Happy Day

by finandlife06/01/2015 15:51

Hồi tối nghe cô bạn bảo “sáng mai sinh nhật nhé”, giật nảy mình tưởng quên béng ngày sinh nhật cô bạn chung phòng. Sáng lên cty thấy facebook chớp liên tục, quá chừng câu happy birthday, chiều lại bị bạn kia thu ngay tiền để dàn cảnh chup hình post facebook. Ngon, mới đó mà đã gia nhập hàng Under 40 rồi! Xin cảm ơn các anh/chị/bạn bè đã chia sẻ trong 1 ngày mà may quá nhờ cô bạn cùng phòng, facebook, skype, sms mình mới biết đến.

 

Finandlife

Tags:

StoriesofLife

Happy New Year 2015|Letter to investors

by finandlife05/01/2015 10:04

Không giống nhiều năm trước, tôi chần chừ viết tổng kết năm và ghi lại nhận định cho năm mới 2015. Có quá nhiều biến động ngoài ý muốn trong năm qua, tuy thị trường vẫn còn nằm trong xu thế tăng giá, nhưng những bất ổn của nó là quá lớn. Nếu như nhà đầu tư hoan hỉ trong hầu hết thời gian của năm vì danh mục lãi lớn thì chỉ cần 2 vụ thiên nga đen (black swan) chớp nhoáng đã lấy đi rất nhiều lợi nhuận mà họ đã có và nhiều người còn rơi vào trạng thái thua lỗ ở phút 89. Chỉ 22 phiên, rắc rối trên Biển Đông (HD981) đã làm vốn hóa thị trường bốc hơi tới 180 ngàn tỷ đồng trong tháng 5, họa vô đơn chí, giá dầu giảm 50% và thông tư 36 tiếp tục lấy đi 140 ngàn tỷ đồng trong tháng 12. Hai đợt sụt giảm quá nhanh và mạnh đã làm vô số nhà đầu tư mất ăn mất ngủ và nhiều người từ lãi sang lỗ.

Thị trường chứng khoán bao giờ cùng vậy, sự tăng giá thường diễn ra một cách từ tốn, chậm rãi, nhưng sự mất giá lại diễn ra nhanh và dồn dập. Một vài bạn bè chia sẻ rằng, họ đã từng lãi 80% trên vốn đầu tư nhưng chỉ trong 2 vụ thiên nga đen họ không những mất hết lợi nhuận có được mà còn lỗ thêm 30% trên vốn. Đó chắc chắn không phải là trường hợp duy nhất, còn vô vàn trường hợp đau đớn khác nữa.

Bài học…

Nhìn lại một năm biến động là cách thức thú vị để soi lại những va vấp và rút tỉa những bài học nhằm phục vụ quảng đường đầu tư còn dài phía trước. Bài học lớn nhất trong năm 2014 là bài học về việc đánh giá đúng mức sức mạnh của dòng tiền và lưu chuyển của những dòng tiền lớn trong nền kinh tế. Trong suốt 8 năm tham gia thị trường, tôi vẫn giữ được một sợi dây xuyên suốt trong lựa chọn cổ phiếu, đó là những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt và dòng tiền tăng trưởng tốt trong những năm tiếp theo, tôi tin rằng “giá cổ phiếu về lâu về dài sẽ tăng trưởng theo những thành quả mà doanh nghiệp sẽ gặt hái”. Chiến lược đầu tư đó đã giúp tôi sinh lãi 3 năm liên tiếp, với tỷ suất cao hơn thị trường chung. Nhưng đã đến lúc tôi nên bổ sung thêm yếu tố dòng tiền lưu chuyển trong nền kinh tế và dòng tiền trên thị trường chứng khoán, vì đây chính là nhân tố làm thị trường biến động lớn trong ngắn hạn. Vì suy cho cùng, thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ, và tính bất ổn dường như trở thành một thuộc tính cố hữu. Một thị trường mang tiếng là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, nhưng lại sống động nhờ dòng vốn từ ngân hàng thương mại. Nên một khi những dòng tiền nóng này đồng loạt rút khỏi chứng khoán thì cổ phiếu tốt cấp mấy cũng bị giảm mạnh.

Dự báo 2015

Những nhà đầu tư lão luyện trên thế giới thường bảo rằng “thị trường tốt vài ba năm sẽ có một năm không tốt”, tôi đã sinh lãi 3 năm liên tiếp nhờ thị trường ổn định và tăng trưởng, năm 2015 này có thể sẽ là một năm khó khăn.

Mặc dù lòng tin vào xu hướng tăng điểm dài hạn của thị trường vẫn còn đó nhưng những biến số mới về giá dầu hỏa và thông tư 36 làm cho 2015 trở nên khó đoán định hơn cả. Trong quý 1, thị trường sẽ bị chi phối bởi 2 tin xấu và 1 tin chưa chắc chắn. Các định chế tài chính tiếp tục rút bớt tiền nóng ra khỏi thị trường nhằm đáp ứng quy định của thông tư 36 và việc giá hàng hóa giảm làm nhiều doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu gặp khó vì giá đầu ra giảm, kết quả kinh doanh quý 4 năm 2014 và quý 1 năm 2015 của những doanh nghiệp này có thể sẽ không tốt. Tin không chắc chắn là dòng vốn ngoại có thói quen quay lại Việt Nam vào đầu năm mới, và nếu lượng vốn này đủ lớn, kỳ vọng sẽ giúp hấp thụ tốt lượng cung của tin xấu, giúp thị trường không giảm mạnh.

Nói về vùng giao động của thị trường, tôi tạm mượn chỉ số VNIndex để diễn đạt, VNIndex sẽ biến động hợp lý trong vùng 460 đến 660 điểm, và nhà đầu tư nên kỳ vọng hợp lý ở mức sinh lãi 25%. Một vài bạn trẻ và người mới bước vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán thường xem con số 25% kia là thấp, nhưng nếu duy trì ổn định mức này bạn sẽ biến 100 triệu vốn đầu tư ban đầu thành gần 3 tỷ đồng sau 15 năm. Và những quỹ đầu tư thành công nhất thế giới cũng chỉ có thể đạt tỷ suất sinh lợi trung bình ở mức này, ngoài ra, nếu so sánh con số 25% tỷ suất sinh lợi với lãi suất tiết kiệm 6%/năm, thì đó là con số hấp dẫn.

Một lần nữa, tôi tự nhắc lại “đầu tư là một cách sinh lãi thụ động và dài hạn”, đừng để lòng tham lợi nhuận trước mắt mà chấp nhận rủi ro cao để rồi tự mình loại bỏ cuộc chơi quá sớm, vì bản chất của thị trường chứng khoán là “tìm kiếm lợi nhuận không bao giờ dễ dàng”.

Chúc các anh/chị một năm mới sức khỏe và kiểm soát rủi ro tốt.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory | Stocks

Great Graphic|Thị trường đáy tháng 5 và hiện nay

by finandlife31/12/2014 15:24

Tags:

Psychology | StockAdvisory | Stocks

Noted after reading “Oil price slide presents mixed picture for Frontier Markets”

by finandlife29/12/2014 10:47

…but the prospects for frontier markets may be less gloomy than some reports have suggested.

Michael Levy, investment manager for Barings’ frontier markets fund, admits many investors have soured (trở nên khó) on frontier markets, but argues that the reaction is unjustified (vô lý) and that both importers and exporters of oil could potentially benefit from the oil price decline.

In its analysis of impact of cheaper oil on the GDP outlook for frontier and emerging markets, Washington, D.C.-based Frontier Strategy Group (FSG) predicts a clear split between net-producers and consumers of oil. If oil settles at $50 per barrel, FSG says it could almost halve (giảm 1 nửa) Nigeria’s GDP growth next year, from its forecast of 6% to just 3.4%. For Iraq, the impact could be even more severe, with GDP growth reversing from FSG’s baseline forecast of 3% to a contraction of almost 2%.

Oil importers, though, should see a powerful boost. According to the FSG analysis, Vietnam’s 2015 GDP growth could jump from the currently forecast 5.9% to 8.5%. Oil prices stabilizing at $50 could help propel (đẩy) Vietnam’s GDP growth over 10% next year.

Barings’ Levy believes companies in countries such as Bangladesh and Pakistan, major purchasers of oil, will benefit from the impact that lower oil prices will feed through to an improvement in consumers’ spending power. “Consumer companies in these markets should see a beneficial increase from [higher] disposable income (thu nhập khả dụng, thu nhập còn lại sau chi tiêu cho các hóa đơn) and margin improvement as they benefit from the decline in some of the input costs,” he says.

Other firms that should benefit from the decline in oil prices are producer of health and beauty products, and alcoholic beverage company.

 

Wall Street Journal

Tags:

Economics

Noted after reading the Report “Impact of oil prices on logistics stocks” from VPBs

by finandlife29/12/2014 09:42

When oil prices are low, logistic stocks tend to outperform the market and vice versa (ngược lại).

Oil price fluctuations tend to have different levels of impact on the various sub-sector of logistics sector:

  • Port operation: The impact is minor as most ports currently us electric-run equipment rather than oil. Fuel costs account for 30%-40% of total cost in case of Haiphong Port JSC, 7%-8% of DXP, VSC.
  • Oil and gas shipping: the reduction of oil prices will push up the demand for oil and gas transportation, leading increased revenues in the last quarter of 2014 and going into 2015. PVT, GSP, VIP, VTO, PJT have high ratios of time charter or bareboat leasing, which means that they do not have to bear fuel costs.
  • Container and bulk cargo transportation (vận chuyển hàng rời): this is the group that benefits the most as the fuel costs normally account for a major part of total costs. GMD, VOS, VST, Vinaship JSC have high ratios of their fleets under voyage charter condition, which means that the companies have to bear all of the fuel costs.
  • Airlines industry: good in 2015.

Some logistics concepts:

A voyage charter is the hiring of a vessel and crew for a voyage between a load port and a discharge port. The charterer pays the vessel owner on a per-ton or lump-sum basis. The owner pays the port costs (excluding stevedoring), fuel costs and crew costs. The payment for the use of the vessel is known as freight. A voyage charter specifies a period, known as laytime, for loading and unloading the cargo. If laytime is exceeded, the charterer must pay demurrage. If laytime is saved, the charter party may require the shipowner to pay despatchto the charterer.[1]

A time charter is the hiring of a vessel for a specific period of time; the owner still manages the vessel but the charterer selects the ports and directs the vessel where to go. The charterer pays for all fuel the vessel consumes, port charges, commissions, and a daily hire to the owner of the vessel.

bareboat charter or demise charter is an arrangement for the hiring of a vessel whereby no administration or technical maintenance is included as part of the agreement. The charterer obtains possession and full control of the vessel along with the legal and financial responsibility for it. The charterer pays for all operating expenses, including fuel, crew, port expenses and P&I and hull insurance. In commercial demise chartering, the charter period may last for many years; and may end with the charterer acquiring title (ownership) of the ship. In this case, a demise charter is a form of hire-purchase from the owners, who may well have been the shipbuilders. Demise chartering is common for tankers and bulk-carriers.

 

Source: VPBs, Wikipedia

Tags:

Economics | Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu