Happy New Year 2015|Letter to investors

by finandlife05/01/2015 10:04

Không giống nhiều năm trước, tôi chần chừ viết tổng kết năm và ghi lại nhận định cho năm mới 2015. Có quá nhiều biến động ngoài ý muốn trong năm qua, tuy thị trường vẫn còn nằm trong xu thế tăng giá, nhưng những bất ổn của nó là quá lớn. Nếu như nhà đầu tư hoan hỉ trong hầu hết thời gian của năm vì danh mục lãi lớn thì chỉ cần 2 vụ thiên nga đen (black swan) chớp nhoáng đã lấy đi rất nhiều lợi nhuận mà họ đã có và nhiều người còn rơi vào trạng thái thua lỗ ở phút 89. Chỉ 22 phiên, rắc rối trên Biển Đông (HD981) đã làm vốn hóa thị trường bốc hơi tới 180 ngàn tỷ đồng trong tháng 5, họa vô đơn chí, giá dầu giảm 50% và thông tư 36 tiếp tục lấy đi 140 ngàn tỷ đồng trong tháng 12. Hai đợt sụt giảm quá nhanh và mạnh đã làm vô số nhà đầu tư mất ăn mất ngủ và nhiều người từ lãi sang lỗ.

Thị trường chứng khoán bao giờ cùng vậy, sự tăng giá thường diễn ra một cách từ tốn, chậm rãi, nhưng sự mất giá lại diễn ra nhanh và dồn dập. Một vài bạn bè chia sẻ rằng, họ đã từng lãi 80% trên vốn đầu tư nhưng chỉ trong 2 vụ thiên nga đen họ không những mất hết lợi nhuận có được mà còn lỗ thêm 30% trên vốn. Đó chắc chắn không phải là trường hợp duy nhất, còn vô vàn trường hợp đau đớn khác nữa.

Bài học…

Nhìn lại một năm biến động là cách thức thú vị để soi lại những va vấp và rút tỉa những bài học nhằm phục vụ quảng đường đầu tư còn dài phía trước. Bài học lớn nhất trong năm 2014 là bài học về việc đánh giá đúng mức sức mạnh của dòng tiền và lưu chuyển của những dòng tiền lớn trong nền kinh tế. Trong suốt 8 năm tham gia thị trường, tôi vẫn giữ được một sợi dây xuyên suốt trong lựa chọn cổ phiếu, đó là những cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt và dòng tiền tăng trưởng tốt trong những năm tiếp theo, tôi tin rằng “giá cổ phiếu về lâu về dài sẽ tăng trưởng theo những thành quả mà doanh nghiệp sẽ gặt hái”. Chiến lược đầu tư đó đã giúp tôi sinh lãi 3 năm liên tiếp, với tỷ suất cao hơn thị trường chung. Nhưng đã đến lúc tôi nên bổ sung thêm yếu tố dòng tiền lưu chuyển trong nền kinh tế và dòng tiền trên thị trường chứng khoán, vì đây chính là nhân tố làm thị trường biến động lớn trong ngắn hạn. Vì suy cho cùng, thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá non trẻ, và tính bất ổn dường như trở thành một thuộc tính cố hữu. Một thị trường mang tiếng là kênh huy động vốn dài hạn cho nền kinh tế, nhưng lại sống động nhờ dòng vốn từ ngân hàng thương mại. Nên một khi những dòng tiền nóng này đồng loạt rút khỏi chứng khoán thì cổ phiếu tốt cấp mấy cũng bị giảm mạnh.

Dự báo 2015

Những nhà đầu tư lão luyện trên thế giới thường bảo rằng “thị trường tốt vài ba năm sẽ có một năm không tốt”, tôi đã sinh lãi 3 năm liên tiếp nhờ thị trường ổn định và tăng trưởng, năm 2015 này có thể sẽ là một năm khó khăn.

Mặc dù lòng tin vào xu hướng tăng điểm dài hạn của thị trường vẫn còn đó nhưng những biến số mới về giá dầu hỏa và thông tư 36 làm cho 2015 trở nên khó đoán định hơn cả. Trong quý 1, thị trường sẽ bị chi phối bởi 2 tin xấu và 1 tin chưa chắc chắn. Các định chế tài chính tiếp tục rút bớt tiền nóng ra khỏi thị trường nhằm đáp ứng quy định của thông tư 36 và việc giá hàng hóa giảm làm nhiều doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu gặp khó vì giá đầu ra giảm, kết quả kinh doanh quý 4 năm 2014 và quý 1 năm 2015 của những doanh nghiệp này có thể sẽ không tốt. Tin không chắc chắn là dòng vốn ngoại có thói quen quay lại Việt Nam vào đầu năm mới, và nếu lượng vốn này đủ lớn, kỳ vọng sẽ giúp hấp thụ tốt lượng cung của tin xấu, giúp thị trường không giảm mạnh.

Nói về vùng giao động của thị trường, tôi tạm mượn chỉ số VNIndex để diễn đạt, VNIndex sẽ biến động hợp lý trong vùng 460 đến 660 điểm, và nhà đầu tư nên kỳ vọng hợp lý ở mức sinh lãi 25%. Một vài bạn trẻ và người mới bước vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán thường xem con số 25% kia là thấp, nhưng nếu duy trì ổn định mức này bạn sẽ biến 100 triệu vốn đầu tư ban đầu thành gần 3 tỷ đồng sau 15 năm. Và những quỹ đầu tư thành công nhất thế giới cũng chỉ có thể đạt tỷ suất sinh lợi trung bình ở mức này, ngoài ra, nếu so sánh con số 25% tỷ suất sinh lợi với lãi suất tiết kiệm 6%/năm, thì đó là con số hấp dẫn.

Một lần nữa, tôi tự nhắc lại “đầu tư là một cách sinh lãi thụ động và dài hạn”, đừng để lòng tham lợi nhuận trước mắt mà chấp nhận rủi ro cao để rồi tự mình loại bỏ cuộc chơi quá sớm, vì bản chất của thị trường chứng khoán là “tìm kiếm lợi nhuận không bao giờ dễ dàng”.

Chúc các anh/chị một năm mới sức khỏe và kiểm soát rủi ro tốt.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory | Stocks

Great Graphic|Thị trường đáy tháng 5 và hiện nay

by finandlife31/12/2014 15:24

Tags:

Psychology | StockAdvisory | Stocks

Phân tích và khuyến nghị APC 28/11/2014

by finandlife29/11/2014 23:19

Công ty CP chiếu xạ An Phú (APC) là doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực chiếu xạ khử trùng đối với thực phẩm.

Trải qua nhiều khó khăn trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, diễn biến các ngành hỗ trợ không mấy thuận lợi gây sụt giảm nguồn thu trong khi gánh nặng chi phí cho đầu tư và vận hành nhà máy mới khá lớn, APC đã có sự cải thiện mạnh mẽ trong năm 2014 khi đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp đặc biệt là đa dạng hóa doanh thu, quản lý hiệu quả hơn công nợ và chi phí.

Ngành chiếu xạ trong nước ngày càng được chú ý nhiều hơn, cùng với việc khởi sắc của ngành thủy hải sản, trái cây tươi trong năm 2014 và triển vọng lạc quan của nhiều ngành hỗ trợ khác những năm sắp tới sẽ là bản lề thúc đẩy APC có những tăng trưởng mạnh mẽ trong dài hạn.

Thông tin về dự định hợp nhất với doanh nghiệp cùng ngành là Công ty TNHH Thái Sơn, nếu thành công kỳ vọng sẽ tăng thêm nhiều sức ảnh hưởng trong lĩnh vực kinh doanh của An Phú.

Các phương pháp định giá của chúng tôi (chưa tính đến tác động từ việc hợp nhất với Thái Sơn) xác định mức giá hợp lý đối với APC là 23,696 đồng/cp, cao hơn 33% so với giá đóng cửa ngày 26/11/2014. Chúng tôi khuyến nghị MUA VÀO đối với cổ phiếu này.

------------

GIAI ĐOẠN 2005-2011, DOANH THU LIÊN TỤC TĂNG TRƯỞNG

Ban đầu, thủy sản là mặt hàng chiếu xạ chủ lực đóng góp trên 90% sản lượng chiếu xạ và 70% doanh thu hằng năm. APC có mức tăng trưởng cao và biên lợi nhuận hấp dẫn những năm đầu hoạt động do đặc thù ngành.

Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản có những giai đoạn khó khăn ảnh hưởng đến tính ổn định trong kết quả kinh doanh của APC. Tính mùa vụ của ngành cũng khiến Công ty không tận dụng hết công suất trong 6 tháng đầu năm. Việc tiếp cận các ngành hàng khác như y tế, công nghiệp, nông nghiệp khá khó khăn do nhiều doanh nghiệp chưa biết nhiều đến ứng dụng công nghệ chiếu xạ.

Tháng 07/2009, sau nhiều nỗ lực, APC trở thành doanh nghiệp thứ 2 cả nước (sau Sơn Sơn) được Mỹ cấp phép đạt chuẩn nhà máy chiếu xạ trái cây sang thị trường này, mở ra những triển vọng mới cho doanh nghiệp.

Công ty thực hiện đầu tư nhà máy mới tại Vĩnh Long từ tháng 04/2010 để tiếp cận gần hơn khách hàng thủy hải sản khu vực miền Tây trước việc đối thủ cạnh tranh Công ty TNHH Thái Sơn hoạt động tại đây từ năm 2007.

Kết quả kinh doanh của APC nhìn chung tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2011 khi cầu thủy hải sản trên thế giới hồi phục sau khủng khoảng và mảng chiếu xạ trái cây tươi khả quan. Việc trực tiếp xuất khẩu thanh long từ Q4/2010 cũng giúp doanh thu tăng mạnh.

 

Biên lợi nhuận trước thuế có sự sụt giảm từ năm 2010 do chi phí gia tăng cho đầu tư nhà máy mới tại Vĩnh Long và việc trực tiếp xuất khẩu thanh long có biên lợi nhuận thấp hơn.

Giai đoạn này Công ty được hưởng những ưu đãi miễn thuế TNDN trong 2 năm 2005, 2006 và giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo.

NHIỀU KHÓ KHĂN TRONG NĂM 2012

Việc phụ thuộc nhiều vào chiếu xạ một mặt hàng thủy sản khiến hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2012 đối mặt với nhiều khó khăn:

Doanh thu suy giảm trước ảnh hưởng hàng loạt các doanh nghiệp thủy sản phá sản trước khó khăn về thị trường và vốn. Việc trực tiếp xuất khẩu trái cây tươi (thanh long)sang Mỹ cũng không đạt hiệu quả khi hư hỏng do thời tiết trên đường vận chuyển.

Sản lượng sụt giảm không đáp ứng đủ nhu cầu công suất 02 nhà máy, đặc biệt là nhà máy mới mới vận hành từ tháng 10/2011, khiến biên lợi nhuận gộp của công ty bị sụt giảm mạnh trước những gánh nặng về chi phí cố định.

Tình hình tài chính của Công ty cũng trở nên suy yếu khi lượng nợ quá hạn tăng mạnh do các công ty thủy sản lần lượt khất nợ, APC phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi lên đến 2.6 tỷđồng áp lực chi trả lãi vay cho việc đầu tư vào nhà máy chiếu xạ ở Vĩnh Long (khoảng 10.8 tỷ đồng). Ngoài ra từ năm 2012, Công ty phải chịu áp mức giá điện theo giá dịch vụ và truy thu chênh lệch giá điện từ năm 2011 trở về trước hơn 1.8 tỷ đồng. Theo đó, biên lợi nhuận ròng sụt giảm mạnh chỉ còn 13% trong năm 2012.

Năm 2013, trước tình hình những khó khăn vẫn còn tiếp diễn, Công ty đã chủ trương thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp trên một loạt các phương diện.

ĐA DẠNG CÁC MẶT HÀNG CHIẾU XẠ GIÚP DUY TRÌ DOANH THU BỀN VỮNG

Nhìn chung doanh nghiệp khá bị động trước nhu cầu chiếu xạ của mỗi mặt hàng qua các năm. Với ưu thế nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chiếu xạ trên nhiều loại mặt hàng, đẩy mạnh đa dạng hóa cơ cấu doanh thu bước đầu thành công từ năm 2013 giúp APC tránh phụ thuộc quá nhiều vào một mặt hàng như những năm trước đó.

Theo đó năm 2013, đóng góp doanh thu từ chiếu xạ bột gia vị tăng mạnh nhờ vào nhu cầu lớn của một khách hàng phát sinh trong năm; tỷ trọng đóng góp thực phẩm khô cũng tăng cao trong năm 2013 và 2014 nhờ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nga; mảng chiếu xạ trái cây tươi đóng góp doanh thu khá ổn định với khoảng 16% trong doanh thu. APC cũng đã ngưng trực tiếp xuất khẩu trái cây (thanh long), chỉ tập trung chiếu xạ để giảm thiểu rủi ro và xung đột lợi ích với khách hàng.

Công ty cũng đã đổi mới và đẩy mạnh chiến lược marketing, từ việc chỉ tập trung marketing vào chiếu xạ khử trùng đã được đẩy mạnh thêm 02 điểm là chiếu xạ bảo quản và tăng chất lượng sản phẩm.

Cùng với dư địa tăng trưởng của ngành chiếu xạ vẫn còn rất lớn và APC có những lợi thế riêng biệt trong ngành sẽ tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp trong những năm tiếp theo.

LỢI NHUẬN CẢI THIỆN MẠNH TRONG NĂM 2014

Với những nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp, lợi nhuận của APC có sự cải thiện mạnh từ Q2/2013 và duy trì ổn định hơn trong năm 2014. Cụ thể:

9 tháng đầu năm 2014, doanh thu đạt 69 tỷ đồng (tăng 8.3% yoy) và lợi nhuận sau thuếđạt 17.5 tỷ đồng (tăng 89%yoy), biên LNTT các quý ổn định hơn. Nguyên nhân được lý giải do phần lớn chi phí của APC là định phí như nguồn xạ, nhân công, khấu hao, điện, nước… (khoảng 90%), việc đa dạng hóa cơ cấu doanh thu chiếu xạ giúp giảm tính mùa vụ trong doanh thu khi phụ thuộc vào một mặt hàng thủy sản như trước. Xu hướng này kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nhà máy mới An Phú Bình Minh đã bắt đầu đóng góp lợi nhuận trong Q3/2014.

Doanh thu mảng chiếu xạ 9T2014 không tăng trưởng nhiều so với cùng kỳ. Trong khi đó, hoạt động cho thuê kho lạnh và bốc xếp tăng mạnh 2.7 lần và 1.4 lần là yếu tố chính giúp doanh thu APC tăng trưởng trong 9T2014 (đóng góp lần lượt là 10.4% và 3.8% tổng doanh thu).

Chi phí lãi vay giảm mạnh 51% so với cùng kỳ với tỷ trọng trên doanh thu thuần giảm đáng kể từ mức 8.2% trong 9T2013 còn 3.9% trong 9T2014 nhờ dư nợ giảm 10% và mặt bằng lãi suất đã giảm. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm 15% trong 9T2014, tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Theo đó, biên lợi nhuận ròng 9T2014 đạt 25.4% trong khi cùng kỳ chỉ là 14.5%.

TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CẢI THIỆN

Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của công ty (khoảng 80-85%) bao gồm tài sản cố định và trả trước dài hạn. Tài sản ngắn hạn chủ yếu là các khoản phải thu, tiền và tương đương tiền và tài sản lưu động khác.

APC có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, khoảng 74% tổng nguồn vốn (cuối Q3/2014). Phần còn lại là nợ phải trả, bao gồm nợ ngắn hạn chiếm khoảng 8.9% tổng tài sản và nợ dài hạn khoảng 16.8%. Trong đó, tỷ trọng nợ vay trên tổng tài sản đã giảm, ở mức 21% (năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 34%, 32% và 23%)

Tiền mặt của APC đã dồi dào trở lại, tính đến cuối Q2/2014 ở mức 19.8 tỷ đồng (cùng kỳ chỉ 4.4 tỷ đồng). Theo đó công ty đã trả cổ tức năm 2013 tỷ lệ 10% bằng tiền mặt vào tháng 08/2014. Tiền mặt cuối Q3/2014 của APC đạt 15.3 tỷ đồng.

Khả năng thanh toán của công ty hồi phục. Hiệu quả hoạt động cũng đạt nhiều cải thiện khi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE và trên tổng tài sản ROA 4 quý gần nhất đạt lần lượt 13.7% và 9.9%, cải thiện so với mức 10% và 6.6% năm 2013 và mức 8.4% và 4.9% trong năm 2012.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI

Thêm 02 loại trái cây là nhãn và vải của Việt Nam có thể xuất sang Mỹ

Vừa qua, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã cấp phép cho nhãn, vải của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường Mỹ (trừ Florida), hiệu lực từ ngày 06/10/2014. Một trong 05 điều kiện bắt buộc là trái cây phải được xử lý qua chiếu xạ.

Cũng theo USDA, số lượng vải nhãn Việt Nam dự kiến ​​xuất khẩu sang Mỹ lần lượt là 600 tấn/năm và 1,200 tấn/năm, tương đương 17% và 69%sản lượng nhập khẩu trung bình hàng năm của Mỹ cho hai loại quả này giai đoạn 2007-2010.

Trong năm nay, vải đã hết mùa, dự kiến nếu hoàn thành sớm các yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật, nhất là kết quả của “bản đồ chiếu xạ đối với nhãn” gửi sang Mỹ được chấp thuận sẽ là cơ sở để khuyến khích các doanh nghiệp ký kết hợp đồng xuất khẩu nhãn trong năm nay và bước đầu thăm dò thị trường.

Chúng tôi cho rằng triển vọng từ 02 mặt hàng trái cây mới này sẽ là tín hiệu lạc quan trong tăng trưởng doanh thu mảng chiếu xạ trái cây tươi của APC trong những năm sắp tới.

Bên cạnh đó, mảng chiếu xạ trái cây tươi là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai, sắp đến có thể sẽ là Vú sữa, Xoài trong lộ trình tiếp cận xuất khẩu 16 loại trái cây tươi sang Mỹ. An Phú hiện là 01 trong 02 đơn vị cả nước (sau Sơn Sơn) được USDA cấp chuẩn nhà máy được chiếu xạ trái cây tươi xuất sang Hoa Kỳ.

TIỀM NĂNG TĂNG TRƯỞNG TRONG TƯƠNG LAI (TIẾP THEO)

Sản phẩm mới tinh thể nước L.A.P

L.A.P là hạt siêu hấp thụ nước, được kết hợp với công nghệ chiếu xạ có khả năng đặc biệt trong việc hấp thụ nước giữ nước cho cây trồng. Sản phẩm do APC nghiên cứu hơn 10 năm và tự sản xuất, triển vọng thúc đẩy tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lên gấp nhiều lần trong dài hạn.

Với chi phí sản xuất sản phẩm này gần như bằng 0 do tận dụng công suất nhà máy, công nghệ và thời gian rỗi sẵn có. Mặc dù chưa có đóng góp đáng kể trong doanh thu, hiện An Phú đã có một số nhà phân phối mẫu tại Đà Nẵng, TP. HCM, Vũng Tàu, vùng cao nguyên, Campuchia, Lào.

 

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp Việt Nam mong muốn tham gia dự án phủ xanh Trung Đông thông qua Dubai bằng việc xuất khẩu cây xanh sang thị trường này cũng có nhu cầu sử dụng sản phẩm giữ nước L.A.P.

 

Theo ông Nguyễn Thành Lập, hiện nguồn cung của sản phẩm tinh thể nước trong nước hầu như là nhập khẩu từ Canada, Mỹ với giá thành khá cao (55 USD/kg) trong khi An Phú sản xuất với chất lượng tương đương với giá chỉ 250,000 đ/kg. Cổ đông lớn ông Robert Alexander Stone (người Canada) được biết rất quan tâm đến sản phẩm này và cũng đóng góp hỗ trợ khá nhiều về mặt thông tin cho An Phú.

DỰ BÁO & ĐỊNH GIÁ

Thông tin từ Ban lãnh đạo APC trong cuộc họp Đại hội Cổ đông bất thường 26/11/2014 vừa qua, ước tính 11T2014, doanh thu đạt khoảng 88.2tỷ đồng (đạt 94% kế hoạch) và lợi nhuận sau thuế 23.2 tỷ đồng (vượt 43% kế hoạch).

APC cũng đưa ra uớc tính cả năm 2014 với doanh thu đạt khoảng 96.6 tỷ đồng (tăng 5% yoy, vượt 3% kế hoạch) và lợi nhuận sau thuế 23.4 tỷ đồng (tăng 50% yoy, vượt 44% kế hoạch). Theo đó, EPS 2014 vào khoảng 1,947 đồng/cp. Với mức P/E khoảng 11x, giá hợp lý của APC sẽ là 21,417 đ/cổ phiếu.

Theo phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF, mức giá hợp lý của cổ phiếu sẽ là 29,014 đ/cổ phiếu.

Kết hợp cả 2 phương pháp định giá trên theo nguyên tắc thận trọng, 70% tỷ trọng P/E và 30% FCFF, giá hợp lý của APC sẽ là 23,696 đồng/cổ phiếu, cao hơn 33% so với thị giá ngày 26/11/2014.

 

Giả định phương pháp FCFF:

Dựa vào triển vọng tăng trưởng của Công ty, chúng tôi cho rằng tăng trưởng doanh thu của APC có thể đạt 7% trong 2015, và giảm dần về mức 4% năm 2018. Từ 2019 trở đi, tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ ổn định ở mức 3%/năm. Với suất chiết khấu WACC 13.5%, chúng tôi cho rằng giá hợp lý theo mô hình chiết khấu dòng tiền FCFF là 29,014 đ/CP.

DỰ ĐỊNH HỢP NHẤT VỚI CÔNG TY CÙNG NGÀNH THÁI SƠN

Ngay từ những ngày đầu hoạt động, APC nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều tổ chức trong và ngoài nước là các cổ đông lớn nắm giữ với vị thế trung và dài hạn nhờ vào những lợi thế trong mô hình kinh doanh, triển vọng tăng trưởng và chính sách cổ tức hấp dẫn của Công ty.

Kể từ cuối tháng 08/2014, cơ cấu cổ đông của APC có nhiều thay đổi khi các cổ đông lớn như Công ty Quản lý Quỹ SSI, Cao su Bà Rịa Vũng Tàu, Transimex - Sài Gòn lần lượt thoái toàn bộ vốn. Trong khi đó gia tăng tỷ lệ sở hữu của công ty cùng ngành là Công ty TNHH Thái Sơn (trở thành cổ đông lớn nhất) và 03 nhà đầu tư cá nhân mới. Nhiều thành viên HĐQT và thành viên Ban Kiểm soát đại diện cho các tổ chức là cổ đông lớn trước đây cũng lần lượt xin từ nhiệm.

Ngày 26/11/2014, APC triệu tập Đại hội cổ đông bất thường năm 2014 và đã thông qua một số nội dung quan trọng, đó là bình bầu bổ sung thành viên HĐQT và BKS mới (nhiệm kỳ 2013-2018) và xin ý kiến ĐHCĐ ủy quyền cho HĐQT tiến hành nghiên cứu, đàm phán, xây dựng đề án hợp nhất An Phú với Thái Sơn và trình ĐHCĐ thường niên năm 2015.

Sau đợt bình bầu, 4/5 TV HĐQT là 3 cá nhân đến từ Thái Sơn gồm bà Huỳnh Thị Bích Loan, ông Huỳnh Ngọc Hậu, bà Phạm Thị Lượng và một cá nhân khác là bà Võ Thùy Dương; 2/3 TV BKS là bà Tống Thị Xuân Thi (CTCP Chứng khoán Cao Su) và bà Nguyễn Thị Yên (Thái Sơn).

Theo ông Võ Hữu Hiệp (Chủ tịch HĐQT), tính đến ngày chốt danh sách ĐHCĐ bất thường ngày 4/11/2014, sở hữu của Công ty Thái Sơn chiếm 18.6%, tính chung cả nhóm liên quan Thái Sơn chiến hơn 50%.

Đánh giá những lợi ích và hạn chế của việc hợp nhất với Thái Sơn:

Lợi ích: Gộp chung thị phần 2 doanh nghiệp lên đến 70% toàn ngành chiếu xạ trong nước, nắm thế chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh giá dịch vụ trong khi liên tục những năm trước đây không thể tăng giá trước những biến động tăng chi phí sản xuất kinh doanh khi phải cạnh tranh thị phần với nhau. Bên cạnh đó là nâng cao tiềm lực tài chính và quản trị trước những cơ hội phát triển của ngành thời gian tới. 

Hạn chế: Phương án hợp nhất vẫn chưa biết và sẽ trình ĐHCĐ năm sau (2015). Về tỷ lệ hoán đổi liên quan đến giá trị của Thái Sơn và An Phú sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích cổ đông APC. 

Công ty TNHH Thái Sơn thành lập năm 2007, vốn điều lệ và tổng tài sản hiện tại lần lượt đạt 150 tỷ đồng và 400 tỷ đồng, nhà máy đặt tại Cần Thơ, phần lớn chiếu xạ thủy hải sản.

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Công ty CP Chiếu xạ An Phú (APC) được thành lập năm 2003 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tháng 05/2005 và chính thức niêm yết trên sàn HOSE tháng 01/2010.

Ban đầu, Công ty chủ yếu chiếu xạ mặt hàng thủy hải sản. Tháng 07/2009, Công ty được Mỹ cấp phép chiếu xạ trái cây tươi sang thị trường này, mở ra những triển vọng tăng trưởng mới. Đến nay, Công ty tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng chiếu xạ trên đa dạng các mặt hàng.

Công ty hiện có 02 nhà máy chiếu xạ một tại Bình Dương và một nhà máy mới tại Vĩnh Long. Theo đánh giá của Ban lãnh đạo Công ty, APC hiện sở hữu một trong những nhà máy chiếu xạ lớn nhất khu vực ASEAN.

Chiếu xạ khử trùng là một ngành triển vọng. Tuy nhiên trong nước hiện chỉ có 03 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Trong đó, An Phú là doanh nghiệp dẫn đầu với những lợi thế riêng biệt trước những rào cản gia nhập ngành cao.

APC – DOANH NGHIỆP DẪN ĐẦU NGÀNH

Đứng đầu về công suất nhà máy giúp APC đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng lớn. Công ty hiện có 02 nhà máy chiếu xạ vớicông suất hiện tại khoảng 230 tấn sản phẩm/ngày. Trong đó, nhà máy tại Bình Dươngchiếu xạ nhiều mặt hàng và hiện đã chạy đầy công suất; nhà máy mới An Phú Bình Minh tại Vĩnh Long (được đầu tư giai đoạn I và đưa vào hoạt động từ tháng 09/2011) chủ yếu chiếu xạ thủy hải sản, hiện đang chạy khoảng 75% công suất. Theo đánh giá của Ban lãnh đạo Công ty, nhà máy APC sở hữu là một trong những nhà máy chiếu xạ lớn nhất khu vực ASEAN.

Năng lực chiếu xạ nhiều loại mặt hàng. Quy trình chiếu xạ cho mỗi mặt hàng là khác nhau và rất phức tạp. Công ty đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ chiếu xạ trên các mặt hàng khác nhau so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Dẫn đầu về thị phần. Chưa có số liệu thống kê cụ thể về thị phần chiếu xạ giữa các doanh nghiệp trong ngành. Theo đánh giá của Ban Lãnh đạo APC, hiện An Phú chia sẻ khoảng 30% thị phần chiếu xạ thủy hải sản với Thái Sơn và khoảng 50% thị phần chiếu xạ trái cây tươi với Sơn Sơn, các mặt hàng chiếu xạ khác chiếm phần lớn thị phần. 

Lợi thế nguồn xạ giá rẻ. Chi phí nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là nguồn chiếu xạ Cobalt 60 nhập từ Anh Quốc, chiếm khoảng 20% giá vốn. Thời gian gần đây, định kỳ 1 năm một lần công ty phải nhập bổ sungmột phần nguồn xạ mới. Giá nguồn xạ đã tăng mạnh theo thời gian theo đó APC có nhiều lợi thế so với những doanh nghiệp mới gia nhập ngành.

ĐÔI NÉT VỀ CHIẾU XẠ THỰC PHẨM

Chiếu xạ thực phẩm là công nghệ lành sử dụng năng lượng bức xạ ion hoáđể xử lý thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh và an toàn thựcphẩm. Công nghệ này được nghiên cứu từ những năm 1980 nhưng chỉ mới bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn trong thời gian gần đây khi ngày càng có nhiều lo ngại về ô nhiễm, hư hại cũng như những căn bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Nhiều nước như Mỹ, Úc, Israel và một số nước châu Âu yêu cầu các loại thực phẩm nhập khẩu phải được kiểm dịch bằng bức xạ. Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và một số nước châu Âu khác không yêu cầu bắt buộc nhưng chấp nhận biện pháp kiểm dịch bằng bức xạ.

Tại châu Á, sản lượng thực phẩm chiếu xạ ngày càng tăng trưởng, trong đó Việt Nam là nước đứng thứ hai về sản lượng chiếu xạ (sau Trung Quốc) trong năm 2010 và đứng đầu về tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2005-2010.

Tuy nhiên, chiếu xạthực phẩm là một ngành phức tạp với những rào cản gia nhập ngành lớn cả về pháp lý và kỹ thuật. Hiện nay trong nước ngoài 02 đơn vị nghiên cứu thuộc Nhà nước là Viện nghiên cứu hạt nhân tại Đà Lạt và Trung tâm Vinagama tại Thủ Đức, chỉ có 03 doanh nghiệp tư nhânđang hoạt động kinh doanh là An Phú, Sơn Sơn và Thái Sơn. Trong đó, An Phú là doanh nghiệp dẫn đầu ngành với những lợi thế riêng biệt.

 

Nguồn: VFS Research

Tags:

StockAdvisory | Stocks

Thời kỳ điều chỉnh trung hạn đã kết thúc

by finandlife06/11/2014 13:47

Sau khi tạo đỉnh vào đầu tháng 09, thị trường đã có đến 2 tháng để điều chỉnh giảm. Đây là xu hướng cần thiết để củng cố xu hướng tăng điểm dài hạn của thị trường. Hiện, những tín hiệu vĩ mô, kết quả kinh doanh, dòng tiền và cả yếu tố kỹ thuật đang ủng hộ cho chu kỳ suy giảm kết thúc.

Giai đoạn đầu của quá trình đi lên bao giờ cũng khó khăn, những tin đồn gần đây có thể là một trong những rào cản đó. Nhưng xu hướng thị trường là khó cưỡng lại, chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu sẽ tăng điểm trong khi ngờ cho đến hết năm 2014.

 

Nguồn: finandlife

Tags:

StockAdvisory

Vietnam Market Analysis With Asia Frontier Capital Vietnam Fund

by finandlife02/10/2014 09:13

AFC chính thức chạy quỹ vào tháng 12 năm 2013, với số vốn ban đầu chỉ 3.6 triệu đô, đến nay đã lên 10 triệu đô, AFC chuyên đầu tư vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, và xem đây là lợi thế của riêng mình vì những đối thủ lớn hiện tại hầu hết vẫn chọn những doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, định giá cổ phiếu của nhóm cổ phiếu nhỏ đang khá rẻ, chỉ là 7x vào tháng 12 năm 2013, trong khi đó chỉ số này của toàn thị trường lên đến 11x vào thời điểm đó.

Trả lời câu hỏi tại sao chọn Việt Nam, AFC trả lời thị trường chứng khoán Việt Nam đã điều chỉnh rất mạnh kể từ đỉnh năm 2007, và đây là cơ hội hiếm hoi để mua hàng giá rẻ. Ngoài ra, Việt Nam có dân số trẻ, đông và có trình độ học vấn khá tốt.

Trả lời câu hỏi và xử lý nợ xấu, AFC đồng quan điểm với Andy Hồ, quá trình xử lý nợ xấu của Việt Nam diễn ra khá chậm, nhưng tin tưởng vào khả năng những khoản nợ xấu này trở nên hết xấu nhờ bất động sản tăng giá và quy mô GDP tăng trong thời gian tới.

Trả lời câu hỏi về việc lần đầu tiên Việt Nam áp thuế chống bán phá giá đối với lĩnh vực thép để bảo hộ hàng nội địa, AFC cho rằng đây là việc rất cần thiết và nên làm.

Xem bản chi tiết bên dưới.

-----------------------------------

Kinh tế VN trong mặt quỹ ngoại AFC, cập nhật 10/12/2013

Một Quỹ nước ngoài mới thành lập đầu tư chủ yếu vào Việt Nam có những nhìn nhận cập nhật về Việt Nam như sau:

1. Chi phí lao động rẻ và số người học vấn tăng: 

 

2. Định giá hấp dẫn:

 

 

3. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh:

 

4. Môi trường chính trị ổn định:

 

5. Vốn hóa thị trường trên GDP thấp so với các nước trong khu vực:

 

6. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán dồi dào hơn:

 

Nguồn: finandlife|AFC

--------------------------------

Andreas Vogelsanger, CEO of Asia Frontier Capital Vietnam (AFC Vietnam), is bullish on Vietnam. The parent company to his fund, Asia Frontier Capital, is a public equity investment outfit that invests in emerging and frontier public equity markets across Asia in its Asia Frontier Fund. Mr. Vogelsanger works closely with Asia Frontier Capital CEO Thomas Hugger who formerly ran the public equities arm of Leopard Capital before buying out that portion of the business and rebranding it as Asia Frontier Capital.

Mr. Vogelsanger came to AFC Vietnam with 25 years of experience in the finance industry with stops at EVK Capital Singapore, Coutts Private Bank in Hong Kong and Singapore, and Bank Julius Baer in both Zurich and Singapore. AFC Vietnam launched in December 2013 as the first single country fund of Asia Frontier Capital, and the firm’s second fund. AFC Vietnam Fund distinguishes itself from many peer Vietnam funds by offering investors the opportunity to invest in the small-cap and mid-cap sector of Vietnam’s capital markets. In this interview Mr. Vogelsanger sheds some light on how Vietnam’s stock markets are doing beyond the large caps that dominate the indices.

Jon Springer: How is your fund performing compared to Vietnam’s stock exchange index which is up about 24% year-to-date?

Andreas Vogelsanger: Asia Frontier Capital Vietnam Fund launched in December 2013, just before the start of this year, and is up 27% since launch. We started small with USD 3.6 million in assets under management and are now at almost USD 10 million. We use our small size to our advantage to be more nimble in the market.

Springer: The largest investment funds to invest in Vietnam’s public equity markets are run by Dragon Capital and VinaCapital. How does your fund offer a different opportunity to engage the market?

Vogelsanger: We focus on small and mid-cap companies in Vietnam. Keep in mind, what is small-cap in Vietnam would probably be micro-cap by European standards. Funds like VinaCapital & Dragon don’t have the same flexibility because they have funds so large they cannot meaningfully invest their portfolios in companies as small as the ones we predominantly do.

Part of the issue investing in Vietnam is waiting for a revaluation of the market. When we started in December 2013, the price to earnings ratio for the whole market was around 11. Now, the market is more in-line with peers around Asia with a price to earnings ratio around 14. However, our small to mid-cap segment is still around 7 where we started off in December 2013. There hasn’t been a repricing in our sector to benefit from yet, though we think it will come. As our methodology has chosen investments well, our fund has kept up with the market even though our investment category’s price to earnings ratios have not.

At a later date, when the small to mid-cap stocks in Vietnam become more expensive, we may change strategies to meet the best opportunities the market presents.

Springer: Vietnam has experienced rapid growth and bubbles popping in the last decade. Has the government learned how to manage the economy better from the bubbles popping?

Vogelsanger: In my perception, yes. When I spoke to local people in 2013 before launching the fund, business people were not that positive. Despite this, our chief investment officer Andy Karall and myself thought that a lot of things were pointing toward a sustainable recovery.

Critics often say the government is not doing things fast enough, but this is often the case in many countries. They are tackling all the right issues and these things take time. By no means is everything perfect – but they do have sound monetary policy, currency stability, inflation under control, interest rates going lower, bank issues being addressed and FDI increasing – these are all signs of stability that should give confidence to investors.

Springer: Why did Asia Frontier Capital choose Vietnam as the first country for a single country focused fund?

Vogelsanger: The correction between 2007-2012 was almost 90% on the Ho Chi Minh stock exchange and 70% on the Hanoi stock exchange top to bottom. Corrections like these create opportunities. The Asia Frontier Fund itself has roughly 20% of holdings invested in Vietnam because of our conviction that Vietnam is a good investment.

Vietnam has a lot of other factor going for it including a population that is very well-educated compared to peer nations as noted by the OECD’s Program for International Student Assessment report, as well as a young population that works hard for low wages. [The PISA report compares education in 65 countries around the world. For methodology, you can watch this video; Vietnam's surprisingly good results - just behind Germany and well ahead of the United States - are on the below chart.]

Vietnam ranks just behind Germany in education according to 2012 results. The next tests will be in 2015. (Source: Asia Frontier Capital Vietnam; PISA; OECD)

We started investing in 2013 prior to launch with a qualitative approach built by our CIO Andy Karall that he had used in the past to see how it would work in Vietnam’s market. We successfully calibrated our model to the Vietnamese stock market and managed to significantly outperform the overall market – even much better than this year’s outperformance – so we proceeded to raise capital and launched the fund.

Another factor that benefits our focus on small to mid-cap companies is that we have very few competitors in this space. Whereas investment funds investing in large-cap companies may run into Vietnam’s limits on foreign ownership of stocks, the companies we invest in are under-invested by foreigners so we never have to concern ourselves with the foreign ownership law.

Springer: Vietnam has recently announced anti-dumping tariffs on stainless steel imports from China, Taiwan, Indonesia and Malaysia. What does this do for Vietnam’s steel producers and what does it say about government policy toward local business?

Vogelsanger: This is the first time that the government is trying to impose these type of anti-dumping tariffs. Tarriffs are now between 3% and 39% depending on the type of steel. To my knowledge, this is the first time the government is taking such strong measures to protect the domestic market. Local producers went through a lot of pain to modernize their production lines so they would have the capacity to cover domestic demand but they cannot compete with prices from other countries.

There is a question of if these tarriffs will trigger a chain of reactions. From a trading partner point of view, Taiwan and China are more important trade partners than the other countries. A trade war with these countries would not be advisable or beneficial but so far stock markets have not reacted to the news.

Springer: When it comes to Vietnam, the common point of view is that the major risk to Vietnam’s ongoing recovery is cleaning up the banking sector and its non-performing loans (NPLs). How is this progressing?

Vogelsanger: Vietnam Asset Management Company [a government agency] has been addressing the right issues of dealing with NPLs and banking regulations, but it has not yet taken on the pace one would have hoped for in terms of speed. They have been selling off the NPLs, but its not rapid enough. Andy Ho of VinaCapital [CIO of VinaCapital Vietnam Opportunity Fund and other funds] recently said in an article, “NPLs are hard to solve but Vietnam can inflate its way out of this.”

Personally, I think the problems may solve themselves if growth returns and the real estate market picks up. GDP growth at the top end is expected at best to be 6% this year. Vietnam probably needs more growth than that to clean things up, though this is just a back of the napkin estimate.

To be the next China, as I think Vietnam can be, they will need to accelerate growth to around 9%. Interestingly, Intel has said it took 14 years in China to adapt the workforce to their methods, but only took 4 years in Vietnam. Fact-based public relations like this is a big positive for Vietnam’s future growth.

* Author’s note for the purposes of comparison: Dragon Fund’s two largest funds, VEIL and VGF, were up 21.86% and 17.93% year-to-date respectively as of a September 11, 2014, update from the firm; VinaCapital’s flagship Vietnam Opportunity Fund was up 20.35% year-to-date as of September 26, 2014. All three funds are closed-end funds that currently trade at a discount which in all cases has moderated this year.

 

Nguồn: finandlife|http://www.forbes.com/

Tags:

Economics | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu