Công thức xác định đáy và đỉnh của thị trường

by finandlife23/12/2015 09:04

Theo bài viết của anh Bạch Huỳnh Duy Linh mới đây, không có một công thức cố định, tường minh nào cho việc xác định đáy và đỉnh, người chiến thắng ít ỏi là người hiểu cách action của 3 nhóm trader chính, nhóm TA Trader, nhóm Fundamental Trader và nhóm Noise Trader.

---------------

Có một công thức để xác định đáy và đỉnh của thị trường mà các huyền thoại đầu cơ như Soros đã tìm ra.

Công thức đó là không có công thức nào cả.

Hầu hết nhà đầu tư trên thị trường nghĩ rằng có những nhà đầu cơ huyền thoại có một công thức nào đó để xác định được đáy và đỉnh của thị trường. Nhưng những người thường xuyên xác định được một cách tương đối chính xác bảo rằng không có một công thức nào có thể dự báo được hết tất cả các biến số tác động đến thị trường.

Nguyên lý cơ bản nhất để xác định điểm uốn của thị trường đó là phải xây dựng một khung lý thuyết đủ để giải thích cách vận động của thị trường bao gồm hai hai nhóm trader quan trọng là fundamental trader và TA trader hay còn gọi là follow trend trader. Cách hành xử của hai nhóm trader đó cộng với hành vi của nhóm noise trader, nhóm có tính bầy đàn cao nhất tạo nên hành vi của thị trường.

Việc tìm hiểu hành vi của từng nhóm trader sẽ giúp việc quan sát thị trường trở nên khả thi hơn. Chẳng hạn khi thị trường tạo đỉnh, nhóm nào sẽ bán ra, nhóm nào sẽ mua vào. Thanh khoản, giao dịch, biến động giá ra sao ở từng giai đoạn của thị trường đều do sự tương tác của hai nhóm trader tạo ra.

Một khung phân tích đúng đắn và hợp lý sẽ giúp ích cho việc dự đoán thị trường. Không có gì bất ngờ khi hiện tượng bán tháo xảy ra ở đáy do bị call margin và cũng không có gì bất ngờ khi rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ thì thị trường tạo đáy.

Tất cả các trader khi tham gia thị trường đều muốn kiếm được tiền, muốn beat the market, nhưng lý thuyết và thực tế cho thấy rằng chỉ có thiểu số rất nhỏ, những trader hiểu về sự vận động của thị trường, mới có thể chiến thắng thị trường, kiếm được tiền còn lại đa số 'cúng' tiền cho những người thắng cuộc.

Người tham gia thị trường thì nhiều nhưng người được chọn là người thắng cuộc thì ít.

 

Nguồn: Bạch Huỳnh Duy Linh, 22 Dec 2015

Tags:

Psychology

Daily Topic|Nóng và Nguội

by finandlife12/10/2015 09:17

Nhanh nóng, chóng nguội ?

Từ khi có thông tin chính thức về việc Bộ trưởng Thương Mại các nước thành viên hoàn tất đàm phán TPP vào ngày 05/10/2015, thị trường đã có 2 phiên giao dịch đầy phấn khích. Sau đó, tâm lý dè dặt đã xuất hiện, VN-Index bắt đầu những phiên tăng giảm xen kẽ.

Đã từ lâu, người ta thường nói thị trường Việt Nam nhanh nóng nhưng cũng chóng nguội. Liệu lần này câu nói đó có đúng với những gì sẽ diễn ra trên thị trường trong những phiên tới hay không ?

Thực tế là sau khi hồ hởi háo hức về TPP, giờ đây các nhà đầu tư đang cố gắng tiếp nhận, nghiền ngẫm và giải mã các thông tin nhiều chiều về TPP vốn đang được đăng tải liên tục trên báo chí. Qua đó, họ đang nhận ra TPP không phải là cây đũa thần cho nền kinh tế, có thể một sớm một chiều giúp các doanh nghiệp trong nước bùng nổ về kinh doanh, hoặc giúp người dân Việt Nam giàu lên nhanh chóng. Song song với cơ hội, TPP cũng đầy thách thức và rủi ro. Thậm chí, đã có cả những ý kiến lo sợ đổ vỡ sẽ xảy ra khi nền kinh tế còn nhiều điểm yếu phải đối mặt với những điều kiện khắt khe của TPP.

Sự lo ngại đó thể hiện rõ trên thị trường: sau khi tăng vọt vào ngày 05/10, số lượng các mã tăng giá trong các phiên sau đó đã giảm dần trong các phiên sau đó.

Chỉ số Breadth cũng đã giảm xuống dưới ngưỡng 55% sau khi bùng lên và chạm ngưỡng 60% vào ngày 06/10.

Dòng tiền tích cực

Chúng tôi không bất ngờ với những diễn biến tâm lý nói trên. Khi mà các thông tin về TPP còn chưa rõ ràng, khi nội dung đầy đủ của Hiệp định TPP còn chưa được công bố, thì vẫn còn chỗ cho những suy đoán cảm quan, và tâm lý dao động là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, dòng tiền lại đang cho thấy một sự tích cực rõ nét: HSX đã có 4 phiên liên tiếp có giá trị giao dịch trên 2.000 tỷ đồng, tổng giá trị giao dịch của HSX và HNX đạt gần 16.000 tỷ trong tuần lễ từ 05 – 09/10, tăng 84% so với tuần trước đó và tăng 38% so với trung bình 4 tuần gần nhất.

Trên HSX, giá trị giao dịch tích cực cũng đã tăng mạnh, vượt lên trên ngưỡng 1.250 tỷ đồng/phiên.

Từ đầu năm 2013 đến nay, mỗi lần giá trị giao dịch tích cực vượt lên trên ngưỡng 1.000 tỷ đồng/phiên đều gắn liền với một đợt tăng điểm kéo dài. Điều mà chúng tôi kỳ vọng là lần này, giá trị giao dịch tích cực tăng mạnh cũng sẽ kéo theo một đợt tăng điểm của thị trường giống như vậy.

Có nên sợ TPP ?

Thực tế là TPP, được coi là hiệp định thương mại tự do của thế kỷ 21, sẽ mang lại nhiều cơ hội và rất nhiều thách thức, nhất là đối với Việt Nam, nước có nền kinh tế kém phát triển nhất trong số 12 quốc gia thành viên.

Thực tế là Việt Nam sẽ phải chịu rất nhiều áp lực về cải cách thể chế, cải tổ nền kinh tế, thay đổi tập quán kinh doanh.

Thực tế là không phải ngành, không phải doanh nghiệp nào cũng có lợi khi Việt Nam gia nhập TPP, thậm chí những ngành và doanh nghiệp được coi là sẽ có lợi cũng sẽ phải trải qua quá trình sàng lọc và thử thách khắc nghiệt.

Tuy nhiên, liệu có vì thế mà sợ TPP ?

Chúng tôi đang xem lại quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong 15 năm qua, với 2 cột mốc lớn là Hiệp định Thương Mại Song phương (BTA) với Mỹ năm 2000 và gia nhập WTO năm 2007, để có cái nhìn rõ hơn về sự thay đổi của đất nước qua những lần gia nhập vào các khối liên kết thương mại lớn.

Chúng tôi xin trích lời Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, về việc có nên sợ TPP hay không:

“Trước kia, khi ký Hiệp định Thương mại song phương (BTA) với Mỹ, chúng ta đã rất lo ngại bởi kinh nghiệm chưa nhiều, DN của chúng ta lúc bấy giờ chưa trưởng thành. Thế nhưng, thực tế cho thấy con đường đấy vừa là tất yếu vừa đem lại lợi ích, kể cả sự trưởng thành cho đất nước và cho DN chỉ trong một thời gian vô cùng ngắn. Sau 1-2 năm, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Riêng thương mại đã là một điều kỳ diệu khi trong vòng 15 năm, xuất khẩu sang thị trường này đã tăng 30 lần.

Như thế, không có lý gì khi chúng ta đang cải cách, chúng ta có kinh nghiệm, có điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn mà lại không nghĩ về một cơ hội và có thể tóm được cơ hội từ TPP. Cho nên, cẩn trọng, tính toán không thừa nhưng cần tự tin, không sợ hãi bởi bài học đã có rồi.” 

Cảm nhận của chúng tôi

TPP vẫn còn phải chờ thông qua bởi Quốc Hội các nước thành viên, vì vậy sẽ chưa có hiệu lực ngay lập tức.

Tuy nhiên, việc Việt Nam có mặt trong 12 nước thành viên đã chứng tỏ vị thế của đất nước đang thay đổi nhanh và mạnh theo chiều hướng tốt.

Thực tế là 15 năm qua, sau khi tự do hóa thương mại với Mỹ và WTO, kinh tế - xã hội Việt Nam đã thay đổi rất nhanh. Chúng ta không thể chối bỏ rằng những gì đang có hiện tại tốt hơn nhiều so với xuất phát điểm năm 2000.

Tất nhiên, con đường đến tương lai sẽ còn rất nhiều chông gai, nhưng chúng tôi tin rằng Việt Nam đang chuyển biến để tốt lên, và TPP sẽ tiếp sức cho quá trình chuyển biến này nhanh và mạnh hơn.

Với suy nghĩ đó, cảm nhận của chúng tôi là:

  • Thị trường có thể dao động lên hoặc xuống trong ngắn hạn, nhưng khó đảo chiều để hình thành một xu hướng đi xuống (downtrend) trong dài hạn, ngoại trừ khi xảy ra những biến cố lớn ngoài dự đoán trên thế giới.
  • Trong ngắn hạn, đà đi lên của thị trường sẽ phụ thuộc vào dòng tiền tích cực và lực mua của khối ngoại. Dòng tiền hiện nay đang khỏe. Trong tuần vừa qua, khối ngoại đã mua ròng trở lại khá lớn, đánh giá của các nhà phân tích trên thế giới đều theo hướng có lợi cho Việt Nam khi gia nhập TPP.
  • Rủi ro trong nước đã giảm nhiều, nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm xuống dưới 3% vào cuối tháng 09/2015, việc xử lý sở hữu chéo hoặc các ngân hàng yếu kém sẽ vẫn tiếp tục, nhưng chúng tôi cho rằng Ngân Hàng Nhà Nước đã có đủ kinh nghiệm để khoanh vùng các đợt xử lý, không làm ảnh hưởng đến hệ thống.
  • Mùa kết quả kinh doanh Q3 đang đến, sự phân hóa trên thị trường sẽ rõ nét hơn, những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt sẽ tiếp tục được chú ý.

Chúng tôi cho rằng nhà đầu tư không nên quá lo lắng với các dao động ngắn hạn của thị trường qua từng phiên, tận dụng các phiên giảm điểm để tích lũy các cổ phiếu có hoạt động kinh doanh ổn định và tăng trưởng.

Kính chúc Quý khách hàng đầu tư thành công.

 

Trân trọng.

VFS Research

Tags:

Economics | Psychology | StockAdvisory

VNM ETF tính sai free float BID nên sửa sai bằng thông báo không mua BID nữa

by finandlife16/09/2015 09:46

Đây là một sự kiện hi hữu, vì trước đây những thông báo giao dịch của các ETF đều được thực hiện sau đó. Những ngày vừa qua, nhiều nhà đầu tư trong nước đã tích trữ một lượng lớn BID với giá ngày này cao hơn ngày trước hòng bán lại cho Van Eck, nhưng cũng giống như đỉa, lá điều, khoai lang tím… một khi thương lái Trung Quốc ngừng mua thì đầu nậu sẽ lãnh đủ.

Ngày 15/09/2015, Quỹ VNM thông báo sửa sai không thêm BID vào danh mục kỳ này nữa. Tỷ trọng và khối lượng Mua (bán) dự kiến các cổ phiếu trong danh mục được điều chỉnh lại như sau:

 

Cập nhật ngày 16/09/2015.

Cứ tưởng chỉ có mỗi VNM ETF ẩu tả trong việc tính toán, FTSE ETF cũng thế. Một trong những rule cổ phiếu đủ tiêu chuẩn được vào ETF VNM là free float phải đạt 10%, ETF FTSE phải đạt 15%, nhưng FTSE lại có quy định ưu ái cho TOP 5 vốn hóa thị trường chỉ cần tỷ lệ free float >=5%. Free Float của BID chỉ đạt 4.7% nên chắc chắn không thể thỏa điều kiện của VNM nhưng lại gần đạt tiêu chuẩn của FTSE, nhưng cuối cùng FTSE cũng đã đính chính không add cổ phiếu này nữa.

Trong những ngày qua, VNM ETF đã mua 6 triệu cổ phiếu BID và nó sẽ gia nhập đội ngũ cung đông đảo hiện nay trên thị trường. Đứng trước diễn biến đó, BID đã rớt sàn 2 phiên liên tiếp với dư mua giá sàn thường xuyên duy trì ở hơn 8 triệu cổ phiếu.

Nhân chuyện này, tôi nhớ lại câu chuyện cũ “thời thuộc địa Pháp, lính Pháp giải trí bằng những trò chơi cờ bạc, trong những trò đó có trò tài xỉu. Bọn lính Pháp cầm cái và cho bà con mình ăn tất bất chấp là sốc ra tài hay xỉu. Dân mình khoái chí vì thấy thằng Tây này ngu vãi, mình đặt xỉu nó sốc ra tài nó vẫn chung tiền cho mình, bèn về nhà nói bà con hàng xóm bán hết đồ đạc, tăng cường vay nợ để ra chơi với nó. Đến ván cuối, tụi lính Pháp thấy trên bàn đã đặt cược 1 tỷ lệ lớn đủ để cover tất cả khoản tiền đã chung độ và còn có 1 khoản tiền lời lớn, chúng nó bảo ván này tôi ăn tất. Tôi đã cho mọi người ăn từ đầu tới giờ, tới ván này tôi ăn. Thế là bà con mất trắng, nó lấy tiền bỏ đi, mọi người ai về nhà nấy, ân hận vì overtrade J.”

Nguồn: finandlife, VFS Research

Tags:

Economics | Psychology

Daily Topic|Cần test vùng nhiễu 560-570

by finandlife27/08/2015 15:05

 

Sau gần 1 tháng giảm mạnh, VNIndex đã tăng mạnh trở lại trong phiên hôm qua. Về kỹ thuật và tâm lý thị trường, phiên bật mạnh này không bất ngờ vì rất nhiều tín hiệu trước đó đã cho thấy thị trường đang bị giảm điểm thái quá. RSI ngày 24/8 chỉ còn 20.7, khối lượng giao dịch tăng mạnh ở vùng giá thấp, chỉ số đo mức độ tham lam/sợ hãi đã về vùng thấp nhất trong thang đo sợ hãi… Thêm vào đó, đường hỗ trợ màu đỏ như hình 1 cũng cho thấy xác suất nảy trở lại của chỉ số là khá cao.

Đây là phiên hồi kỹ thuật hay là xu hướng tăng trưởng vững chắc?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta thử nhìn lại tình trạng của những biến số dẫn dắt sự mất giá thị trường trong thời gian qua.

Thứ nhất, vấn đề Trung Quốc.

Sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cùng với những bất ổn của quốc gia này vẫn là rủi ro cơ bản và quan trọng nhất mà giới đầu tư tài chính toàn cầu nhìn vào. Trong một bài viết mới đây trên Wall Street Journal, nhóm tác giả đã chỉ ra những ảnh hưởng đã và đang xảy ra tại những quốc gia đang phát triển.

Các nông trang trồng cao su của Thái Lan đang gặp rất nhiều khó khăn do các nhà sản xuất lốp xe Trung Quốc giảm sản lượng. Các doanh nghiệp xuất khẩu dầu cọ, than đá của Indonesia cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, “hàng chất cả đống ở cảng” chỉ vì nhu cầu nguyên liệu của Trung Quốc suy giảm. Không những thế, các doanh nghiệp khai thác mỏ ở Nam Phi đang bước vào quá trình sa thải công nhân và bán bớt tài sản không thuộc hoạt động kinh doanh cốt lõi hòng đảm bảo tài chính trong giai đoạn đầu ra Trung Quốc đang gặp vấn đề.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm, chỉ số Shanghai Composite liên tục mất giá mạnh trong 3 ngày vừa qua.

Đánh giá lại rủi ro: Rủi ro vẫn rất cao.

Thứ hai, nguy cơ chiến tranh Liên Triều.

Mối nguy này đã được giải tỏa khi cuộc đàm phán sáng ngày 25/08 bất ngờ có kết quả tốt đẹp.

Đánh giá lại rủi ro: Rủi ro đã giảm.

Thứ ba, chứng khoán thế giới.

Nếu như những ngày trước các chỉ số chứng khoán toàn cầu đồng loạt đỏ lửa, thì ngày hôm qua đã chứng kiến sắc xanh trên hầu hết những thị trường lớn. Trong đó, các chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng mạnh trở lại, đây là phiên tăng mạnh nhất kể từ 2011.

Đánh giá lại rủi ro: Rủi ro đã giảm.

Thứ 4, khối ngoại rút vốn khỏi thị trường Việt Nam

Xu hướng rút ròng vẫn tiếp diễn, phiên 26/08 nhà đầu tư nước ngoài đã tiếp tục bán ròng 203 tỷ đồng. Động thái bán ròng chủ yếu diễn ra ở những dòng tiền nóng, đặc biệt là ở các ETFs.

Đánh giá lại rủi ro: Rủi ro vẫn rất cao.

Thứ 5, căng thẳng trên thị trường ngoại hối

Sau phát biểu “không còn lý do gì để tăng tỷ giá” của người đứng đầu Ngân Hàng Nhà Nước, tình hình căng thẳng trên thị trường ngoại hối đã phần nào giảm bớt. Tuy vậy, trên thị trường chợ đen, mức tỷ giá giao dịch vẫn còn duy trì ở mức cao.

Đánh giá lại rủi ro: Rủi ro đã giảm bớt.

Thứ 6, khả năng lãi suất tăng trở lại.

Đây là rủi ro có ảnh hưởng lâu dài đến cả thị trường tài chính và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện yield trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm vẫn đang tăng rất mạnh, điều này cho thấy lãi suất trong thời gian tới rất có thể sẽ tăng lên. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng mạnh trên thị trường trái phiếu những ngày qua.

Đánh giá lại rủi ro: Rủi ro vẫn rất cao.

Thứ 7, giá dầu giảm.

Giá dầu giảm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và earnings các doanh nghiệp dầu khí. Hiện nhóm doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường niêm yết Việt Nam. Do vậy, khi nhóm cổ phiếu này suy giảm sẽ ảnh hưởng đến cả thị trường.

Trong phiên giao dịch hôm qua, dầu vẫn đang mất giá, và xu hướng đi xuống có lẽ chưa dừng lại.

Đánh giá lại rủi ro: Rủi ro vẫn rất cao.

Thứ 8, tin đồn.

Đánh giá lại rủi ro: Rủi ro đã giảm bớt.

Tóm lại:

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trở lại, căng thẳng Liên Triều được giải tỏa, cam kết ổn định tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là những nhân tố cho thấy rủi ro đã phần nào giảm bớt, tuy vậy, những vấn đề cốt lõi từ nền kinh tế Trung Quốc, khả năng tăng lãi suất, giá dầu thấp và nhà đầu tư nước ngoài rút vốn vẫn còn đó. Do vậy, nhà đầu tư vẫn rất cần phải thận trọng.

Hành động

Biểu đồ VNIndex 30 phút đang cho thấy xu hướng tăng điểm ngắn hạn, xu hướng này có thể còn duy trì trong 1 vài ngày tới. Tuy vậy, chúng tôi cho rằng đây chỉ là diễn biến hồi trở lại sau nhiều phiên thị trường bị bán ra thái quá.

Nếu xem kênh màu đỏ là xu hướng giảm điểm hợp lý, thì VNIndex sẽ hồi trở lại kênh, nhà đầu tư ngắn hạn có thể bán trong kênh màu xanh, tức 560-570, và chờ đợi những tín hiệu rõ ràng hơn từ các nhân tố rủi ro mà chúng tôi đã đề cập ở phần trên.

 

Kính chúc Quý khách hàng đầu tư thành công.

 

Trân trọng.

Tags:

Psychology | StockAdvisory

Thị trường đang giảm điểm thái quá

by finandlife24/08/2015 17:50

Tiếp nối đà giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán Mỹ cuối tuần trước, chứng khoán toàn Châu Á chứng kiến sự sụt giảm khủng khiếp trong phiên hôm nay, Hang Seng đã có lúc giảm >8%, Nikkei giảm gần 5% vào cuối giờ chiều.

Bất ổn vĩ mô Trung Quốc, căng thẳng Liên Triều, cộng hưởng với giá dầu suy giảm và ngày tăng lãi suất của FED đến gần là những tin xấu chủ đạo.

Trong nước, chúng ta đã chuyển từ giai đoạn ổn định vĩ mô sang giai đoạn bất ổn kể từ sau quyết định phá giá VND mạnh, ngoài dự kiến của SBV. Đây là kết quả không sớm thì muộn khi PBoC phá giá sốc đồng CNY trước đó. Ngay sau quyết định này, chúng tôi đã có những cảm nhận ban đầu và đã lưu lại ở bài Ảnh Hưởng Phá Giá CNYỔn ngắn, bất ổn dài. Tuy đã lường trước những bất lợi sẽ xảy đến với thị trường chứng khoán, nhưng chúng tôi không khỏi bất ngờ về mức độ nhanh và nguy hiểm. Chỉ 1 tháng trước, chúng ta vẫn còn vui vẻ với con sóng của ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, VNIndex biến động quanh mốc 630, thì nay, chỉ số đã bốc hơi >100 điểm, các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đã rớt giá 20%.

Liệu có thái quá?

Sau giai đoạn chủ động bán bớt cổ phiếu khi thị trường rơi vào giai đoạn tin tức tiêu cực, giá cả của nhiều cổ phiếu đã về vùng nhạy cảm. Những tài khoản có tỷ lệ vay nợ cao rơi vào tình trạng nguy hiểm, các công ty chứng khoán buộc phải bán bớt cổ phiếu để đảm bảo an toàn. Hoạt bán bớt cứ thế tiếp diễn và giá cổ phiếu cứ thế rớt cho đến làn sóng cắt giảm margin trên diện rộng đẩy thị trường rơi vào cảnh hoản loạn. Cảnh hoản loạn đó đã diễn ra trong 3 phiên giao dịch vừa qua.

Với nhiều người có tỷ lệ đòn bẩy cao, đây là thảm họa, nhưng đối với những nhà đầu tư yêu thích triết lý "hãy tham lam khi người khác sợ hãi" thì đây là cơ hội mua 1 Đô la với giá 50 Cent. Rất nhiều cổ phiếu khó mua trước đây vì giá cả đắc đỏ, nay dư bán với khối lượng lớn, trong đó có rất nhiều blue chips chất lượng. Chúng tôi cho rằng thị trường đang phản ứng thái quá, nhịp hồi ngắn hạn đang rất gần, vì:

Nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua ròng 180 tỷ trong phiên hôm nay.

Lượng bắt đáy khá cao cho thấy sức cầu vùng giá thấp khá tốt.

Chỉ số đo sức mạnh tương đối (RSI) về mức 20.7 cho thấy tình trạng bán thái quá của thị trường.

VNIndex đã về vùng hỗ trợ mạnh của trendline dài hạn từ đầu 2014.

Chỉ số đo mức độ tham lam/sợ hãi đã về vùng khủng khiếp, vùng thấp nhất kể từ biến cố biển đông, giàn khoan HD981 vào tháng 05/2014. Theo nghiên cứu của chúng tôi, đây là vùng mà diễn biến bán ra mang yếu tố bắt buộc (margin call) hoặc do tâm lý hoản loạn thái quá. Thông thường lượng cung này khá giới hạn và một khi lực cầu hấp thụ đủ tốt, thị trường sẽ tạo đáy và nảy mạnh lên sau đó.

Cuối cùng, định giá cổ phiếu đang rất rẻ so với lịch sử, chúng ta chỉ phải trả 11 lần thu nhập doanh nghiệp để sở hữu cổ phiếu, so với mức trung bình 13.7 lần và mức >16 lần của tháng 9/2014.  

 

Tóm lại, thị trường diễn biến giảm khớp với những thông tin kinh tế bất lợi, nhưng mức độ và thời gian suy giảm là quá nhanh và có phần thái quá. Chúng tôi cho rằng, nhà đầu tư yêu thích rủi ro có thể mua vào cổ phiếu cho một nhịp pull back ngắn hạn sắp tới, những nhà đầu tư lâu dài cũng nên tranh thủ mua vào cổ phiếu tốt mục tiêu với giá đang sale off.

Nguồn: finandlife

Tags:

Psychology | StockAdvisory

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu