Đọc giúp bạn|Ông trùm từng ngồi tù vì bê bối chính trị, rồi lại trở thành tỷ phú đôla nhờ sản xuất giày cho Nike ở Việt Nam

by finandlife14/09/2017 08:42

Theo Vân Đàm

Trí thức trẻ

Ô

ng trùm từng ngồi tù vì bê bối chính trị, rồi lại trở thành tỷ phú đôla nhờ sản xuất giày cho Nike ở Việt Nam

Tỷ phú đôla Park Yen-cha là người xây dựng đế chế hơn 70.000 nhân viên gia công giày cho tập đoàn Nike.

Tại Hàn Quốc, câu chuyện về những doanh nhân tỷ phú bị ngồi tù nhưng vẫn nắm giữ những vị trí lãnh đạo quan trọng tại các tập đoàn lớn không có gì quá mới lạ. Trong suốt một thập kỷ qua, những cái tên như vậy có thể kể đến như chủ tịch Samsung Group, SK Group và Huyndai Motor Group.

Hiện tại, có một ông trùm khác gia nhập bảng xếp hạng tỷ phú đôla từng có thời gian ngồi tù như vậy đó là Park Yen-cha - người xây dựng đế chế hơn 70.000 nhân viên gia công giày cho tập đoàn Nike. Công ty Taekwang Industrial của ông Park là đơn vị sản xuất giày cho thương hiệu Nike từ cuối những năm 1980. Tận dụng xu hướng đưa bộ phận sản xuất ra các nước khác với chi phí rẻ hơn, hiện tại hơn 60 triệu sản phẩm (tương đương 12% của tổng sản lượng bán ra năm ngoái) của Nike được sản xuất tại Việt Nam, Indonesia và Trung Quốc.

Ngoài mảng sản xuất giày, ông Park hiện đang muốn chuyển hướng công ty thành mô hình tập đoàn – đế chế hoạt động trong nhiều mảng kinh doanh gồm cả sản xuất điện, phân bón và thậm chí quản lý cảng biển.

Ông Park hiện nắm giữ khối tài sản 1,3 tỷ USD theo thống kê của Bloomberg, dựa trên giá trị thị trường của Taekwang. Ông cùng các con của mình nắm giữ 98,4% cổ phần của Taekwang theo báo cáo tài chính của công ty vào năm ngoái. Ngoài ra ông cũng nắm giữ (trực tiếp hoặc thông qua Taekwang và các thành viên trong gia đình) một lượng cổ phần của nhà sản xuất ông nhựa là Jeongsan Aikang và chi nhánh của Taekwang là Huchem Fine Chemical.

Trở thành tỷ phú nhờ sản xuất giày cho Nike không phải là nguyên nhân duy nhất khiến ông Park trở nên nổi tiếng. Gần 10 năm trước, ông Park là cái tên gây tranh cãi nhất trong vụ bê bối trị giá hàng triệu USD liên quan tới rất nhiều chính trị gia Hàn Quốc bao gồm cả Cựu Tổng thống Roh Moo-hyun. Vị cựu Tổng thống này đã tự sát vào năm 2009 sau khi bị điều tra liên quan tới hàng loạt cáo buộc rằng các thành viên trong gia đình ông đã nhận hối lộ hàng triệu USD từ ông Park. Trong năm 2011, ông Park – người có tên gọi khác là Yeon-cha đã bị tuyên án tù 30 tháng vì trốn thuế và hối lộ.

Những người bạn tỷ phú từng ngồi tù

Những tỷ phú gồm Chung Mong-koo của tập đoàn Hyundai Motor hay Chey Tae-won của SK và Lee Kun-hee của tập đoàn Samsung đều phải ngồi tù vì những tội danh như hối lộ, trốn thuế và biển thủ công quỹ. Duy có chủ tịch Samsung và chủ tịch Hyundai là nhận án tù treo. Cả 3 người sau đó đều được ân xá trước hạn tù. Mới hơn là trường hợp của Phó chủ tịch tập đoàn Samsung Jay Y. Lee cũng bị tuyên án tù 5 năm tù giam. Và hiện ông này đang kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.

Ông Park hiện 71 tuổi sinh ra trong một gia đình làm nông nghèo và chỉ mới học hết cấp 2. Trong một xã hội Hàn Quốc vốn coi trọng nền tảng gia đình và những mối quan hệ cá nhân thì để đạt được thành công, ông Park đã phải nỗ lực rất nhiều.

Trong thời gian ngồi tù, Taekwang đã tuyển những quản lý chuyên nghiệp để điều hành công ty nhưng ông Park vẫn là người đưa ra những quyết định kinh doanh quan trọng, truyền đạt lại cho cấp dưới khi họ khi ghé thăm ông trong tù. Công ty này công bố tốc độ tăng trưởng doanh thu hơn 20% mỗi năm trong suốt giai đoạn ông Park ngồi tù!

Sau khi ra tù vào năm 2014, ông Park đã quay lại nắm quyền điều hành Taekwang. Trong số 4 người con của ông, chỉ có một người con trai duy nhất đã 30 tuổi – và đây được xem là người thừa kế tiềm năng nhất của tập đoàn. Bản thân anh này hiện cũng đang nắm vị trí quản lý trong công ty. Báo cáo kết quả kinh doanh cho thấy doanh thu của Taekwang tăng 14,5% vào năm ngoái lên mức 1,82 nghìn tỷ won (tương đương 1,6 tỷ USD), gần gấp đôi so với năm 2011.

Một người phát ngôn của tập đoàn Taekwang hiện từ chối đưa ra bình luận về khối tài sản của ông Park.

Trùm gia công giày ở Busan

Được thành lập năm 1971, Taekwang là một trong số hàng trăm công ty giày đã biến Busan – thành phố lớn thứ 2 của Hàn Quốc thành thủ phủ giày lớn bậc nhất thế giới trong suốt giai đoạn từ năm 1970 đến 1980. Những thương hiệu giày toàn cầu như Nike, adidas và Reebook đều chọn các nhà sản xuất giày Hàn Quốc vì giá thấp, nhân công nhiều và chất lượng cao.

"Taekwang không phải là cái tên nổi trội khi mới bắt đầu. Tuy nhiên nó đã nhanh chóng thích nghi với môi trường sản xuất với sự trợ giúp của máy tính, chuyển từ chiến lược tập trung vào con người sang cách tiếp cận thông qua công nghệ", theo Michael Ku – Cựu Phó chủ tịch Taekwang – người làm việc tại công ty này từ năm 1984 – 1997.

Mối quan hệ thân thiết của Taekwang với Nike là nhân tố quan trọng đối với sự sinh tồn của họ. Thời điểm cuối những năm 1980 khi các thương hiệu nước ngoài chuyển sang các quốc gia có chi phí nhân công rẻ hơn, nhiều công ty giày của Hàn Quốc từng có lãi phải đóng cửa. Taekwang thì quyết định thành lập nên chi nhánh Taekwang Vina tại Việt Nam vào năm 1995 và vẫn là đơn vị thầu của Nike.

Cuối những năm 1990, Taekwang bị điều tra vì vấn đề điều kiện lao động không an toàn ở Việt Nam. Tuy nhiên một người phát ngôn của Nike nói rằng tất cả các nhà máy của Taekwang đều rất phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất của Nike. "Taekwang cho thấy một cam kết về quy trình sản xuất an toàn. Chúng tôi vẫn tiếp tục tạo dựng mối quan hệ với Taekwang", theo Claire Wahl – một Phó chủ tịch nguồn lực của Nike tại châu Á nói.

Hiện tại, 2 nhà máy của Taekwang ở Việt Nam sản xuất gần 71% sản phẩm đầu ra của Nike. Công ty hiện có ý định xây dựng nhà máy thứ 3 tại Cần Thơ để tăng sản lượng lên khoảng 15%.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của Nike đang được kỳ vọng sẽ chậm lại theo Cindy Wang – chuyên gia phân tích công ty CL Securites Taiwan có trụ sở tại Taipei. Chính vì vậy, Taekwang sẽ phải tính tới những kế hoạch khác trong dài hạn. Tháng 7, công ty đã nhận giấy phép xây dựng nhà máy điện trị giá 2,3 tỷ USD tại việt Nam.

Taekwang cũng xây dựng nhà máy sản xuất phân bón tại Việt Nam và đàm phán mua lại đơn vị cảng biển tư nhân Gemadept lớn nhất Việt Nam. 

Dẫu vậy, Wang nhận định: "Nhìn chung trong dài hạn, Nike sẽ vẫn hoạt động tốt đúng không. Tốc độ tăng trưởng có thể chậm nhưng với quy mô của Nike, số lượng đơn hàng vẫn rất lớn".

Tags: , ,

Stocks

Chỉ đạo thoái vốn VNM, SAB và BHN

by finandlife06/09/2017 08:23

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp ngày 30/08/2017, Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước (SCIC) dự kiến sẽ thu được 7.443 tỷ đồng từ việc bán 3,33% cổ phần tại CTCP Sữa Việt Nam (HSX: VNM), tương ứng với giá bán 154.000 đồng/CP so với giá đóng cửa 152.600 đồng phiên hôm nay.

EPS ttm = 7k đ, P/E = 21 lần.

Liên quan đến thoái vốn Nhà nước tại Tổng Công ty Bia - Rượu - NGK Sài Gòn (HSX: SAB), Ban chỉ đạo cũng cho biết Thủ tướng đã phê duyệt thoái vốn 53,59% cổ phần vốn tại SAB, giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại SAB còn 36%, do đó vẫn duy trì quyền phủ quyết tại công ty này.

EPS ttm >7k đ, P/E = 35 lần.

Đối với Tổng Công ty Bia - Rượu – NGK Hà Nội (HSX: BHN), Bộ Công thương, cùng với Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch & Đầu tư, được giao nhiệm vụ thương thảo và giải quyết các vấn đề trong thỏa thuận hợp tác chiến lược với Carlsberg để thực hiện việc bán cổ phần Nhà nước tại BHN. Bộ Công thương sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này trước ngày 15/11/2017.

 

FINANDLIFE

Tags: ,

Stocks

ETF Review Sep 2017

by Technician05/09/2017 08:42

Kết quả dự báo rebalancing của SSI

Tags: , , ,

Economics | Stocks

Tutorial cơ bản cho cao đẳng tài chính: Vingroup VIC ra tin sản xuất ô tô Vinfast thì đánh theo thế nào?

by Technician05/09/2017 08:31

1. Bây giờ nên nhìn Vingroup là công ty đầu tư, trong đó BĐS là dòng sản phẩm chủ lực.

Ví dụ tiền lệ: Bỏ qua đoạn buôn dưa leo áo gió sang Nga, Masan MSN vẫn là công ty đầu tư, có 3 mảng lớn là hàng tiêu dùng, tài chính (Techcombank), khai khoáng (Núi Pháo). Masan tổng mẹ của MSN chính là một công ty Private Equity. Masan Consumer không phải công ty sản xuất, mà là công ty phân phối.

Ví dụ khác: Sau khi bán thoái vốn khỏi mảng bánh kẹo, Kinh Đô KDC MUỐN trở thành công ty đầu tư. KDC giờ là công ty đầu tư đa ngành không có sản phẩm chủ lực.

VIC đầu tư đa ngành, gần như biến thành mô hình Holding.

2. Trị trường chứng khoán trừng phạt đầu tư đa ngành

a. Vào Wharton Database, download dữ liệu của toàn nền kinh tế các nước phát triển, dùng event study & regression. Muốn nhanh thì lập trình cho gọn.

Xác suất thành công của đa ngành ở các nền kinh tế phát triển là 0.013%. Số này quá cao (overstate)vì có rất nhiều doanh nghiệp thất bại lọt khỏi database.

b. Thị trường trừng phạt việc đầu tư đa ngành gần như ngay lập tức.

Khi đầu tư đa ngành giá giảm, đã điều chỉnh loại bỏ noise.

Khi thoái vốn (divest) khỏi ngành không chủ lực (non-core) giá tăng mạnh, đã điều chỉnh loại bỏ noise.

c. Càng có nhiều công ty trong tập đoàn lên sàn thì sự trừng phạt của thị trường càng nặng nề hơn.

Cách test: cũng regression thôi.

Thị trường ưu ái việc gom công ty trên sàn rồi rút khỏi sàn để hồi đầu (turnover).Thị trường rất phũ: hoan hỉ đánh chén IPO xong, hoan hỉ cho buyout + going private, hí hửng chờ tái lên sàn.

3. Tiền lệ đầu tư đa ngành?

a. Virgin.

b. Berkshire Hathaway là công ty đầu tư.

c. Amazon đầu tư đa ngành nhưng triệt tiêu sự trừng phạt của thị trường bằng 2 cách (i) giữ lãi trước thuế gần zero (ii) dùng lease để cook Free Cash Flow. Đã vẽ ra ở bài trước.

d. Ở quê ta, từ ngành khác đi làm đất làm giá được có Novaland và Him Lam.

(Người mua Sala ĐQM sẽ có capital gain thấp hơn hẳn benchmark rate, thấp hơn Saigon Pearl lúc SSG còn ngon, thấp hơn NVL, nếu muốn hỏi)

4. Cổ phiếu Vingroup có bị trừng phạt khi đầu tư đa ngành không?

a. Quay lại thời ăn lãi VPL hồi 2011. 13.9.2011 VPL lập đỉnh 98 trước khi merge vào VIC. PE 100.95.

Đương nhiên VIC xuống. Mà chỉ đến 10-Feb-2012 là lập đỉnh lân cận (local peak) tiếp.

b. Khi các thông tin bất lợi về VinEco, Vinmart ra thì VIC có xuống không? Không thèm.

c. Khi Vinmart mua Maximark từ An Phong thì VIC có xuống không? Còn tăng chứ chả thèm xuống.

d. Nhìn đoạn xanh lá. Khi tin Vinfast sắp ra thì cổ VIC nó vậy đó.

e. Ủa mà dân ta có thèm trừng phạt đầu tư đa ngành khi ngành chính chưa xuống đâu.

Cách đây 300 năm Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược sông Đồng Nai lập nên miền Nam.

Mảng BĐS của Vin vừa làm Bason sông Sài Gòn vừa làm Central Park sông Nguyễn Hữu Cảnh. Sau đó còn có kế hoạch nối Central Park đến Bason đến cả Quận 4.

Với kế hoạch dài hơi vậy thì cho dù Vinfast bị gì thì VIC cũng chả thèm xuống.

Mà có báo nào đăng Vinfast bị gì hả? 

Fb Tai Tran

---------

Tags:

Stocks

TOPUP 30/08/2017

by finandlife04/09/2017 10:48

Tags:

Economics | Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu