Quản trị doanh nghiệp qua bức thư gửi nhân viên của CEO Blackberry

by finandlife23/12/2013 12:58

Có lần tôi đọc được đâu đó, người ta khuyên rằng “hãy học từ những thất bại”. Sự sa sút của Blackberry trong những năm qua cho ta một case study thú vị về cách ứng phó với những tình huống khó khi tình hình công ty trở nên ngày càng xấu.

Sự suy giảm liên tục của Blackberry đã được phân tích kỹ lưỡng và những lãnh đạo cho rằng nên thay đổi tổng giám đốc hòng có thể đem đến một nền tảng mới để cứu lấy Công ty. Chính vì thế mà Thorsten Heins đã được bổ nhiệm, và cuối cùng Ông ấy cũng cho ra được một nền tảng mới, đó là Blackberry 10. Tuy đã cố gắng hết sức nhưng Thorsten Heins đã không tạo ra sự cải thiện đáng kể nào về doanh số và hiệu quả kinh doanh. Và điều gì đến cũng đến, Thorsten Heins đã phải rời Công ty nhường chiếc ghế nóng lại cho John Chen trong vài tháng trước. John Chen đang trong giai đoạn chọn Ekip làm việc và đưa ra những định hướng lớn chiến lược nhằm vực dậy một tên tuổi đã từng là hàng đầu về Smartphone.

Trong bức thư Ông gửi cho nhân viên vài ngày trước, John Chen đã có những động viên đến toàn thể người đi làm, hứa hẹn sẽ tìm những nhân sự tài năng còn khuyết và mở ra khả năng chọn Foxconn làm đối tác gia công cho các sản phẩm của mình.

Trong một phân tích của tôi trước đây về Blackberry, tôi nhận thấy Blackberry đã để mất quá nhiều thị phần vào các đối thủ IOS và Android, doanh thu thấp đã làm cho đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp trở thành gánh nặng, chi phí nghiên cứu phát triển (R&D) quá cao trên mỗi đồng doanh số kiếm được đã làm Blackberry liên tục rơi vào thua lỗ. Một lý do khác cũng rất quan trọng đó là, hầu hết sản phẩm của Blackberry được sản xuất ở những nước phát triển, với chi phí vô cùng đắc đỏ, do vậy, thật khó để cạnh tranh với những sản phẩm khác của đối thủ, phần nhiều được sản xuất ở Trung Quốc với chi phí khá rẻ.

Do vậy, việc nhận thấy những bất cập này và quyết định thay đổi chiến lược để có thể sửa đổi là điều đáng mừng và đáng quan tâm nhất trong thời đại của John Chen.

“Vực dậy một công ty sa sút luôn là một việc làm khó khăn”

John Chen

Các bạn có thể đọc nguyên văn lá thư gửi cho nhân viên của John Chen bên dưới.

--------------------------------------------------

At today’s Global Town Hall, I talked a bit about the state of BlackBerry and the changes we’re making to address pressing challenges.

A Tough Quarter

The overall earnings numbers this quarter are not good. BlackBerry will take a primarily non-cash, pre-tax charge against inventory and supply commitments of approximately $1.6 billion. In plain terms, we are acknowledging that we have inventory that is losing value by the day – devices that aren’t selling and warehoused components to produce even more in-market devices. This contributed significantly to a loss of $4.4 billion in this quarter.

Focusing Our Hardware Talent

This inventory write down points to a pressing challenge: how to profit from BlackBerry hardware, while reducing the risk of too much – or too little – inventory. To do this, we must focus our business on what we do well while leveraging the capabilities of our partners.

This is why today we announced we have established a five-year partnership with Foxconn, the world’s largest manufacturer of electronic products and components. They know how to manage supply chains and they have remarkable capabilities to get new products to market quickly.

With this partnership, BlackBerry will focus its resources to serve customers who value advanced security. In other words, we will continue to focus on what we do best – iconic design, world-class security, software development and enterprise mobility management.

With Foxconn’s scale and efficiency, BlackBerry can also compete more effectively in other markets. The initial focus of the Foxconn partnership will be a smartphone for Indonesia and other fast-growing markets in early 2014.

We are working on recruiting a head of our Devices business and I look forward to introducing him to you soon. I am confident that he will continue to focus our teams on areas where BlackBerry can deliver maximum value to our customers.

Capitalizing on Opportunities

It’s important to remember our operating units continue to have significant strengths and opportunities:

§  BlackBerry remains a leader in secure enterprise mobile device management, with a global enterprise customer base exceeding 80,000. We continue to work to shift this base to BlackBerry 10. BES 10 commercial and test server installs have increased to over 30,000, up from 25,000 in September 2013.

§  QNX is a leader in the automotive sector; its technology is used in more vehicle models (200+) and by more automakers and suppliers than all other platforms combined. QNX will unveil new technology in automotive and cloud services at the 2014 International Consumer Electronics Show in January.

§  BlackBerry is a pioneer in mobile messaging with BBM. With the launch of multi-platform BBM, we’ve seen over 40 million newly registered iOS/Android users. More than a dozen Android OEMs plan to preload BBM, including most recently LG. More importantly, as we focus on monetizing BBM, over 250,000 BBM Channels have been created by a global user base, including large brands such as Coke Indonesia and USA Today. BBM is also the most secure mobile messaging service for use in regulated enterprises.

We have also increased our cash position to $3.2 billion, meaning we have the ability to make strategic investments in areas where we think we can grow and profit.

Recharge

Turning a company around is hard work. I appreciate everyone’s commitment over the last year and I ask that you continue to work together to help move BlackBerry forward. I know that if we focus on what’s important and continually improve the way we approach our business, the quarterly results will take care of themselves. We’re bringing together a solid leadership team and we’re already making the kinds of changes necessary to move our business to profitability.

As we move into the holidays, I encourage you to enjoy some time with the people you care about and come back energized and focused in the new year. We have challenges ahead of us, but if we pull together and stay focused on our customers, we will succeed.

John

John Chen

Chairman and CEO

Bài liên quan:

§  BlackBerry - Câu chuyện bên trong của sự tuột dốc

§  Blackberry liệu có trở thành "quá khứ"? 

Nguồn: finandlife

Tags: ,

Economics | Stocks

HAG Tour tháng 12 năm 2013 - Thông tin

by finandlife20/12/2013 10:31

Finandlife xin tóm lượt báo cáo của Analyst Nguyễn Trung Hòa, Maybank Kimeng về những thông tin đáng quan tâm trong chuyến thăm dự án của HAG vào tháng 12 năm 2013.

-----------------------------------------------------------

HAG đặc biệt chú trọng đến yếu tố “lợi thế về quy mô”. Mức độ tập trung của dự án mía đường và cao su rất cao: 10.000 ha diện tích của dự án mía đường và hơn 25.000 ha diện tích dự án cao su tại Lào tập trung tại cùng 1 khu vực rộng lớn. Nhờ đó HAG dễ dàng “cơ giới hóa” các dự án này và đây là lợi thế mà rất ít công ty mía đường hoặc cao su nào có được.

Mía đường.

Dự án mía đường gần 10.000ha của HAG đã cho thành quả đầu tiên trong năm 2013. HAG cho biết năng suất mía đạt khoảng 120 tấn/ha với chữ đường khoảng 14%. Trong 9T13 thì DT từ mía đường đạt 644 tỷ đồng (chiếm 32% tổng DT) với LN gộp biên lên đến 64%. Đây là nhân tố chính giúp HAG tăng DT và LN trong năm 2013.

Cao su.

HAG hiện đầu tư gần 50.000ha cao su tại Gia Lai (Việt Nam), Lào và Campuchia. Trong năm 2013 thì có hơn 4.500ha đã được đưa vào cạo mủ. Năng suất bình quân kỳ vọng của HAG khoảng 2,5-3 tấn mủ quy khô/ha. Đến 2016 thì có khoảng gần 30.000ha trong số diện tích này đang và sẽ được đưa vào cạo mủ. HAG chọn mẫu và cân thử thì 1 cây cho 2 lạng mủ trên 1 lần cạo, cứ 3 ngày cây được cạo mủ 1 lần, và cứ 10 kg mủ sẽ cho ra 3.5 kg cao su SVR thành phẩm.

Dầu cọ.

Hiện HAG đang trồng khoảng 6.000 ha diện tích dầu cọ, gồm 2.000 ha tại Lào và khoảng 4.000 ha tại Campuchia. Cây dầu cọ sẽ cho thu hoạch sau khoảng 2,5 năm kể từ khi trồng. Gần như 100% nhu cầu dầu cọ cho thị trường này đều phải được nhập khẩu từ Malaysia.

Chuỗi giá trị khép kín.

Công ty đã đầu tư 1 nhà máy tinh luyện đường RS có công suất 7.000 tấn mía/ngày, đảm bảo sử dụng hết 10.000ha diện tích mía nguyên liệu của công ty. HAG cũng đầu tư 1 nhà máy nhiệt điện để tận dụng phụ phẩm trong sản xuất đường là “bã mía” để phát điện. Nhà máy này có công suất 30MW, trong đó HAG chỉ sử dụng khoảng 20% và phần còn lại được bán cho chính phủ Lào với giá $6 cent/kwh. Ngoài ra, HAG cũng đang có kế hoạch đầu tư thêm 1 nhà máy sản xuất cồn để sản xuất cồn từ mật rỉ (phụ phẩm trong sản xuất đường) và 1 nhà máy phân bón để sản xuất phân bón từ bã bùn (phụ phẩm trong sản xuất đường). Cuối cùng HAG đã đầu tư 1 nhà máy xử lý nước thải công suất khoảng 600m3/ngày để xử lý nước thải từ nhà máy đường. Nước thải sau khi xử lý sẽ được tái sử dụng để tưới nước cho cây mía thông qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt.

Từ cây cao su đến sản phẩm cao su SVR 10, 20: bên cạnh gần 50.000ha diện tích cây cao su, HAG hiện đang có 1 nhà máy chế biến mủ cao su công suất 25.000 tấn mủ quy khô/năm tại Lào. Sản phẩm của nhà máy này chủ yếu là mủ khối SVR 10, 20 được sử dụng để sản xuất săm lốp.  

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt – yếu tố tạo nên sự khác biệt

Đây là công nghệ được HAG nhập khẩu “100%” từ Israel và là công nghệ tiên tiến hiện nay. Ưu điểm của công nghệ này là đảm bảo cung cấp “đủ nước” cho cây mía và cao su theo cách “tiết kiệm nước” và chi phí tối đa. Cụ thể mỗi vị trí tưới sẽ cung cấp khoảng 1 lít nước/giờ cho cây mía và khoảng 2 lít nước/giờ cho cây cao su, đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây trong mùa khô. Chi phí đầu tư cho hệ thống tưới nước nhỏ giọt này khoảng 2.000 đô-la/ha mía và khoảng 700 đô-la/ha cao su. Nhờ được cung cấp đủ nước mà cây mía có thể phát triển liên tục 12 tháng trong năm và nhờ vậy năng suất và chữ đường cao hơn. Tương tự đối với cây cao su, nhờ được cung cấp đủ nước mà thời gian đưa vào khai thác sớm hơn, thời gian cạo mủ trong năm dài hơn và do đó năng suất cao hơn.

Sử dụng công nghệ trong chăm sóc Nhờ có hệ thống tưới nước nhỏ giọt mà HAG có thể chăm sóc cây mía và cao su theo cách không thể tiết kiệm hơn. Theo đó, HAG sẽ tiến hành phân tích mẫu đất để xác định nhu cầu dinh dưỡng thật sự của cây. Sau đó, phân bón hoặc dinh dưỡng sẽ được pha vào hồ chứa nước và cung cấp trực tiếp cho cây trồng thông qua hệ thống tưới nước nhỏ giọt.

Ưu điểm của phương pháp này là cây trồng có thể hấp thụ “đúng và đủ” nhu cầu dinh dưỡng và không cần phải tốn nhiều chi phí nhân công. Vì vậy, chi phí chăm sóc cây mía và cao su của HAG thấp hơn rất nhiều so với các công ty trong ngành tại Việt Nam và Thái Lan.  

Năng suất cao nhất trong khu vực

Theo ước tính toán của công ty thì năng suất mía của HAG đạt khoảng 120 tấn/ha, với chữ đường (CCS) đạt khoảng 14% và năng suất cao su có thể đạt khoảng 2,5-3 tấn mủ quy khô trên mỗi ha.

Năng suất này cao hơn rất nhiều so với khoảng 65 tấn/ha với mức ccs dưới 10% tại Việt Nam và so với khoảng 77 tấn/ha với chữ đường khoảng 10,4% tại Thái Lan (Nguồn: FAS). Tương tự, năng suất cao su cao hơn nhiều so với năng suất bình quân khoảng 1,7-1,8 tấn/ha tại Việt Nam.  

Cơ giới hóa khâu thu hoạch

HAG hiện có khoảng 10 máy thu hoạch mía, mỗi máy thu hoạch có thể thay thế từ 20-50 lao động. Mía sau khi thu hoạch sẽ được chở thẳng về nhà máy để ép. Nhờ vậy, HAG vừa có thể tiết kiệm được chi phí nhân công khá lớn vừa duy trì được chất lượng mía sau khi thu hoạch nhờ thời gian và khoảng cách vận chuyển ngắn.

Giá thành sản xuất rất cạnh tranh

Theo HAG thì giá thành sản xuất đường của công ty khoảng 4,7 triệu đồng/tấn, thấp hơn khoảng 41% so với mức giá khoảng 8 triệu đồng/tấn tại Thái Lan và thấp hơn khoảng 61% so với mức giá khoảng 12 triệu đồng/tấn tại Việt Nam.

Tương tự, giá thành cao su của HAG cũng chỉ ở mức khoảng 23 triệu đồng/tấn (theo công bố của công ty), thấp hơn khoảng 40% so với giá thành khoảng 40 triệu đồng/tấn của Cao su Đồng Phú, công ty có tỷ suất lợi nhuận tốt nhất tại Việt Nam hiện nay.

Nông nghiệp trở thành ngành trọng điểm

 

 

Link full ở đây

Nguồn: finandlife|Maybank Kimeng

Tags: ,

Stocks

Deutsche Bank 'giảm cổ phần ở HAG'

by finandlife04/12/2013 08:33

Như vậy, mục tiêu GW hướng đến là các cổ đông-những người bỏ tiền chủ yếu vào HAG để doanh nghiệp này có hoạt động kinh doanh mà theo GW là ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nếu theo tin này, thì GW đã bắt đầu thu hoạch được những thành công ban đầu.

--------------------------------------------------------

Deutsche Bank hiện không còn giữ cổ phần đáng kể nào ở công ty Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), theo Global Witness, tổ chức đã tố cáo HAGL "phá rừng" và "cướp đất" của người dân ở Lào và Campuchia.

HAGL trước đó đã hoàn toàn bác bỏ các cáo buộc của Global Witness.

Tổ chức đặt ở Anh nói ngân hàng của Đức không tiết lộ quyết định giảm đầu tư vào HAGL có phải do lời kêu gọi giới đầu tư rút vốn khỏi tập đoàn này.

Global Witness đưa ra lời kêu gọi vì họ cho rằng HAGL đã không có hành động để chấm dứt tình trạng vi phạm nhân quyền và hủy hoại môi trường khi kinh doanh ở Lào và Campuchia.

"Deutsche Bank từ chối giải thích tại sao họ lại bỏ cổ phần ở HAGL nhưng chúng tôi được biết về quyết định của họ chỉ sáu ngày sau khi chúng tôi khuyến cáo họ ngưng đầu tư," đại diện của Global Witness, bà Megan MacInnes nói.

"Động thái này gửi thông điệp rất rõ cho HAGL và các công ty khác rằng chuyện không làm gì để loại bỏ sự lạm dụng [nhân quyền và môi trường] là không thể chấp nhận được và là rủi ro về tài chính và uy tín đối với các nhà đầu tư."

Deutsche Bank đã đầu tư vào HAGL trong nhiều năm qua và chi nhánh Deutsche Bank Trust Company Americas của họ từng là ngân hàng trung gian cho công ty này khi HAGL niêm yết tại Thị trường Chứng khoán London hồi năm 2011.

Hồi tháng Năm năm nay, Global Witness đã tố cáo HAGL thường xuyên lấy đất của người dân địa phương cũng như phá rừng khi kinh doanh.

Tổ chức này nói họ đã nhiều lần đề nghị HAGL hoạt động theo luật lệ của các địa phương, giải quyết tranh chấp với những cộng đồng bị ảnh hưởng và công khai tuyên bố về những vùng đất mà họ có được.

Nhưng Global Witness nói người dân tại những vùng bị mất đất vào tay của HAGL nói họ không thấy có cải thiện đáng kể nào.

Kiện ra tòa?

Trong thông cáo báo chí ra hôm 14/11, Global Witness nói HAGL đã trở thành rủi ro về tài chính và uy tín cho các nhà đầu tư và những người ủng hộ tài chính cho tập đoàn này cần tìm nơi đầu tư khác.

Vẫn theo Global Witness, Deutsche Bank đã xác nhận họ không còn giữ cổ phần lớn nào ở HAGL và chỉ còn "cổ phần nhỏ" qua email gửi cho tổ chức này hôm 27/11.

Đại diện của Global Witness, bà MacInnes bình luận:

"Quyết định của Deutsche Bank là điều tốt nhưng nó không mang lại công lý cho những người đã mất đất cho đồn điền của HAGL.

"HAGL cần chấm dứt vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp với các cộng đồng và công khai các hoạt động của họ.

"Chuyện thực hiện điều mà công ty gọi là 'các chương trình xã hội' hiện nay không giải quyết được vấn đề và có vẻ chỉ là cách làm PR rẻ tiền."

Cả Lào và Campuchia đều đang trải qua cuộc khủng hoảng cướp đất với hơn 3,7 triệu héc ta đất chuyển cho các công ty từ năm 2000 trong đó 40% cho đồn điền cao su, theo Global Witness.

Họ nói thêm tính bí mật của nhiều thương vụ đất và rừng đã tạo điều kiện để tầng lớp trên của hai nước kiếm lời trong khi người dân và môi trường bị ảnh hưởng xấu.

HAGL tuyên bố "không quan tâm" tới các cáo buộc mà Global Witness đưa ra và nói đó là những điều "vô căn cứ".

Trong phỏng vấn với BBC hôm 14/11, Chủ tịch tập đoàn Đoàn Nguyên Đức nói Global Witness "vô nhân đạo" khi kêu gọi các nhà đầu tư rút vốn khỏi HAGL và nhắc tới khả năng kiện ngược lại tổ chức này.

"Có khả năng chúng tôi sẽ kiện họ ra tòa vì lý do vu khống và phỉ báng doanh nghiệp lớn đang làm ăn chân chính, nuôi 30 ngàn lao động." 

Nguồn: BBC 3-12-13

Tags: ,

Economics | Stocks

DQC - Báo cáo cập nhật lần 2

by finandlife26/11/2013 16:37

Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (DQC) vừa công bố báo cáo tài chính Quý III và 9 tháng đầu năm 2013 với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng.

Chúng tôi đánh giá cao những chuyển biến tích cực ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu của công ty thời gian qua. Việc đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm khác biệt có biên lợi nhuận cao và kiểm soát tốt chi phí đã giúp Công ty cải thiện lợi nhuận một cách rõ rệt. Thêm vào đó, tiến độ thu hồi công nợ từ Cuba được duy trì ổn định đã giúp dòng tiền Công ty khá dồi dào.

Chúng tôi giữ nguyên mức định giá theo phương pháp FCFF đã cập nhật vào ngày 15/8/2013, theo đó giá hợp lý sẽ là 38,100 đồng/cổ phiếu, cao hơn 33.2% so với giá đóng cửa ngày 25/11/2013.

------------------------------------------------------------

QUÝ 3 TĂNG TRƯỞNG ĐỘT BIẾN

Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang vừa công bố báo cáo tài chính Quý 3/2013 với kết quả kinh doanh tăng trưởng đột biến. Doanh thu thuần tăng đến 44.8% so với cùng kỳ, đạt 187.2 tỷ đồng. Trong khi đó giá vốn chỉ tăng 36.4% giúp lợi nhuận gộp đạt 63.5 tỷ đồng, tăng 64.5% so với Quý 3 năm trước.

Theo giải trình của công ty, doanh thu Quý này tăng mạnh là do công ty đã tung ra thị trường một số dòng sản phẩm mới (đèn LED)... Cùng với việc đẩy mạnh tiêu thụ các dòng sản phẩm có biên lợi nhuận cao như đèn Double Wing, đèn compact chống ẩm,… và việc kiểm soát chi phí tài chính, chi phí bán hàng tốt, đặc biệt chi phí quản lý đã ổn định trở lại sau khi tăng đột biến vào Quý 2/2013 giúp công ty có được 31.5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng đến 111.4% so với cùng kỳ.

 

9 THÁNG VƯỢT KẾ HOẠCH LỢI NHUẬN

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2013, DQC đạt 631.9 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 91.2% kế hoạch doanh thu cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 61.5 tỷ đồng, tăng 61.7% so với cùng kỳ, vượt 17.1% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2013 đại hội đồng cổ đông giao phó.

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU KHỞI SẮC TRỞ LẠI

Những năm gần đây, công tác xuất khẩu của công ty gặp nhiều khó khăn do nhu cầu chung của thế giới giảm sút và sự cạnh tranh gay gắt về giá từ các doanh nghiệp sản xuất bóng đèn Trung Quốc. Đặc biệt, tình hình bất ổn tại tại Ai Cập khiến cho việc xuất khẩu tại thị trường truyền thống này bị sụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu chung.

9 tháng đầu năm 2013, thị trường Ai Cập tiếp tục khó khăn. Tuy nhiên các thị trường xuất khẩu khác như Châu Mỹ La Tinh, Trung Á, Nam Á… tiếp tục ổn định giúp doanh thu xuất khẩu tăng trưởng khá tốt và chiếm khoảng 40% tổng doanh thu của công ty.

CUNG CẤP BÁN THÀNH PHẨM CHO DỰ ÁN VIỆT-VEN

Phân xưởng đầu tiên của dự án liên doanh Việt - Ven hiện đã chạy hết công suất giai đoạn 1 (12 triệu bóng/năm) giúp công ty có được nguồn doanh thu ổn định từ việc cung cấp bán thành phẩm cho dự án.

Bên cạnh đó, 9 tháng đầu năm 2013, doanh thu từ việc cung cấp máy móc thiết bị, dây chuyền lắp đặt cho dự án này (khoảng 8 triệu USD dự kiến hạch toán trong năm 2013) cũng đóng góp phần lớn vào doanh thu xuất khẩu chung của công ty.

 

Doanh thu nội địa của công ty tăng trưởng khá tốt từ năm 2009 đến năm 2012 nhờ đẩy mạnh bán hàng ở hầu hết các kênh như đại lý, siêu thị, online.... 6 tháng đầu năm 2013, mặc dù doanh thu nội địa có phần sụt giảm so với 6 tháng cùng kỳ. Tuy nhiên, với việc đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm thiết bị điện mang tính khác biệt như đèn DoubleWing, đèn Led… doanh thu nội địa của công ty nhiều khả năng sẽ cải thiện mạnh trong 6 tháng cuối năm.

ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ CÁC SẢN PHẨM KHÁC BIỆT

Với những quy định về việc cấm sản xuất và lưu thông các sản phẩm tiêu hao nhiều điện năng như đèn sợi đốt (đèn dây tóc); DQC đã tập trung vào nhóm các sản phẩm an toàn, tiết kiệm, đáp ứng được các yêu cầu trong nước và quốc tế. Đặc biệt công ty luôn chú trọng vào việc đa dạng hóa sản phẩm với những tính năng khác biệt, vượt trội so với các sản phẩm khác trên thị trường.

Sản phẩm đèn LED với nhiều tính năng nổi bật như đẹp mắt, tuổi thọ, độ sáng cao, tiết kiệm điện tối đa đã bắt đầu được công ty đưa vào sản xuất và thương mại hóa cuối năm 2012, và đẩy mạnh tiêu thụ đặc biệt trong Quý 3/2013. Bên cạnh đó, một số dòng sản phẩm mới tiêu biểu như bộ đèn Doublewing 24Wx2, đèn compact chống ẩm 35W,tính năng khác biệt đã được người tiêu dùng sử dụng rộng rãi, cũng được công ty đẩy mạnh tiêu thụ.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ đèn LED vào ngành chiếu sáng dân dụng và việc giá thành sản xuất đèn LED đang giảm một cách nhanh chóng thì việc đèn LED thay thế cho các loại đèn huỳnh quang và compact hiện đang phổ biến trên thị trường sẽ diễn ra trong tương lai không xa. Chúng tôi cho rằng chiến lược tập trung nghiên cứu sản xuất kinh doanh sản phẩm này của DQC là khá hợp thời, đây sẽ là động lực tăng trưởng của DQC trong thời gian tới.

 

BIÊN LỢI NHUẬN TIẾP TỤC CẢI THIỆN

Biên lãi gộp của công ty tiếp tục xu hướng cải thiện dần nhờ đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm khác biệt có lợi nhuận biên cao như đèn compact chống ẩm, đèn DoubleWing, đèn LEDs… Bên cạnh đó, các sản phẩm , vật tư hàng sản xuất cho Cuba trước đây với giá vốn thấp được tiêu thụ thời gian qua cũng góp phần gia tăng biên lãi gộp cho công ty. Biên lãi gộp 9 tháng đầu năm 2013 ở mức 31.4%, tăng mạnh so với mức 21.9% của năm 2012.

Sản phẩm đèn Compact chống ẩm là sản phẩm chuyên dụng để khắc phục tình trạng bóng đèn thắp ngoài trời bị nổ, chập cháy do hiện tượng sốc nhiệt khi gặp thời tiết không thuận lợi như: độ ẩm, sương muối, mưa, côn trùng. Với tính năng khác biệt so với các loại đèn tròn khác trên thị trường, đèn Compact chống ẩm Điện Quang được khách hàng, đặc biệt là các hộ kinh doanh trồng cây thanh long ưa chuộng.

 

Đèn DoubleWing là loại đèn Huỳnh quang thế hệ mới nhất của Điện Quang, với các tính năng vượt trội so với các loại đèn huỳnh quang thông thường như : Sáng hơn 10%, tiết kiệm điện hơn 20% nhưng giá cả lại tương đương.

 

CÔNG NỢ TIẾP TỤC CHUYỂN BIẾN TÍCH CỰC

Tiến độ thu hồi khoản phải thu từ đối tác Consumer Import- Cuba tiếp tục duy trì ổn định trong năm 2013. Theo báo cáo soát xét 6 tháng đầu năm, tại tời điểm 30/6/2013, tổng dư nợ phải thu còn lại  khoảng 34.9 triệu USD, tương đương 738.2 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, công ty đã thu hồi được 4.4 triệu USD tương đương 80.7 tỷ đồng, giúp cải thiện đáng kể dòng tiền, khả năng thanh toán nợ vay.

Cùng với đó, công ty tiếp tục nhận được khoản lãi chênh lệch tỷ giá lớn. Năm 2007, tỷ giá liên ngân hàng cuối năm chỉ là 16,114 VND/USD, với tỷ giá hạch toán cuối tháng 6/2013 là 21,135 VND/USD, DQC sẽ nhận khoảng 5,021 đồng lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện cho mỗi USD nhận được từ đối tác Cuba. Khoản lãi chênh lệch tỷ giá DQC ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2013 là 19.4 tỷ trên 4.4 triệu USD thu được từ đối tác.

Sang Quý 3/2013, công ty tiếp tục ghi nhận khoảng 18.3 tỷ đồng lãi chênh lệch tỷ giá. Mặc dù thuyết minh báo cáo tài chính Quý 3/2013 của công ty không phản ánh chi tiết khoản phải thu từ đối tác Cuba nhưng với khoản lãi chênh lệch tỷ giá lớn, chúng tôi cho rằng, tiến độ thu hồi nợ phải thu từ đối tác Cuba của  DQC trong quý 3 vẫn được duy trì ổn định.

Theo đó, chúng tôi cho rằng, cả năm 2013 DQC sẽ thu hồi được khoảng 9.5 – 10 triệu USD từ đối tác Cuba. Khoản lãi chênh lệch tỷ giá ghi nhận trong năm khoảng 47 – 50 tỷ đồng.

 

 

Cùng với lãi chênh lệch tỷ giá, khoản lãi bán hàng trả chậm (chủ yếu từ khoản phải thu Cuba) là một trong hai khoản đóng góp chủ yếu vào doanh thu hoạt động tài chính của công ty những năm qua (khoảng 46 – 58 tỷ đồng mỗi năm từ năm 2008 – 2012). Tuy nhiên, 9 tháng đầu năm 2013, công ty vẫn chưa ghi nhận khoản lãi này. Bên cạnh đó, phần lãi trả chậm của năm 2010 là 3.33 triệu USD (69.4 tỷ đồng) vẫn được hạch toán ở mục Doanh thu chưa thực hiện và chưa kết chuyển vào thu nhập trong kỳ.

VAY NỢ GIẢM DẦN

 

Hiện tại, cơ cấu vay nợ của công ty chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động (chủ yếu bằng USD, lãi suất khoảng 6 – 7%/năm) và khoản vay ưu đãi dài hạn dùng để thực hiện hợp đồng xuất khẩu bóng đèn compact với nhà nhập khẩu Consumer Import (Cuba) đang đến hạn trả (lãi suất 9%/năm, thời gian ân hạn đến 10/12/2015). Số dư nợ gốc của khoản vay này giảm dần từ năm 2009 (mỗi năm trả được khoảng 100 tỷ) giúp công ty giảm bớt áp lực vay nợ, cải thiện các chỉ tiêu khả năng thanh toán.

 

Tiến độ thu hồi công nợ phải thu tốt giúp công ty thu xếp được dòng tiền trả nợ, cải thiện các chỉ tiêu khả năng thanh toán. Khả năng thanh toán ngắn hạn tăng từ 1.64 lần năm 2009 lên 1.94 lần vào cuối tháng 9/2013. Khả năng thanh toán nhanh cũng tăng đều từ mức 1.28 lần năm 2009 lên 1.54 lần tháng 9/2013.

Trong khi đó, lợi nhuận tăng trưởng tốt và chi phí lãi vay giảm dần cũng giúp khả năng thanh toán lãi vay của công ty có sự cải thiện rõ rệt

CHI PHÍ TÀI CHÍNH GIẢM

Chi phí lãi vay hàng năm chiếm khoảng 60 – 70% chi phí tài chính của công ty, còn lại là các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá. Năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013, tỷ giá ổn định, các khoản dư nợ gốc vay giảm dần giúp công ty tiết giảm chi phí lãi vay và các khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá. Cùng với việc doanh thu tăng trưởng ấn tượng, tỷ trọng chi phí tài chính trên doanh thu của công ty đang giảm rất nhanh từ mức 21% năm 2008 xuống chỉ còn 9% năm 2012 và 5% trong 9 tháng đầu năm 2013.

CHI PHÍ BÁN HÀNG, QUẢN LÝ ỔN ĐỊNH TRỞ LẠI

Doanh thu tăng trưởng mạnh trong 9 tháng đầu năm 2013 nhưng công ty vẫn kiểm soát tốt chi phí bán hàng. Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu thuần 9 tháng giảm trở lại về mức 12% so với 14% của năm 2012.

Chi phí quản lý doanh nghiệp 9 tháng đầu năm 2013 mặc dù tăng mạnh so với năm 2012 nhưng chủ yếu do mức tăng đột biến trong Quý 2 (thưởng 1 tháng lương cho toàn thể cán bộ công nhân viên nhân dịp kỉ niệm 40 năm ngày thành lập công ty). Chi phí quản lý Quý 3/2013 đã trở lại ổn định góp phần giúp lợi nhuận trước và sau thuế của công ty tăng trưởng đột biến.

 


Doanh thu tăng trưởng nhanh ở cả thị trường trong nước lẫn xuất khẩu, xu hướng biên lãi gộp cải thiện trong khi các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý được kiểm soát tốt chính là điểm sáng nổi bật của DQC trong 9 tháng đầu năm 2013. Chúng tôi cho rằng, thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục duy trì được những điểm sáng tích cực này, giúp kết quả kinh doanh có sự tăng trưởng.

DÒNG TIỀN CẢI THIỆN

Hoạt động kinh doanh ngày một cải thiện và việc duy trì tốt tiến độ thu hồi khoản phải thu từ Cuba giúp dòng tiền của DQC đang cải thiện rõ rệt. Trong khi đó, DQC không chịu nhiều áp lực đầu tư mới do Công ty chỉ vận hành khoảng 70% công suất thiết kế của nhà máy. Do đó chúng tôi cho rằng nhiều khả năng DQC sẽ chi trả cổ tức năm 2013 vượt kế hoạch 15% đã đặt ra đầu năm (đã tạm ứng 1000 đồng/cổ phiếu, đợt 1).

ĐỊNH GIÁ HẤP DẪN

Chúng tôi tiếp tục giữ nguyên mức định giá theo phương pháp FCFF đã cập nhật vào ngày 15/8/2013 là 38,100 đồng/cổ phiếu, cao hơn 33.2% so với giá đóng cửa ngày 25/11/2013. 

KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 4 DỰ KIẾN

Theo phương pháp thận trọng, chúng tôi cho rằng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế quý 4 có thể đạt lần lượt là 215.7 tỷ đồng và 12.5 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu năm 2013 có thể đạt 832.3 tỷ đồng (vượt 20% kế hoạch) và lợi nhuận sau thuế có thể đạt 72.6 tỷ đồng (vượt 38% kế hoạch). Với kết quả này, EPS F sẽ tương đương 3000 đồng/cổ phiếu.

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

 

Tags:

Stocks

Phân tích và khuyến nghị DQC|KQKD Q3 ấn tượng

by finandlife15/11/2013 10:07

Tiếp theo những đánh giá rất khả quan mà chúng tôi đã viết trong “DQC-Báo cáo lần đầu”, chúng tôi tiếp tục gởi đến những thông tin mới nhất về kết quả kinh doanh quý 3, một kỳ làm ăn vô cùng ấn tượng, kết quả này củng cố nhận định và mức giá mục tiêu rất cao mà chúng tôi hướng đến trước đó.

Quý 3 năm 2013, DQC đạt 187 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 45% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 31 tỷ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm 2013, DQC đã hoàn thành 89% kế hoạch doanh thu, 115% kế hoạch lợi nhuận, tương ứng với tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần 31% và lợi nhuận sau thuế 62% so với cùng kỳ. Rõ ràng, việc tìm kiếm những cổ phiếu đang cải thiện về kết quả kinh doanh và có sự tăng trưởng mạnh trở lại là rất ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang chống đỡ với tổng cầu suy giảm. Chúng tôi tin rằng những doanh nghiệp như vậy sẽ trở thành những điểm sáng đầu tư thú vị.

Sự cải thiện của DQC chủ yếu đến từ 3 nhân tố:

Thứ nhất, Công ty đã đẩy mạnh bán hàng trong nước thông qua một số sản phẩm mới và mở rộng xuất khẩu. Điều này đã giúp doanh thu 3 quý đầu năm 2013 tăng trưởng 31% so với cùng kỳ, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng 2 năm liền kề chỉ ở mức 5%/năm.

Hình 1, Doanh thu thuần và tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần

 

Thứ hai, Công ty đã chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm tỷ trọng những sản phẩm có mức sinh lãi trên doanh thu thấp và tăng những sản phẩm có mức sinh lãi trên doanh thu cao. Chính xu hướng này đã làm tỷ trọng đèn tuýp huỳnh quang giảm mạnh từ mức 21.5% doanh thu năm 2008 xuống chỉ còn 9.5% năm 2012. Trong khi đó, đèn compact tiết kiệm điện lại tăng tỷ trọng từ 30.5% năm 2008 lên 36.7% năm 2012. Ngoài ra, đầu 2013, DQC đẩy mạnh sản xuất và tiêu đèn LED, một loại đèn tiết kiệm hiệu quả hơn cả đèn compact, dự kiến tỷ trọng loại đèn này sẽ còn tăng cao trong thời gian tới. 9 tháng đầu năm 2013, DQC đã gia tăng mức lãi gộp trung bình trên 100 đồng doanh thu từ 21 đồng lên 32 đồng.

Hình 2, Biên lãi qua các năm

 

Thứ ba, Công ty đã hưởng lợi lớn từ xu hướng lãi suất thấp và diễn biến tỷ giá ổn định. Trong những năm trước, trung bình chi phí tài chính lên đến 14% doanh thu thuần, nhưng đến 9 tháng đầu năm 2013, con số này chỉ còn 5%. Nhờ những diễn biến thuận về lãi suất và tỷ giá mà công ty đã trút bỏ gánh nặng chi phí tài chính, một trong những loại chi phí cao nhất mà DQC phải gánh chịu nhiều năm qua.

Hình 3, Biến động chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu

 

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags: , ,

StockAdvisory | Stocks

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu