Thị trường đang chịu cả áp lực giảm giá lẫn tăng giá

by finandlife05/04/2014 11:02

Nếu nhìn lại quá khứ, VNIndex đã hoàn thành xong 9 tháng tăng giá như cuối 2012 đầu 2013, từ 30/08/2013 đến 30/03/2014. Để đảm bảo xu hướng giá lên của thị trường tiếp diễn và bền vững, những nhịp điều chỉnh theo hướng giảm là cần thiết (nhớ rằng: trong năm 2013, nhịp điều chỉnh giảm này lên đến 3 tháng rưỡi).

Điểm trùng hợp khá thú vị khác là cao độ của VNIndex trong sóng tăng 9 tháng vừa qua cũng bằng với mức tăng của sóng 2013 (các anh/chị có thể nhìn 2 cây zigzac màu xanh lá như hình vẽ).

Mốc tâm lý 600 điểm là một ngưỡng gì đó rất khó nói. Còn nhớ trong năm 2013, thị trường đã phải “trầy vi tróc vảy” mới chinh phục thành công mốc 500.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại cũng cho thấy khả năng xuất hiện lực cầu lớn khi VNIndex giảm thêm. Đường giá chính thức vượt qua kênh tăng điểm trung và dài hạn (như hình vẽ). Do vậy, đường kênh trên sẽ trở lại làm hỗ trợ tốt cho VNIndex trong 1 vài tuần. Chính vì thế, mà ngay khi đường giá chạm vào đường kênh này đã bật tăng trở lại như trong tuần đầu tiên của tháng 04/2014.

Nhìn về diễn biến định giá cơ bản thông qua P/E và P/B, hai chỉ báo này cũng đang cho thấy định giá thị trường đang cao hơn mức trung bình lịch sử, do vậy, mức rủi ro đang lớn dần, và nhịp điều chỉnh về mức trung bình để tăng trưởng trở lại là cần thiết.

 

Tóm lại: thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng giá dài hạn, tuy nhiên khung thời gian và mức độ định giá cổ phiếu lại đang ủng hộ cho một nhịp điều chỉnh tính bằng tháng của thị trường. Nếu nhìn lại nhịp điều chỉnh trong thị trường tăng giá trước đây của chính VNIndex, quá trình này có thể hình thành 3 sóng ABC, với sóng B là sóng hồi trong nhịp điều chỉnh giảm. Điều đó có nghĩa là, những nhà đầu tư chưa kịp chốt lời vẫn còn cơ hội để bán ra trong sóng hồi và mua lại trong sóng giảm C sau đó. Thị trường tăng giá là thiên đường cho người nắm giữa cổ phiếu và cả cơ hội sửa sai cho người lướt sóng. Đừng quá lo ngại… 

Nguồn: finandlife

Tags:

StockAdvisory

Nhận định thị trường qua nhật ký khai bút đầu năm

by finandlife20/03/2014 09:54

Finandlife có thói quen viết những nhìn nhận của mình vào thời điểm kết thúc 1 năm tài chính và mở ra 1 năm tài chính mới. Cách làm này chỉ là để Finandlife có điều kiện kiểm tra lại dòng suy nghĩ của mình từ năm này qua năm khác, rồi từ đó tự rút kinh nghiệm.

Rất may mắn cho Finandlife, những nhìn nhận mà tôi đã viết và lưu lại từ cuối 2010 đến nay phần nhiều là đúng.

Tôi xin post lại ở đây để tổng hợp và chia sẻ một lần nữa cùng các bạn của Finandlife.

--------------------------------------

Bài viết thứ 1 vào cuối tháng 02 năm 2011, tựa đề của bài viết “Năm 2011 là năm chuẩn bị, để năm 2012 là năm bắn phá

Thực chất năm 2010 là một năm thắt chặt. Tăng trưởng cung tiền 23%, tăng trưởng tín dụng 27.6% thấp hơn nhiều so với 2009 (37.7% và 28.7%). Nhưng tại sao lạm phát 2010 lại cao hơn nhiều so với 2009 (11.75% so với 6.3%)? Vì lạm phát có độ trễ nhất định so với tăng trưởng cung tiền và tín dụng.

Có thể vì năm 2010 chỉ thắt chặt nửa vời (có thể do yếu tố nhiệm kỳ, thắt chặt ko đáng kể so với 2008, M2 giảm từ 46.1% xuống 20.3%, TD giảm từ 53.9% xuống 25.1%) và các yếu tố chi phí đẩy từ bên ngoài sẽ tác động rất tiêu cực đến chỉ số lạm phát.

Nhận thấy những vấn đề này, NQ02, NQ11 đã quyết liệt đưa tăng trưởng M2 và TD xuống 15% và 20% trong 2011. Đây là những tiền đề rất tốt cho 2012. (một khi lạm phát giảm dưới 7%/năm sẽ là cơ sở để mở rộng trở lại).

Không nên kỳ vọng nhiều trong 2011 mà nên xem đây là năm chuẩn bị các bước để đầu tư trong 2012. Chiến lược đầu tư có thể là mua những CP ok sắp lên sàn (vừa giảm rủi ro giảm giá trong 2011, vừa có thể tận dụng lợi thế chọn thời điểm lên sàn, vừa mua được giá mềm).

Bài viết thứ 2 vào đầu tháng 01 năm 2012, tựa đề của bài viết “Chuẩn bị đã xong, năm 2012 bắt đầu bắn

Có thể nói 2011 là một năm tồi tệ nhất của thị trường chứng khoán VN. Sự tồi tệ này là bước lún sâu của đợt suy thoái 2008. Như vậy, chúng ta đã có 4 năm ròng rã sống trong nỗi buồn giảm giá.

Sự ác cảm của người dân đối với chứng khoán chưa bao giờ rõ nét đến như lúc này. Cả nhân viên chứng khoán lẫn những nhân vật có liên quan đến đầu tư chứng khoán đều muối mặt không dám nhận mình làm trong lĩnh vực đó.

Thưởng tết cho nhân viên chứng khoán chưa bao giờ tồi tệ như thế.

Hàng loạt Công ty chứng khoán buộc phải cắt giảm hoạt động môi giới và lưu ký - một việc làm mà chưa bao giờ xảy ra trước đây.

Khi dự báo chúng ta phải nhìn nhận thực tế của vấn đề kết hợp với tâm lý hành vi của người dân. Rõ ràng sự giảm điểm khốc liệt của năm 2008 là những gì đáng phải trả giá cho sự bùng nổ thiếu căn cứ của 2006, 2007 - những năm mà con người giàu lên không nhờ thực lực, tài trí của mình. Thế rồi năm 2009 - nhà nước lại ra quyết sách giải cứu kinh tế, hỗ trợ thị trường làm cho con bệnh chưa khỏe hẳn đã được bơm thuốc kích thích chạy vòng quanh. Đến khi thuốc tan cộng với sự phấn khích thái quá làm con bệnh lại cảm thấy mệt lữ trong 2010, kéo lê lết đến mãi 2011.

Đáng lý ra thị trường không xấu như vậy. Những gì thuộc về giá trị của thị trường chứng khoán đã được quay trở lại từ đâu đó từ giữa năm 2011, nhưng vì tâm lý bi quan thái quá, thị trường đã trở về y như thời nó đã tăng thái quá. Ra rả truyền thông bảo thị trường sẽ sập, chắc chắn hàng loạt Công ty chứng khoán sẽ phải phá sản, sáp nhập. Bà bán cá cũng trề môi với nhân viên chứng khoán, chú taxi cũng chả xem trọng nghề này.

Tuy nhiên, tôi vẫn tin “trong nguy có cơ, những gì huy hoàng nhất cũng đến từ bùn đen của trù dập”. Tôi tin rằng thị trường năm 2012 sẽ là một năm kiếm bọn tiền của dân chứng khoán.

Một số dự báo quan trọng của tôi trong 2012:

v  Lạm phát chắc chắn sẽ hạ trong 2012

v  Sự siết chặt ngân hàng chỉ làm nguồn vốn thêm thông minh và minh bạch hơn.

v  Chính sách trần lãi suất huy động sẽ là một trợ lực tuyệt vời cho thị trường chứng khoán

v  Quản trị công ty và công tác IR sẽ được các công ty đại chúng quan tâm hơn. Thói ăn xổi ở thì đã phải trả giá khi hàng loạt lãnh đạo cty liên kết với bọn làm giá bơm vá chứng khoán để rồi phải ôm hận, mất vốn trong thời gian dài vừa qua. Nguồn vốn ngân hàng khó tiếp cận sẽ làm cho doanh nghiệp dần nhận ra vai trò thật sự của thị trường chứng khoán là huy động vốn dài hạn chứ không phải là nơi để bơm vá kiếm lời ngắn hạn.

v  Chính sách thuế ưu đãi hơn cho hoạt động doanh nghiệp.

v  Thị trường bất động sản sẽ dần về với chính mình hơn, những phân khúc cung vượt cầu chết, phân khúc cầu cao vẫn sống tốt. Nguồn vốn không phải bị chạy như điên vào lĩnh vực ảo này. Đây là cơ hội hút vốn vào thị trường chứng khoán, hút vốn vào đầu tư thật, đầu tư sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, công nghiệp tiêu dùng, chế biến.

v  Biểu đồ giá vàng đang giảm giảm trung và dài hạn, thị trường này sẽ có năm 2012 tan thương, đây là cơ hội để dòng vốn không còn chọn vàng là nơi trú ẩn an toàn như những năm trước.

v  Ủy Ban Chứng Khoán dần nhận ra những thiếu sót trong sản phẩm thị trường của mình, khi đó những sản phẩm mới như quỹ mở, giao dịch T2 và những sản phẩm phái sinh sẽ làm cho đất sống của ngân hàng đầu tư, thị trường chứng khoán thêm phong phú, vốn hóa thị trường sẽ không dừng lại ở vài mươi % so với GDP.

v  Nguồn vốn ngoại đang loay hoay không biết phải chảy về đâu, khi dòng tiền thông minh dần nhận ra BRIC không còn là vùng đất hứa nữa, sự rút vốn đang và sẽ còn diễn ra. Lục địa già (Châu Âu) từ lâu đã mất lực hấp dẫn, dòng tiền chắc chắn sẽ chạy vào những nước mới nổi khác như Indo, Malai, VN...

Kết luận: Những lý do trên sẽ hội tụ trong năm 2012, nhà đầu tư muốn kiếm tiền trên thị trường hãy quan tâm đến chứng khoán ngay từ bây giờ trước khi mọi thứ trở nên quá muộn và phải 1 lần nữa hối tiếc.

Bài viết thứ 3 vào đầu tháng 01 năm 2013, tựa đề của bài viết “Năm 2013, vào nhanh ra nhanh

Dẫu sao, 2012 đã đóng lại, một năm mới lại đến. Theo chu kỳ vận động của trời đất thì chúng ta cũng không khỏi thoát khỏi vòng tuần lặp. Những toan tính cho một năm mới được cân nhắc, người làm chứng khoán càng phải cân nhắc, vì đơn giản sự thành công trên thị trường không hoàn toàn đến ngẫu nhiên.

Theo phân tích số liệu 8 năm qua, tôi nhận thấy tính chu kỳ trong biến động kinh tế khá rõ nét. Tính chu kỳ này một phần lớn đến từ chu kỳ bơm hút tiền của các "Bác". Tính chu kỳ đó đang tốt dần lên, thêm vào đó các chính khách đầu năm hưng phấn liên tục bảo nhau “phải bơm tiền giải cứu bất động sản và nợ xấu”. Chắc chắn những phát ngôn này sẽ là mảnh đất tuyệt vời của giới đầu cơ đi trước, đi nhanh, ăn nhanh. Trong lúc còn tranh tối tranh sáng, tôi cũng muốn gia nhập đội ngũ đầu cơ, đục nước béo cò kia để kiếm chút tỷ suất sinh lợi vượt trội.

Nhưng rõ ràng cách làm của đợt giải cứu lần này không hề đơn giản, việc bơm thoải mái vào nền kinh tế như gói cứu trợ 2009 khó tái diễn, do vậy, khi những đồng tiền được chính thức bơm vào nền kinh tế có thể thị trường chứng khoán đã phản ánh đầy đủ kỳ vọng, khi đó những cái xấu sẽ được đội ngũ chuyên gia bêu rếu, khi đó thị trường chứng khoán muốn tăng thêm cũng khó.

Do vậy, tôn chỉ năm 2013 có lẽ là vào nhanh ra nhanh, hành động như những kẻ đầu cơ.

Một số dự báo quan trọng của tôi trong 2013:

v  Lạm phát chắc chắn cao hơn 2012, nhưng không đến nỗi quá cao

v  Sẽ khó trông chờ vào 1 đợt nới lỏng mạnh tay của chính sách tiền tệ

v  Chính sách tài khoán là vùng đất hứa cho 2013

v  Những doanh nghiệp tăng trưởng năm 2012 sẽ là những mảnh đất màu mở cho đầu tư.

v  Chắc chắn bất động sản chưa thể phục hồi

v  Sóng vàng tiếp tục trầm lắng (đầu năm nhiều quốc gia công bố chính sách kích cầu, tiền ra thị trường nhiều có thể chảy vào vào lánh, nhưng mình nghĩ vàng khó có sóng do xu hướng nhiều năm qua là suy thoái, tiền kích cầu sẽ ưu tiên chảy vào hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là vàng, vàng đã tăng mạnh những năm trước rồi).

v  Tỷ giá tiếp tục ổn định

v  Các sản phẩm giao dịch chỉ số, và những sản phẩm về chứng khoán sẽ ngày càng đa dạng

v  Nguồn vốn ngoại tiếp tục chảy ổn định vào VN. 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory

Dự đoán kỳ Review và Rebalancing ETFs đợt 1 năm 2014

by finandlife06/03/2014 09:09

Với dữ liệu giá đóng cửa, khối lượng cổ phiếu đang lưu hành, %room nước ngoài còn lại, %free float tại ngày 28/2/2014 (ngày chốt dữ liệu sàng lọc của 2 quỹ ETF VNM và FTSE), quá trình sàng lọc của chúng tôi cho kết quả như sau:

1.   Quỹ Market Vector Vietnam ETFs (VNM):

v  Mã vi phạm điều kiện dẫn đến khả năng bị loại: HPG (room nước ngoài còn lại 3.5% thấp hơn mức yêu cầu 5%)

v  Mã có khả năng thêm vào: không có. (PVT không đủ thanh khoản kì 31/5 à 30/8/2013, CSM không đủ vốn hoá, MSN, IJC không đủ thanh khoản 2 kì liền trước).

Danh mục hiện tại của chỉ số gồm 25 mã (16 mã nội và 9 mã ngoại). Do không có mã nội nào đủ điều kiện thêm vào đợt này nên có thể quỹ sẽ không loại HPG trong trường hợp không tìm được mã ngoại thay thế (kì trước HPG cũng có %room nước ngoài còn lại < 5% nhưng không bị loại). Vì vậy chúng tôi đưa ra 2 kịch bản có khả năng xảy ra cao nhất là:

v  Không thêm không loại mã nào.

v  Loại HPG, thêm mã ngoại.

Khối lượng mua bán, tái cân bằng danh mục dự kiến(*)

*Lưu ý: Theo nguyên tắc (Rule) của Quỹ, ngày chốt dữ liệu (giá, %room nước ngoài, %free float…) để tái cân bằng danh mục kì này là ngày 05/03/2014. Bảng tính toán dự kiến trên của chúng tôi đang sử dụng dữ liệu ngày 03/03/2014.

2. Quỹ FTSE Vietnam Index:

v  Mã vi phạm điều kiện dẫn đến khả năng bị loại: SBT (Giá trị giao dịch trung bình 3 tháng thấp hơn 20% Giá trị giao dịch trung bình 3 tháng của rổ chỉ số FTSE Vietnam Index)

v  Mã có khả năng thêm vào: EIB. (Đủ tiêu chí thanh khoản, %room nước ngoài còn lại >2%, tuy nhiên EIB chưa từng được đưa vào FTSE Vietnam Index lẫn FTSE Vietnam All-share Index nên chúng tôi chưa chắc chắn về tỷ lệ invest weight của EIB. Do đó chúng tôi cũng chưa chắc chắn về khả năng được thêm vào của EIB trong kì này).

(IJC mặc dù đạt tiêu chí thanh khoản, %room, %free float nhưng không đạt tiêu chí vốn hoá tự do lưu hành > 1% vốn hoá tự do lưu hành của rổ chỉ số FTSE Vietnam Index nên chúng tôi cho rằng IJC chưa được thêm vào danh mục kì này).

Chúng tôi đưa ra 2 kịch bản có khả năng xảy ra cao là:

v  Loại SBT

v  Loại SBT, thêm EIB

Khối lượng mua bán, tái cân bằng danh mục dự kiến(*)

                         

*Dữ liệu chốt tại ngày 26/02/2014

Theo chúng tôi, việc tái cân bằng danh mục lần này của 2 quỹ ETFs sẽ có tác động không tốt đến thị trường. Hiện tại, %premium của quỹ VNM chỉ còn lại 1.14%, khả năng duy trì lượng chứng chỉ quỹ phát hành thêm mỗi phiên 100,000 đơn vị là không cao trong kì review này. Thêm vào đó, hiện tại trong danh mục quỹ VNM, các mã nội đang chiếm tỷ trọng 72.84% tổng danh mục. Trong kì tái cân bằng danh mục sắp tới, quỹ sẽ phải đưa tỷ lệ này về 70% do đó chúng tôi cho rằng xu hướng chủ đạo của quỹ trong kì tái cân bằng này là bán ròng cổ phiếu Việt Nam (giá trị bán ròng có thể lên tới 282 tỷ đồng nếu quỹ không phát hành thêm trong kì).

Quỹ FTSE mặc dù không gặp phải tình trạng như VNM, tuy nhiên với diễn biến những phiên giao dịch gần đây chúng tôi cho rằng khả năng quỹ huy động được thêm nhiều tiền trong kì tái cơ cấu danh mục này là không cao.

Chuyên viên phân tích: Phan Minh Đức và Nguyễn Ngọc Thành

 

Nguồn: finandlife|VFS Research

Tags:

Economics | StockAdvisory

Warren Buffett's 5 key investing don'ts

by finandlife05/03/2014 08:48

Warren Buffett spent three hours answering questions live on CNBC's "Squawk Box" on Monday morning.

After a Buffett marathon, we usually would look at his advice on what investors should do. This time, it's five key lessons on what investors shouldn't do:

1. Don't let world events (like what's happening in Ukraine) affect your investing

 decisions.

Buffett said even if he knew a big war was unavoidable, "I will still be buying stock. You're going to invest your money in something over time. The one thing you can be sure of is if we went into some very major war, the value of money would go down. ... That's happened in virtually every war that I'm aware of. ... The last thing you want to do is hold money during a war. You might want to own a farm, you might want to own an apartment house, you might want to own securities. During World War II the stock market advanced. The stock market is going to advance over time."

2. Don't feel bad when stocks go down

On a day that global stocks markets were reeling from worries that the Ukraine situation could lead to war, Buffett said, "When I got up this morning I actually looked at a stock on the computer, on the trades in London, that we're buying and it's down and I felt good. ... We were buying it on Friday and it's cheaper this morning and that's good news." Will he buy more? "Absolutely."

3. Don't think you have to be an expert to profit from stocks

"The stock market just offers you so many opportunities, thousands and thousands of different businesses. You don't have to be an expert on every one of them. You don't need to be an expert on 10 percent of them even. You just have to have some conviction that either a given company, or a group of companies ... are likely to make more money five or 10 or 20 years from now than they're earning now. And that is not a difficult decision to come to."

And if you have no expertise at all, Buffett recommends a low-cost index fund that tracks the S&P 500. "Keeping costs to a minimum is enormously important in investing. ... If you're in effect paying out 1 or 2 percent annually of your portfolio, that's a big, big tax that you don't have to pay."

4. Don't go for the quick profit

Asked if "activist investors" are really acting in the best interest of targeted companies and their shareholders, Buffett replied, "Generally speaking, they are interested in making a quick profit and there's no law against making quick profits. But our whole attitude in our own business and what we like to see with the businesses we own stock in is we want to run them for the people who are going to stay in rather than the people who are going to get out. At any given time, you can make more money, usually, selling the company. ... The answer isn't to sell the company. The answer is to keep running the company well. ... I could do certain things to jiggle up the price of Berkshire in the short run. It would not be good for the company over five or 10 years."

5. Don't put your money into bitcoins for the long run.

"It's not a currency. It does not meet the test of a currency. I wouldn't be surprised if it's not around in 10 or 20 years. ... It is not a durable means of exchange. It's not a store of value. ... It's been a speculative—a very speculative—kind of Buck Rogers-type thing, and people buy and sell them because they hope they go up or down just like they did with tulip bulbs a long time ago."

 

CNBC

Tags:

Economics | StockAdvisory

Thị trường sẽ vào giai đoạn phân hóa

by finandlife26/02/2014 16:00

Sau khi thị trường vượt đỉnh hộp hôm 12/2/14, VNIndex tiếp tục ghi nhận sự tăng điểm. Nhưng quá trình tăng điểm này bắt đầu gian nan hơn trước và phiên kỷ lục mới về khối lượng giao dịch ngày 20/2/14 là một hồi chuông cảnh báo cho xu hướng phân hóa sắp tới.

 

Vậy phải làm thế nào trong thời gian tới?

Thị trường chứng khoán như 1 dòng suối, chảy qua rồi thì hãy chấp nhận nó đã qua. Tâm lý của nhà đầu tư rất khó lý giải, và nó cũng chính là cái nét hay, tạo nên thị trường với muôn màu sắc thái. Rất nhiều nhà đầu tư có chút tiếc nuối khi nhìn lại lịch sử tăng giá 2 tháng vừa qua của thị trường, họ bắt đầu điệp khúc “giá như…”, giá như tôi cầm hết nhà cửa để mua cổ phiếu 2 tháng trước thì giờ này tôi đã sung sướng rồi.

Nhưng các bạn đừng làm liều nhé, nếu nhìn vào quá khứ oai hùng đó mà phát họa tương lai sắp đến tương tự như vậy có thể sẽ phải trả giá.

Thị trường đang tiếp cận mốc tâm lý nhạy cảm ở 600 điểm, qua mốc này thị trường có thể sẽ phân hóa mạnh. Mà cuộc chơi trong thời phân hóa sẽ là cuộc chơi của người chuyên nghiệp. Các bạn cứ để ý mà xem. Không giống như thời điểm tôi viết bài VN-Index vẫn đang "vật lộn" ở vùng gần thấp nhất lịch sử, P/E sàn Thành phố Hồ Chí Minh đã lên mức hơn 14 lần, đang cao hơn mức trung bình của lịch sử và không còn rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Do vậy, muốn tăng mạnh nữa, phải có những tin tức cực kỳ shock và dòng tiền vào cực kỳ khỏe.

Nếu không có hai nhân tố trên, thời kỳ phân hóa sẽ diễn ra trong thời gian tới. Khá nhiều nhà đầu tư đang nói đến nhóm ngành, nhưng tôi cho rằng “nhóm cổ phiếu đã gặp khó khăn trong khủng hoảng và đang phục hồi trở lại” mới chính là nhóm tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong 2014.

Danh sách những cổ phiếu cải thiện kinh doanh và tài chính liên tục 8 quý gần nhất có những cái tên rất quen thuộc như: PPC, CSM, DQC, LAF, S74…

Danh sách những cổ phiếu cải thiện mạnh kinh doanh và tài chính so với cùng kỳ năm trước có những cổ phiếu như: VHG, TCM, KLS, SCL…

Muốn tìm hiểu thêm, mời inbox vào hộp thư admin@finandlife.com

 

Nguồn: finandlife

 

Tags: , , , ,

Psychology | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu