BÚT BI THIÊN LONG (HSX: TLG) ĐẶT KẾ HOẠCH DOANH THU 4000 TỶ 2023

by finandlife12/04/2023 16:14

Năm 2023, HĐQT dự kiến trình ĐHĐCĐ phê duyệt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh như sau: Doanh thu thuần 4.000 tỷ đồng, Lợi nhuận sau thuế 400 tỷ đồng, Cổ tức 35%/mệnh giá.

Trong năm 2022, TLG đã hoàn thành xây nhà máy mới.

Như vậy, TLG đang từng bước thực hiện chiến lược 10 ngàn tỷ mà Ông Cô Gia Thọ đã đề cập trong đại hội cổ đông thường niên năm 2021.

Trong 2022, Cty hoàn thành 3,521 tỷ doanh thu, +32%; lợi nhuận sau thuế đạt 401 tỷ, +45% so với 2021.

Công ty có bảng cân đối kế toán vô cùng lành mạnh, nợ chỉ chiếm 32% tổng tài sản, tiền mặt ròng 519 tỷ đồng.

Giá trị hợp lý vốn hóa ước đạt 6 ngàn tỷ đồng, tiềm năng tăng giá 50% so với giá hiện tại.

Kỳ vọng, TLG hoàn thành tham vọng 10 ngàn tỷ doanh thu trong giai đoạn đến 2027, khi đó, VN sẽ có thể có thêm công ty sản xuất hàng tiêu dùng vốn hóa 600 triệu USD niêm yết trên sàn chứng khoán.

FINANDLIFE

====

Trích tờ trình ĐHCĐ 2023

CÁC DỰ ÁN LỚN TRONG NĂM 2022

Năm 2022 đánh dấu nhiều cột mốc quan trọng của Thiên Long bên cạnh Kết quả kinh doanh kỷ lục: Hoàn thành dự án lớn khánh thành nhà xưởng mới tại Thiên Long Long Thành rộng hơn 10.000 m2 với vốn đầu tư khoảng 230 tỷ đồng và khai trương trung tâm phân phối hàng hóa tại KCN Lê Minh Xuân rộng 14.000 m2 để đảm bảo chủ động cung ứng hàng hóa đầy đủ ra thị trường, không bị gián đoạn kể cả trong mùa cao điểm, giúp tập đoàn nâng cao năng suất. Ngoài ra trong năm 2022, Tập đoàn đầu tư 25 tỷ đồng vào Pega Holdings (tương đương với 25% vốn điều lệ) với chiến lược mở rộng hơn hệ sinh thái đọc tri thức, viết cảm xúc, vẽ tâm hồn.

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2022-2027

Thiên Long trải qua hơn 40 năm phát triển và đồng hành cùng nhiều thế hệ người tiêu dùng,  chúng tôi nhận thấy rằng đã có những chuyển biến rõ rệt trong nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng bút viết, văn phòng phẩm, đặc biệt sự thay đổi này diễn ra thần tốc kể từ sau đại dịch. Giờ đây mua sắm đơn thuần đã dần chuyển sang trải nghiệm tiêu dùng hướng tới sự bền vững.

Thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng là chất xúc tác cho sự đổi mới “Refresh” toàn diện tại Thiên Long. Đây là việc mà chúng tôi cần phải nỗ lực và kiên cường thực hiện để có thể tăng thế mạnh cạnh tranh và cùng lúc đáp ứng kỳ vọng của khách hàng, đặc biệt thế hệ khách hàng trẻ, đối với các sản phẩm và dịch vụ.

Với tầm nhìn trở thành một Tập đoàn truyền cảm hứng, cung cấp các giải pháp toàn diện và hiệu quả phục vụ học hỏi hạnh phúc trọn đời, Thiên Long vững tâm bước vào giai đoạn chiến lược 2022 – 2027 cùng 5 nhiệm vụ trọng tâm:

====

Trích dẫn lại Đại Hội Cổ Đông năm 2021, diễn ra vào giữa năm 2021.

Noted từ Cô Gia Thọ

Năm 2021 là năm kỷ niệm 40 năm, 1 năm trọng đại

Có kinh nghiệm từ 2 lần khủng hoảng kinh tế, nhưng khủng hoảng Covid là kinh khủng,

Chi sẻ định hướng phát triển ấp ủ trước dịch

Mục tiêu phát triển đạt doanh số 10k tỷ đến 2025, làm gì làm vẫn phải dựa trên nền tảng hiện có,

Sản phẩm Mỹ Thuật bán rất chạy trong mùa Covid, giúp học sinh ở nhà có gì đó để vui nhộn ==> Tiềm năng

Sản phẩm do it yourself, sản phẩm giáo dục không dùng bút, dùng văn phòng phẩm  ==> Tiềm năng

TLG luôn đầu tư mạnh cho R&D

Lơp trẻ GenZ là thị trường vô cùng lớn

Thương thảo các thương hiệu nổi tiếng của Nhật, Mỹ, Châu Âu,... có thể làm đại diện cho họ để phát triển cho họ

Xu hướng bán hàng qua thương mại điện tử là bắt buộc

Sản phẩm giáo dục phục vụ phương thức giáo dục STEM

"Toàn bộ hoạt động kinh doanh này nằm trong định hướng Thien Long là "Sức Mạnh Tri Thức"

===

Bổ nhiệm bà Trần Phương Nga, CEO của tập đoàn

CFO lên CEO

====

Bà Nga trình bày 

Cam kết tăng biên lãi gộp, biên lãi ròng, và hoàn thành xuất sắc kế hoạch, cam kế hoàn thành vượt KH 2021

LN lũy kế 6T đầu 2021 vượt 50% kế hoạch năm dù doanh thu chưa đạt được 50% kế hoạch năm

====

Đầu 2020, cty mua 1.5tr cpq giá 31k đồng/cp, bán cp này cho cán bộ công nhân viên như ESOP

====

Q&A

1. Có ý định mở rộng nhà máy và đầu tư thêm trong những năm tới:

Có, mở rộng tại Thiên Long Long Thành, 2022 sẽ triển khai, diện tích sàn 8k m2, diện tích xây dựng 40k m2

2. Tại sao lại có sự thay đổi về lãnh đạo chủ chốt và quan trọng về sản xuất, kinh doanh? Kế hoạch 5 năm tới 10k tỷ, hiện tại chỉ 3k tỷ

Chúng tôi tự tin là làm được, chúng tôi hoàn toàn chủ động.

Ông Nguyễn Đình Tâm CEO bị thay thế, không phải, mà nhảy lên cty Thiên Long Long Thành, chỉ có nhà máy Long Thành mới có thể hoàn thành kế hoạch 10k tỷ. Mọi việc là chủ động và thỏa thuận, vui vẻ.

Hoàn toàn nằm trong đề án tái cấu trúc cho mục tiêu 10k tỷ, chứ không phải rời khỏi cty.

3. TLG đã đạt ngưỡng tăng trưởng, làm sao tăng 20-30% doanh số/năm

Mr Thọ, tui thấy chưa tới ngưỡng, vì các thị trường Nhật, Mỹ vẫn tăng trưởng

Trong khi đó, trong nước vẫn đang phát triển, người tiêu dùng chấp nhận trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm

Tuy nhiên nó sẽ khó khăn hơn, tại quy mô doanh số cty ngày càng lớn, nhưng khả quan, vì phát triển thêm sản phẩm mới, thu hút, nâng cấp khách hàng thân thuộc để phát triển sản phẩm mới sau này.

Trong nước vẫn là core, phải khai thác và còn ngon. Tuy vậy, thị trường xuất khẩu vẫn tiềm năng, philippine và Myanmar vẫn tăng trưởng 30%/năm

Tags:

Stocks

NHỰA BÌNH MINH (HSX: BMP) NGƯỜI THÁI QUẢN LÝ KINH DOANH TỐT VÀ CÔNG BẰNG VỚI CỔ ĐÔNG NHỎ LẺ HƠN

by finandlife11/04/2023 08:41

Kể từ khi người Thái mua hơn 50% cổ phần BMP, doanh thu và lợi nhuận đã tăng hơn 50%. Họ không còn trích quỹ khen thưởng phúc lợi 8-9%/lợi nhuận sau thuế như trước nữa, mà họ nâng mức độ chi trả cổ tức tiền mặt lên, 99% lợi nhuận sau thuế.

Cổ đông nhỏ lẻ vì thế cũng được hưởng lợi.

Vinamilk (HSX: VNM) tuy đã qua thời kỳ tăng trưởng từ lâu, nhưng họ vẫn chi trả quá nhiều cho đầu tư kém hiệu quả, chi trả cổ tức quá ít cho cổ đông, họ nên nâng tỷ lệ chi trả 75% lợi nhuận sau thuế hiện tại lên 99% như BMP thì sẽ tốt hơn cho nhà đầu tư nhỏ.

Suất sinh lãi cổ tức tiền mặt của BMP thường xuyên duy trì >10%, trong khi đó, VNM chỉ 4%.

Mỗi năm, BMP tạo ra dòng tiền tự do 700 tỷ đồng, công ty đang có tiền mặt ròng hơn 1,200 tỷ đồng. Vốn hóa thị trường chỉ 5000 tỷ đồng, khá rẻ. Giá trị hợp lý vốn hóa thị trường phải đạt 7600 tỷ đồng, tiềm năng tăng giá 50%.

 

FINANDLIFE

Tags: ,

Stocks

KÍCH CẦU TÀI KHÓA THÔNG QUA GIẢM THUẾ THÁNG 4/2023

by finandlife10/04/2023 13:23

Tags: , ,

Economics | Stocks

FPT TELECOM (UPCOM: FOX) KẾ HOẠCH 2023 TĂNG TRƯỞNG 14.6%, CỔ TỨC TIỀN MẶT 3000 Đ, CỔ PHIẾU THƯỞNG 50%

by finandlife06/04/2023 14:14

 

Kế hoạch doanh thu 2023 đạt 16,740 tỷ đồng, + 13.6%; lợi nhuận trước thuế đạt 3,230 tỷ đồng, +14.6%; nhân sự công ty đạt 11,084 người tăng 4.8% so với 2022.

Cổ tức tiền mặt đã tạm ứng 1000 đồng/cp, sau đại hội sẽ chia thêm 2000 đồng/cp. Kế hoạch 2023 cổ tức tiền mặt tối thiểu 2000 đồng/cp.

Công ty cũng quyết định chia cổ phiếu thưởng 50%, 100 cổ phiếu hiện hữu được nhận thêm 50 cổ phiếu mới. Đây là động thái rất tích cực, giúp gia tăng thanh khoản cổ phiếu, và nhiều nhà đầu tư vốn ít có thể sở hữu doanh nghiệp tuyệt vời.

Bảng cân đối kế toán vô cùng lành mạnh, nợ chiếm 57% tổng tài sản, trong đó, tiền ròng (tiền và tương đương trừ nợ vay ngân hàng đạt 2095 tỷ đồng), tức công ty đang dư tiền mặt hơn 2 ngàn tỷ gửi ngân hàng.

Giá trị hợp lý 130 ngàn đồng/cp, đang giao dịch 48 ngàn đồng/cp, tiềm năng tăng giá 126%. 

FINANDLIFE

====

Trích tài liệu ĐHCĐ 2023 bên dưới:

“Những tháng cuối năm 2022 đã chứng kiến nhiều khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp: 1-Tác động từ chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia khiến cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh; 2-Giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào giữ xu hướng tăng, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp; 3-Tiếp cận nguồn vốn khó khăn hơn khi nhiều tổ chức tín dụng đã hết hạn mứctăng trưởng tín dụng, trong khi diễn biến lãi suất và tỷ giá phức tạp hơn; 4-Đứt gãy, gián đoạn nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào từ nhập khẩu phục vụ sản xuất; 5-Hiệu ứng lan truyền từ khó khăn đối với doanh nghiệp bất động sản.

Doanh thu hoạt động viễn thông năm 2022 ước đạt 334 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với năm trước. Tại thời điểm tháng 12/2022, tổng số thuê bao điện thoại ước đạt 129,7 triệu thuê bao, tăng 3,1% so với cùng thời điểm năm 2021, trong đó số thuê bao di động là 127,2 triệu thuê bao, tăng 3,7%; số thuê bao truy nhập Internet băng rộng cố định ước đạt 21 triệu thuê bao, tăng 8,6%.Với những biến động mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế, FPT Telecom vẫn đạt được những kết quả nhất định nhờ sự linh hoạt trong chiến lược của Ban lãnh đạo. Doanh thu năm 2022của toàn Công ty đạt 14.730tỷ đồng, tăng trưởng 16,1% so với năm 2021và bằng 101,2% kế hoạch đề ra.Các mảng kinh doanh có sự tăng trưởng phục hồi sau 2 năm dịch bệnh,cụ thể: doanh thu dịch vụ viễn thông cho khách hàng tổ chức (kênh thuê riêng, thoại trong nước, cho thuê máy chủ và chỗ đặt máy chủ, dịch vụ lưu trữ ảo hóa, ...) tăng trưởng 27,2%; doanh thu dịch vụ viễn thông cố định cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình tăng trưởng 10,7%; doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền tăng trưởng 19,8% so với năm 2021.Mảng nội dung số có doanh thu tăng trưởng25,9% và hoàn thành 100,7% kế hoạch khi các hoạt động kinh doanh khôi phục lại sau thời gian bị giãn cách bởi dịch bệnh. Lợi nhuận trước thuế của toàn Công ty đạt 2.818 tỷ đồng, tăng trưởng 17,6% so với năm 2021và hoàn thành 100,2% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.258tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 5.870đồng/cổ phần. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu đạt 19,1%, tiếp tục cải thiện so với năm trước (Năm 2021: 18,9%, Năm 2020: 18,1%).Lợi nhuận tăng trưởng tốt nhờ vào việc kiểm soát chi phí hiệu quả và tăng trưởng mạnh từ các mảng kinh doanh sau thời điểm dịch bệnh.

Trong năm 2022, mặc dù ảnh hưởng mạnh của dịch bệnh, Công ty vẫn tiếp tục triển khai nhiều hoạt động giúp gia tăng số lượng thuê bao, đầu tư nâng cấp tuyến truyền dẫn quốc tế, mở rộng vùng phủ hạ tầng, đầu tư vào nội dung và đa dạng hóa các kênh bán hàng. Dung lượng băng thông quốc tế tăng 38%, từ 2.650

6Gbps lên 3.680Gbps trong năm 2022. Công ty hiện có mặt tại 59 tỉnh thành trên toàn quốc, với gần 60%số lượng quận huyện đã có hạ tầng.Trong năm 2022 kỷ niệm 25 năm thành lập, công ty đạt đượcnhữngdấu ấn mạnh mẽ:-Truyền hình: ra mắt bộ giải mã FPT Play Box 2022 –bộ giải mã đầu tiên của Việt Nam tích hợp 2 nền tảng công nghệ IPTV và OTT trên cùng một thiết bị.Hoàn thành ký kết hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và Công ty TNHH Truyền hình  FPT  (FPT Play), 2 đơn vị sẽ thúc đẩy phát triển hình ảnh và khai thác thương mại 3 giải đấu V.league 1, V.league 2 và Cúp quốc gia trong 5 mùa giải từ năm 2023 đến 2027.-IP Camera: ra mắtFPT Camera IQ2 ứng dụng trí tuệ nhân tạo với các tính năng nhận diện cảnh báo thông minh, giúp người dùng nhận cảnh báo khi có chuyển động của con người, giảm tình trạng cảnh báo không đúng mục đích.-Smarthome: ra mắt bộ sưu tập công tắc chất lượng, sang trọng, phù hợp với mọi kiến trúc nhà ở.-Ví điện tử FoxPay: phối hợp với nhiều địa phương trên cả nước thúc đẩy thanh toán không tiền mặt. Trong đó có dự án Hue-S trở thành tâm điểm truyền thông về tính hiệu quả được Bộ TT&TT công nhận.

 

Mặc dù dự báo kinh doanh năm 2023 sẽ là năm khó khăn khi suy thoái diễn ra trên toàn thế giới nhưng FPT Telecom tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng 2 chữ số, cụ thể mục tiêu doanh thu là 16.730 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với năm 2022 (trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông là 15.800 tỷ đồng, tăng trưởng 13,1% và doanh thu từ dịch vụ nội dung số là 940 tỷ đồng, tăng trưởng 22,8%). Kế hoạch lợi nhuận trước thuế của Công ty là 3.230 tỷ đồng, tăng trưởng 14,6% so với năm 2022.Với chiến lược lấy khách hàng làm trung tâm, FPT Telecom tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ để đưa ra các sản phẩm sáng tạo, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Mục tiêu để công ty đạt được lượng khách hàng bền vững hàng năm và duy trì mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ổn định trong các năm tiếp theo.Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởngcao trong những năm tới, hoạt động đầu tư của FPT Telecom trong năm 2023 tập trung vào các hoạt động chính sau:-Tiến hành việc hoàn thiện giai đoạn 1của trung tâm dữ liệu tại Quận 9 –Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Hoàn thành đầu tư giai đoạn 3 tại 2 trung tâm dữ liệu ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh và Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.-Tiếp tục tìm kiếm và lên phương án cho các dự án trung tâm dữ liệu khác để đảm bảo đủ cơ sở hạ tầng cho nhu cầu dữ liệu tăng nhanh tại Việt Nam.-Tiếp tục tìm kiếm và lên phương án cho các tuyến cáp quốc tế khác để đảm bảo lợi thế cạnh tranh và chất lượng dịch vụ khách hàngtrong tương lại.-Khởi công dự án xây dựng tòa nhà văn phòng FPT Telecom Tower tại Khu chế xuất Tân Thuận, Tp HCM để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về văn phòng làm việc.-Tiếp tục nghiên cứu, phát triển các sản phẩm ứng dụng cơ sở dữ liệu và các công nghệ liên quan đến Internet để gia tăng giá trị gia tăng cho các dịch vụ của công ty.-Đầu tư về nội dung với trọng tâm là giải đấu V.league, xây dựng các hệ sinh thái liên quan đến nội dung để cung cấp cho khách hàng và đối tác những dịch vụ tối ưu nhất.-Về nguồn lực nhân sự, FPT Telecom tiếp tục cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và dự kiến đến cuối năm 2023 số lượng nhân sự của công ty đạt khoảng 11.000 người.”

Tags:

Stocks

Nghị định 10 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/05/2023 v/v Bất Động Sản

by finandlife05/04/2023 15:44

Ngày 03/04/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2023/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định 10) sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai. Nghị định 10 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/05/2023. Các điểm chính như sau:

1. Bổ sung quy định làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền áp dụng thủ tục giao đất cho chủ đầu tư (CĐT) đủ điều kiện trong trường hợp CĐT là nhà đầu tư duy nhất tham gia đấu thầu. Trước đây, chưa có văn bản hướng dẫn địa phương giao đất cho CĐT đủ năng lực trong trường hợp chỉ có một CĐT đăng ký tham gia đấu thầu.

2. Bổ sung cơ sở, thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với loại hình BĐS du lịch.

3. Chủ đầu tư được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, bán tài sản hợp pháp gắn liền với đất cho nhà đầu tư khác trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động theo quy định.

4. Hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất ở/dự án. Trong khi hướng dẫn trước đây chỉ liệt kê trình tự chung của các thủ tục phải tuân theo, nghị định mới hướng dẫn chi tiết về các tiêu chí cụ thể cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

5. Thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước toàn diện hơn như thời hạn thanh toán tiền đấu giá là 120 ngày kể từ khi CĐT có quyết định công nhận trúng đấu giá và yêu cầu đặt cọc trước 20% giá khởi điểm.

6. UBND cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành quyết định phê duyệt giá đất không quá 90 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất (chúng tôi cho rằng đây là cơ sở để xác định tiền sử dụng đất). Nghị định 10 là cơ sở để quy định chính quyền địa phương rút ngắn thời gian phê duyệt giá đất thay vì trường hợp một số địa phương trì hoãn thẩm định hồ sơ giá đất do quy định trước đây chỉ đưa ra ước tính sơ bộ về thời gian phê duyệt.

Nhận định của chúng tôi

Nghị định 10 có tác động tích cực đối với các CĐT bất động sản nói chung do nghị định này đưa ra hướng dẫn chi tiết hơn để giải quyết các nút thắt pháp lý phổ biến về (1) cơ chế giao dự án khi chỉ có một CĐT tham gia đấu thầu, (2) chuyển đổi mục đích sử dụng đất, (3) đấu giá quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước và (4) thời hạn phê duyệt giá đất, trong thời gian chờ Luật Đất đai mới được thông qua (dự kiến tháng 10/2023). Đặc biệt, chúng tôi tin rằng Điểm 4 và Điểm 5 sẽ giúp đẩy nhanh quy trình phê duyệt pháp lý cho các CĐT khu công nghiệp sở hữu quỹ đất cao su (như GVR và PHR) do nghị định mới cung cấp hướng dẫn rõ ràng hơn về việc chuyển đổi đất cao su thành đất KCN để cho thuê và về quy trình đấu giá quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước. Trong khi đó, Điểm 2 sẽ có lợi cho CĐT bất động sản du lịch cũng như hỗ trợ tâm lý của người mua đối với loại hình sản phẩm này.

VCSC RESEARCH

===

BSC RESEARCH

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu