Đầu tư hay đánh bạc?

by finandlife02/03/2015 17:23

Nhân một khảo sát thú vị trên Cộng đồng tài chính VFPress, tôi cũng xin góp vui với một vài case cụ thể, hi vọng những người tham gia thị trường chứng khoán sẽ tự rút ra bài học cho mình.

Theo thống kê trên VFPress, số lượng người chọn thị trường chứng khoán Việt Nam là một kênh đầu tư chiếm đến 71.4%. Đây là con số không bất ngờ với tôi, nhưng nó không phản ánh đúng hành động thật sự của những người tham gia thị trường hàng ngày.

Công việc hàng ngày của chúng tôi là tiềm kiếm những cơ hội đầu tư và giới thiệu nó đến các khách hàng. Thật lòng mà nói nhiều lúc chúng tôi thấy nản vì người tham gia thị trường không mấy quan tâm đến những cổ phiếu tốt, có giá trị và tăng trưởng trong thời gian tới.

Câu hỏi mà họ quan tâm là cổ phiếu nào sẽ tăng giá trong 3 phiên tới, cùng lắm là trong 1 vài tuần tới? Thật khó để có thể làm hài lòng người chơi chứng khoán với yêu cầu hơi “quái đản” này. Ai cũng biết một logic đơn giản “về dài hạn, giá cổ phiếu sẽ tăng theo những thành quả về dòng tiền mà công ty đó mang lại cho cổ đông”, nhưng không nhiều người có đủ kiên nhẫn để chờ đợi.

Kịch bản thường gặp là gì? Một vài người chơi chứng khoán rất sốt sắng mua vào cổ phiếu khi đọc xong báo cáo phân tích, nhưng lại bán nó ngay 1 vài ngày/tuần sau đó. Và rất nhiều trong số đó đã phải nói “giá như”.

Để đáp ứng nhu cầu bài bạc đó, rất nhiều cộng đồng, diễn đàn đã liên tục PR những cổ phiếu có xu hướng đầu cơ và thỏa mãn những tiêu chí đánh nhanh/rút gọn. Nhưng nếu nhìn lại sau một khoản thời gian đủ dài, hầu hết những cổ phiếu đó đã có thành quả nghèo nàn hơn so với ông hàng xóm “thầm lặng”.

Một vài case minh họa như sau*:

LM8 vs PVX

 

CTD vs HBC

 

GDT vs TTF

*** Lưu ý: một số cổ phiếu đầu cơ đem ra so sánh không hẳn là cổ phiếu không tốt, đó là những cổ phiếu có beta cao và Vol lớn, nhằm phục vụ nhu cầu dễ giao dịch và biến động giá lớn của người chơi chứng khoán. 

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory | Stocks

Vietnam opens door to hard money and soft power

by finandlife02/03/2015 09:49

Street vendors (bán hàng rong) push their carts along a side street in Hanoi, Vietnam, on Friday, Sept. 14, 2012. Vietnam has no need for loans from the International Monetary Fund, China, Japan, South Korea or neighbors in the Association of Southeast Asian Nations as the country has taken steps to overhaul (tái cấu trúc) its economy and banks, Prime Minister Nguyen Tan Dung said. Photographer: Justin Mott/Bloomberg©Bloomberg

The tale of a Vietnamese transgender entrepreneur’s adventures has become the country’s biggest film hit — and sparked (châm ngòi) domestic debate about whether it plays to stereotypes (khuôn mẫu). But the movie Let Hoi Decide has made waves for another reason: it is co-produced by CJ E&M, the South Korean leisure group, which has burrowed its way to the heart of the Vietnamese market.

“Korea is very strong in entertainment,” says Hana Dang, a Vietnamese media executive, who also cites the proliferation of South Korean soap operas and K-Pop music. “They are getting more internationalised.”

CJ’s Vietnamese cinematic coup is part of a stream of new Japanese and South Korean investment in the country, amid goodwill that contrasts with the troubled relationship between Hanoi and Beijing. While anti-Chinese rioters ransacked hundreds of foreign companies in Vietnam last year after maritime skirmishes between the two countries, Seoul and Tokyo were quietly brandishing hard money and soft power.

Analysts say the push by the two east Asian economic leaders reflects a dovetailing of commercial and strategic interests that has a broader regional importance. While Hanoi wants to limit its dependence on Beijing, Japan and South Korea wish to tighten their embrace with the 10 countries of the Asean Southeast Asian grouping that are preparing — some say optimistically — to launch a single market of more than 500m people later this year.

“In the past few years, most of the new foreign investment in Vietnam came from Korea and Japan,” said Nguyen Xuan Thanh, director of the Fulbright Economics Teaching Program in Ho Chi Minh City. “And that is for both business and geopolitical reasons.”

The tale of the Japanese and South Korean advances has unfolded without the noise of the fallout from Vietnam’s maritime dispute with China over the ownership of the Paracel Islands in the South China Sea. But it is visible in trends ranging from the extraordinary expansion of Samsung Electronics, to the Ho Chi Minh City banners proclaiming the Vietnam-Japan co-operation to construct a landmark urban rail network.

Japan and South Korea are building on a long interest in a country notable for its cheap labour and 90m-strong consumer market. From Hanoi’s point of view, there is a political imperative (mệnh lệnh chính trị) to draw more foreign investment because of structural economic problems such as bad debts and inefficient state companies, which have dragged Vietnam’s growth down from above 7 per cent a year before the western financial crisis to 5.4 per cent in 2013.

Fred Burke, a corporate lawyer in Ho Chi Minh City, said Vietnam looked “a lot like Thailand was 20 years ago” to Japanese and South Korean executives seeking a “long-term strategic partner they can work with”.

One manifestation of that is Vietnam’s emergence as the second-biggest recipient of Japanese official development assistance in 2013, after Myanmar. Loans and grants to Hanoi — many of them for infrastructure projects, such as the gleaming international terminal at the city’s commercial airport — totalled $1.3bn, according to the OECD.

I am certain that Vietnam will be that next major power

- Motoya Okada, Aeon CEO

Direct investment by Japanese businesses in Vietnam more than tripled to $9bn between 2011 and 2014, compared with the previous four years, according to the Japan External Trade Organisation. South Korean investment in Vietnam in 2013 and last year totalled $2.6bn, almost a third higher than in the previous two years.

Notable Japanese corporate entrants in Vietnam include Haseko, the property developer, which is about to start building a $17m rental apartment complex in Hanoi. Aeon, Japan and Asia’s biggest retailer, opened two big shopping centres in Vietnam last year and has bought stakes in two large local supermarket chains.

“We need a next big pillar,” Motoya Okada, Aeon’s chief executive, said recently, referring to the company’s plan to expand beyond its traditional overseas markets of China and Malaysia. “I am certain that Vietnam will be that next major power.”

Leading the charge for South Korea is Samsung. The electronics company has taken advantage of tax and regulatory incentives to open two vast mobile phone assembly plants and has started construction on factories for display panels, home appliances and electrical components. This helped make phones and components account for 16 per cent of Vietnam’s exports in 2013.

Other South Korean businesses such as LG Electronics and Kumho Tire have also expanded in Vietnam, as the attractions of low wage costs, reasonable infrastructure and political stability resonate with Seoul’s desire for more regional clout. The supermarket Lotte Mart, which has incurred heavy losses amid its efforts to expand in China, is now aggressively pushing across the frontier with Vietnam instead. It increased its store numbers in the country from six to 10 last year, while its sister company, fast-food chain Lotteria, has grown from 100 outlets in 2011 to 207 in 2014.

Vietnam is unlikely to escape the dependence in its complex relationship with China, in which cultural, political and trade ties chafe against conflicts ranging from a 1979 border war to last year’s high sea dispute and industrial estate mayhem.

But the surge by South Korea and Japan is an early sign of how regional relationships are also being shaped by a focus on foreign investment and trade that may grow stronger still if the Asean single market ever becomes reality.

“Countries are aware of the dangers of being too dependent on a single economic partner,” said Moe Thuzar, a fellow at the Institute of Southeast Asian Studies in Singapore. “Probably diversification is going to be the game they will play.”

 

Source: Michael Peel in Bangkok, Kana Inagaki in Tokyo and Simon Mundy in Seoul, ft.com

Tags:

Economics

22 Câu Nói Có Thể Thay Đổi Cuộc Đời Bạn

by finandlife01/03/2015 09:46

Đầu năm nói chuyện tốt J.

1.Tiền xu luôn gây ra tiếng động… nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi!

2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều.– Alexander Solshenitsen

3. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”

4. Không ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười.

5. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã!

6. Rất nhiều người không dám nói lên những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được chúng. - Madonna

7. Khi trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm được. – Andrew Carnegie

8. Kiên trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch. - Albert Schweitzer

9. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo!

10. Bạn có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn. - Dale Carnegie

11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ trong hai cơ thể. – Aristotle

12. Tôi tiến bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó. – Henry J. Kaiser

13. Tranh cãi với một kẻ ngốc sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc. – Doris M. Smith

14. Những người làm việc cùng bạn phản ánh chính thái độ của bạn - Beatrice Vincent

15. Đừng quá khắt khe với chính mình. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng!

16. Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí. – Aesop

17. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn!

18. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó! - Bill Gates

19. Lưỡi không xương nhưng đủ cứng để làm vỡ nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn!

20. Đừng bao giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần điều đó còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu!

21. Nhu cầu cơ bản nhất của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu.- Ralph Nichols

22. Hãy ghi nhớ 3 điều: CỐ GẮNG, KIÊN ĐỊNH, TIN TƯỞNG

CỐ GẮNG cho một tương lai tốt hơn

KIÊN ĐỊNH với công việc

TIN TƯỞNG vào bản thân

Và thành công sẽ thuộc về bạn!

 

(PS: Tôi hy vọng rằng năm nay, bạn sẽ phạm lỗi lầm. Có lỗi lầm vì bạn đang sáng tạo, thử nghiệm giải pháp mới, để thay đổi mình và thế giới. Có lỗi lầm vì bạn dám làm những chuyện mình chưa từng làm; và quan trọng hơn hết, bạn đã cố gắng làm một cái gì – Neil Gaiman).

Siêu tầm...

 

Tags:

StoriesofLife

Đọc giúp bạn|Con ruồi và "đế chế" công ty gia đình Việt

by finandlife01/03/2015 09:34

Đây là một status của Cuong Do Duy, tren facebook vào 28/02/2015. Khá hay và gợi mở nhiều suy nghĩ.

----------------

- Khoảng 19h tối, trong một cuộc hẹn với một vị Chủ tịch công ty bất động sản có quy mô tài sản trên 5.000 tỷ đồng, nổi tiếng cả trong giới lẫn trên mặt báo, ngoài vị Chủ tịch thì bên cạnh là nhiều nhân viên vẫn đang làm việc.

Thật bất ngờ khi thấy vị Chủ tịch đang ngồi "đôi co" với khách hàng mua nhà (khách đòi lại cọc mua căn hộ vì chưa xây xong). Cuối buổi nói chuyện mới vỡ lẽ các nhân viên ở công ty đều là con cháu, không có nhân tài nào được trả "lương khủng" trong hệ thống điều hành công ty này.

- Thị trường chứng khoán được dịp bàn tán sôi nổi khi một vị chủ tịch muốn rảnh rang lo vụ việc lớn mà công ty phải đối mặt nên đã điều hành theo cách "nhiếp chính" bằng cách đưa cậu cháu trẻ lên làm CEO. Khi hỏi nhân viên công ty về vị CEO trẻ này, câu trả lời thường là "sếp em dễ thương lắm, học hỏi nhanh lắm".

Nếu ai đó từng làm việc trong một công ty gia đình sẽ thấy có sự khác biệt rõ với các công ty được điều hành đại chúng thông thường. Các vị trí "chốt chặn" cơ bản đều là con cháu, anh em tiếp quản...

Ở trong tình huống này, hiếm có một vị giám đốc bộ phận tài chính, kế toán, sales, PR có thể được thể hiện những ý tưởng hay cách chuyên nghiệp từ nơi khác mà phải theo một "fom" theo cách người đứng đầu công ty (cũng là đứng đầu gia đình).

Ý thức hệ của một gia đình gây dựng sự nghiệp có điều gì đó bó hẹp trong tư duy của người đứng đầu gia đình, ảnh hưởng tới các thành viên gia đình... và những người làm thuê bên ngoài trụ lại phải thuộc lòng các ý thức hệ đó.

Những công ty gia đình sớm chuyển thành công ty đại chúng đang dần hướng tới thành công rực rỡ. Trong khi tầm vóc của công ty gia đình đang ngày càng tụt hậu so với các công ty đại chúng cùng ngành nghề.

Dù nhiều thế hệ con cháu trong công ty gia đình ngày nay được đào tạo bài bản từ phương Tây, nhưng khi về nước, họ hầu như đang không được làm những điều họ học, bởi ý thức hệ của người đứng đầu gia đình và tất nhiên là môi trường kinh doanh.

- Một con ruồi giá hàng trăm triệu bỗng hé lộ nhiều vụ ruồi khác, dẫn đến một hội chứng "dị vật trong chai nước". Không biết đó là thành công hay là thất bại, nhưng những trường hợp tương tự lại không diễn ra ở các công ty đại chúng, chuyên nghiệp...

P/S Rất tiếc là chưa có một chủ đề/hội nghị nào đủ tầm vóc để nghiên cứu sâu về công ty gia đình ở VN.

Hết trích.

 

Nguồn: facebook Cuong Do Duy, ngày 28/2/2015

Tags:

Economics

Tet 2015

by finandlife19/02/2015 12:07

“Cuộc đời là những chuyến đi

Tết quê nhà là nơi ta lắng đọng”

(Khuyết danh)

Thời gian dần trôi về những phút giây cuối của năm cũ đồng nghĩa một năm mới đang dần đến. Mỗi người đều có cái nhìn, cách cảm nhận cuộc sống riêng và điều đó mới làm nên sự đa dạng. Dưới góc nhìn của một người sinh ra ở tỉnh lẻ, và làm việc ở Sài Phố, tết ở nơi làm việc làm người ta thấy thiếu thốn nhiều thứ, những ly rượu với người cũ, những trận bida giao lưu với đối thủ, những buổi café sáng tán dóc.

Nhưng tết vẫn là tết, thôi thì enjoy nó theo một cách nào đó!...

Chợ hoa chiều 28 tết...

... Với bạn cùng phòng.

Chiều 29 tết...

 

... Hàng xóm tìm vui loto.

Sáng mùng 1 tết.

Nguồn: finandlife

Tags:

StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu