Giá trị doanh nghiệp 'Enterprise Value (EV)'

by finandlife15/09/2016 08:15

Yara-Vfpress.vn, wallstreetprep

Giá trị doanh nghiệp (Enterprise value) & các chỉ số liên quan, ví dụ như EV/EBITDA là 1 chỉ số rất quen thuộc với dân Investment Bankers, Analysts & investors theo trường phái phân tích cơ bản. EV là số tiền phải bỏ ra để mua toàn bộ vốn cổ phần + nợ vay của doanh nghiệp. Thay vì dùng các chỉ số phổ thông như PE, phát biểu: “Công ty A có EV/EBITDA = 5, trong khi trung bình ngành là 7, quá rẻ” nghe có vẻ hoành tráng & trí tuệ hơn hẳn J (nhưng tiếc là phát biểu không đúng cho mọi trường hợp).

Về công thức tính,

Enterprise Value = giá thị trường của Equity + Vay ngắn hạn + Vay dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu đãi - Tiền và tương đương tiền.

Nếu theo toán học thì càng tăng debt & giảm cash sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp lên. Nhưng như vậy có hợp logic không?

Hãy bỏ qua những thuật ngữ phứt tạp về minority interest, preferred stock, dùng công thức đơn giản EV= Equity value (QV) + Net Debt (ND). Giả sử bạn định mua 1 căn nhà giá 5 tỉ, trong đó bỏ ra 1 tỉ vốn & vay thêm 4 tỉ. Như vậy EV của căn nhà là 5 tỉ, còn QV là 1 tỉ. Equity value chỉ thể hiện giá trị của số vốn bạn bỏ vào kinh doanh. Lãi vay đang rẻ, bạn tranh thủ vay thêm 1 tỉ mông má lại căn nhà để bán được giá hơn. Ngay sau khi vay, debt tăng lên 1 tỉ & cash cũng tăng lên 1 tỉ, còn giá trị căn nhà có tăng lên không? Hiển nhiên là không, vì tiền vay vẫn nằm trong tài khoản ngân hàng, chưa ảnh hưởng gì đến giá trị căn nhà. Bây giờ bắt đầu rút tiền ra sơn sửa lại nhà, debt vẫn là 5 tỉ, trong khi đó cash đã ít đi, vì vậy net debt đã tăng lên và giá trị căn nhà bạn đã thay đổi. Câu hỏi ở đây là EV của căn nhà thay đổi như thế nào?

Trường hợp thứ nhất, bạn sửa nhà hết 1 tỉ và bán căn nhà được đúng 6 tỉ. Như vây EV căn nhà đã tăng 1 tỉ so với ban đầu, nhưng QV của bạn chẳng tăng đồng nào. Bán nhà 6 tỉ, trả nợ 5 tỉ, bỏ túi đúng bằng 1 tỉ vốn ban đầu. Tương tự, nếu bạn sửa 1 tỉ & bán được 6.5 tỉ, nghĩa là khoản vay 1 tỉ để sửa nhà đã giúp EV tăng 1.5 tỉ & QV tăng được 500 tr. Tệ nhất là sửa nhà hết 1 tỉ mà chỉ bán được 5.5 tỉ, vậy là lỗ mất 500tr.  

Enterprise value & equity value được sử dụng rất thường xuyên khi định giá doanh nghiệp. Khi bạn muốn chiết khấu dòng tiền để định giá doanh nghiệp, có thể định giá enterprise value bằng cách tính Free CF to Firm & chiết khấu bằng WACC, hoặc định giá trực tiếp equity bằng cách tính Free CF to Equity & chiết khấu bằng cost of equity. Hiểu rõ bản chất của EV & equity sẽ giúp bạn dùng đúng free cash flow & discount rate trong model của mình. Ngoài ra, khi so sánh các doanh nghiệp bằng các chỉ số EV/EBITA, PE… hiểu đúng bản chất của enterprise value & equity value sẽ giúp bài valuation logic & chặt chẽ hơn.

Tags:

Economics | StoriesofLife

Đi tìm triết lý đầu tư

by finandlife14/09/2016 09:20

Goodwill, VFPress

Chúng ta vẫn nói đến sự quan trọng của triết lý đầu tư và phương pháp lựa chọn cổ phiếu. Hy vọng những khái quát về sự đối lập trong tư duy của Benjamin Graham và Fisher và sự hòa hợp của chúng ở Warren Buffett sẽ giúp ích phần nào cho những ai đang tìm triết lý phù hợp hoặc đang tự làm mới mình.

Trước hết là với triết lý của BG. Ông cho rằng công ty tốt với mức giá cao không phải khoản đầu tư tốt. Mục tiêu là lợi dụng giao động của thị trường để tìm các cổ phiếu undervalue. Khoảng chênh lệch giữa giá mua và instrinsic value vừa là MoS để chống lại các sai lầm khi phân tích cũng như các blackswan. Có thể sử dụng BV, NWC hoặc P/E để xác định.

Dễ hiểu lầm rằng BG quay lưng với CP tăng trưởng nhưng ông cho rằng đó là vấn đề của sự lựa chọn. NĐT có thể trả mức giá phù hợp với phân tích dựa trên giả thiết về tương lai của mình và chấp nhận rủi ro hoặc không chịu trả thêm và chấp nhận cơ hội vuột mất. Tuy nhiên, ông lưu ý 3 cái bẫy đối với CP tăng trưởng: (1) có thể các yếu tố thuận lợi đã phản ánh và NĐT cá nhân khó có thể vượt quá tổ chức với bộ máy chuyên nghiệp và khả năng tiếp cận thông tin; (2) dù có dựa vào nhưng không thể đảm bảo thành tích trong quá khứ sẽ tiếp tục lặp lại, nhất là để giữ được mức tăng trưởng khi đã ở mức cao. BG dẫn chứng thống kê 50 năm cho thấy lần lượt chỉ có 10%, 3% và 0% công ty lớn Mỹ đạt được tốc độ tăng trưởng 20% trong 5 năm, 10 năm và 15 năm và hơn thế, đa số các công ty sẽ xấu hơn theo thời gian; (3) sự xa rời BV khi giá tăng sẽ làm tăng thêm rủi ro.

Ngược lại, Fisher cho rằng những công ty có ngành nghề tốt cùng với lịch sử tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững (giống BG), có những phẩm chất tốt về quản trị, R&D, marketing và bán hàng thì vẫn có thể đảm bảo tăng trưởng tốt trong dài hạn. Việc chấp nhận giá cao đối với những doanh nghiệp tốt, tương đương với P/E cao, sẽ được bù đắp bới tăng trưởng EPS và mức chấp nhận mặt bằng P/E cao hơn của thị trường. Ngược lại, ngồi đợi cổ phiếu undervalue đồng nghĩa với tự bó buộc mình.

WB, dù vượt ra khỏi sự ảnh hưởng về giá trị của BG và học hỏi tư duy về lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng của Fisher, nhưng vẫn kết hợp hài hòa với quan điểm về intrinsic value và MoS của BG. Nhưng quan điểm này không trói buộc WB trong giới hạn P/E hay BV, thậm chí còn vượt vài chục % giá trị thị trường của các công ty được mua (Gillette, Justin Industries, Benjamin Moore) nhờ cách xác định giá trị riêng của ông, cả theo định tính lẫn định lượng, dựa cả vào quá khứ lẫn tiềm năng tương lai.Thậm chí, trong mô hình định giá của WB, risk premium = 0 với lý luận công ty đã được lựa chọn kỹ lưỡng và việc mua vào cũng có áp dụng MoS.

Bên cạnh các phương pháp lựa chọn cổ phiếu undervalue, bao gồm cả netnet, arbitrages và workouts, BG cũng đưa ra gợi ý lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng một cách an toàn là các công ty bị quên lãng như: (1) các công ty tốt nhưng đang gặp bất lợi tạm thời và bị quên lãng dù khi đã cải thiện để có giá mua hợp lý. Sự quên lãng đó có thể được thể hiện ở hệ số P/E thấp (nhưng cũng cần lưu ý đến số liệu EPS trung bình nhiều năm để lọc nhiễu), đồng thời cũng cần lưu ý đến các yếu tố định tính và định lượng khác. Cách này chủ động hơn nhưng so với Fisher thì vẫn bị động hơn nhiều; (2) Các công ty hạng 2 tốt cũng có thể rơi vào dạng này vì tâm lý ưa thích BCs của thị trường và có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn nhiều BCs. Nhưng theo Fisher thì tốc độ đó nếu cao hơn cũng chỉ vì do xuất phát điểm thấp (kiểu tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam) và sẽ kém hơn trong dài hạn, hơn nữa dễ tổn thương hơn trong khủng hoảng.

Ngoài ra, để phân tích cổ phiếu tăng trưởng, BG đã đưa ra mô hình định giá 2 phần gồm: (1) Định giá ban đầu – chú trọng phân tích nền tảng quá khứ nhiều năm và hiện tại , cả định tính lẫn định lượng, và tập trung nhiều vào các chỉ tiêu thể hiện sức mạnh tài chính, trong đó có cổ tức. (2) Định giá điều chỉnh: Đánh giá lại các tiêu chí trên cơ sở nhận định tương lai một cách cụ thể, thậm chí phải định lượng được, để có thể thuyết phục về một mức giá tăng thêm. Fisher cũng quan tâm đến nền tảng quá khứ, nhưng chủ yếu với tăng trưởng doanh số và biên lợi nhuận; Fisher có vẻ dễ tính hơn trong việc định giá nếu các phẩm chất mang tính định tính thỏa mãn được và sẽ chỉ bán cổ phiếu nếu thấy những phẩm chất này mai một. Ông cũng không đánh giá cao việc trả cổ tức mà quan tâm đến lợi nhuận giữ lại và năng lực sử dụng chúng.

* Có 1 điều hay là nếu sắp xếp và nhóm lại 15 tiêu chí đánh giá cổ phiếu của Fisher, chúng ta có thể thấy 2 nhóm với ý nghĩa tương tự như mô hình định giá hai phần của BG mà Fisher gọi là Khoản đầu tư an toàn và Khả năng sinh lợi trên trung bình trong tương lai. Ngoài ra, Fisher còn thêm 1 nhóm nữa ở giữa là Yếu tố con người – nói lên tầm quan trọng của các yếu tố quản trị, điều hành và là nền tảng cho việc đánh giá tương lai. Nhìn một cách tổng thể, triết lý và phương pháp của BG và Fisher có vẻ mâu thuẫn rất nhiều nhưng thực ra, họ đều có điểm chung là đòi hỏi sự tính nhất quán (consistency) của những thành tích trong quá khứ như một nền tảng và những yếu tố đảm bảo chắc chắn của những tiềm năng trong tương lai để xứng đáng với sự trả giá của họ.

Cuối cùng, ta có thể thấy sự thống nhất giữa 2 thái cực đối lập nói trên ở WB thể hiện ở câu nói: “first-class business with first-class management at a resonable price”. Ông không cảm tính nhưng cũng không cố lượng hóa những yếu tố định tính mà dùng chúng để support cho những biến số khi đưa vào mô hình định giá của mình để tìm ra mức giá tốt. Cuối cùng thì cũng ra một con số để trả giá.

Có thể thấy triết lý và phương pháp phân tích cổ phiếu phụ thuộc rất nhiều về sở trường và tính cách của từng người. Nghe nói BG yêu sổ sách và khá cô độc, đối lập với Fisher quảng giao, năng nổ, trong khi WB lại có đức tính của cả hai: sự thâm trầm của người đọc 500 trang sách/ngày và dễ giao tiếp, đôi khi thụ động vì người khác tự nghĩ và tự tìm đến với ông nhờ sự khả kính của mình.

-----------------

Đọc về quá trình đấu tranh chống thâu tóm của Mockler – CEO của Gillete thời kỳ 1975-1991 viết bởi Jim Collins trong Good to Great, có thể thấy nhãn quan của Fisher về phẩm chất lãnh đạo và chất lượng R&D tốt thế nào. Không hiểu sao ông có được những tố chất để có thể đúc kết ra những tiêu chí như vậy mà sau này Jim Collin phải bỏ ra 15 năm cũng như Chan Kim & Renee Mauborgne cũng phải tốn nhiều công sức nghiên cứu khi viết Chiến lược Đại dương xanh?

Thời kỳ này, Mockler và đồng nghiệp rất vất vả đấu tranh chống lại âm mưu thôn tính của Perelman và Coniston Partner với đề nghị trả thêm 44% premium mua để xả thịt. Lãnh đạo của Gillette đã phải sử dụng vốn vay để mua cổ phiếu quỹ chống thôn tính, thậm chí phải gọi điện thuyết phục hàng ngàn cổ đông với niềm tin vào các sản phẩm mới đang trong quá trình nghiên cứu. Nếu làm ngược lại, họ đã có thể bỏ túi rất nhiều tiền và nghỉ hưu hoặc bỏ qua đâu đó cho an nhàn. Sau này, các sản phẩm mới là Sensor và March 3 đã đem lại phần thưởng cho những người kiên định nắm giữ: MV gấp 3 lần nếu chấp nhận bán với premium đề xuất và đầu tư vào thị trường chung.

Ở đây, Mockler được miêu tả với những phẩm chất của một nhà lãnh đạo cấp độ 5 với cả ý chí sắt đá vì sự phát triển của doanh nghiệp lẫn sự khiêm nhường. Đề cao ý chí của lãnh đạo hướng đến đổi mới và tăng trưởng liên tục nhưng Fisher không đánh giá cao nếu yếu tố cá nhân bao trùm lên tập thể. Ông không viết nhiều về chuyện này nhưng Jim Collins giải thích rất rõ như thế nào và tại sao đức tính khiêm nhường của người đứng đầu lại quan trọng. Ông cho rằng đây là một trong những yếu tố tiên quyết để xây dựng được những doanh nghiệp kiểu Built to Last mà cả Fisher và WB đều tìm kiếm. Và Fisher cũng rất đề cao vai trò R&D để đưa ra được những sản phẩm giúp tăng trưởng doanh thu và biên lợi nhuận cao.

Nhìn từ góc độ khác thì có thể thấy việc lựa chọn thời điểm mua của WB. Ông chỉ ra nhiều NĐT thường sốt sắng với những DN đang trong quá trình tái cơ cấu hoặc thay đổi ngành nghề. Ngược lại, WB chỉ mua cổ phiếu của các DN khi các quá trình này đã đem lại hiệu quả rõ ràng. Liệu có muộn hoặc mất cơ hội không?

Nếu nhìn vào biểu đồ market value của Gillette thì không! Ông chỉ mua 600 triệu $ CP ưu đãi chuyển đổi vào tháng 7/1989 khi ROE của Gillette phục hồi từ mức thấp nhất của 1986 và có lẽ biết rõ Sensor - sản phẩm mới - sẽ được launch vào cuối năm đó. Với sản phẩm này, biên LN đã tăng từ 12% lên 15% và ROE đạt 40%, gấp đôi những năm 80 (Việc mua này có lẽ cũng mang tính chất giải cứu Gillette đang mắc trong nợ nần vì cuộc chiến chống thôn tính). Đến năm 1991, ông chuyển đối thành CP thường với giá trị 875 triệu $. Nếu xem biểu đồ market value thì thời điểm mua CP là chân sóng (4$) so với đỉnh của năm 1991 (12$) là năm chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Và MV của Gillette còn tiếp tục dựng đứng cho đến tận 1996!!!

 

Hoặc với Coca-Cola, dù rất ưa thích nhưng WB cũng chỉ âm thầm theo dõi và mua CP vào năm 1989 sau khi công ty được Goizueta cứu ra khỏi khủng hoảng kéo dài. Tương tự như vậy với Justin Industries: công bố mua công ty 2 tháng sau khi chương trình tái cơ cấu từ 1999 đem lại kết quả vào tháng 4/2000.

Tags:

Economics | Stocks | StoriesofLife

DRC 13/09/2016

by finandlife13/09/2016 15:54

P/E hiện tại của DRC là 10.79 lần, thấp hơn rất nhiều so với định giá tương quan các công ty cùng ngành nghề trong khu vực và TQ (21.82 lần.)

EV/EBITDA chỉ 6.5 lần, thấp hơn rất nhiều so với các công ty cùng ngành trong khu vực và TQ (10.98 lần.)

Trong khi đó, hiệu quả kinh doanh thể hiện qua biên lãi gộp lại lớn hơn, suất sinh lãi trên tài sản và vốn chủ lại vượt trội.

Suất sinh lãi cổ tức đạt gần 6%, lớn hơn 4.13% trung bình ngành.

Mặc dầu phải chịu cảnh khấu hao lớn khi dự án radial đi vào hoạt động và giai đoạn đầu doanh thu còn thấp, nhưng hiệu quả kinh doanh vẫn cao hơn so với ngành, và điểm được đánh giá cao hơn cả là nợ/tổng tài sản lại thấp hơn trung bình ngành.

 

FINANDLIFE

Tags:

Stocks

Ngành vận tải biển

by finandlife08/09/2016 13:23

Cước vận tải biển theo trang Pulse, từ Á sang Âu chỉ 250 USD/TEU (tương đương 1 container 20 feet), năm 2010 giá đạt tới 2500 USD. Để tiết kiệm chi phí các hãng tàu sử dụng những tàu to hơn, trên 18,000 TEU.

Giá đóng mới tàu cũng đang giảm, những ông đầu tư tàu lúc giá vận chuyển cao chót vót từ 2010-2011, hầu hết sài vốn vay, giờ bị chi phí tài chính luột sạch.

Những hãng tàu to phá sản hoặc khó khăn như Hanjin, Hainan POS, STX Pan Ocean và Grand China Shipping.

Một số bạn cho rằng "khi giá dầu giảm, thì chi phí nguyên liệu cho vận chuyển giảm (vì tàu chạy bằng dầu), giúp biên lợi nhuận cải thiện, nên quan tâm cổ phiếu vận tải biển." Mà quên mất tiêu doanh thu bằng giá bán nhân với sản lượng, giá nó giảm như thế kia thì cơ quan nào chịu nổi.

Khi đi vào phân tích các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, mình thấy có điểm chung thế này. EPS rất thấp, cash flow rất cao vì phải gánh khấu hao quá hớp. Công ty nào cũng có kế hoạch mua tàu mới, mà mua thì sài toàn tiền vay, có nghĩa cash flow kia cao thì cao thế thôi nhưng 1 lần mua tàu thì hết sạch, EPS luôn lèo tèo nên cổ tức bao giờ cũng thấp. Cuối cùng là P/B thường dưới 1 (đừng thấy dưới 1 là mua nha, chết ráng chịu, bạn nào làm phân tích lâu sẽ hiểu chỗ này :)) 

FINANDLIFE

Tags:

Economics | Psychology

Cảm nhận thị trường 6/9/2016

by finandlife06/09/2016 16:13

Ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, 5 phiên gần nhất bán gần 500 tỷ. Bán chủ yếu tập trung mấy ông to đầu đã tăng mạnh đẩy P/E lên cao ngất ngưỡng như VNM, VCB và VIC.

P/E thị trường tiếp tục leo lên mức cao của lịch sử sau khủng hoảng, đạt 16.26 lần, tăng 0.34 điểm so với tuần trước, mức đắt đỏ.

Tuần qua, nhóm ngành vật liệu xây dựng, y tế và bán lẻ dẫn dắt nhóm tăng. Tính 6 tháng gần nhất, nhóm bán lẻ tăng tới 61.6% nhờ MWG và PNJ, nhóm hàng cá nhân tăng 36% nhờ CAV, GDT, LIX, NET, nhóm y tế tăng 35% nhờ thông tin ngoại thâu tóm.

Thị hiếu thị trường tiếp tục tập trung vào nhóm cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt (good fundamental), chỉ số giá nhóm này tăng 38.6% trong 6 tháng gần nhất, tăng 11.1% trong 1 tháng gần nhất. Cấu trúc kỳ hạn của nhóm này quá chuẩn mực, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy xu hướng đảo chiều thị hiếu trong thời gian tới. Riêng những cổ phiếu bơm thổi để xả vào đầu các công ty chứng khoán và nhà đầu tư tay mơ đã chính thức xì hơi trong 1 tháng qua. Nhóm này tiếp tục giảm 6% trong 1 tuần gần nhất, đẩy performance 1 tháng xuống âm 22% và 6 tháng xuống âm 27%. Nhóm cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất thị trường tiếp tục cho thấy sự thất sủng (nhà đầu tư bắt đầu hỏi và trả lời cho câu hỏi, cổ phiếu tốt và định giá rẻ sao nhiều người bán thế), giá nhóm này giảm 3% trong tuần qua, tính tổng 6 tháng gần nhất giảm 16.5%.

Diễn biến tâm lý theo công cụ của chúng tôi tiếp tục cho thấy trạng thái khá thư thái (rational). Dòng tiền tích cực và tiêu cực đều suy giảm, nhưng điểm sáng là dòng tiền tiêu cực giảm mạnh hơn, cho thấy thị trường không còn nhiều áp lực giảm điểm nữa.

Tuy không còn muốn viết chiến lược và nhận định diễn biến thị trường. Câu chuyện lựa chọn cổ phiếu quan trọng hơn, vì nhận định đúng nhưng không biết action thế nào thì cũng không có tiền, nhưng nhiều bạn bè, khách khứa hỏi quá, thôi thì viết vậy.

 

FINANDLIFE

Tags:

StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu