Di chúc của nhà triệu phú

by Life03/09/2014 15:54

Ba mươi năm trước đây tại thủ đô Washington, D.C., vợ của một nhà doanh nhân đã bỏ rơi chiếc ví của cô ấy tại bệnh viện trong một đêm mùa đông. Nhà doanh nhân này rất lo lắng và quay lại bệnh viện để tìm ngay trong đêm đó, bởi vì trong chiếc ví không chỉ chứa $100,000 mà còn có cả các tài liệu marketing rất quan trọng..

Khi người doanh nhân vội vã tới bệnh viện, ông ta nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn nằm ngay dưới chân bức tường hành lang, đang run lên vì lạnh, và trong tay cô gái đó có chính xác chiếc ví mà vợ ông đã bị mất.

Cô gái tên là Hiada, cô tới bệnh viện để đưa người mẹ đang bị ốm tới khám bác sĩ. Người mẹ và cô con gái, hai người đang dựa vào nhau để sống, họ rất nghèo, họ bán mọi thứ đáng giá và gom góp chỉ vừa đủ số tiền để nhập viện và ở bệnh viện trong một đêm. Không có tiền, họ sẽ bị đuổi ra khỏi bệnh viện vào ngày tiếp theo.

Đêm đó, Hiada đã bị bỏ lại bơ vơ trong hành lang của bệnh viện. Cô ấy cầu nguyện xin Chúa nhân từ cứu giúp và hy vọng sẽ gặp được một quý nhân nào đó sẽ cứu giúp được mẹ cô.

Đột nhiên, một người phụ nữ đi từ trên hàng lang xuống và đã đánh rơi chiếc ví mà không hề để ý và vội vã đi qua, có lẽ bởi vì cô ấy đang phải mang một thứ gì đó trên tay. Hiada là người duy nhất ở hành lang lúc đó, cô đã tới và nhặt chiếc ví lên. Khi cô chạy tới sau cánh cửa phía sau người đàn bà kia, thì bà ấy đã ở trên ô tô.

Hiada quay trở lại phòng bệnh viện. Khi mở chiếc ví ra, cả hai mẹ con đều sock vì số tiền quá lớn. Họ đều ngay lập tức nghĩ rằng số tiền kia sẽ có thể giúp mẹ cô ấy chữa bệnh. Tuy nhiên, người mẹ đã nói với Hiada quay lại hành lang và đợi người đánh rơi kia quay lại để tìm.

Bất chấp mọi nỗ lực giúp đỡ cứu chữa của nhà doanh nhân, mẹ của Hiada đã ra đi và để người con gái nhỏ ở lại một mình. Sau đó,nhà doanh nhân đã giúp đỡ cô con gái nhỏ bé kia, người đã mất đi cả gia đình. Người mẹ và cô con gái không chỉ giúp người doanh nhân lấy lại $100,000, mà quan trọng hơn là những tài liệu marketing đã giúp nhà doanh nhân về sau thành công hơn bao giờ hết và trở thành một nhà triệu phú chỉ sau đó không lâu

Sau khi tốt nghiệp đại học, Hiada,( với sự giúp đỡ của nhà doanh nhân), cô đã trợ giúp cai quản việc kinh doanh của nhà triệu phú. Mặc dù nhà triệu phú không bao giờ bổ nhiệm cô vào một vị trí nào thực sự, nhưng trải qua rất nhiều thời gian thử thách và học tập, những kinh nghiệm thông thái của nhà triệu phú đã ảnh hưởng tới cô, giúp cô trở thành một nữ doanh nhân thực sự.

Vào những năm sau này, ông đã tham vấn Hiada rất nhiều ý kiến giải quyết cho rất nhiều vấn đề gặp phải. Khi mà ông sắp xa rời thế giới, ông đã để lại những dòng đầy từ bi:

“Trước khi tôi biết Hiada và mẹ cô ấy tôi đã thực sự mất hết tiền, nhưng khi tôi đứng trước bà mẹ và cô con gái, người đã tìm thấy một số tiền rất lớn của tôi khi mà họ đang trong cảnh bệnh tật và nghèo đói nhưng vẫn không màng tới số tiền của tôi, tôi nhận ra rằng họ mới là những người giàu nhất.

Họ đã giữ được những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của con người mà một người doanh nhân như tôi còn thiếu. Tiền của tôi có được phần lớn là do những trò tiểu xảo và tranh nhau với người khác. Đó là những người mà họ làm cho tôi hiểu được tài sản quan trọng nhất trong cuộc đời là giá trị đạo đức của họ. Tôi cứu giúp Hiada không chỉ vì trả ơn hay vì sự cảm thông. Mà là vì tôi thấy cô ấy như một hình mẫu chuẩn mực của một con người.

Khi cô ấy ở bên cạnh tôi, tôi sẽ luôn nhớ rõ rằng tại bất kỳ thời điểm nào cái gì tôi nên làm, cái gì không, tôi nên kiếm tiền thế nào, tôi không nên kiếm thế nào. Đó là lý do cơ bản cho sự thịnh vượng trong kinh doanh của tôi sau này và khi tôi đã trở thành nhà triệu phú.

Sau khi tôi chết, hàng triệu đô la của tôi sẽ kế thừa lại hết cho Hiada. Đó không chỉ là để cho mà nó sẽ mang lại thành công hơn và thịnh vượng hơn cho việc kinh doanh sau này. Tôi tin chắc rằng người con trai thông minh của tôi sẽ hiểu được những suy nghĩ của cha mình.”

Khi người con trai của nhà triệu phú đi du học trở về, anh đã đọc rất kỹ bức thư của cha và ngay lập tức ký các giấy tờ chuyển nhượng mà không một chút đắn đo gì : “Tôi đồng ý để Hiada thừa kế toàn bộ tài sản của cha tôi. Tôi chỉ có một đề nghị rằng Hiada sẽ trở thành vợ của tôi.”

Sau khi đọc xong và nhìn thấy chữ ký của người con trai nhà triệu phú, Hiada đã nghĩ rất nhanh và đã ký vào: “Tôi xin nhận mọi tài sản thừa kế từ thế hệ trước, bao gồm cả người con trai của ông”(ST TruyenHay.Vn)

Tags:

StoriesofLife

Câu chuyện nhỏ ấm lòng về tình người

by Life25/08/2014 10:18

Lòng tôi dâng lên niềm vui khôn cùng. Có lẽ ai đó đã đưa các em đến đây, cho các em một cuộc sống khác, không còn những đánh đập, rầy la...

Cuộc sống này có phải quá đủ thứ dư thừa, quá nhiều thứ lấn áp trái tim con người rồi không? Có phải con người ta đã quá vì nhiều thứ mà đánh mất những điều ý nghĩa nhất cuộc sống rồi không?

Tôi là một người bình thường nhưng tôi hiểu rõ những điều cần làm và phải làm. Tôi sống và luôn đặt nghĩa vụ cách đối nhân xử thế lên đầu. Nhưng đau lòng làm sao, khi tôi nhận ra trong xã hội lại có những người trở nên lạnh lùng, vô cảm, và tàn nhẫn...

Sáng ấy trời mưa nhẹ, lạnh buốt đến thấu xương. Trời về đông mà, trách sao được. Tôi co rúm người lại, thở phì phèo làn khói trắng vào tay cho đỡ buốt, cầm ô đi lang thang trên đường để kiếm cho mình một bữa sáng cho ra hồn. Thú thật, dạo gần đó tôi nhịn sáng suốt, công việc bận quá, lại làm ca khuya nên sáng nào bảnh mắt cũng gần 10h.

Tôi dừng chân trước một quán ăn, nghe nói cũng ngon, nhiều khách ghé qua. Mấy đứa bạn cũng rủ tôi đi mãi mà chưa có dịp. Hôm nay lạnh, được dịp có hứng…

Mấy ông khách quần áo sang trọng đi ôtô con vừa vào, bà chủ đón tiếp khách niềm nở. Bà sai nhân viên dọn chỗ và mời cẩn thận. Tôi chỉ đứng đợi ngoài, liếc qua vài chỗ còn trống tí ngồi vào.

"Chị ăn gì ạ?". À, một bé gái. Bé ấy nhỏ quá, quá nhỏ để làm những việc này. Chắc bé chỉ mới lớp 3, lớp 4 thôi. Quần áo em rách nát mà cũ nhàu hết cả. Áo lại mỏng tèo và ướt nhẹp, chắc vừa đi mưa về hay sao.

"Chị bát bún nhé".

"Vâng, chị vào chỗ đi. Tí em bảo bà chủ ra làm chị liền nghe".

Bé mỉm cười niềm nở, nụ cười ấy làm tôi thấy ấm áp quá. Còn bà chủ vẫn đon đả tiếp những quý khách có vẻ ‘sang’ bỏ lại một vài người ngồi nhìn đồng hồ và đợi.

"Bà ơi! Bà làm cho mấy người kia đi", là bé ban nãy, bé kéo áo bảo bà chủ mà mặt mày nhìn có vẻ sợ sệt.

"Mày bảo con chị mày ra. Nó còn làm gì mà bây giờ con ở trỏng?".

"Chị cháu đau chân, chị còn đang bôi thuốc ở đó ạ".

"Bộ mày bị câm hả, mày cứ gọi là nó ra. Muốn tao trừ lương tụi bay hay sao mà đực mặt ra đó?".

Em ấy nhìn như sắp dưng nước mắt, gương mặt xị xuống, cầm gấu áo rồi chạy trong buồng. Mấy người bàn trên nhìn mà ái ngại cho bé. Bé còn nhỏ vậy, mà sao mắng em ghê quá. Tôi thấy tội em, chắc em là người ở nên bị bà nạt.

Lúc sau trời đổ cơn mưa to, mùa đông mà mưa, khác nào lạnh thêm lạnh. Tôi mặc bốn áo mà vẫn lạnh, xỏ tay túi áo rồi bần thần ngồi nhìn mưa. Những lúc thế này tâm trạng lại mang mác buồn.

Lát sau, một cô bé lớn hơn một xíu, chắc cũng chỉ lớp 7, 8 mà thôi. Em ấy bị gì đó mà chân sưng tấy, nhìn thâm tím đau đớn. Cô bé nhỏ đi cạnh, dìu  tay bước từng bước khập khiễng. Bà chủ chống tay vào hông mắng nhiếc:

"Khiếp! Đau có tí mà làm dáng, làm đỏng. Định làm thế để bà thêm tiền à? Con Trúc, còn không mau đưa chị mày đi nhanh lên. Ế khách tao ra".

Bà chủ bực tức mặt hằm hằm đi vào. Hai chị lạnh cầm cập mà không dám cãi lại bà chủ. Cô bé rón rén làm cẩn thận từng bát một. Bé con được nhiệm vụ dọn dẹp và mang đi từng bàn. Đến bàn nào bé cũng cười tươi và chúc “Quý khách ngon miệng ạ!” Cũng bởi bé như vậy, nên nhiều vị khách cố nán lại, ngồi ăn cho bé.

"Chúc chị ngon miệng! Xin lỗi vì đã làm chị đợi lâu nghen".

"Cảm ơn em".

Tôi mỉm cười nhìn em, đôi má em ửng đỏ hết lên nhưng trong con người đó lại toát lên vẻ ấm áp đến lạ kì. Em khiến tôi cảm thấy vui hơn nhiều, lòng tôi nhẹ nhàng hơn khi thấy nét tươi tắn trong nụ cười của em. Tôi húp xì xụp từng thìa, cái lạnh cũng gần như xua đi phần nào. Đúng là hương vị rất thơm ngon. Người ta khen tấm tắc quả không sai. Bé em đứng nhìn chị làm, mà thòm thèm. Thi thoảng bé lại chỉ chỏ, thủ thỉ bảo chị:

"Hai ơi! Hai cho em miếng bé bé này nghen". Cô chị thương em, muốn em ăn lắm nhưng sợ bà chủ la.

"Yên nào. Tí bà chủ cho mới được ăn. Ăn vào bà nạt, bà đánh. Chị thương".

Cô bé đứng đấy, mắt long lanh nhìn chị. Nhưng không làm được gì. Nhìn bé tủi thân lắm. Bà chủ từ trong buồng nhìn ra mà quát lớn.

"Con Trúc, mày đi bê dọn đi, ngồi đấy làm gì, chả biết việc hay sao. Tao chả hiểu bố mẹ mày dạy mày kiểu gì?".

"Xin lỗi bà, con làm ngay ạ!".

Chị bé thấy vậy thì bê liền, không để em phải làm việc nhiều.

"Để đấy, hai bê cho. Nóng, bỏng em ra".

"Đừng hai. Hai đưa em làm, chân hai đau, đi lại nhiều nó tấy, nó đau hai mà".

Nhìn chị em thương nhau mà ai cũng thấy buồn, cớ gì bà chủ lại mắng nhiếc, bắt nạt hai em ấy? Ai thấy cũng đau lòng khiến cả căn phòng trở nên im ắng hơn bao giờ hết. Cô chị tập tễnh, chân như muốn khụy xuống mà còn thương em, không muốn em phải làm.

"Trúc đi dọn đi Trúc, dọn nhanh rồi còn nghỉ chứ".

"Em đi liền đây".

Cô bé nhanh nhẹn cầm giẻ chạy vào, mắt cứ ngoái lại nhìn chị. Đúng là hai chị em, yêu thương nhau hết mực. Góc bàn cuối còn một vị khách đang ngồi đợi, ông nhìn đồng hồ mà miệng lầm bầm trách móc:

"Lề mề quá, nhanh lên cái".

"Xin lỗi ông, cháu bê tới liền".

Cô bé đi vội với từng bước. Mặc dầu ai cũng biết bé chân bé xót lắm. “Xoảng” một tiếng vỡ mạnh vừa xảy ra, rồi tiếp theo là những tiếng trách móc ầm ĩ…

"Làm cái quái gì thế hả? Có biết nóng đến mức nào không?".

"Xin lỗi, xin lỗi, cháu không cố ý. Cháu sẽ làm ngay cho ông bát khác ạ".

Chị bé Trúc vừa làm vỡ chiếc bát. Nước và bún đổ ập tung tóe lên người ông khách. Ông nhìn cô và mắng.

"Vừa làm trễ giờ, vừa bực, không thể chịu nổi thêm nữa", ông khách làu bàu, nhìn cô hằn học. Bất giác bà chủ từ nhà chạy ra cùng với bé Trúc.

"Gì vậy, nó làm gì ông?".

"Bà không nhìn thấy hay sao còn hỏi?".

Bé Trúc chạy lại chỗ chị hai thương xót

"Hai có sao không hai. Chị cháu bị thương ở chân, xin lỗi ông, mọi ngày chị cháu cẩn thận lắm ạ?". Cô bé có nói sao thì cũng không ngăn nổi cơn thịnh nộ của bà chủ nhà.

"Con này, cái con chết bầm chết dập này. Mày làm hỏng quần áo người ta, mày làm mất khách tao. Mày đáng tội gì?".

Bà chủ mạnh tay, tát thẳng ba cái vào mặt cô chị. Làm cô bé ngã khụy, mặt đỏ hằn lên từng vết. Trúc thương chị khóc lóc, xin van.

"Bà, làm ơn bà đừng đánh chị con. Chị con lần trước tại đau chân quá nên mới vậy ạ. Xin bà, bà đánh thì bà đánh cháu, xin đừng nạt chị cháu". Bà chủ vậy chưa tha, cầm cái chổi gần đó đánh mạnh vào người hai chị em.

"Đồ người ở mất dạy, làm hỏng đồ nhà bà, bà đánh cho mày chừa". Nhiều vị khách thấy vậy không tiếc lời bàn ra tán vào. Một vài người xì xào:

"Bà Tám chua ngoa cả xóm ai cũng biết. Bà ta đánh vài người ở thương tích đầy rồi mà còn chưa hả hay sao?".

Còn mấy người chỉ lắc đầu, chậc miệng vài ba cái rồi chả ai nói năng gì. Cả gian phòng chỉ toàn tiếng chửi rủa của bà chủ nhà. Nhiều người thấy thì đứng ngoài mà không ai can, để hai chị em đơn độc chịu đòn. Trúc khóc ròng van xin bà, bà chủ thì nào tha, bà được thể chửi kinh chửi ác hơn. Tôi thấy vậy mà không kìm được lòng, lên tiếng: "Bà Tám dừng lại đi, bà đừng có đánh hai em nữa".

Rồi tôi chạy lại chỗ hai chị em, xoa vết thương lan dài ở trên cánh tay của hai bé. Nhiều người cũng theo đó mà nói “Thôi thôi. Dừng lại đi bà Tám” , “đừng đánh nữa, hai đứa còn nhỏ”. Nhiều người thương hai em, chạy lại hỏi thăm hai bé. Trúc nín khóc, tôi vội lau nước mắt trên gương mặt hao gầy của cô bé. Rồi tôi nói:

"Bà chủ làm thế hỏi xem có được không? Hai em còn nhỏ, bà đánh đập hai em là phải tội. Bà làm thế mà coi được sao?". Bà Tám mặt đỡ hặm hực, cứ tảng lờ như không biết:

"Chuyện nhà tôi, mắc mớ gì cô mà cô nói".

Nhiều người thấy vậy mà bất đồng: "Bà Tám sai rồi, bao con ở bà đánh chúng thập tử nhất sinh cả xóm làng người ta đồn đại. Người ta biết, bà có dạy dỗ cũng đừng có đánh. Bà xem chúng bầm tím hết mình mẩy rồi kia. Bà làm vậy là phạm luật bạo lực trẻ em bà biết chưa?".

Bà Tám dửng dưng như không. Có lẽ bà ta đã quen với việc người ta trách móc. Nhưng bà Tám cũng chả quan tâm: 'Mấy người trả tiền rồi về. Định làm gì tôi, mà ở đây hoài vậy?".

Nhiều người thấy thì cứ lẳng lặng ra về như không quen biết, dần cũng lũ lượt về hết. Ai nấy chẳng thèm ngó ngàng, cứ mặc hai em ở vậy, thế nhưng cũng có vài người thương hai em, cho em chút tiền. Coi như để hai em có chút chăm lo bản thân. Tôi nâng hai em dậy, dìu em ngồi ghế, hai chị em nhìn nhau thương xót.

"Cảm ơn chị ạ". Bé Trúc nhìn tôi mỉm cười. Tôi cảm nhận sâu trong con người em. Một con người lạc quan nhưng đâu đó nỗi buồn không nói thành lời.

"Vậy tụi em định tính sao? Không lẽ cứ để bà đánh đập hoài vậy?".

"Tụi em mồ côi ba mẹ, từ bé đã sống ở đây rồi ạ. Bà nạt tụi em cũng nhiều rồi, tụi em quen mà". Bé mỉm cười, cố gắng che đậy nỗi buồn thầm lặng trong kín tâm hồn.

"Tại sao em cháu không vào cô nhi viện sống? Mấy người gần đó hỏi?", hai em lắc đầu, vẻ mặt buồn lắm. Có mấy người bảo rằng: "Chắc chắn phải đưa hai đứa nhỏ vào cô nhi sống. Để chúng ở đây thì ngày nào bà Tám chả mắng nhiếc, đánh đập".

Tôi ra về, hai em nhìn theo tôi chào tạm biệt. Mấy ngày sau, tôi ghé qua cô nhi viện, chợt tôi nhìn thấy hai gương mặt quen thuộc... là hai chị em đó ư? Đúng là hai em rồi, né Trúc gương mặt trong sáng, mặc trong bộ áo len trắng mới. Hai bé đáng yêu quá, cả hai đều đang cười thật hạnh phúc.

 Lòng tôi dâng lên niềm vui khôn cùng. Có lẽ ai đó đã đưa các em đến đây, cho các em một cuộc sống khác. Tôi vừa mừng, vừa ấm lòng. Đông nay lại trở lạnh, tôi lại dạo bước vội trên đường, xuyên qua màn mưa lạnh buốt.(st ione.vnexpress.net)

Tags:

StoriesofLife

Hãy cứ bước đi

by Life21/08/2014 16:24

Đúng là sống dưới áp lực, bạn sẽ chỉ mạnh mẽ hơn mà thôi!!!!

***

Tôi tỉnh giấc, và không biết đêm qua mình đã khóc tới mức ngủ thiếp đi lúc nào. Chỉ tới khi ánh mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên trong ngày vào căn phòng nhỏ của tôi, tôi mới choàng tỉnh giấc. Đầu óc nặng trĩu, tôi mệt mỏi ngồi dậy, chẳng còn muốn nhìn ngó xung quanh, chỉ thấy chán nản và thất vọng tràn trề. Duy chán nản nghĩ về những ngày qua....

Kỳ thi đại học đã tốn của tôi không biết bao nhiêu thời gian, những đêm ôn bài miệt mài, những sớm dậy sớm ôn lại, cả ngày và tháng chỉ có ôn bài, luyện tập. Vậy mà, cuối cùng, khi cầm tờ giấy báo điểm trên tay, tôi không thể cất nổi nên lời. Điểm số đó, tôi đã ngẫm hoài mà chẳng tin nổi đấy là điểm số cho những ngày tháng say sưa mệt nhoài của tôi. Dù những con chữ có nhảy múa trước mắt, thì một sự thật tôi không thể chối từ: Tôi đã trượt đại học. Cánh cửa mơ ước không mở ra trước mắt tôi, gia đình, bạn bè, họ sẽ nghĩ gì về tôi. Tôi ôm đầu, vừa khóc vừa chạy ra khỏi nhà....Bao câu hỏi giá như cứ quay cuồng mãi không thôi. Giá như tôi chịu khó, và chăm chỉ hơn chút nữa. Giá như trước khi làm bài thi, tôi cố gắng đọc kỹ câu hỏi hơn, tôi đừng ra trước giờ nộp bài hẳn 30 phút, giá như và giá như. Nhưng, kết cục thì đâu thay đổi được gì. Tôi không nhớ rõ mình đã đi qua bao nhiêu con đường,và khóc bao lâu trong lúc những bước chân nặng nề lê đi trên phố.

- Duy, là Duy phải không?

Một giọng nói trong trẻo cất lên. Tôi uể oải nhìn về phía sau. Linh, cô bạn từ hồi cấp II đang đứng đó. Tôi nhớ tên bạn ấy, vì cô nàng từng là lớp phó học tập hồi ấy. Cô bạn có vẻ cao hơn, và mái tóc thì không còn xõa ngang vai mà buộc cao gọn gàng.

- Chào cậu. - Tôi cố nặn một nụ cười đáp lại. Nhưng, giờ thì có cho tiền, tôi thề tôi cũng không thể cười thoải mái được. Hình như nụ cười gượng gạo của Duy càng tố rõ là chủ nhân của nó thấy không thể vẽ nổi nụ cười ấy, nên Linh tiến lại hỏi Duy, câu hỏi làm Duy bất ngờ:

- Cậu có chuyện gì buồn đúng không?

- Ơ!

Tôi ngơ ngác, rồi cùng ngập ngừng: Sao cậu biết!

- Nhìn là tớ đoán ngay. Có ai gặp lại bạn cũ mà vẽ cái nụ cười mếu máo vậy không? - Linh nháy mắt trêu tôi. - Uhm, cậu rảnh không, đi dạo với tớ!

Tôi không tài nào từ chối nổi lời đề nghị của cô bạn. Chúng tôi đi ngược lại phía bên kia đường, để tới đoạn ngõ dẫn ra công viên gần ấy. Giờ này, công viên không đông lắm, chỉ có một vài người đang thả bộ tập thể dục. Linh và tôi chọn ngồi ở một băng ghế nhỏ gần mép hồ nước.

- Trời hôm nay đẹp đúng không Duy. - Linh cười rồi chỉ tay ra phía hồ xa xa: - Đấy, mặt hồ rất xanh và sóng lăn tăn.

Linh không hỏi tôi làm sao nữa, chỉ luyên thuyên về chuyện cây cỏ thiên nhiên. Rồi 2 đứa nói đủ thứ về ngày còn học chung lớp. Những kỉ niệm ùa về, làm tôi thấy nhẹ nhàng hơn, không còn quá ủ rũ nữa. Dù nỗi buồn trong tôi vẫn trống hoác, chỉ một cái chạm nhẹ cũng làm đau đớn vô cùng. Được một lúc, Linh quay sang hỏi tôi:

- Duy có thích chơi môn thể thao nào không?

- Ơ, tớ trước có chơi bóng, một chút. - Tôi chợt nhớ là từ lâu tôi cũng chẳng có động tới bóng, thời gian ôn thi chiếm tất cả khoảng trống của tôi rồi còn đâu.

- Lại đây, tớ chỉ cho Duy cái này. - Rồi Linh chạy trước, ra gần bãi cỏ gần đấy, lấy ra cái ván trượt. Cô bạn bảo, đang học chơi môn này, rất hay và dễ gây nghiện, Linh lí lắc nói với tôi. Mắt cô bạn sáng long lanh.

- Hay Duy tập cùng với tớ nhé. Duy cũng đang rảnh đúng không? - Linh nói như không để tôi trả lời khác đi vậy. Thế là tôi đồng ý.

Và giờ sau 2 ngày tập luyện, tôi bắt đầu say mê với nó. Tôi thích cái cảm giác lướt như bay trên mặt sàn, rồi qua những con phố, cảm giác mọi thứ đều lùi lại phía sau, kể cả những nỗi buồn đang đè nặng trong tôi. Dù những ngày đầu tiên, tôi ngã, và bị xước rất đau, nhưng những lúc ấy Linh luôn ở bên cạnh, giúp đỡ, động viên tôi. Trong nhiều lần nỗ lực, có một lần tôi bị ngã rất đau. Nước mắt tự dưng chảy trào, khi nghĩ về những ngày qua. Tôi thành thật với Linh, khi thấy cô bạn chạy tới đỡ tôi dậy.

- Tớ trượt đại học rồi Linh ạ! - Tôi nói khi đã ngồi dậy, không quay sang Linh.

- Rồi cậu sẽ thế nào?

- Tớ vẫn muốn thi vào trường đó. Tớ đã ước từ rất lâu. Nhưng....

- Có một câu này, tớ muốn nói với Duy:

Hãy đối mặt với những gì đang làm cậu sợ hãi. Hãy đối mặt. Linh nói, rồi siết nhẹ tay tôi.

Rồi, cô nàng không để tôi nghĩ ngợi tiếp, cầm hai cái ván trượt lên, ra hiệu cùng luyện tập. Trên những đường lướt ván song song, Linh nói rất to, cậu còn cả một năm phía trước để làm những điều cậu thích và ôn thi lại cơ mà. Đối mặt với nó, và vượt qua, nhé Duy!!!!

Tôi cười, nghe như trong mình vừa trút khỏi những tảng đá nặng nề, những cơn gió cứ vi vu thổi bên tai, trước mắt là nụ cười của cô bạn lấp lánh hòa cùng những đường trượt ngày một thành thục hơn.

Tôi không nhớ mình dành bao lâu cho thời gian bên ván trượt, chỉ biết rằng, những ngày sau đó, tôi không bỏ bất kỳ thời gian trống nào để than vãn và nghĩ về kỳ thi vừa rồi, tôi luyện tập, luyện tập không ngừng. Tham gia nhiều hội nhóm hơn, giao lưu trò chuyện với những người cũng đam mê bộ môn trượt ván này. Họ cùng mang trong mình nhiều câu chuyện, tôi lắng nghe và chia sẻ sau những giờ tập miệt mài. Có những người muốn bỏ cuộc, khi khó khăn quá lớn, tôi luôn động viên, và luyện tập cùng họ nhiều hơn. Vì thế, tôi cởi mở hơn rất nhiều, không còn giấu mình trong đêm, rồi khóc lặng lẽ nữa. Tôi có thêm rất nhiều người bạn tốt, những người cùng tập luyện và say sưa trượt ván, họ giới thiệu tôi tới những cuộc thi, đầu tiên là nho nhỏ, dần dần, tôi tham gia nhiều cuộc thi lớn hơn, tầm cỡ hơn. Tôi còn nhớ, trước ngày diễn ra kỳ thi chọn ra trưởng nhóm của hội trượt ván Hà Nội, sau giờ tập, Linh đã ở lại, cầm tay tôi mà nói rằng:

"Dù kết quả có ra sao, thì cậu hãy nghĩ rằng, một cuộc thi không thể đánh giá tất cả về cậu, rằng cậu kém cỏi hay không. Mà tớ chỉ biết rằng, Duy của tớ đã rất cố gắng và miệt mài luyện tập. Dù có áp lực và mệt mỏi, nhưng tớ tin, sống với những áp lực sẽ làm cậu mạnh mẽ hơn bao giờ hết". Tôi nhớ như in câu nói ấy, và ngày hôm sau, khi hoàn thành bài trượt ván, khi những tràng pháo tay vang lên không ngớt, tôi hướng mắt về khán đài, nơi ở đó, có Linh- người đã ở bên cổ vũ động viên, người đã mang tôi đến với tình yêu trượt ván này. Và rồi, ngay sau cuộc thi, tôi trở thành trưởng nhóm của hội nhảy ván trượt Hà Nội. Chẳng ai còn nhắc về điểm số và kỳ thi vừa rồi nữa, tôi cũng hòa nhập và làm quen với hết thảy mọi người. Khi mọi người trong nhóm dần quen, tôi giao lại nhiệm vụ chonhững người mới, đông viên họ cố gắng, như tôi đã từng. Và chia đều thời gian, để ôn thi và tham gia trượt ván.

Một năm trôi qua thật nhanh. Tôi vẫn không thể quên được ánh mắt và nụ cười rạng rỡ của Linh ngày động viên tôi cố gắng, động viên tôi tìm tới những niềm vui mới bên ván trượt, và luôn ở bên những khi tôi mệt mỏi nhất.

Giờ đây, khi cầm trên tay tờ giấy báo đỗ đại học, tôi không khỏi vui mừng, và hạnh phúc hơn, vì tôi biết bên cạnh tôi, có thêm những điều thật quý giá. Mừng, vì đã cho tôi nếm mùi thất bại, để ngày một cố gắng, và để nhận ra, người bên cạnh mình quý giá biết bao nhiêu.

Đúng là sống dưới áp lực, bạn sẽ chỉ mạnh mẽ hơn mà thôi!!!!(st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Hãy nhìn vào mặt trái của cuộc sống

by Life15/08/2014 18:51

Những người sống quanh ta đa số là người tốt. Nhưng "đa số" không có nghĩa là "tất cả". Thỉnh thoảng bạn vẫn bị ai đó làm tổn thương. Đôi khi, lý do lại là vì bạn không để ý phân biệt "đa số" và "tất cả".

***

Một lần, trong buổi giao ban cuối tuần, giám đốc công ty tôi nói: "Hãy nhìn vào mặt trái của cuộc sống". Thật ra, giám đốc nói nhiều lắm, khoảng gần một tiếng. Nhưng không hiểu sao, tôi chỉ nhớ mỗi câu "hãy nhìn vào mặt trái của cuộc sống". Nghe có vẻ rất lãnh đạo, thể hiện tầm tư tưởng cao siêu. Chị ấy là thần tượng của tôi, lãnh đạo của tôi, giám đốc của tôi. Hãy nhìn vào mặt trái của cuộc sống...Nghe cứ như một bản trường ca...nó ngân nga mãi trong đầu tôi.

Tối về, trong bữa cơm với vợ yêu, tôi nói: "Hãy nhìn vào mặt trái của cuộc sống". Tôi có cảm giác câu nói được phát ra thật hùng hồn, chắc nịch và tự tin. Tôi liếc nhìn vợ. Nàng có vẻ sững sờ. Sau bữa cơm, nàng bảo: "Anh nghỉ ngơi đi, để em dọn dẹp cho". Thấy chưa! Không như mọi khi, nàng không bảo tôi bưng hộ cái nọ cái kia thì cũng bảo tôi lau bàn dọ ghế. Sức mạnh của câu nói thật ghê gớm.

Thường khi, sau phút cao hứng là sự bình tâm. Trong tư thế nửa ngồi nửa nằm xem ti vi, tôi cũng bình tâm lại. Rồi tôi sực nghĩ: Thế vợ hỏi mặt trái cuộc sống là gì thì trả lời như thế nào? Đây chính là điều tôi chưa bao giờ tự hỏi mình. Chà...

Tôi nhìn lên tấm ảnh hai vợ chồng, suy nghĩ...Mặt phải cuộc sống là cái mà mình đang nhìn thấy...thế mặt trái...Tôi nhỏm dậy, lấy tấm ảnh xuống, tháo ra, nhìn vào phía sau...Chả thấy gì. Tôi soi lên bóng đèn...thấy lờ mờ...mình bên này...vợ bên này...Nhưng đây là ảnh mình đã biết trước...nếu là ảnh lạ, chắc không phân biệt được gì nhiều. Không lẽ trả lời vợ rằng mặt trái của cuộc sống là thứ rất khó nhìn thấy, nếu cố lắm cũng chỉ thấy lờ mờ...Không được! Không ổn đâu...lơ mơ bị vợ vặn cho méo mồm...mà cô ấy là chúa hay vặn vẹo.

Hình như vợ sắp xong việc. Tôi bắt đầu thấy cuống. Sực nghĩ phải tìm cách hoãn binh, tôi tắt ti vi, bật máy tính, ngồi vào bàn như đang bận việc. Lại sực nghĩ sao không vào mạng tìm câu trả lời? Ừ nhỉ...

Tôi vào một trang mạng, không nhớ trang gì. Tâm trí đâu mà nhớ. Tìm câu trả lời mới là quan trọng. Tôi thấy một video clip với dòng chữ đập vào mắt: "Nói nhiều tao đéo lấy nữa bây giờ". Sao lại thê! Yêu nhau nói nhiều một chút cũng tốt chứ sao...làm gì đến nông nỗi không lấy nữa. Tôi tò mò vào xem xem là chuyện gì.

Hóa ra không phải yêu nhau mà nói nhiều thì không lấy nữa. "Lấy" ở đây là lấy tiền,chứ không phải lấy nhau. Trong clip, một cảng sát, hay đúng hơn là một thằng ranh con (xin lỗi các đồng chí cảnh sát) khoảng hơn 20 tuổi đeo lon binh nhất cảnh sát giao thông, ngồi trong ca bin xe tải vói tay tài xế khoảng 40 tuổi. Tay tài xế vừa lái xe vừa trình bày với thằng ranh con, à quên, đồng chi cảnh sát; thằng ranh, a đồng chí cảnh sát nói: "Nói nhiều tao đéo lấy nữa bây giờ"

Chả thấy mặt trái cuộc sống ở đâu. Tôi nhìn thấy rõ mồn một, nghe thấy rõ mồn một, như xem xi nê vậy. Mất thì giờ quá...

Tôi lại tìm tiếp. Phải kiên trì thôi...Và tôi lại thấy một clip khác. Clip này có hình cảnh sát với dân, nhưng cái hình tam giác nằm ngay mặt đồng chi cảng sát, nên tôi không hiểu chuyện gì. Mà lạ thật, sao toàn thấy clip cảnh sát...hay ý trời muốn dẫn dắt tôi tìm mặt trái cuộc sống ở chỗ cảnh sát? Tôi quyết định xem clip này.

Clip ghi lại cuộc đôi co giữa cảnh sát giao thông và dân địa phương. Cảnh sát có 3 hay 4 người gì đó, dân thì đông...Đại loại thế này:

Đồng chí đại úy cảnh sát (giọng hơi méo): Anh muốn tui chào anh, anh phải tôn trọng tui trước đã...

Một người dân: Tui làm gì mà anh nói không tôn trọng anh...

Đại úy cảnh sát: Anh mặc quần đùi...

Một người dân khác: A, bà con ơi, dân phải mặc quần dài cảnh sát mới tôn trọng...

Một người dân khác nữa: A, cảnh sát có mùi rượu bà con ơi...cảnh sát say xỉn đi chặn xe xét...

Một người dân khác: Đo độ cồn...phải đo độ cồn cảnh sát giao thông say rượu...

Một người dân khác nữa: Bắn đi...mày bắn đi...tao nè...

Một người dân khác: A cảnh sát móc súng bà con ơi...thằng này vừa móc súng ra...

Chả có gì. Thế mà cũng quay...chán thật.

Đột nhiên vợ nhắc: "Khuya rồi anh". Tôi xem đồng hồ, giật mình...11 giờ. "Anh còn bận tí, em ngủ trước đi", tôi bảo vợ.

Tôi tiếp tục tìm...tìm mãi...một lúc sau lại thấy một clip khác, có hình một cảnh sát túm cổ áo một thằng bé nhấc lên, ở dưới có dòng chữ: "Cảnh sát giao thông đánh trẻ em". Vớ vẩn...thôi không xem nữa.

Tôi nhìn đồng hồ: 1 giờ sáng...chà, khuya quá rồi...nhưng trả lời thế nào? Thôi, cứ nói mặt trái cuộc sống là cái gì đó rát khó nhìn thấy, cố lắm cũng chỉ thấy lờ mờ. Nghĩ kỹ thì thấy câu trả lời có tính trừu tượng cao ra phết. Nhưng, tốt nhất là không ai hỏi. Tôi mệt mỏi đi ngủ.

Hôm sau chủ nhật. Ông già vợ điện bảo về ăn cơm. May quá, thế nào cô ấy cũng quên. Mà cô ấy quên thật.

Sáng thứ hai, tôi họp phòng triển khai công việc. Khi kết thúc tôi nói: "Hãy nhìn vào mặt trái của cuộc sống, còn ai hỏi gì không?". Chết thật...tôi lỡ miệng. Lẽ ra không nên có đuôi "ai hỏi gì không". Nhưng muộn rồi...

Một cánh tay rụt rè đưa lên. "Nói đi", tôi bảo. "Dạ, anh cho em hỏi ạ, mặt trái cuộc sống là gì ạ?". Tôi không nói gì, nhìn thẳng vào mắt cậu ta. Cái nhìn nói: "Có thế mà cũng không biết. Ngu thế". Cậu ta cúi gầm ngay xuống, nhưng tôi vẫn nhìn. Cậu ta không thấy nhưng người khác thấy. Đây gọi là chiêu "rung cây nhát khỉ". Những đứa khác chắc không còn dám hỏi.

Sự ngưỡng mộ của tôi đối với giám đốc khiến tôi ủng hộ chi ấy trong mọi trường hợp. Giám đốc cũng biết thế nên có phần ưu ái với tôi hơn. Một hôm, khi tôi đi ngang qua, giám đốc vẫy tay gọi vào, bảo: "Công ty cần trang bị thêm một số thiết bị máy móc. Cậu đến chỗ ấy...gặp ông ấy...bàn việc và hẹn ngày lắp ráp, cuối tháng phải xong". Giám đốc đưa tôi danh sách.Tôi vâng dạ đi ngay.

Mọi việc diễn ra suôn sẻ, đúng thời hạn. Tôi làm báo cáo quyết toán trình giám đốc. Giám đốc cầm bản quyết toán, cầm cả điện thoại đi vào phòng trong. Khi quay ra, giám dốc bảo tôi đưa hóa đơn đến cho người ta làm lại, không quên nói: "Hãy nhìn vào mặt trái của cuộc sống".

Tôi tuân lệnh đi ngay. Người ta đưa cho tôi một hóa đơn khác, với số tiền tăng lên gấp nhiều lần. Tôi tần ngàn, muốn hỏi lại, nhưng nhớ đến ánh mắt và lời nói của giám đốc, tôi về làm bản quyết toán khác theo hóa đơn mới. Giám đốc ký ngay và cười, nhưng ánh mắt vẫn lạnh...

Hôm giao ban, giám đốc biểu dương tôi vì sự tận tụy và trách nhiệm. Tôi cảm nhận được sự thay đổi không khí xung quanh. Ông bí thư có vẻ vồn vã hơn.

Nhưng, như người ta thường nói, sau vận đỏ là vận đen. Tôi đang phấn khích tưởng tượng về tương lai thăng tiến của mình, bỗng máy móc thiết bị đua nhau hỏng, mà toàn là những thứ tôi quyết toán mới ác. Một lần nữa, tôi cảm nhận được sự thay đổi xung quanh.

Một hôm, nhân viên văn phòng Đảng ủy đến bảo tôi: "Ông bí thư muốn gặp anh". Khi tôi đến, ông bí thư đang đọc cái gì đó. Thấy tôi đến, ông bỏ kính, đằng hắng mấy lần, rồi với giọng có vẻ tiếc nuối, ông bảo: "Tập thể Đảng ủy và Ban Giám đốc đã quyết định...tôi rẩt tiếc...". Ông đưa tôi tờ giấy. Tôi liếc thấy dòng chữ lớn "Quyết định buộc thôi việc". Tôi như rơi phịch xuống ghế. Trong vài giây, tôi cảm thấy không điều khiển được cơ thể mình. Cổ họng không chịu nhúc nhích như ý. Tôi không nói được gì. Ông bí thư cũng chẳng nói gì. Tôi đứng dậy, lảo đảo bước ra...

"Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí". Vợ tôi biết tôi bị sa thải, bỏ về nhà cha mẹ, không nói một lời. Hóa ra khi nàng hay nói nọ nói kia, là còn yêu tôi. Không nói gì, xem ra gay đây. "Yêu cho roi cho vọt", tôi lắc đầu chua chát...

Nửa tháng sau, tôi như mới tỉnh lại. Tôi bắt đầu viết đơn, gửi nơi nọ nơi kia, gửi cả cho ông bí thư. Tôi trình bày rằng tôi bị oan, sự việc là như thế như thế chứ không phải như thế như thế; rằng lẽ ra tôi phải được tường trình kiểm điểm, lẽ ra tôi phải được có cơ hội nói ra sự thật. Chằng ai nói gì...Không có hồi âm. Tôi nhận ra bây giờ tôi mới hiểu "im phăng phắc" nghĩa là như thế nào...Nghe nói giám đốc là cán bộ nguồn gì đấy.

Rồi một hôm, có một ông đến nhà tìm tôi. Ông đưa ra một đống giấy tờ, chứng minh rằng ông ta là ông ta, ông ta là luật sư và rằng ông ta là luật sư bảo vệ quyền lợi của vợ tôi. Cuối cùng, ông nói ngắn gọn: vợ tôi muốn ly hôn.

Trong cơn tuyệt vọng, điên tiết và bất cần, tôi ký giấy. Ly thi ly.

Tòa gửi giấy mời, tôi không thèm đến. Hơn tháng sau, ông luật sư đến đưa tôi quyết định ly hôn, rồi bảo tôi trả nhà. Tôi ngớ ra. Ông lại đưa giấy tờ ra, nói nhà vẫn đứng tên ông già vợ. Tôi không còn tư cách ở lại.

Tôi về quê, tiếp tục viết đơn kên cấp cao hơn, và ngóng đợi suốt nửa năm. Chẳng có gì. Người ta không quan tâm...

Khi bắt đàu hoàn hồn, tôi đi xin việc. Chẳng ai nhận. "Thằng này hay kiện cáo lung tung lắm", tôi nghe thấy tiếng xì xầm sau lưng như thế.

Tôi về quê, nằm dài. Tôi như muốn gục xuống. Không được, tôi tự nhủ...với đấng nam nhi, không đòn nào là không chịu được...Phải kiếm việc gì làm.

Tôi vào mạng tìm việc, rồi phát hiện ra một quảng cáo tuyển dụng làm việc online tại nhà, đăng quảng cáo lên mạng, lương tháng 3 đến 5 triệu. Tạm được, cứ làm đỡ đi rồi tính tiếp. Tôi đăng ký.

Nhà tuyển dụng hồi âm tức thì, hẹn ngày đó, tháng đó, giờ đó, đến chỗ đó phỏng vấn. Tôi xem lịch, hóa ra thứ hai tuần sau.

Đúng hẹn, tôi đến phỏng vấn. Có rất nhiều người ngồi chờ phỏng vấn. Đến lượt tôi, một tay đầu trọc tiếp.

Tay đầu trọc chả phỏng vấn gì, chỉ nói về cách làm. Đại loại nếu có khách hàng click vào quảng cáo do tôi đăng để mua hàng online, tôi sẽ có hoa hồng. Thông thường khoảng 3 đến 5 triệu một tháng. Nếu trúng, được mười mấy triệu không chừng. Tôi đồng ý, nghĩ mình sẽ chọn mặt hàng phổ biến để đăng. Tay đầu trọc lại bảo tôi đóng 195 ngàn, "để quản lý theo dõi đường link", anh ta bảo thế. Không đáng bao nhiêu, tôi nghĩ, và đóng tiền.

Anh ta bảo tôi về nhà, cứ mở email, sẽ có đường link và mât khẩu đăng nhập ở đó, không quên dặn có gì thắc mắc cứ hỏi.

Tôi về mở email, quả nhiên mọi thứ có sẵn. Còn chờ gì nữa, tôi nghĩ. Tôi vào trang web của công ty, tìm đến danh mục sản phẩm. Hóa ra quảng cáo tuyển người cũng là một sản phẩm. Ngoài ra còn có 12 sản phẩm khác, như quảng cáo bán vé máy bay giá rẻ,quảng cáo các lớp đào tạo lấy chứng chỉ các loại...

Tôi chọn quảng cáo bán vé máy bay đăng thử. Tôi đăng lên facebook của mình. Làm xong, tôi click vào trang quảng cáo xem họ viết gì ở trong. "Tài khoản này đã đình chỉ". Thứ tôi đọc được chỉ có thế. Sao lại thế! Tôi nghĩ mình thao tác có gì sai sót chăng, nên xóa đi làm lại. Kết quả vẫn thế. Tôi lấy luôn quảng cáo tuyển người của công ty ra đăng, kết quả rất tốt,tài khoản không đình chỉ. Tôi đăng các sản phẩm khác: đình chỉ. Xem ra công ty chỉ có mỗi sản phẩm quảng cáo tuyển người là thật, các thứ khác toàn đồ "dỏm".

Tôi thấy nghi ngờ..mình bị lừa chăng? Tôi xem kỹ lại đường link. Chỉ có tên công ty...thế thì làm sao phân biệt quảng cáo do ai đăng được. Tôi viết email hỏi về mọi chuyện. Không có trả lời. Tôi đợi một tuần, hỏi lại nữa, vẫn im lặng. Vậy là rõ. Họ chỉ quảng cáo để thu tiền tuyển dụng, một kiểu lừa đảo đa cấp. Đầu tiên là công ty đăng, rồi người đến tuyển dụng đóng tiền đăng, lớp được tuyển dụng thứ hai lại đến đóng tiền xong đăng...Cứ thế. Mạng lưới quảng cáo rộng dần, người đến đóng tiền tăng dần.

Làm gì đây? Tố cáo lừa đảo? Tôi đã có kinh nghiệm rồi...vô ích, không ai để ý tới. Đòi tiền? Mất thì giờ...Tôi chỉ đoán, chứ không có kiến thức cơ bản về tin học để chứng minh họ lừa đảo. Thôi, coi như học phí cho một bài học. Nhưng xem ra tôi hơi bị "dừ xương" vì học bài. Bài học trước, tôi phải trả giá bằng gia đình và sự nghiệp.

Tôi cần tỉnh táo lại.

Tôi quyết định đến một thành phố nhỏ, thuê nhà, chạy xe ôm. Tôi có thời gian suy nghĩ, và cũng kiếm được cái gì bỏ vào bụng, không phiền đến ai. Tạm thời thế đã, tính sau...

Một hôm, tôi đang ngồi nghỉ trong một công viên nhỏ, chợt một cơn gió mạnh thổi qua. Một mảnh báo rách bay đến chỗ tôi ngồi, và tôi thoáng thấy một gương mặt quen. Tôi lấy chân chặn mảnh báo lại. Tôi nhìn thấy thần tượng của tôi, kẻ thù của tôi. Vẫn nụ cười ấy, với ánh mắt lạnh lùng ấy, nhưng là Tổng Giám đốc.

Tôi nhìn tấm ảnh lấm lem và bật cười. Trong tấm ảnh bẩn thỉu, tôi nhìn thấy rõ mồn một mặt trái của cuộc sống. Tôi không cần phải nghiêng bên nọ bên kia hay nhìn từ phía sau, tất cả vẫn hiện lên rõ ràng, kể cả hình ảnh của mấy tay cảnh sát...

Người ta nói chỉ có thể có sự hiểu khi đã có sự trải qua... Đúng thật. Tôi như đang trưởng thành dần lên. Chính xác hơn, tôi đang dần biết phân biệt "đa số" và "tất cả".(st truyenngan.com.vn)

Tags:

StoriesofLife

Nhà đầu tư chỉ muốn được “rỉ tai” để… lướt sóng?

by finandlife14/08/2014 13:14

Đây là bài viết mới của finandlife đăng tải trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn số 14/08/2014.

------------------------------------

Việc tư vấn đầu tư phải được tiến hành một cách chuẩn mực, bài bản và đâu ra đó. Từ những câu hỏi để xác định khả năng chấp nhận rủi ro và tỷ suất sinh lợi mong đợi trong 6 tháng, 1 năm tới, cho đến giai đoạn tìm kiếm những tài sản có mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời phù hợp, và phối hợp những tài sản đó lại với nhau trong một danh mục hoàn hảo…

Với hàng loạt công việc đòi hỏi độ chính xác, nghệ thuật và chuyên cần, tư vấn đầu tư luôn là một lĩnh vực mà hầu hết người ta nghĩ đến với sự chuyên nghiệp và sạch sẽ. Tuy nhiên, điều đó sẽ không hoàn hảo ở Việt Nam.

Trong bán hàng, người ta hay bảo “hãy bán thứ mà khách hàng muốn”. Khẩu vị khách hàng ở Việt Nam là gì? Hầu hết họ là nhà đầu tư nhỏ lẻ, không chuyên sâu về tài chính, chứng khoán. Họ là những người cầm tiền vào thị trường với mong muốn kiếm lãi thật nhanh và thoát khỏi thị trường bất cứ lúc nào. Họ là nhà đầu tư ngắn hạn, những tay chơi cổ phiếu thứ thiệt.

Vì phải phục vụ một tầng lớp khách hàng như vậy, nhà tư vấn đầu tư ở Việt Nam buộc phải thay đổi chính mình. Nhà tư vấn chuyển từ việc phân tích chi tiết, kỹ càng, thận trọng sang tư vấn nhanh, thông tin càng nóng hổi càng tốt, rỉ tai càng hay càng được việc… Và hậu quả là gì? Toàn thị trường không còn mấy ai quan tâm đến hàn lâm, làm việc cật lực, siêng năng, cân nhắc kỹ càng vào từng cơ hội đầu tư. Những nhà phân tích đi theo hướng này hầu hết là những người đam mê, đạo đức nghề nghiệp tốt và làm việc để thỏa con người nghiên cứu, nhưng đến khi sản phẩm hoàn thiện được công bố rộng rãi, nhà đầu tư đều lắc đầu. Họ phàn nàn “báo cáo dài quá”, họ chỉ hỏi “tóm lại là sao, mua hay bán, mục tiêu lãi bao nhiêu, trong bao lâu?”. Mong muốn của khách hàng luôn là chính đáng, người bán hàng luôn tìm cách để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, và cuối cùng họ cũng chỉ tổng kết lại những dòng cơ bản nhất để rỉ tai nhau.

Peter Lynch, tác giả cuốn sách One Up On Wall Street, có lần nói rằng “những tuyên bố không chính thống, hoặc những tin tức được vò nát trong một loại giấy rẻ tiền luôn có sức thuyết phục hơn những tuyên bố chính thống, được trình bày đẹp đẽ trên một loại giấy đắc tiền”, nghịch lý đó rất đúng trên chứng trường Việt Nam. Và khi điều này trở thành xu hướng kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, những nhà tư vấn, đặc biệt là các bạn môi giới sẽ tận dụng triệt để tâm lý tiêu dùng này để “sáng tạo” những câu chuyện ly kỳ về cổ phiếu, về những dự án trên mây và khả năng tìm kiếm lợi nhuận siêu lớn trong thời gian rất ngắn để rỉ tai khách hàng và kích thích họ giao dịch.

“Liệu quy luật thị trường có đào thải họ?” Điều đó có thể xảy ra, nhưng chưa thể triệt tiêu cách làm này ở hiện tại, khi mà khách hàng vẫn mong muốn được nhận càng nhiều tin giật gân, tin rỉ tai càng tốt. Điều đó có nghĩa “khách hàng chỉ chuyển từ nhà tư vấn đã mất uy tín sang nhà tư vấn chưa mất uy tín”. Và thị trường chứng khoán vẫn thế, vẫn đầy rẩy những tin rác, đầy rẫy những tin tức khó tin nhưng rất được trọng dụng…

Nhiều nhà tư vấn đầu tư đang an ủi nhau. Dù sao đi nữa, thị trường chứng khoán Việt Nam như cậu thiếu niên đang lớn và rất dễ mắc những sai lầm. Hãy chấp nhận những xu hướng bất khả kháng trên con đường trưởng thành, tạm gác những kiến thức bài bản kia cho đến khi khách hàng thích đầu tư thật sự thay cho thị hiếu “rỉ tai” để lướt sóng…

Bài liên quan:

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang có những thay đổi về chất

 

Nguồn: finandlife|TBKTSG

Tags:

Psychology | StoriesofLife

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu