Thông tư 36, đến lượt bất động sản

by finandlife28/02/2016 17:42

Thông tư 36 chính thức có hiệu lực vào đầu năm 2015, giai đoạn đó, người ta biết đến thông tư này như một biện pháp điều chỉnh dòng chảy vốn vào thị trường chứng khoán, và đánh sở hữu chéo. Sự ra đời của thông tư này đã là nguyên nhân chính làm dòng tiền suy kiệt, và nguồn cung bẩy lên nhanh chóng cuối 2014, đầu 2015 góp phần làm thị trường chứng khoán trong nước lao đao.

Đến nay, nhà điều hành đang nghĩ đến việc điều chỉnh dòng vốn ở một thị trường phi tài chính khác, bất động sản. Theo đó, hệ số rủi ro các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản tăng từ 150% lên 250%. Động thái này sẽ tác động trực tiếp đến hệ số CAR, qua đó, mẫu số tổng tài sản rủi ro quy đổi sẽ nâng lên trong khi tử số vốn tự có không thay đổi làm CAR giảm. Theo quy định, CAR phải đạt tối thiểu 9%, hiện các ngân hàng thương mại nhà nước là 9.42%, ngân hàng thương mại cổ phần là 12.74% (số liệu cuối 2015, Minh Đức, VNEconomy).

Nếu quy định mới này chính thức áp dụng, tùy vào tình trạng của từng ngân hàng, các ngân hàng thương mại có CAR thấp có thể phải, (1) tăng vốn tự có (2) hạn chế cho vay kinh doanh bất động sản.

Điểm đáng ngại nhất cho dân đầu cơ đang găm giữ quá nhiều bất động sản, là động thái xả hàng trước của khối banks làm giá bất động sản suy giảm.

Thật ra khái niệm cho vay kinh doanh bất động sản vẫn chưa thật rõ, dư nợ này chỉ tính cho các nhà phát triển dự án, các cá nhân/tổ chức vay tiền để đầu cơ/đầu tư bất động sản, hay tính luôn phần tín dụng người tiêu dùng cuối cùng vay thêm để đủ tiền mua nhà ở?

Một nội dung điều chỉnh khác cũng quan trọng không kém, nâng trần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn từ 60% xuống 40%. Theo Minh Đức, VNEconomy, các ngân hàng thương mại nhà nước tỷ lệ này đang là 33.36%, các ngân hàng thương mại cổ phần đang là 36.9%, khá sát trần điều chỉnh. Thật ra quy định này là rất tiến bộ, trong tài chính ngại nhất là “dùng vốn ngắn hạn để tài trợ đầu tư dài hạn”, đây là một trong những nhân tố khởi nguồn/làm trầm trọng thêm khủng hoảng và bất ổn tài chính. Nhưng chắc chắn trong ngắn hạn sẽ có những xáo trộn. Rất nhiều khoản vay phát triển dự án bất động sản, vay mua nhà tiêu dùng của người dân được ngân hàng cấp tín dụng trung, dài hạn. Và nếu thông tư này có hiệu lực, liệu các ngân hàng có giảm/hạn chế cho vay trung, dài hạn?

Nguồn: finandlife

-----------------------------

Dưới đây là một số góc nhìn khác, các bạn có thể tham khảo thêm.

SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 36 – AI CỨU VÀ CỨU AI

Hai Le Quang, http://kiemtoanpro.com/

Gần đây, trên các trang báo tài chính rộ lên những phản hồi của các doanh nghiệp, hiệp hội bất động sản liên quan đến việc sửa đổi Thông tư 36 với các nội dung chủ yếu như:

  • Giảm mạnh trần sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% hiện nay xuống còn 40%;
  • Nâng cao hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 250%.

Các doanh nghiệp và hiệp hội kinh doanh BĐS thì kêu rằng đây là việc “phanh” quá “gấp” khi mới nới được tầm khoảng 2 năm và thị trường BĐS mới bắt đầu hồi phục, và việc này sẽ ảnh hưởng không chỉ đến các doanh nghiệp BĐS mà còn ảnh hưởng đến các thị trường khác có liên quan.

Lo lắng này không phải là không đúng và thực tế hiện tại, BĐS đang được cấp “dưỡng khí” và “thức ăn” chủ yếu từ nguồn của các ngân hàng – có nghĩa là tăng dư nợ tín dụng. Khi rút dưỡng khí, giảm khẩu phần ăn thì đương nhiên các doanh nghiệp trong lĩnh vực này sẽ tổn thương và đặc biệt các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính trong cuộc chơi dài hơi trong thị trường bất động sản.

Tuy nhiên trong phát biểu của một đại diện người bán hàng thì dường như người dân mua nhà chưa đi vay nhiều và sử dụng vốn tự có và vốn khác là chính:

“Năm 2015 thị trường BĐS đã phục hồi hết sức thận trọng, thông tin thị trường rõ ràng, người mua nhà cẩn trọng hơn. Trong số các dự án chúng tôi bán tỷ lệ người mua vay nhà chỉ chiếm 10-15%, không phải tất cả khách hàng đều vay. Chủ yếu nguồn vốn của người mua nhà đến từ vốn tự có, vốn từ các nguồn khác chứ không riêng gì ngân hàng”, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch liên minh các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) chia sẻ.

Vậy thì việc xiết tín dụng chưa chắc đã đáng lo, nhưng có thể giảm thiểu doanh số bán trong tương lai khi đối tượng đi vay ngân hàng mua nhà sẽ là khách hàng chính hoặc con số thống kê đó không chính xác.

Tuy nhiên, về phía Ngân hàng Nhà nước, họ luôn cập nhật số liệu và là người nắm rõ nhất về tình hình biến động về dư nợ cho vay BĐS cũng như “sức nóng” của nó và do vậy, họ luôn có lý do để đưa ra những thay đổi nhằm đối phó với tình trạng bong bóng với BĐS cũng như giảm thiểu ảnh hưởng không tích cực đến toàn bộ nền kinh tế. Và điều này sẽ yêu cầu các ngân hàng thương mại sẽ phải cẩn trọng hơn trong việc sử dụng “room” của mình để cho vay các dự án có hiệu quả tốt hơn và như vậy sẽ tốt hơn cho tổng thể nền kinh tế hơn là tốt cho một bộ phận nào đó của nền kinh tế.

Như một lãnh đạo ngân hàng cổ phần chia sẻ: “Cho vay kinh doanh bất động sản là món cho vay “ngon” nhất, nên nếu không có lý do gì khác, ít có ngân hàng nào lại từ chối”. Điều đó cho thấy nếu không có quản lý chặt, việc lao theo lợi nhuận và ảnh hưởng chung đến toàn bộ hệ thống tài chính là có thể xảy ra.

Do vậy, theo ý kiến chủ quan của người viết, việc điều chỉnh Thông tư 36 là cần thiết nhưng cần và dựa trên việc cân đối an toàn tài chính của cả hệ thống ngân hàng và đáp ứng được sự phát triển của các ngành liên quan để hướng tới hoạt động kinh doanh hiệu quả.

BẤT ĐỘNG SẢN TRƯỚC TÁC ĐỘNG TỪ VIỆC SỬA THÔNG TƯ 36, Minh Đức, VNEconomy

Tags:

Economics

DQC – Cập nhật KQKD Q4.2015

by finandlife17/02/2016 11:13

Cập nhật KQKD DQC Quý 4/2015: LNST 74.7 tỷ +2.6% yoy, tăng mạnh so với 27.6 tỷ Quý 3/15 và dự báo (50 tỷ)

- Doanh thu thuần 504.6 tỷ +115% yoy. Lũy kế cả năm doanh thu thuần 1,100 tỷ -10% yoy --> Doanh thu Quý 4 tăng mạnh so với cùng kỳ và 9 tháng đầu năm 2015 do: (1) hạch toán doanh thu hợp đồng XK đã ký trong Quý 3 (theo BLĐ DQC quý 3 ký hđ xk giá trị 10 triệu USD đã hạch toán 70 tỷ trong Q3 --> còn khoảng 150 tỷ hạch toán Q4; (2) khoản người mua trả tiền trước giảm mạnh từ 266 tỷ cuối Q3 xuống còn 100 tỷ cuối Q4 -> có thể hạch toán vào doanh thu (BLĐ DQC từng giải thích đây là khoản người mua lô hang cũ xuất cho Cuba trước đây đã trả trước); (3) nếu (2) đúng thì doanh thu nội địa Quý 4 khoảng 200 - 250 tỷ tương đương Quý 3.

- Chi phí bán hàng sau khi tăng đột biến Quý 3 (do chi marketing quảng bá đèn LED...) đã giảm trở lại trong Quý 4

- Quý 4 thu được nhiều tiền hơn từ KH Cuba (3.8 tỷ so với 2.1 tỷ 3 quý trước) --> lãi chênh lệch tỷ giá cao hơn (20 tỷ so với 13 tỷ Quý 3)

Bài liên quan:

DQC – Cập nhật KQKD Q3.2015

 

Nguồn: Analyst Phan Minh Đức, VFS Research

Tags:

Stocks

Đọc giúp bạn|MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP QUÁ TRỚN LÀ TRÒ CHƠI NGU NGỐC DẪN ĐẾN MẤT THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

by finandlife11/02/2016 18:01

Dưới đây là một góc nhìn hay của Phuong Tho, nguồn facebook. Tuy vẫn có một số phát biểu hơi quá 1 chút, hoặc chưa check kỹ 1 chút, nhưng cái gì hay thì nên lấy bỏ túi.

--------------------------------

Như tôi đã phân tích khá lâu về hoạt động M&A đi quá trớn tại VN. Ta nên nhớ dân số Việt Nam đang là dân số rất trẻ, hiện nay sự đổ bộ ồ ạt tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm các thương hiệu tiêu dùng của VN, điều đó cũng có nghĩa thị trường tiêu dùng trong nước của các doanh nghiệp VN đang đối mặt thách thức nghiêm trọng và "đánh mất chủ quyền trong thời bình". Xem thêm ở đây: cafef.vn/…/thau-tom-thi-truong-ban-le-viet-nam-tai-sao-luon…

Hậu quả nhãn tiền trước mắt là chính phủ VN mất đi nguồn thu thuế, và mất kiểm soát giá cả, khi mất đi thứ này thì nhà nước sẽ tăng thuế vào thứ thiết yếu của người dân, như điện nước, xăng dầu, phí giao thông đường bộ, thuế thu nhập cá nhân,... [Doanh nghiệp nội hay ngoại khi hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ luật thuế của VN, trừ trường hợp chuyển giá mới không thu được thuế (finandlife)]để bù vào nguồn thu thuế thiếu hụt cho ngân sách cũng như trả nợ nước ngoài.

Những thập kỷ trước, VN có những tên tuổi đình đám như thương hiệu: Kem đánh răng Dạ Lan, P/S, hay thương hiệu nước giải khát Tribeco từng nổi danh, còn có hương hiệu điện tử Viettronic, bia Huda Huế,... tất cả mọi thứ đã bán mình cho những tập đoàn ma mãnh ngoại quốc chiếm lĩnh thị trường tiêu dùng VN với cái giá rẻ mạt,... hậu quả dẫn đến doanh nghiệp tư nhân VN mất ý chí sáng tạo. Nếu như thương hiệu VN bán được 10 đồng thì doanh nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh thị phần sẽ thu về triệu đồng, nhà nước thất thu ngàn đồng tiền thuế,... [Làm sao biết được tất cả thương vụ M&A đều có synergy effect (hiệu ứng tổng hợp sức mạnh), đó là chưa kể việc bán mình không phải là không có lợi. Một nguồn tin tôi đọc cho biết các start-up của Israel thường bán mình sau một thời gian hoạt động, chỉ giữ lại 20% vốn, người nước ngoài nắm giữ 80% còn lại, cái đáng quan tâm còn lại là 20% vốn kia nhưng giá trị tuyệt đối mang lại có lớn hơn 100% vốn của mình khi không bán cho ngoại quốc hay không (finandlife)]

Nếu như hương hiệu điện tử Viettronic còn tồn tại và được hỗ trợ của chính phủ VN thì bây giờ VN có lẽ đã có một thương hiệu điện tử, viễn thông "có phẩm chất", hoặc dã tạo ra được những sản phẩm điện thoại, ti vi thông minh giá rẻ chất lượng không kém gì nhãn hiệu non trẻ như: Xiaomi, LeTV, Coolpad, Huawei,...mà TQ đang chiếm lĩnh thị trường VN.

Điều tồi tệ là chính phủ VN có thể chi ra hàng chục hay hàng trăm triệu USD cho đám dư luận viên, tuyên truyền viên gọi là "bút chiến trên mạng" dốt nát tuyên truyền gây hiệu ứng ngược, thay vì học tập như Hàn Quốc, Đài Loan, TQ, kể cả Nhật,...khi chính phủ các nước này thấy ra tiềm năng một doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến thị trường và hỗ trợ kịp lúc như miễn thuế, khuyến khích sáng tạo, "bơm thêm tiền hùn mang tính biểu tượng", để khuyến khích tinh thần sáng tạo thì ở VN nó bị bỏ rơi. Điều này nó giải thích phần nào tại VN không có một nhãn hiệu nào ra trò cả, dù quốc gia này có nhiều người giỏi chạy ra nước ngoài, nhất là chạy sang Mỹ có đầu óc sáng tạo nhiều nhất về khoa học.

Hiện nay, tại VN các hoạt động M&A gần đây bắt đầu rộ lên. Thị trường này đang ở trong giai đoạn khó khăn, và nhiều doanh nghiệp VN vì ham tiền mà bán đi các thương hiệu đang được định giá rất thấp, nếu không muốn nói là rẻ mạt. Những tập đoàn đa quốc gia Âu châu, Mỹ, Nhật, lẫn những công ty cò con đến từ Thailand đã nhân cơ hội này nhảy vào thị trường VN thôn tính các doanh nghiệp VN. Và có vẻ như tại VN, người ta bán mọi thứ khi thấy tiền là hoa mắt. Tất nhiên, ta không bàn đến những thương vụ M&A có lợi các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới, mà chỉ nhắc đến cái nguy hiểm khi các thương vụ M&A đi quá trớn mất kiểm soát.

Năm xưa tôi có phân tích trò bịp bợm của "Siêu dự án lọc hóa dầu 27 tỷ USD sắp khởi động tại VN" của Tập đoàn dầu khí Thái Lan (PTT) khi muốn thâu tóm hay liên doanh với VN về các dự án lọc dầu vĩ cuồng, thay vì những dự án này chỉ có đại công ty nhà nước Aramco của Saudi Arabia là nhà sản xuất và khai thác dầu khí lớn nhất thế giới mới đủ năng lực thực hiện nó, hay các đại công ty Mỹ, Anh, Hà Lan như: Exxon Mobil (Dow Jones: XOM), Chevron (Dow Jones: CVX), ConocoPhillips (NYSE: COP), BP plc (NYSE: BP), Royal Dutch Shell (RDS.A), BP plc (NYSE: BP),...mới đủ tiềm lực tài chính và công nghệ khi bỏ ra 27 tỷ USD chứ không phải 27 tỷ Baht Thailand.

Đó là bởi vì khi phân tích tiềm lực tài chính và giá chứng khoán công ty PTT này của Thailand, đó là công ty vốn ít nợ nhiều, giá cổ phiếu bong bóng, nó được hỗ trợ vốn bởi các chính quyền, rủi ro xẩy ra khi các chính quyền này bị lật đổ hay bị đảo chính, hợp đồng sẽ bị sửa đổi hoặc đình chỉ.

Điều phũ phàng là dự án này bị im lặng khi giá dầu sụt giảm, giá cổ phiếu công ty PTT này rất ít bị biến dạng về vốn hóa, nó một mớ bong bóng chỉ giỏi múa mép lừa được mớ "giáo sư tiến sĩ kinh tế giấy" thiếu kinh nghiệm tại VN. Công ty PTT này đã từng bị Morgan Stanley (NYSE: MS) loại ra nhiều dự án lọc dầu tại Á châu, và từng bị Aramco của Saudi Arabia đuổi cổ khỏi Nam Mỹ vì thiếu kinh nghiệm.

Thật bất hạnh, hành vi mua bán sáp nhập này rất ít chuyên gia kinh tế ở VN chưa hiểu rõ, trò chơi M&A yếu tim này, nếu VN không tỉnh táo sẽ đánh mất mọi thứ về chủ quyền thương hiệu. Công thức đơn giản đưa đến sự mất chủ quyền thương hiệu vào tay các công ty nước ngoài kiểm soát một số thị phần hoặc toàn phần thị trường của doanh nghiệp VN đã gầy dựng và sẽ đánh mất luôn thị trường nội địa, dẫn đến chính phủ mất luôn nguồn thu thuế cho ngân sách.

Hãy nhớ rằng, nếu việc mua bán sáp nhập, khi có quá nhiều doanh nghiệp của VN trở thành kẻ bị thâu tóm bởi các tập đoàn đa quốc gia nắm giữ áp đảo về sở hữu thương hiệu hay cổ phần. Điều đó có nghĩa là vì lý do nào đó nền kinh tế VN tăng trưởng trì trệ chậm lại, và chính phủ cần tung ra các biện pháp để chặn đà suy giảm và kích thích kinh tế. Cụ thể, các biện pháp tín dụng là hạ lãi suất và bơm tiền cho vay, hoặc ngân sách là tăng chi hay đặc biệt là giảm thuế.

Khi ấy, kích cầu chỉ là biện pháp nuôi béo các đại gia công ty nước ngoài được hưởng lợi và phí tổn của biện pháp đó thì người khác phải gánh qua nạn bội chi ngân sách, hoặc đóng thuế, hay lạm phát lại là người dân, chứ doanh nghiệp của VN không được hưởng ưu đãi nào cả, vì có còn thương hiệu nào đâu mà được hưởng kích cầu. Đó là bài học khi các doanh nghiệp VN đang lạc quan tếu khi bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm quá nhiều qua các thương vụ M&A này mà người ta còn "khoe thành tích".

Đây là công thức đơn giản đưa nền kinh tế lao xuống vực nhanh hơn khi vì lý do nào đó nền kinh tế cần dựa vào tiêu dùng nội địa để nâng đỡ cho khiếm hụt xuất khẩu bên ngoài gặp khó khăn. Bài học đắt giá như trường hợp Venezuela, khi quốc gia này chẳng có bất cứ thương hiệu nào ngoài dầu khí. Việc chính quyền của Tổng thống Nicolás Maduro, tại Venezuela khi kích cầu nội địa thì chả tìm thấy một doanh nghiệp nào trong nước, và hoàn toàn bị chi phối bởi nước ngoài, nên mọi biện pháp kích cầu đều vô tác dụng.

 

Tại Mỹ, hay Canada, Nhật,...và các nước tiên tiến khác các doanh nghiệp có liên quan đến tiêu dùng có chi phối đến cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng trong nước, thì các chính phủ đều hạn chế tối đa các công ty nước ngoài nhảy vào qua các thương vụ M&A này. Ở VN thì đang làm ngược lại !

Tags:

Economics

Vietnam: Investors Should Really Keep Their Eyes On The Stock Market

by finandlife03/02/2016 10:32

This article is copied from seekingalpha.com, author Tran Thang Long, BSC Research.

Thanks for the nice work.

---------------------

Summary

Vietnam’s macroeconomic stability and growth stand out from other emerging and frontier countries (GDP +6,5%, Export +9%).

TPP, RCEP and other 15 FTAs make Vietnam one of the most open countries in terms of FTA.

Vietnam's stock market still has an attractive valuation and growth potential (P/E 10.6 and EPS grow 10%).

The world had experienced many difficulties in 2015, with economic slowdown, stagnant production, while unemployment rates are increasing in many regions. But Vietnam has been rising in both economical and stock market aspects.

1. Vietnam stock market

The main index VN-Index rose 6.1% in 2015. Vietnam's stock market achieved the 5th highest growth among Asian countries while emerging markets and frontier markets experienced deep falls such as Straits Times Index-Singapore (-15%), SET Index- Thailand (-14%), JCI Index-Indonesia (-12%).

Source: Bloomberg

But liquidity and the size of the stock market still may be the biggest issues for foreign investors:

·         Total market capital reached USD 60 billion, equivalent to 34% of GDP and increased 17.3% yoy.

·         Average daily turnover of about USD 100 million.

·         27 listed stocks have daily turnover of more than a million USD.

·         Vietnam has foreign ownership limitation of 30% for banks and 49% for listed stocks. Thanks to Decision 60/2015, Vietnam started lift up FOL for some sectors in 2015.

Despite global turmoil, Vietnam's stock market in 2015 had attracted foreign inflows, while foreigners net sell in most emerging and frontier markets.

·         Foreign investors owned USD 14.3 billion accounting for 24.9% of Vietnam's stock market capital.

·         Foreign Inflows were ~USD 100 million in 2015 (-27.9% yoy).

·         Inbound M&A in Vietnam reached USD 5.2 billion in 2015 (+49% yoy).

Source: Bloomberg

Valuation comparing with other regional stock markets

Compared to the Southeast Asian (Emerging stock markets), Vietnam's stock market has always been valued at a discount in terms of P/B and P/E. With the EPS annual growth rate around 10%, the low P/E ratio makes Vietnam's market quite attractive.

Source: Bloomberg, BSC

Vietnam's sectors, in general, are being priced attractively in comparison with other Asian emerging countries like Thailand, Malaysia, Indonesia, Philippines and China. Sectors having deep discounts are telecommunications, technology, public services, chemicals, consumer services, etc.

Source: Bloomberg

2. Vietnam's macroeconomy is turning around.

Economic growth was strong in the last 5 years; Vietnam is becoming a bright spot in 2015. The gross domestic product (GDP) grew by 6.68% yoy. GDP growth expanded quarter to quarter (by 6.12% yoy in the 1st quarter, 6.47% yoy in the 2nd quarter, 6.87% yoy in the 3rd quarter, and 7.01% yoy in the 4th quarter). GDP prolonged recovery in the 3rd consecutive year and made Vietnam again one of the fastest growing economies.

·         Industrial production index (IP) rose by 9.8% yoy (the highest in the last 4 years).

·         PMI still showed the positive state of the manufacturing sector in 2015 since the average index reached 51.55 points.

·         Consumer price index (CPI) rose by 0.6% in 2015 (lowest in 14 years).

·         Retail sales rose by 9.5% yoy in 2015.

In 2015, Vietnam completed negotiations for two major FTAs

This includes Free trade agreement Vietnam - EU (EVFTA) and the Trans-Pacific Partnership (TPP). Up to now, Vietnam has signed 17 FTAs, that make Vietnam exposed to 62% of population and 80% of the world GDP. These FTAs have been getting significant impacts on medium and long-term growth in both the politics and economy of Vietnam.

·         FDI disbursement in 2015 reached USD 14.5 billion, up 17.4% yoy (highest level since 2011).

·         Registered FDI in 2015 was USD 22.76 billion, up 12.5% ​​yoy.

·         Export turnover in 2015 reached USD 162.4 billion, up 8.1% yoy (the only place in Asia where exports grew in 2015)

·         Import turnover in 2015 was USD 165.6 billion, up 12% yoy. The total value of the trade deficit was USD 3.2 billion

Monetary policies in 2015 was stable, and became the foundation for economic growth.

·         VND was relatively stable compared to other currencies in the region. Relatively, VND's depreciation of 5.07% was similar to INR (Indian Rupee), PHP (Philippine Peso), and CNY (Chinese yuan).

·         Interest rate level decreased 0.2%-0.5% in 2015 slightly to 6.5-6.6% per year.

·         Non-performing loans of banking system fell to 2.72% (the restructuring target of NPL was 3%).

3. How to Invest in Vietnam's stock market

There are 2 ways for foreigners to invest in Vietnam's stock market via (1) ETFs and (2) open a trading account at a local broker.

(1) ETFs: There are only a few ETFs that have exposure to Vietnam. Two of the biggest are Market Vectors Vietnam ETF (NYSEARCA:VNM) listed in the US and the FTSE Vietnam listed in EU and Asia.

·         Vaneck VNM - NAV: USD 338 million invest in 31 stocks

·         FTSE Vietnam (FTSE) - NAV: USD 353 million invest in 21 stocks

(2) Open a trading account: 3 steps

·         Register Indirect Investment Capital Account (IICA) at State Bank of Vietnam (SBV). Your custodian bank can do that for you.

·         Trading Code Application at Vietnam Securities Depository (VSD).

·         Open a Trading Account at a local broker house

4. Conclusion

To sum up, Vietnam has been rising in both economical and stock market aspects. Its economy has been in a lagging cycle since the 2008 financial crisis. Additionally, all the FTAs will make Vietnam policies and its economy attractive to the western world in the long term. With GDP expected to be above 6.7% in 2016, Vietnam will be again one of the fastest growing economies.

We expect a 10% increase in EPS thanks to stronger private firms and a lower corporate tax rate in 2016. Besides stronger growth in earnings, the stock market will benefit from (1) Privatization (state divestment and IPO), (2) Lift up the Foreign ownership limitation and (3) low valuation ratio compared to Asean countries.

 

Disclosure: The author does not have holdings or positions or derivative instruments in any of the above mentioned ETFs, companies or currencies.

Tags:

Economics

Góc nhìn 2016 của Chủ tịch SSI

by finandlife01/02/2016 13:23

Năm nào Ông cũng giành thời gian trao đổi với phóng viên về nền kinh tế, về thị trường tài chính và đặc biệt là về chứng khoán. Có nhiều cái cũ trong những câu chuyện qua từng năm, nhưng cái cũ đó vẫn là điều mà nhiều người mong muốn thị trường đạt được, “minh bạch thông tin”. Góc nhìn của ông đi thẳng vào vấn đề, làm rõ đúng/sai, do vậy, nhà đầu tư đã bắt đầu có thói quen chờ đợi phát biểu của ông như cổ đông Berkshire Hathaway chờ thư của W.Buffett.

------------------------

Hải Yến|NDH.VN

Trong dịp trò chuyện với báo chí nhân dịp đầu năm, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) chia sẻ, năm 2016 nếu có tiền nhà đầu tư nên mua chứng khoán. Theo ông, 2016 là năm cơ hội để đầu tư những cổ phiếu giá trị.

PV: Đại hội Đảng lần thứ XII vừa kết thúc, ông có cảm nghĩ gì về đội ngũ lãnh đạo mới được bầu ra trong Đại hội lần này?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Ai lãnh đạo cũng là Đảng lãnh đạo và tôi tin vào Đảng. Đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, hứa hẹn hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cần chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực để bước vào cánh cửa đa phương hóa.

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về kinh tế năm 2016? TPP sẽ mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Năm 2016 là một năm dự báo nhiều khó khăn nhưng vẫn có những điểm sáng nhất định. Chúng ta đỡ tệ hơn so với những nước xung quanh như Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia. Việt Nam có cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng, duy trì tăng trưởng và thu hút nguồn vốn. Nhìn vào kinh tế vĩ mô, GDP tăng là tín hiệu mừng, khi đồng tiền luôn chuyển, ai cũng thấy vui khi có phần của mình trong dòng luôn chuyển đó.

Tôi cho rằng TPP là cơ hội cho một số doanh nghiệp nhưng là thách thức cho nền kinh tế. Trong đó những doanh nghiệp muốn hưởng lợi từ TPP phải nói không với nguyên liệu từ các nước thứ ba như Trung Quốc. TPP cũng gây khó khăn cho không ít doanh nghiệp trong sân chơi cạnh tranh.

PV: Năm 2016 nếu có tiền nên làm gì thưa ông?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Năm nay có tiền nên mua chứng khoán. Năm 2016 là năm cơ hội của các nhà đầu tư. Tôi có ngày hôm nay là biết chọn đúng thời cơ và mua được nhiều cổ phiếu có giá trị. Mình đầu tư phải nhìn vào giá trị của doanh nghiệp. Tôi cho rằng năm nay thực sự là năm cơ hội cho nhà đầu tư có tiền đi tìm những công ty để đầu tư giá trị dài hạn.

Năm 2016 là năm cơ hội cho các nhà đầu tư

PV: Ông đánh giá thế nào về tình hình kinh doanh của công ty chứng khoán trong năm nay?

Các công ty chứng khoán phát triển khi tỷ lệ người lướt sóng lên cao và nền kinh tế tăng trường nhưng năm nay nhìn kinh tế ảm đảm khi quả bom Trung Quốc đang treo trên đầu?

Sợ nhất khủng hoảng kinh tế Trung Quốc

PV: Có phải ông lo ngại về nền khủng hoảng kinh tế Trung Quốc?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Tôi sợ nhất khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc, nếu điều đó xảy ra chẳng dám dự đoán gì. Kinh tế Trung Quốc nếu khủng hoảng sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề, người Trung Quốc có ở khắp nơi và Trung Quốc đầu tư bên ngoài nhiều. Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng trong câu chuyện này nhưng lần này ảnh hưởng ít hơn.

Theo chu kỳ kinh tế năm 2016 kinh tế Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng. Mọi người đừng nhìn giá dầu như là nguyên nhân mà giá dầu là hệ quả. Ai nhìn giá dầu nguyên nhân là sai vì không ai sinh ra được năng lượng, không ai làm chủ được giá dầu khi chưa có năng lượng mới thay thế mà nó là hệ quả của nền kinh tế giảm phát khi người ta không dùng đến dầu nữa thì dầu giảm giá.

Thị trường cần minh bạch

PV: Câu chuyện cổ phần hóa tác động thế nào đến thị trường chứng khoán 2016, thưa ông? Ông nghĩ thế nào khi có ý kiến cho rằng nhận định của các công ty chứng khoán còn kém?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Các công ty chứng khoán nhận định kém? Nhận định thế nào là tốt, theo ý người nào đó là tốt chăng? Các nhận định của SSI Research tôi đều đồng ý bởi đó là nhận định dựa trên các phân tích kỹ thuật. Khi thông báo nhận định có ghi rõ đây là nhận định của công ty chứng khoán và người đọc phải tự phân tích để tìm hiểu thị trường, công ty chứng khoán không chịu trách nhiệm.

Tôi cho rằng thị trường có mua, có bán, cái cần làm nhất để thị trường lớn là minh bạch. Có minh bạch tự thị trường sẽ phát triển. Cổ phần hóa ai cũng biết để minh bạch sau cổ phần hóa không ai quyết định được nên khi bán cổ phần cần bán hơn 50% số cổ phần và bán đúng giá. Còn câu chuyện nhà đầu tư chiến lược, bản thân đó là điều không minh bạch bởi ai là chiến lược, dựa trên tiêu chí để nhận định? Có chăng chuyện đưa ra tiêu chí đối tác chiến lược để thỏa thuận loại bỏ nhà đầu tư. Công bằng và minh bạch với nhà đầu tư bởi khi tôi là nhà đầu tư, tôi mua lại công ty nào để đầu tư phát triển chứ không phải để phá. Hãy bán công khai không cần đưa ra chính sách đầu tư chiến lược, đừng đưa ra tiêu chí để xét ai đó đủ không.

Cái cần cho thị trường chứng khoán để phát triển là minh bạch nhiều khi tôi thấy họ thiếu trách nhiệm với sự minh bạch, nếu tôi có quyền tôi truy đến cùng vụ Vinamilk.

PV: Bức tranh kinh tế và câu chuyện thị trường vốn trong năm 2016 sẽ như thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Tất cả các nhà đầu tư việc ai xây vốn cứ xây đừng kì vọng ngân hàng Nhà nước hỗ trợ. Tôi cho rằng không ai đi trước được quy mô mà vạch chính sách để thu hút nguồn vốn, điều cần là làm sao cho họ tin rút tiết kiệm bỏ vào đầu tư.

Các nhà đầu tư đều đáng trân trọng, đáng quý như nhau, họ đầu tư vì mục đích gì đều tốt cả. Họ đều là người dẫn vốn, tôi đánh giá cao họ.

Chúng ta không muốn lệ thuộc vào nề kinh tế nào, khó khăn là cơ hội buộc phải tìm cách thoát khó khăn. Sau thời gian khó khăn sẽ tìm được đường mới. Năm nay, Việt Nam cần tìm đường đi riêng bởi nền kinh tế trung quốc hạ cánh cứng gây ra khủng hoảng. Đây cũng là cơ hội để mỗi doanh nghiệp tìm ra đường đi cho mình, nếu tự hào mãi về lao động rẻ thì chẳng đi đâu về đâu.

PV: Ông nhìn nhận thế nào về doanh nghiệp Việt Nam trước kinh tế toàn cầu? Năm 2020 Việt Nam kỳ vọng đạt 5 triệu doanh nghiệp, ông đánh giá sao về điều này?

Ông Nguyễn Duy Hưng: Khi chúng ta chấp nhận kinh tế toàn cầu, khái niệm doanh nghiệp không biên giới, Samsung gốc Hàn Quốc nhưng là thương hiệu toàn cầu nhưng sang Việt Nam là Samsung Việt Nam. Cocacola gốc Mỹ nhưng sang Việt Nam là Cocacola Việt Nam. Doanh nghiệp thì toàn cầu như doanh nhân có quê hương, tính Việt trong doanh nghiệp chính là những doanh nhân.

Tôi không quan tâm đến bao nhiêu doanh nghiệp mà quan tâm đến tổng số tiền đầu tư và tổng số người có công ăn việc làm hàng năm mà doanh nghiệp Việt Nam tạo ra. Người ta hay có câu đùa: một người Việt Nam bằng 10 người Mỹ, 10 người Isarel, nhưng 5 người Việt tập trung lại thì thua 1 người Mỹ. Đó là chuyện đoàn kết, tập trung nguồn lực của doanh nghiệp Việt còn yếu. Tôi nghĩ rằng, trong 5 triệu doanh nghiệp ấy có đến 4,9 triệu là cạnh tranh nhau. Nhìn vào câu chuyện doanh nghiệp Việt ở Mỹ sẽ thấy, sang Mỹ người Việt tự giết người Việt khi cạnh tranh nhau bằng giá, sản phẩm bán rẻ.

Tôi kỳ vọng về tổng số tiền doanh nghiệp đầu tư hơn số doanh nghiệp và tôi thích một Vincom hơn 100 doanh nghiệp làm giống Vincom.

 

PV: Cảm ơn ông!

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu