Ký ức ám ảnh của một bác sỹ nhi khoa Sài gòn chẩn đoán sai làm chết một đứa bé gây bão MXH

by life01/03/2019 14:46

"Ám ảnh về cái-chết-đầu-tiên không ồ ạt như sóng biển, lúc mình ít ngờ tới nhất lại cứa vào người sắc buốt, để nỗi đau lây lan chầm chậm như một thứ ung thư quái gở. Anh có gửi một bức thư cho người nhà bệnh nhân sau đó và thừa nhận sai lầm của mình...".

Hình ảnh nữ bác sĩ sản khoa bị ngất nằm truyền nước trên sàn nhà ngay sau ca mổ và câu chuyện cảm động phía sau

Chuyện cảm động đêm giao thừa: Người phụ nữ mang thai nguy kịch không có tiền mổ, bác sĩ "cứu trước tính sau"

Trải lòng của bác sĩ chuyên “nói chuyện” với người đã khuất khó tìm... truyền nhân

"Tiêm thuốc không thấy phản ứng gì, anh lao vào nhồi tim và hô hấp nhân tạo. Anh không nhớ gì hết nhưng khi được một bác sỹ nhắc anh là đã hơn 1 tiếng trôi qua kể từ khi tim bé ngừng đập rồi anh mới dừng lại. Tím tái…".

Đó là đoạn đầu trong ký ức bi kịch đầu tiên trong suốt những năm tháng làm nghề y của Hoàng Quốc Tưởng (Dr. Chuột) - bác sĩ Nhi khoa nổi tiếng trong cộng đồng những bà mẹ bỉm sữa tại Sài Gòn. Mới ngày hôm qua, nhân kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, anh đã chia sẻ toàn bộ sự cố buồn thảm khó quên ấy của mình cho trang Facebook It's Happened to be Vietnam. Câu chuyện đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng người dùng mạng.

Toàn bộ câu chuyện kể về sự day dứt và bất lực của anh khi để cho một bệnh nhân nhỏ tuổi của mình phải qua đời do chẩn bệnh sai, trong khi vốn dĩ bản thân anh là một người cẩn trọng, yêu nghề và được đánh giá là tài năng, luôn đứng top thành tích từ lúc còn ngồi trên ghế giảng đường đại học Y dược cho đến khi chính thức trở thành một bác sĩ khoác áo blouse trắng, trị bệnh cho trẻ con.

Sự cố năm ấy chôn vùi anh vào hố sâu tội lỗi, anh đối diện với lương tâm mình mỗi ngày vậy mà vẫn không tìm được lối thoát. Anh muốn bỏ nghề, muốn xóa đi tất cả những gì mình đã đạt được để quên đi ký ức buồn đau ấy, xong anh không làm được. Anh nói nỗi ám ảnh về cái-chết-đầu-tiên không ồ ạt như sóng biển, nó cứ chầm chậm như một thứ ung thư quái gở và khiến anh đau khi nghĩ về.

"Tiêm thuốc không thấy phản ứng gì, anh lao vào nhồi tim và hô hấp nhân tạo. Anh không nhớ gì hết nhưng khi được một bác sỹ nhắc anh là đã hơn 1 tiếng trôi qua kể từ khi tim bé ngừng đập rồi anh mới dừng lại.

Tím tái. Bước ra báo tử cho gia đình mà anh không biết mình đang ở đâu, làm gì. Anh chỉ nhớ người nhà bệnh nhân lúc đó rất lạ, họ không gào lên như anh vẫn thường thấy, họ bước lùi lại rồi nhìn thẳng vào mắt anh. Không khóc. Nó gần như một sự bất nhẫn.

Anh lấy xe ra về và mọi thứ hoàn toàn tối thui dù là 7h sáng. Đi được một đoạn anh phải dừng lại để khóc. Chưa bao giờ anh thấy mình bại trận tới như vậy. Anh quyết định luôn là bỏ học và không làm nghề này nữa. Anh không thấy mình đủ giỏi và nếu có giỏi anh cũng không cảm thấy mình đủ mạnh mẽ? Đủ dũng cảm? Đủ tỉnh táo? Để tiếp tục.

Không. Không làm nữa.

Trong suốt một tháng anh nhốt mình trong nhà, tất cả mọi sự kiện trong đời anh tua đi tua lại trước mặt anh. Anh là con trai cả của gia đình. Anh luôn đứng trong top đầu của trường và cả cuộc đời không có nhiều biến động nào dữ dội hết. Cấp 3 luôn xếp đầu lớp. Thi một phát ăn ngay vô đại học y dược. Tốt nghiệp thì được vào Nội Trú với tỷ lệ chọi rất cao. Anh thích làm bánh khi rảnh rỗi và…

Và anh vẫn chẩn đoán sai và để em ra đi.

Viêm phổi và phù phổi đều có những dấu hiệu giống nhau, nhưng nếu anh nhận ra phổi em bị phù do thận đã hư hoàn toàn trước đó để thay đổi phác đồ điều trị thì với sức đề kháng yếu đuối của đứa trẻ 1 tuổi, em đã ở trên thế giới này thêm vài ngày. Điều anh biết, cũng là điều đau đớn nhất, là nếu anh làm tốt hơn, em sẽ không ra đi ngày hôm đó.

Như một người dò bước trong bóng tối ở một căn phòng căng đầy những sợi chỉ đỏ. Ám ảnh về cái-chết-đầu-tiên không ồ ạt như sóng biển, lúc mình ít ngờ tới nhất lại cứa vào người sắc buốt, để nỗi đau lây lan chầm chậm như một thứ ung thư quái gở. Anh có gửi một bức thư cho người nhà bệnh nhân sau đó và thừa nhận sai lầm của mình. Người nhà cũng đã chấp nhận tha thứ cho anh.

Nhưng cho dù có làm trong nghề bao lâu, cứu được triệu người, nhận được tán dương của công chúng, anh vẫn luôn thấy em bé tím tái đó, luôn thấy ánh mắt căm phẫn của người bố, đợi nhìn anh trong góc tối lương tâm". (kenh14.vn)

Tags:

StoriesofLife

Bà mẹ không bao giờ nói ' bình tĩnh đi' khi con cáu giận

by life24/01/2019 08:41

Là một biên tập viên, niềm đam mê của Rebecca Brown còn dành cho con. Trong quá trình chăm sóc, tương tác và giáo dục con, Rebecca rút ra được nhiều bài học. Cô chia sẻ lại trong các bài viết của mình để cùng mọi người "làm bạn với con". Bài viết gần đây của Rebecca đăng trên Popsugar về điều cô không bao giờ nói với con khi con đang buồn đã nhận được sự quan tâm đặc biệt. 

Dưới đây là bài viết của Rebecca Brown

Là một người trưởng thành từng phải đối mặt với các cơn hoảng loạn và lo lắng, tôi có thể khẳng định rằng một trong những cách kém hiệu quả nhất mà mọi người thường nói với tôi là: "Bình tĩnh lại". Mặc dù nó đến với một ý tốt/người tốt, tôi vẫn thấy nó vô dụng. Nó giống như một dấu hiệu cho thấy rằng có điều gì đó không ổn và tôi chẳng những đang gặp rắc rối mà ai đó còn nhận ra được. Và tôi cảm thấy xấu hổ về hành vi của mình. 

Vì thế, khi tôi biết Tiến sĩ Erina White, một nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Boston, đưa ra quan điểm về việc tránh sử dụng từ "bình tĩnh" với trẻ, tôi đã ngay lập tức quan tâm. Tôi tìm đến cô để tìm hiểu lý do tại sao việc nói như vậy với trẻ có thể không hiệu quả và thay vào đó cha mẹ nên làm gì .

"Thông thường, ai đó nói 'bình tĩnh lại' là một tín hiệu SOS, giống như: 'Làm ơn dừng lại, tôi không thể chịu đựng được nữa'. Nó trở thành một sự thừa nhận rằng bất cứ điều gì người khác cảm thấy hoặc đang làm là thái quá và đó có thể là một thông điệp khó tiếp nhận với trẻ", White giải thích.

Làm gì khi trẻ buồn bã, cáu giận?

Tiến sĩ White khuyên cha mẹ đưa ra những câu hỏi để hiểu hơn về cảm xúc của con. Chẳng hạn: "Con đang cảm thấy như thế nào?", "Chuyện gì đang xảy ra vậy?", "Chúng ta có thể làm gì để mọi chuyện tốt hơn" hoặc "Bố/mẹ có thể làm gì bây giờ, hãy cho bố/mẹ biết khi nào con sẵn sàng vui vẻ trở lại?".

Bố mẹ nên cố gắng giúp con điều tiết cảm xúc

Cảm xúc là những thứ khó xử lý ở mọi lứa tuổi, nhưng nếu cha mẹ có thể thành công trong việc giúp con hiểu được cảm xúc của mình, đó là một thành tựu lớn. "Điều tiết cảm xúc là học cách điều hướng cảm xúc của bạn để chúng được thể hiện hiệu quả vào đúng thời điểm", White giải thích. "Chúng ta cùng nói về ví dụ một em bé bị em trai giành mất đồ chơi. Cô bé thể hiện sự giận dữ bằng cách đánh lại em hoặc yêu cầu bố mẹ giúp đỡ. Kết quả của việc đầu tiên là cảm xúc khó chịu. Giúp con lấy lại đồ chơi và một cây kem để xử lý tình huống là cách hiệu quả".

Tương tự, có thể áp dụng cách này cho một đứa trẻ đang trải qua lo lắng. "Một em bé lo lắng về việc đi học có thể bị khủng hoảng, từ chối đến trường và trở nên sợ hãi hơn vì bé cho phép nỗi sợ chiến thắng. Hãy cho trẻ đi học với số thời gian tăng dần mỗi ngày", White nói. Đó là cách mà cha mẹ có thể thừa nhận cảm xúc của con.

Khi nào bạn nên bắt đầu làm theo những lời khuyên trên?

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu khám phá cảm xúc của con bạn. "Tôi khuyên các bậc cha mẹ nên thừa nhận cảm xúc của con thường xuyên nhất có thể", White gợi ý. Hãy thử nói những câu như: "Có vẻ điều này khiến con bị tổn thương", "Ở đây con có vẻ buồn" và "Việc em đẩy con khiến con thực sự tức giận"...

Có rất nhiều cơ hội để trẻ thực hành các hành vi mới. "Những đứa trẻ đang hành động để khám phá cảm xúc của chúng và khiến chúng hoạt động hiệu quả. Một số trẻ sẽ tự nhiên tiếp thu những kỹ năng này hơn người khác", tiến sĩ nhấn mạnh. Và vì thế, chúng ta không cần phải cảm thấy tồi tệ khi con đang cố gắng phát triển khả năng này. Tiến sĩ kết thúc những chia sẻ của mình bằng câu nói hài hước: "Và nhân tiện, hầu hết người lớn đều không làm chủ được việc điều tiết cảm xúc". (st ngoisao.net)

Tags:

StoriesofLife

Mọi người đều có một câu chuyện trong cuộc sống

by life09/08/2018 14:48

CÂU CHUYỆN THỨ 1

Một cậu bé 18 tuổi nhìn thấy từ cửa sổ xe lửa và hét lên …

“Bố ơi, hãy nhìn cái cây đi!”

Dad mỉm cười và một cặp vợ chồng trẻ ngồi gần đó, nhìn vào thái độ trẻ con của cậu bé 18 tuổi với sự thương hại, đột nhiên cậu bé lại kêu lên …

“Bố, nhìn đám mây đang chạy với chúng ta kìa!”

Cặp vợ chồng không thể cưỡng lại và nói với ông lão …

“Sao ông không đưa con trai mình đến một bác sĩ tốt?” Ông già cười và nói … “Tôi đã làm và chúng tôi vừa mới đến bệnh viện, con trai tôi đã mù từ lúc sinh ra, nó chỉ nhìn mọi thứ bằng mắt của mình mới hôm nay thôi.”

********

Mỗi người trên trái đất này đều có câu chuyện riêng của mình. Đừng đánh giá người khác trước khi bạn thực sự biết rõ về họ. Sự thật có thể làm bạn ngạc nhiên. (https://hoasenphat.com)

Tags:

StoriesofLife

LÁ THƯ DẠY CON CỦA THI SĨ

by life20/07/2018 09:19

"Cha mong con không phải là một kẻ tầm thường chỉ biết lấy lòng và xu nịnh người khác. Nếu một ngày con bỗng có nụ cười xu nịnh thì chắc chắn cha phải che mặt vì xấu hổ. Trong cuộc đời, dù có rất nhiều thứ hào nhoáng nhưng bản thân chúng không hề có giá trị..."

"Con không nên lúc nào cũng nghĩ người khác nên giúp con làm gì, mà hãy nghĩ rằng con giúp được người khác những gì. Không nên tùy ý nhận ân huệ của người khác. Con phải ghi nhớ, người khác cho con thứ gì, dù tốt thế nào thì vẫn là của người ta, những thứ thuộc về con cho dù có kém cỏi cũng là của con."

***

Trong thế giới văn học người Hoa, thi sĩ Dư Quang Trung được coi là một trong những nhà văn kinh điển của thế giới văn học đương đại có ảnh sâu rộng đối với nền văn học hiện đại của Đài Loan cũng như ở Trung Quốc và Hồng Kông. Những tác phẩm của ông đều truyền đi một thông điệp nhân văn sâu sắc.

Dưới đây là một bức thư cho con của ông. Ai đọc những giá trị làm người này đều có ý nguyện muốn sống tốt, sống đẹp hơn.

"Con à, cha mong rằng con sẽ mãi là một người có lý tưởng, con có thể là nông dân, kĩ sư xây dựng hay thậm chí là một kẻ lang bạt, nhưng bắt buộc con phải có lí tưởng.

Lúc con còn nhỏ, cha mẹ thường kể cho con nghe về những vị anh hùng, điều đó không có nghĩa là cha mẹ muốn con trở thành anh hùng, mà chỉ hi vọng sau này lớn lên con sẽ trở thành một người có phẩm chất chính trực, tốt đẹp.

Khi con dần lớn lên, cha mẹ cho con tiếp xúc với thơ ca, hội họa, âm nhạc vì mong rằng tâm hồn con trở nên hướng thiện và sẽ theo con đi tới suốt đời. Ngay cả khi đối diện với sự lạnh giá khắc nghiệt nhất, cha mong con cũng sẽ không quên hương thơm của hoa hồng. Nền tảng đó giúp con người trở nên xuất chúng.

Con à, đừng vì ngoại hình của mình mà buồn rầu, bởi lí tưởng thuần khiết mới là khí chất của con. Vẻ đẹp dung tục bề ngoài chỉ khiến con người ta sinh ra thói xấu. Cuộc đời và lí tưởng thường không được như ý muốn của con người.

Có thể con sẽ phải trải qua những gian khổ, những thăng trầm nhưng con à, con cứ dùng hết sức để cống hiến, bởi lẽ cái kết của một người có lí tưởng có thể bi thảm nhưng tuyệt đối sẽ không đáng thương.

Trong cuộc đời nhiều khó khăn này, con sẽ gặp nhiều người trí thức và quân tử, con sẽ chiêm nghiệm thấy nhiều điều kì diệu mà người khác không thể cảm nhận được. Những lựa chọn bình thường sẽ không đem lại màu sắc gì cho cuộc đời con.

Đừng vì những lợi ích nhỏ nhặt mà đánh mất lí tưởng con nhé, cũng đừng vì trào lưu nào đó mà thay đổi niềm tin. Thế giới vật chất bên ngoài quá phức tạp, con phải học cách từ chối những cám dỗ của danh vọng tiền tài. Lí tưởng không phải là món đồ có giá trị tiền bạc và thường không thể mang lại cho con niềm vui trần tục. Vậy nên mong con đừng bị ảnh hưởng bởi những thói đời hư danh và hãy học cách khác biệt với người khác.

Cha cũng mong con là một người có thể tự mình bước đi, bởi vì cuộc đời quá ngắn ngủi mà những thứ hư không lại rất nhiều, sẽ khiến con lóa mắt, không tỉnh táo, để rồi cuối cùng lại chẳng có gì trong tay.

Nếu con là một cô gái xinh đẹp, khi con còn trẻ sẽ có nhiều chàng trai yêu chiều, nhưng những thứ con có được quá dễ dàng sẽ khiến con trở nên nông cạn, kém cỏi và thích những thứ tầm thường, phù du. Nếu con là một chàng trai thông minh, con sẽ nghĩ rằng tự mình luôn có thể làm nên việc việc lớn mà xem nhẹ, coi thường mọi thứ.

Con hãy nhớ kĩ, năng lực của con người có hạn, sống trên đời hãy tận tâm mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Là văn nghệ sĩ hay là nội trợ, đừng coi thường những người khác, cũng đừng đầu cơ trục lợi. Khi trưởng thành con sẽ biết, làm tốt một việc thực sự rất khó, nhưng đừng bao giờ cho phép mình bỏ cuộc.

Con phải biết trân trọng cảm xúc, dù là nam hay là nữ, một khi đã chấp nhận kết giao thì không nên thay đổi, hãy chung thủy một lòng.

Trong quá trình kết giao bạn bè, ắt sẽ có những lúc va chạm, hiểu lầm, con hãy nghĩ lại, trong thế giới rộng lớn này, vì sao chỉ có thể kết bạn với mấy người? Con cần phải biết bạn bè cũng có lúc rời xa, trong cuộc đời này có người ở bên con nghe con nói chuyện, hoặc nói cho con nghe, là một điều tốt đẹp, con nên cảm kích những người ở bên con như vậy.

Con nên biết trân trọng bản thân và yêu thương mọi người, thấu hiểu bản thân và những người xung quanh. Con phải học cách rơi nước mắt, học cách đối diện với bi kịch, bởi bi kịch sẽ làm tâm hồn con thêm phong phú.

Cha mong con không phải là một kẻ tầm thường chỉ biết lấy lòng và xu nịnh người khác. Nếu một ngày con bỗng có nụ cười xu nịnh thì chắc chắn cha phải che mặt vì xấu hổ. Trong cuộc đời, dù có rất nhiều thứ hào nhoáng nhưng bản thân chúng không hề có giá trị.

Làm người, cha mong rằng con sẽ không ngắt lời của người khác, cũng không nhu nhược yếu đuối, và phải bền chí chịu được gian khổ. Mỗi ngày ít nhất con nên dành ra hai tiếng đồng hồ để đọc sách, viết thư hoặc hồi âm cho bạn bè.

Con không nên lúc nào cũng nghĩ người khác nên giúp con làm gì, mà hãy nghĩ rằng con giúp được người khác những gì. Không nên tùy ý nhận ân huệ của người khác. Con phải ghi nhớ, người khác cho con thứ gì, dù tốt thế nào thì vẫn là của người ta, những thứ thuộc về con cho dù có kém cỏi cũng là của con.

Con à, vẫn còn một chuyện tuy rất khó làm, nhưng lại rất quan trọng, cha mong con có đủ dũng khí để đối mặt với khuyết điểm của chính mình.

Khi con khôn lớn theo thời gian, con sẽ gặp được rất nhiều người giỏi hơn mình, ưu tú hơn mình, rồi con sẽ thấy bản thân lộ ra rất nhiều nhược điểm và có thể con sẽ thấy thất vọng và tự ti, nhưng con nhất định phải đối diện với nó, không được trốn tránh.

Có như vậy, con mới có thể dần thay đổi dần thay đổi, khắc phục khuyết điểm của mình, chiến thắng chính mình còn có ý nghĩa hơn nhiều so với việc ganh đua cùng người khác.

Không cần biết thế giới này thay đổi như thế nào, nhưng phẩm chất tuyệt vời của một con người mới là vĩnh hằng: Chính trực, dũng cảm, độc lập. Cha mong rằng con sẽ trở thành một người ưu tú!".(st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Hồi ức yêu thương

by life15/06/2018 15:38

Thiên Ân nhìn ra phía cửa phòng bệnh. Sau cánh cửa ấy là lối đi vào dành cho những người thăm bệnh. Ở nơi này, ngày cũng như đêm, chỉ có ánh sáng của đèn điện, không thể nhìn thấy ánh mặt trời. Mỗi ngày, nhìn dòng người vội vã đi qua trước cửa, cô biết được đã 5h, 11h30, hay 17h. Nếu không có dòng người vào thăm bệnh, có lẽ Thiên Ân cũng không còn ý niệm về thời gian. Nơi đây, với một số người, cũng là nơi thời gian dừng lại mãi mãi.

***

 

Cô nghĩ về những ngày dài đăng đẳng mình vừa trải qua. 24 tuổi, cô dường như có tất cả những gì mà người ta ao ước: sức khỏe, công việc, tuổi xuân. Rồi một biến cố lớn xảy đến với cô cũng như gia đình cô – cô bị nhiễm trùng máu không rõ nguyên nhân. Cô sốt cao sắp chạm ngưỡng 42 độ nhưng không cách gì hạ sốt được. Cô bắt đầu có những ảo giác, lúc đầu nó mơ hồ, thỉnh thoảng xuất hiện. Về sau, nó hiện lên rõ dần, rõ dần, khiến cô không còn phân biệt được là tỉnh hay mơ. Cô thấy mình bị đưa vào một bệnh viện trá hình. Họ muốn mổ lấy nội tạng của cô. Người ta tiêm cho cô một liều thuốc ngủ cực mạnh. Cô vùng thét, giãy giụa rồi ngất lịm đi. Tỉnh dậy, cô thấy mình ở trong một căn phòng tối chật hẹp và ẩm ướt. Cảm giác đau buốt khắp người, không còn chút sức lực. Cô thảng thốt gọi mẹ, nhất định mẹ sẽ tìm thấy cô. Cô chờ đợi từng ngày, từng ngày...

Thiên Ân đã rơi vào trạng thái hôn mê sâu như thế. Cô đâu biết những ngày tháng cô hôn mê là khoảng thời gian những người yêu thương cô phải trải qua những gì đau đớn nhất. Nghe con gái gọi hai tiếng "Mẹ ơi!" trong cơn mê, bố cô đau thắt ruột gan, khóc không thành tiếng. Ngày cô nôn ra một chậu máu tươi, bác sĩ lắc đầu, bảo người nhà chuẩn bị tinh thần để đưa cô về, mẹ cô khóc hết nước mắt, chỉ còn biết trông chờ vào một phép màu. Ai cũng xót thương khi cô còn quá trẻ...Nhưng cuộc sống luôn chứa đựng những điều kì diệu. Cô bất ngờ tỉnh lại, hay nói khác hơn là trở về từ cõi chết. Và những ngày tháng đó trở thành mảng hồi ức mà cô trân quý nhất, cho dù đó chính là khoảng thời gian mà cô không bao giờ có thể nhớ lại được, chỉ có thể mường tượng ra qua lời kể của người thân.

***

Nhân Trí vào phòng 2A, thay thuốc cho bà cụ bị tai biến nằm giường bên cạnh Thiên Ân, rồi quay sang cô, đưa tay sờ lên trán cô. Thiên Ân mở mắt, bắt gặp ánh mắt anh đang nhìn mình đăm đắm, cô ngại ngùng nhìn tránh sang chỗ khác. Từ lúc cô tỉnh và dần nhận thức được, cô bắt đầu chú ý đến anh. Cách anh xem nhiệt độ của cô không giống những người khác. Hằng ngày, cứ cách vài tiếng lại có mấy cô cậu sinh viên thực tập của trường Đại học Y dược đến cặp nhiệt kế cho cô. Riêng anh, cứ phải đưa tay sờ trán cô trước khi dùng nhiệt kế. Cô thầm tự hỏi, có phải những người điều dưỡng đều như thế, hay anh đang luyện đôi tay của mình thành một "nhiệt kế sống"?

Mỗi lần đi ngang qua phòng 2A, Nhân Trí lại nhìn các bình dịch xem truyền sắp hết chưa, rồi lại nhìn xuống gương mặt thanh tú, lúc nào cũng đưa mắt nhìn ra cửa. Và khi bắt gặp ánh mắt anh, vừa như vô tình, lại như cố ý, Thiên Ân lại bẽn lẽn nhìn sang nơi khác. Cô nhìn xuống thấp hơn, nhìn đôi dép tổ ong của anh, nó màu trắng, khác với những diều dưỡng khác, họ mang dép màu xanh.

Đêm hôm ấy, chiếc monitor của bệnh nhân cùng phòng với cô đột nhiên có những chỉ số khác thường. Các bác sĩ, điều dưỡng nhanh chóng tập trung bên cạnh giường bệnh của bà cụ.

- Cho một liều digoxin 500mcg – Bác sĩ trưởng khoa nói như ra lệnh. Ông bình tĩnh quan sát diễn biến của bệnh nhân.

- Bác Tài thay bác Hương ấn tim cho bệnh nhân đi, cô ấy có vẻ mệt rồi!

Mấy phút sau...

- Không ổn rồi, bệnh nhân có dấu hiệu ngừng thở.

- Dùng máy kích tim.

- Bệnh nhân có hiện tượng tràn máu mũi.

- Tiếp tục.

...

- Bác sĩ! Bệnh nhân đã ngưng thở.

- Tiếp tục hô hấp, không được dừng lại.

Một quãng thời gian chết chóc im lặng kéo dài tưởng chừng như vô tận. Vị bác sĩ đầm đìa mồ hôi, buông thỏng hai tay, bất lực:

- Báo cho người nhà bệnh nhân đi.

Thiên Ân nãy giờ nhìn đội ngũ y bác sĩ làm hết trách nhiệm của mình, lòng đầy cảm kích. Nhìn dòng máu trên mũi bà cụ đã chảy xuống khóe môi, tim cô thắt lại. giọt nước trong veo từ mắt này chảy xuống mắt kia tạo thành dòng, làm ướt cả tóc cô.

Cả đêm hôm ấy, cô không sao chợp mắt được. Cô nghĩ về ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết. Nếu ai đã từng đến "tham quan" nơi này, có lẽ lúc được trở về sẽ chẳng còn ý nghĩ muốn "hơn thua với đời".

Đi ngang qua cô, Nhân Trí khẽ nói:

- Em ngủ đi.

Thiên Ân nhắm mắt, nhưng được một lúc, cô lại mở mắt ra, nhìn căn phòng một màu trắng toát, thấp thoáng những "thiên thần áo xanh" đang canh giữ giấc ngủ cho bệnh nhân. Một bóng áo xanh tiến lại gần cô, nói nhẹ nhàng nhưng dứt khoát:

- Ngủ đi. Đừng nhìn nữa.

Cô nhắm mắt vờ ngủ, bởi cô không muốn bị anh nhắc thêm lần thứ ba. Cô lén nhìn bóng anh đi dọc theo dãy giường bệnh khu A, cần mẫn thay thuốc cho bệnh nhân. Một lúc sau, anh trở về phòng, đổi ca. Chiếc đồng hồ to ở trên tường lặng lẽ chỉ 2h sáng.

***

Bác sĩ thông báo, ngày mai Thiên Ân sẽ được rời khoa Hồi sức tích cực, đưa về phòng ICU (phòng chăm sóc đặc biệt) của khoa Bệnh nhiệt đới. Về đó, mặc dù vẫn phải cách ly chăm sóc, nhưng người nhà được ra vào thường xuyên, có thể ở lại cùng cô. Về đó, cũng có nghĩa là cô sắp được ra viện. Cả ngày hôm đó, trông cô phấn chấn hẳn. Nhìn vẻ mặt hào hứng của cô, Nhân Trí mỉm cười, mường tượng nhớ lại gương mặt bầu bỉnh đáng yêu của cô bé năm nào mỗi lần khoe với anh điểm 10.

Nhân Trí nhìn cô, lấy hết can đảm khẽ gọi:

- Ân Ân...

Cô ngẩn người một lúc, rồi đưa mắt nhìn anh, đầy vẻ ngạc nhiên. Anh vừa gọi cô là gì? Ân Ân? Cái tên này, cô cảm thấy có chút quen thuộc. Trong kí ức xa xăm, đã từng có ai đó gọi cô như thế, nhưng cô không thể nhớ ra được.

Nhìn vẻ ngơ ngác của Thiên Ân, anh biết là cô không nhận ra anh. Đã mười lăm năm trôi qua, có thể bây giờ nhìn anh khác đi nhiều, cũng có thể trong thời gian hôn mê, một phần kí ức nào đó của cô đã bị lãng quên. Anh tự an ủi mình như thế. Ngay từ lúc nhìn thấy cô, anh đã có cảm giác quen thuộc. Anh lấy bệnh án của cô, đọc đi đọc lại tên cô đến mấy lần, nhưng anh vẫn không dám chắc chắn. Chỉ đến khi chiếc chăn mỏng đắp lên người cô bị kéo chùng xuống do cô giãy dụa trong cơn mê, anh vô tình nhìn thấy nốt ruồi bé như hạt đỗ trên ngực cô, anh mới dám khẳng định. Ân Ân của anh có một nốt ruồi như thế. Khi cô tỉnh lại, có thể ngồi dậy được, anh đã bảo cô hộ lý mặc cho cô chiếc áo bệnh nhân, chỉ vì không muốn có thêm ai nhìn thấy nốt ruồi đặc biệt đó. Anh còn nhớ, hôm ấy, cô gượng cười, khoe với anh: "Ở đây em là người đặc biệt nhất, chỉ vì mỗi mình em được mặc áo". Lúc đó, anh rất muốn nói với cô rằng: "Em không chỉ là người đặc biệt nhất ở đây, mà còn là người đặc biệt nhất trong lòng anh nữa, có biết không, Ân Ân?".

Anh đặt vào tay cô con chim phượng hoàng nhỏ được tết bằng lá dừa:

- Tặng em nè. Chúc em sớm được ra viện. Mong sẽ được gặp lại em ở đâu đó trong cuộc đời này, chứ không phải ở đây.

Anh nói vậy, nhưng biết chắc là sẽ sớm gặp lại cô, bởi số phận đã cho anh được gặp lại cô lần nữa, anh nhất định sẽ không để cô rời xa anh dễ dàng.

Cô mỉm cười, cảm ơn anh và nói:

- Chúc anh người mãi như tên – nhân ái và trí tuệ, cống hiến hết mình với tinh thần "lương y như từ mẫu", ngày càng cứu giúp được nhiều người.

Anh mỉm cười với suy nghĩ của cô. Ân Ân của anh, bao nhiêu tuổi rồi, vẫn ngây thơ và trong sáng như thế.

Thiên Ân mải mê ngắm con chim phượng hoàng, trong lòng dấy lên một niềm xúc động mơ hồ nhưng rất mãnh liệt. Một cảm giác vừa như quen thuộc, lại vừa như xa xăm. Cô chập chờn giữa tỉnh và mê, rồi lạc giấc mơ những ngày thơ ấu...

***

Trời mưa to không lo ướt áo

Trời mưa nhỏ đội giỏ mà che.

Nhìn mấy đứa bạn lấy cặp che đầu chạy về dưới mưa, vừa chạy vừa hát, lòng Ân cũng thấy bấn loạn. Cứ thế dầm mưa mà về, thế nào cũng bị mẹ mắng. Nhưng chờ cho trời tạnh thì biết đến bao giờ. Bất chợt anh Trí kéo tay Ân:

- Ân Ân, về nhanh thôi! Mưa nhỏ mà.

Ân chạy theo anh Trí. Ừ thì mưa nhỏ, nhưng đoạn đường từ trường về nhà cũng phải đi qua mấy ngõ xóm, đặc biệt là phải đi qua ngôi miếu hoang bên sông nằm ngay giữa làng. Từ khi đủ tuổi để biết, để nhớ, Ân đã được nghe người dân trong xóm kể lại rằng, ngôi miếu ấy trước kia là nhà của một bà góa. Bà sống một mình, không con cái, không người thân. Lúc bà chết cũng chẳng ai hay. Một buổi sáng, khi người ta thấy bà không còn ra đường đón mua xôi bánh như mọi hôm, nghĩ rằng bà ốm, có người ghé vào nhà xem thì phát hiện ra bà đã chết từ bao giờ. Kiến lửa bò lúc nhúc quanh người bà, ai nhìn thấy cũng sởn gai ốc. Đám ma bà xong, nghe đâu người cháu của bà ở nước ngoài về, xây cho bà một cái miếu, thế chỗ cho ngôi nhà rách nát. Nhưng kì lạ thay, cứ đến đêm trăng tròn, người ta lại thấy một con rắn hổ mang to quấn mình chễm chệ trước cửa miếu. Từ đó, người lớn dặn trẻ con không ai được lại gần ngôi miếu hoang ấy. Trong trí tưởng tượng ngây thơ non nớt của cô bé Thiên Ân, đó là một nơi âm u quỷ mị.

Anh Trí ở cạnh nhà Ân. Cậu học trên Ân hai lớp nhưng có vẻ trưởng thành hơn tuổi nên mẹ Ân thường nhờ cậu đưa em đi học, trông chừng em giúp cô. Lần đầu tiên đi học cùng cậu, khi ngang qua ngôi miếu đó, Thiên Ân nắm chặt tay áo cậu, mặt gần như sắp khóc đến nơi. Trí dỗ dành em: "Ân Ân, đừng sợ!". Về sau, mỗi lần đi ngang qua ngôi miếu ấy, Trí đều nắm chặt lấy tay Ân. Suốt ba năm học, mỗi ngày đều như thế. Thiên Ân cảm kích cậu vô cùng, nên chuyện gì cũng nghe theo lời cậu, kể cả việc dầm mưa, dù biết chắc sẽ bị mẹ mắng. Hai anh em nắm tay nhau chạy dưới làn mưa lất phất. Dòng sông Bồ như chìm hẳn trong làn mưa trắng xóa. Ngôi làng bên kia sông mờ không thấy bóng.

Tối hôm ấy, Thiên Ân bị sốt, trán nóng ran. Mẹ chườm khăn cho Ân, ánh mắt vừa lo vừa giận. Nhìn thấy mẹ như vậy, Ân bỗng nhiên đâm ra giận Anh Trí, chỉ tại anh kéo Ân đi dưới trời mưa... Hôm sau Ân phải nghỉ học, lòng cô cảm thấy đầy nỗi ấm ức. Nhưng chiều đến, khi anh Trí sang, bảo Ân mở sách anh bày toán cho để không bị chậm bài so với các bạn, bao giận dỗi trong lòng cô bé phút chốc tan biến.

Anh Trí không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay. Ngày mưa, anh hay làm những cối xay nước từ lá dứa, đặt theo dòng nước chảy. Ân thích mê những cối xay nước bé xinh màu xanh xanh của anh. Nó quay đều như chong chóng, và có thể bắn nước lên, thật là kì diệu. Những chiều cả gió, thể nào anh Trí cũng kéo Ân ra đê, cho cô bé thử nghiệm chiếc diều mới làm xong. Cánh diều đơn sơ hình thoi được làm từ giấy báo cũ, ba sợi đuôi dài mảnh mai nhưng nó lại đặc biệt bay cao, bay rất cao. Ân vô cùng khâm phục anh. Nhìn theo dáng anh mải mê chạy trên triền đê, Ân ngẩn ngơ tự hỏi, phải chăng anh cũng từng là một hoàng tử, bước ra từ một miền cổ tích xa xăm nào đó, đến với thế giới của cô?

Có lẽ những năm tháng tuổi thơ của cô và anh sẽ mãi êm đềm như thế, nếu như cô không theo bố mẹ chuyển nhà lên thành phố. Cô còn nhớ, hôm chia tay, anh tặng cô một con chim phượng hoàng nhỏ tết từ lá dừa non, khẽ nói: "Đừng quên anh nhé! Sau này anh cũng sẽ lên thành phố học, chúng ta sẽ lại gặp nhau." Ân nước mắt lưng tròng, không thốt ra nổi một câu, chỉ biết gật đầu. Cô ngồi lên xe, nhìn bóng cậu nhỏ dần, nhỏ dần, mờ dần, mờ dần rồi cuối cùng mất hút sau hàng tre xanh.

***

Nghe tiếng bước chân quen thuộc, Thiên Ân mở mắt, nhìn xuống gấu quần xanh xanh, đôi dép tổ ong trăng trắng. Cô đã nhận ra anh. Ngẩng đầu lên nhìn anh, cô bồi hồi xúc động, đôi mắt ngân ngấn nước, muốn nói nhưng không thành lời. Anh mỉm cười nhìn cô, chợt nhớ về một đôi mắt ướt quen thân ngày nào.

- Em cố gắng ăn uống, bồi bổ cho chóng khỏe. Giữ gìn sức khỏe nhé!

Cô cuối cùng cũng bật ra được hai tiếng "Anh Trí!" rồi bắt đầu thút thít khóc. Anh vỗ vai cô:

- Nín đi, không người ta lại tưởng anh bắt nạt em đấy!

- Anh biết phòng em chuyển xuống chứ? Anh mà không đến thăm em, em nhất định sẽ lên lại đây đấy!

- Em đừng có lên đây nữa, anh sợ...Anh nhất định sẽ xuống thăm em mà. Ân Ân ngoan, nghỉ ngơi đi, anh còn lo cho 7 bệnh nhân nữa, không ở lại với em lâu được.

Thiên Ân nhìn theo dáng anh thoăn thoắt qua từng giường bệnh. Cô cảm thấy thật may mắn bởi mảng hồi ức đẹp ấy, chẳng thể vì một trận hôn mê sâu mà lãng quên. Mà cho dù có quên, cô biết anh vẫn sẽ cùng cô dệt nên nhiều hồi ức khác, rạng rỡ hơn, tươi mới hơn!

Tháng 5/ 2018

Diệu Phúc (st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu