhà này sự ấm nóng của hai trái tim kia đã nung chảy những băng giá đã đóng băng và ngự trị trong tôi. Tôi thương ông bà, hai con người bất hạnh đang lặng lẽ dựa vào nhau sống giữa cái thủ đô ôn ã này. Phải chăng đây chính là phút bình yên giữa cơn giông bão. Cuộc sống ngoài kia tất bật, vồn vã nhung với ông bà, hai người đã bước tới cái độ tuổi xế chiều, không con cái cứ thế lặng lẽ trôi qua yên ả từng ngày sau những gợn sóng của trước kia. Đứng trước cuộc sống này của ông bà bỗng làm tôi thấy những quãng thời gian vừa qua mình sống thật lãng phí. Chỉ biết sống và kêu gào cuộc sống tẻ nhạt mà không biết đã đóng góp được những gì. Tôi những tưởng cuộc sống hối hả của mình đã là ý nghĩa, đã là hết sức vì cuộc sống. Song ông cụ, chỉ lặng lẽ mỗi ngày đi nhặt những mẩu rác kia đã chỉ ra cho tôi biết, cuộc sống thật sự có ý nghĩa là như thế nào. Đó là cuộc sống bên cạnh những người thân yêu, là cuộc sống dù lặng lẽ nhưng không phải bị lu mờ, là việc làm nhỏ nhoi nhưng mang ý nghĩa cộng đồng lớn lao... Có thể mới lúc trước thôi, tôi nhìn ông bằng ánh mắt thương hại thì giờ đây là sự quý trọng và khâm phục

Sau hôm ấy, tôi qua lại chỗ ông bà thường xuyên hơn. Mỗi tối những hôm đi làm them tôi đều ghé qua chỗ ông bà. Tôi cảm thấy cuộc sống cũng vui vẻ hơn trước bởi khi tới chỗ này tôi cảm nhận được những ấm cúng. Vẫn như ngày thường, tôi mua thức ăn đã làm sẵn định lien hoan cùng ông bà một bữa tăng lương. Nhưng hôm nay, ngôi nhà vắng lặng, cửa chốt then cài. Tôi ghé mắt nhìn vào trong căn nhà, mọi thứ vẫn ở đó, nằm yên với cái cảm giác u tịch. Tôi chạy hỏi mấy người cạnh đó mới biết đêm qua bà trở bệnh và đã được đưa vào viện. Hối hả chạy đến nơi, tôi thấy ông ngồi ngay ngoài sảnh chính, đôi mắt ông như vô hồn nhìn ra xa xăm. Tôi lặng lẽ tới gần và ngồi xụp xuống bên cạnh. Ông nhìn tôi với cái ánh mắt mà tôi không biết dung từ ngữ nào để diễn tả được hết. Chỉ biết đôi mắt đục màu thời gian ấy đang tràn đầy nước và cái miệng méo xệch đi. Ông không nói gì nữa, và cũng không còn quay sang nhìn tôi mà nhìn lên trời nở một nụ cười như lời chào một hình bóng vô hình nào đó. Tôi hiểu giờ đây lòng ông đang cảm thấy những gì, tôi cũng không nói gì mà lặng yên ngồi bên cạnh ông cho tới khi trời ngả màu tối. Bệnh viện vẫn tấp nập người ra vào, tiếng còi xe cứu thương inh ỏi vào ra. Hôm nay lại có them những linh hồn rời đi khỏi thể xác để về với cõi vĩnh hằng. trong đó có bà. Bà ra đi và để lại ông một mình.... Vẫn chiếc xe cà tàng, vẫn đôi dép tổ ông... ông vẫn lặng lẽ bước đi trong những ngày sau đó.... cả trong những ngày giông gió...lặng lẽ và chậm rãi...(st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Hai cái cây, bạn sẽ chặt cây nào?

by Life23/06/2015 17:07

Thầy hỏi: "Nếu các trò lên núi chặt cây, vừa vặn trước mắt có hai gốc cây, một gốc cây to, một gốc cây nhỏ, các em sẽ chặt gốc nào?"

***

Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói: "Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi."

Câu hỏi vừa ra, tất cả học sinh đều nói: "Tất nhiên là chặt gốc cây to rồi."

Thầy cười cười, nói: "Gốc cây to kia chỉ là một gốc bạch dương bình thường, mà gốc cây nhỏ kia lại là một cây thông, bây giờ các em sẽ chặt cây nào?"

Chúng tôi nghĩ, cây thông tương đối trân quý, nên trả lời: "Tất nhiên sẽ chặt cây thông, bạch dương không được bao nhiêu tiền!"

Thầy mang theo nụ cười không đổi nhìn chúng tôi, hỏi: "Nếu gốc cây dương là thẳng tắp, mà cây thông lại uốn éo xiêu vẹo, các em sẽ chặt cây nào?"

Chúng tôi cảm thấy có chút nghi hoặc, liền nói: "Nếu là như vậy, hay là vẫn chặt cây dương. Cây thông cong queo ngoằn ngoèo, làm gì cũng không làm được!"

Ánh mắt thầy lóe lên, chúng tôi đoán là thầy sẽ thêm điều kiện nữa, quả nhiên, thầy nói: "Cây dương tuy thẳng tắp, nhưng bởi đã lâu năm, nên phần giữa mục rỗng, lúc này, các em sẽ chặt gốc nào?"

Tuy không hiểu nổi trong hồ lô của thầy bán thuốc gì, chúng tôi vẫn từ điều kiện của thầy mà suy nghĩ, nói: "Thế thì lại chặt cây thông, cây dương ở giữa đã mục rỗng, càng không thể dùng!"

Sau đó thầy liền hỏi: "Thế nhưng dù cây thông ở giữa không mục rỗng, nhưng nó cong queo quá ghê gớm, bắt đầu chặt rất khó khăn, các em sẽ chặt gốc nào?"

Chúng tôi dứt khoát không suy nghĩ kết luận của thầy là gì nữa, liền nói: "Vậy chặt cây dương. Đều không thể dùng như nhau, đương nhiên chọn cây dễ chặt!"

Thầy không để chúng tôi thở, liền hỏi: "Thế nhưng trên cây dương có một tổ chim, mấy con chim non đang ở trong ổ, các em sẽ chặt gốc nào?" Cuối cùng, có người hỏi: "Thầy ơi! Rốt cuộc thầy muốn nói gì cho chúng em vậy? Hỏi những thứ đó làm gì vậy thầy?"

Thầy thu hồi nụ cười, nói: "Các em vì sao không tự hỏi mình, rốt cuộc là chặt cây để làm gì? Tuy điều kiện của thầy thay đổi, nhưng yếu tố cuối cùng quyết định kết quả là động cơ ban đầu của các em. Nếu muốn lấy củi, các em liền chặt cây dương; muốn làm hàng mỹ nghệ, liền chặt cây thông. Các em tất nhiên sẽ không vô duyên vô cớ cầm theo búa lên núi chặt cây chứ?!"

Một người, chỉ khi trong nội tâm đã có mục tiêu từ trước, thì lúc làm việc mới không bị đủ loại điều kiện và hiện tượng bên ngoài mê hoặc. Mục tiêu của bạn đã rõ ràng sao? Tư tưởng thông suốt, mới có thể kiên trì. (st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Trong mỗi chúng ta đều có một đứa tên lười

by Life03/06/2015 13:15

TRONG MỖI CHÚNG TA ĐỀU CÓ MỘT ĐỨA TÊN LƯỜI

Cái đứa tên Lười, nó rõ buồn cười. Nó thống trị trong mỗi người và tùy từng người nó có mức độ, phạm vi tác động, ảnh hưởng khác nhau.

***

Lười nhà ta kiêu căng, dị hợm và không mấy mặn mà với những đứa tên là Động lực, Ý chí, Kiên nhẫn, chăm chỉ,... Một mình Lười chấp hết, vì thế nên lười chẳng cần đếm xỉa đến ai.

Bởi chỉ cần mua chuộc được chủ nhân mà Lười ngự trị thì Lười trở nên bá đạo. Lười sống lẻ loi, âm thầm trong công cuộc tự nuôi dưỡng bản thân mình.

Với những ai cái đám Động lực, Kiên nhẫn,... chiếm ưu thế thì Lười khép nép, thui thui vào 1 góc và thi thoảng mới dám hoạnh họe 1 vài tiếng.

Còn những ai vốn đã buông thả, vốn để cho động lực sức mẻ, sự chăm chỉ tức tối mà bỏ đi biệt xứ thì xem như đó là cơ hội, là thiên đường cho Lười.

Để xem nào, khi chủ nhân của nó lên kế hoạch định làm gì đó, nhưng cuối cùng chỉ vì cái đứa tên Lười lên tiếng ngăn cản. Thế là chủ nhân đành chép miệng thôi thì không làm.

Một vài lần cô chủ nhỏ phừng phừng khí thế quyết tâm giảm vài cm vòng bụng để được eo mi nhon như ai kia thì cậu Lười lại ngoác miệng nhõng nhẽo: "Hôm nay không tập thể dục mai tập có sao đâu" "hôm nay cô chủ bị sốt không nên vận động nhiều". Thấy Lười nói có vẻ chí phải nên cô chủ cứ gọi là gật gù tán thành.

Hễ cô chủ lịch kịch lôi đống sách ẩn chứa ngàn năm dưới đáy tủ lên để học thì Lười lại ngáp ngắn ngáp dài "mùa hè nóng đi bơi cho mát tí về học chủ nhân ơi" "trời đẹp thế này mà ở nhà cày cuốc có phải phí không, học để tối cũng được mà". Lí do nào Lười đứa ra cũng xác đáng và đúng đắn hết. Nên dần dà cô chủ bắt đầu tập làm quen với từ trễ nãi và ù lì. Để mai hẵng tính trở thành câu cửa miệng của cô không biết từ khi nào.

Cũng lắm khi đám Động lực, Kiên trì nhăm nhăm đứng lên biểu tình. Chúng trống chiêng rùm beng rõ náo nhiệt và có vẻ ghê gớm lắm. Lười ta chả buồn để ý. Vì điều quan trọng là nó đã độc chiếm được thói quen, suy nghĩ của cô chủ. Cùng lắm thì cái đám đấy chỉ đình công được dăm bữa, nửa ngày. Rồi tất cả đâu lại vào đấy. Và rồi thế giới này vẫn lại thuộc về Lười.

Lười ngông ngênh, sống không sợ ai vì Lười có sự bảo trợ của cô chủ nhỏ. Lười tha hồ quát tháo, làm ra vẻ ta đây khệnh khạng với đám đàn em. Lười nỗ lực tìm những lời nói dối ngọt ngào nhất để biện minh cho sự trì hoãn trong mọi hành động của cô chủ. Lười ru ngủ chủ nhân với những lý do quá đỗi đáng yêu khiến người ta khó có thể chối từ. Lười quan tâm, săn sóc sức khỏe chủ nhân khi luôn khuyến khích cô nằm dài trên giường ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm. Cô không buồn động tay vào làm việc, không buồn động não để suy nghĩ, không buồn động mắt để đọc hay nghiên cứu một cái gì đó và cả không buồn động miệng để nói chuyện với bất kì ai. Cô tin tưởng Lười hơn ai hết. Cô giao phó cuộc đời, tuổi trẻ và những tháng năm kẹo ngọt đẹp đẽ của mình cho Lười. Lười có quyền phung phí hay ném nó vào bãi rác của nó. Tuy nhiên, chỉ có 1 điều là cô chủ nhỏ chẳng biết được điều đó. Cô vẫn một mực khăng khăng rằng Lười đang đối xử tốt với mình.

Lười lôi cuốn cô vào những thú vui mà Lười cho rằng đẳng cấp nhất. Lười khiến cô ngọ nguậy liên tục khi ngồi vào bàn học nhưng lại giúp cô cảm thấy thoải mái khi vừa ngồi cắn hướng dương vừa cười khúc khích xem phim. Lười với cái miệng dẻo kẹo thao thao bất tuyệt về những quán chè mới mở, shop quần áo đang sale, những mốt phụ kiện đang làm mưa làm gió của giới trẻ. Lười ủng hộ cô tham gia nhiệt tình vào những cuộc chơi vô bổ để đến khi nhìn vào kết quả bài thi trên mặt cô chủ nhỏ chỉ là chút hối hận rơi rớt còn lại.

Nếu sinh ra chỉ để được tận hưởng cuộc sống theo những cách như thế thì quả là không còn điều gì tuyệt vời hơn.

Chỉ có điều cái sau cùng còn lại đối với cô gái nhỏ là một khoảng trời màu đen và trống rỗng. Khi cô đang bận nhởn nhơ với Lười thì đám bạn cô nhờ có Động Lực, Ý chí, Kiên trì đã bỏ xa cô cả một quãng dài trên con đường gọi là thành công. Khi cô vẫn hí hửng nắm tay Lười thác loạn đêm này qua ngày khác thì các bạn cô đã gần chạm tay tới cái gọi là đích đến. Và khi cô vẫn lơ tơ mơ để Lười quyết định cuộc đời mình thì bạn cô chí ít cũng đã trở thành ai đó, có ước mơ và có niềm đam mê với cuộc sống này.

Hối hận thì luôn dễ dàng, nhưng để thay đổi nó lại là một chuyện khác. Chẳng bao giờ gọi là quá trễ để bắt đầu lại hay bước tiếp. Đã đến lúc đá đít cái đứa tên Lười ra khỏi cuộc đời bạn rồi đấy! (st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Những sự thật gây choáng về thành phố Dubai

by Life14/05/2015 16:51

Những sự thật gây choáng về thành phố Dubai

Dubai vốn nổi tiếng với lối sống xa hoa được "phổ cập" trên cả đất nước, thế nên những gì tồn tại ở thành phố siêu giàu này đều khác biệt và có phần... dị thường.

Sở hữu một vẻ đẹp nhân tạo hoành tráng nhất thế giới, Dubai là một trong bảy tiểu vương quốc giàu có của khối UAE, vị trí chiến lược của thành phố này trong vấn đề giao thương cảng biển đã khiến nó phát triển ngày càng mạnh mẽ, hiện tại Dubai có quan hệ ngoại giao tốt đẹp với hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trong quá khứ, dầu khí là nguồn lực quan trọng nhất của quốc gia này, nhưng chỉ trong 25 năm qua, Dubai đã biến thương mại, kinh tế, du lịch trở thành nền móng phát triển của đất nước, không còn phụ thuộc vào dầu mỏ nữa.

Vì quá giàu có và được tiếp thu nhiều nền văn hóa đa dạng, nên Dubai sở hữu những điều khó tin nhất, khiến cho bạn muốn được tới nơi này ngay lập tức

Một số sự thật thú vị về Dubai:

- Tỷ lệ tội phạm 0%

Vì có hệ thống luật pháp rất nghiêm ngặt, thế nên Dubai là thành phố an toàn nhất thế giới, với tỷ lệ tội phạm gần như bằng 0, người dân thành phố này luôn sống đúng mực và đạo đức.

- 0% thuế thu nhập cá nhân

Người dân Dubai không phải đóng một xu thuế nào cho chính phủ, thế nên bạn có thể kiếm tiền rồi tích trữ toàn bộ nếu là công dân nước này.

-  Sở hữu 20% số lượng... cần cẩu trên thế giới

Dubai đang thay đổi theo từng ngày với những công trình kiến trúc mới liên tục được xây dựng, thế nhưng độc giả có thể sẽ bất ngờ nếu biết 20% số lượng cần cẩu xây dựng trên thế giới đang có mặt ở Dubai.

- Sở hữu những công trình kiến trúc đồ sộ nhất thế giới

Rất nhiều công trình đạt kỷ lục thế giới đều đang có mặt ở Dubai như siêu thị lớn nhất, khách sạn cao nhất, vịnh nhân tạo to nhất, bể cá to nhất, tòa nhà cao nhất, khu trượt tuyết trong nhà rộng nhất.

 Đó cũng là lý do mỗi năm Dubai luôn thu hút được hàng triệu du khách đến chiêm những những kỳ quan nhân tạo này.

- Siêu xe, siêu xe và siêu xe

Xe ở Dubai nếu không phải là siêu xe thì phải được dát... kim cương như thế này.

Năm 1968, Dubai chỉ có 13 chiếc xe hơi, còn bây giờ, nơi này đã là thủ phủ của siêu xe, xe siêu sang trên toàn thế giới.

- Đất nước mê trang sức vàng

Ngoài trang sức, người Dubai thích bọc, mạ, đính vàng vào mọi thứ, từ toa-lét đến tay nắm cửa và điện thoại di động.

Nếu nối tất cả số dây chuyền vàng đã được bán ở Dubai lại, bạn sẽ có một cuộn xích vàng khối dài 4,2 cây số, nặng 22 kg, "siêu dây chuyền" này được tổng cộng 9.600 người sở hữu.

Và sau đây là những hình ảnh thú vị về đất nước Dubai:

Bể cá lớn nhất thế giới nằm trong trung tâm thương mại Dubai.

Khu trượt tuyết trong nhà lớn nhất thế giới cũng nằm trong TTTM Dubai nốt.

Chó, mèo không phải là thú cưng phổ biến nhất ở Dubai, thay vào đó là báo gấm, sư tử và hổ.

Những em bé Dubai cũng sở hữu sư tử con, báo con làm bạn.

Dubai rực sáng về đêm với hàng loạt du thuyền tư nhân xếp đầy trong vịnh.

Tuy vậy, người Dubai vẫn sống theo truyền thống Đạo Hồi mẫu mực.

Cây ATM rút vàng khối ở Dubai.

Cảnh sát nơi đây đi tuần bằng Ferrari, bèo bọt cũng phải Audi

Đây là một dòng sông nhân tạo, vì Dubai làm gì có sông suối.

Cưỡi Mercedes G-series dắt ngựa cũng là một thú tao nhã của thanh niên Dubai.

Cho sư tử cái đi ngắm biển bằng du thuyền.

Siêu xe mạ vàng là thứ quá phổ biến tại đây.

(Tổng hợp) Theo Hoàng Ân / Trí Thức Trẻ st kenh14.net

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu