Sử dụng margin để đầu tư dài hạn, sẽ thường trực bị sức ép

by finandlife03/11/2017 08:55

Nhà đầu tư đã quá quen thuộc với việc sử dụng margin trên thị trường chứng khoán, và hầu hết ai cũng thuộc nằm lòng câu cửa miệng “margin là con dao 2 lưỡi”, nhưng rất ít người ngồi tính toán mức độ 2 lưỡi đó thế nào, phần thiệt hơn ra sao.

Ban đầu margin như một công cụ ngắn hạn giúp nhà đầu tư tận dụng để gia tăng lợi ích khi cơ hội rõ ràng, sau đó, nhà đầu tư biến thành một nguồn vốn dài hạn để phục vụ việc buy and hold, nhiều nhà đầu tư gần như luôn ở trạng thái full margin quanh năm.

Trong bài viết này, tôi làm công nhân tài chính giúp nhà đầu tư nhìn lại ảnh hưởng của việc sử dụng full margin lên danh mục đầu tư, trong đó, tôi sử dụng một danh mục gốc không margin và một danh mục full margin để so sánh. Biến động giá danh mục nằm trong khoảng -7% đến 7%, tỷ lệ tài sản duy trì (equity/total asset) >=30%, dưới mức này, nhà đầu tư sẽ bị call, và sau đó sẽ bị force sell.

Kết quả các lần chạy biến ngẫu nhiên cho ra biến động như sau:

Lần 1:

Danh mục full margin chịu thiệt hại nặng nề, tỷ lệ duy trì 30% bị vi phạm nghiêm trọng, khách hàng bị call

Lần 2:

Danh mục full margin không sinh lãi hơn danh mục thường bao nhiêu, trong năm có 1 lần danh mục full margin bị vi phạm tỷ lệ duy trì 30%, và bị force sell.

Lần 3:

Danh mục full margin bị cháy hoàn toàn, trong khi danh mục chơi bằng tiền mặt thiệt hại hơn 50%

Lần 4:

Danh mục full margin biến động lớn và thường xuyên có thành quả thấp hơn danh mục đầu tư bằng tiền thịt, trong năm có ít nhất 3 lần danh mục margin vi phạm tỷ lệ duy trì 30%, một lần bị force sell

Lần 5:

Danh mục margin thắng thế danh mục tiền thịt, tuy nhiên mức độ thắng tới cuối cùng cũng không đáng bao nhiêu

Lần 6:

Mức độ biến động danh mục margin lớn trong năm, cuối cùng performance danh mục full margin và danh mục bằng tiền thịt ngang nhau, trong năm nhiều lần danh mục full margin bị vi phạm tỷ lệ ký quỹ duy trì, vài lần bị force sell và một lần gần như cháy hoàn toàn tài khoản.

Kết luận: Việc sử dụng margin rõ ràng là con dao 2 lưỡi. Tuy vậy, phần lợi ích được đẩy mạnh sẽ không đủ bù đắp cho phần thiệt hại khi thị trường ngẫu nhiên rơi vào trạng thái rớt giá mạnh, tài khoản bị vi phạm tỷ lệ ký quỹ duy trì, bị call và nhiều trường hợp bị cháy hoàn toàn. Điều này không có gì là phi logic, riêng việc sử dụng nguồn vốn ngắn hạn (margin) để đi đầu tư dài hạn đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc trong quản lý tài chính rồi. 

FINANDLIFE

Tags:

Psychology

Sự tháo chạy của nhà đầu tư nội và chu kỳ máy bán

by finandlife02/11/2017 16:35

Tags:

Psychology

FPT KQKD Q3.17

by finandlife31/10/2017 13:47

Doanh thu thuần quý 3.17 đạt 10.8k tỷ, tăng 12.5% cùng kỳ, LNST đạt 583 tỷ, tăng 25% cùng kỳ. Lũy kế 3 quý đầu 2017, DTT đạt 30.2k tỷ, tăng 11%, LNST đạt 1.5k tỷ, tăng 13% cùng kỳ.

Vốn chủ sở hữu tăng 14% từ 11.5k tỷ cuối 2016 lên 13k tỷ quý 3.17, trong khi đó, tổng nợ giảm từ 18.4k tỷ xuống 16.6k tỷ trong kỳ. Bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn.

Tổng quát các chỉ tiêu, FPT thăng hạng khá tốt trong quý 3.17.

Điểm đặc biệt, FPT có thể sẽ book lợi nhuận tài chính hơn 1k tỷ trong quý 4 khi hoàn tất việc thoái vốn tại 2 cty con xuống dưới 49%.

----------------------

Điều 50 TT 202:

2. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ vẫn nắm giữ quyền kiểm soát đối với công ty con

d) Công ty mẹ lập bút toán thoái vốn để:

- Ghi nhận kết quả từ việc thoái vốn tính trên cơ sở hợp nhất vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối kỳ này”;

- Điều chỉnh lợi ích cổ đông không kiểm soát nắm giữ tại công ty con;

- Ghi giảm số lợi thế thương mại tương ứng với tỷ lệ vốn bị thoái;

3. Trường hợp sau khi thoái một phần vốn công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, công ty con trở thành công ty liên kết của công ty mẹ

e) Trường hợp trước đây công ty mẹ đã thoái một phần vốn tại công ty con và đã ghi nhận kết quả từ việc thoái phần vốn đó trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Bảng cân đối kế toán hợp nhất, nay thoái thêm một phần vốn đầu tư tại công ty con dẫn đến mất quyền kiểm soát thì công ty mẹ phải kết chuyển phần lãi, lỗ đã ghi nhận trước đây trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sang Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.

Case Study

Bán bớt phần vốn tại Thương mại FPT, bán 47% cho Synex với giá 932 tỷ, dự kiến ghi nhận lãi sau thuế 432 tỷ. Sau khi bán cho Synnex, sở hữu FPT giảm từ 100% xuống 53% vẫn còn >=51% nên vẫn bị xem là công ty con nên không được ghi nhận lợi nhuận trên kết quả kinh doanh hợp nhất, ghi thẳng vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Việc bán bớt vốn tại FPT Retail cũng vậy, bán 30% vốn cho DC và Vinacap, có thể ghi nhận lãi sau thuế 660 tỷ, nhưng việc giảm sở hữu FPT tại cty này từ 85% xuống 55%, nên không được ghi vào lợi nhuận trên báo cáo hợp nhất, chỉ ghi thẳng vào retain earnings.

Trong 2 deals này đều có việc bán bớt vốn cho cán bộ công nhân viên/nhà đầu tư cá nhân để giảm xuống dưới 51%. Nếu việc này hoàn tất, FPT có thể book vào lợi nhuận sau thuế trên báo cáo hợp nhất. Nếu hoàn thành việc này, FPT có thể book lãi tài chính 1.1k tỷ, đi cùng với đó, sẽ giảm lợi nhuận từ hợp nhất các cty đã bán ở trên (thời gian chỉ vài tháng, mức độ không lớn trong 2017), ghi tăng lợi nhuận công ty liên doanh liên kết.

 

FINANDLIFE 

Tags:

Stocks

PTB KQKD Q3.17

by finandlife30/10/2017 10:48

Doanh thu thuần 3 quý đầu 2017 đạt 2.9k tỷ, tăng 13% yoy, LNST đạt 220 tỷ, tăng 28% yoy. Biên lãi gộp duy trì ổn định ở mức 16%, chi phí vận hành không nhiều thay đổi.

EPS ttm 12k đồng, P/E 10 lần.

Tổng hòa các yếu tố, PTB tiếp tục thăng hạng trong quý 3/2017.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh tăng trưởng mạnh trong quý 4, dự kiến EPS 2017 nâng từ 12k lên 13k đồng/cổ phiếu. Câu chuyện tăng trưởng vẫn còn dài.

 

FINANDLIFE 

Tags:

Stocks

REE KQKD Q3.17

by finandlife27/10/2017 15:49

DTT đạt 1.08k tỷ, tăng 15.4%, LNST đạt 371 tỷ, tăng 51% cùng kỳ. Lũy kế 3 quý, DTT đạt 3.3k tỷ, tăng 41% cùng kỳ, đạt 72% KH năm. LNST đạt 1.04k tỷ, tăng 113% cùng kỳ, đạ 91% KH năm.

EPS ttm đạt 5.4k đồng, giá 35 RẺ.

Kết quả kinh doanh cao hơn rất nhiều so với kỳ vọng của nhiều nhà phân tích làm giá REE nhảy dựng sau khi ra tin.

Cùng với KQKD tích cực, một số thông tin đồn đoán về việc bãi bỏ quyết định tạm dừng phát điện cạnh tranh ảnh hưởng có lợi cho REE.

 

FINANDLIFE

Tags:

Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu