Giao dịch hàng ngày chỉ phản ánh 0.2% độ lớn của cả thị trường

by finandlife24/07/2018 07:47

Vốn hóa thị trường HSX chạm mốc 3.3tr tỷ đồng, hơn 60% GDP vào đầu 2018, hơn 30% tổng tài sản hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng giá cổ phiếu cùng những thương vụ lên sàn tỷ USD giúp giá trị vốn sàn Thành Phố liên tục lập kỷ lục. Tuy thị trường đã giảm 30% so với đỉnh nhưng giá trị vốn vẫn duy trì ở mức 3 triệu tỷ đồng, tức chỉ giảm 10% so với đỉnh cao, vẫn cao gấp đôi so với đầu 2017.

Nếu lấy giá trị vốn hóa thị trường để đo túi tiền của các thành phần tham gia, thì có vẻ như túi tiền đó không suy giảm nhiều ở bình diện tổng thể như túi riêng của nhiều người chơi.

Tuy nhiên, nhà đầu tư nên lưu ý số liệu vốn hóa được tính bằng cách nhân thị giá cổ phiếu với khối lượng cổ phiếu đang niêm yết. Khối lượng cổ phần niêm yết rất lớn trong khi số lượng cổ phiếu giao dịch hàng ngày rất nhỏ, nếu lấy giá trị giao dịch hàng ngày/tổng vốn hóa, chỉ có trung bình 0.2% số lượng cổ phiếu được trao đổi qua lại/ngày. Do vậy, trong trường hợp cổ phiếu tăng giá mạnh/giảm giá mạnh, thì một lượng tiền khá nhỏ bơm vào thị trường cũng đủ giúp vốn hóa thị trường phình to khủng khiếp.

Theo tính toán của chúng tôi, nhà đầu tư chỉ bỏ ròng thực vào thị trường 5k tỷ đồng, đủ tạo nên con sóng vạn người mê của VNIndex 2017, đầu 2018. Con số 5k tỷ đủ giúp vốn hóa thị trường tăng gần gấp đôi, + 800 triệu tỷ đồng (loại vốn hóa 3 đại gia VRE, VHM, TCB mới lên sàn). Nên không bất ngờ tí nào khi người ta benchmark vào đó và tự vui sướng với nhau, đến khi thị trường giảm, chỉ cần rút ròng 1k tỷ từ đầu tháng 4 đến nay, cũng đủ làm người ta sất bất sang bang, nhận thấy tiền vơi đi nhanh không tưởng.

Ở khía cạnh ước lượng xu hướng thị trường, nếu lấy lượng tiền bỏ vào ròng thật này đem chia cho vốn hóa thị trường làm một chỉ báo. Logic đơn giản tiền bỏ vào ròng tích lũy phải ngày càng lớn trong vốn hóa thị trường thì sóng tăng mới vững và ngược lại, thì xu hướng đó đảo chiều từ đầu 2018, tỷ số này không những không tăng mà con suy giảm, cho thấy tiền vẫn đội nón ra đi (hoặc ít ra là chưa vào lại để push giá cổ phiếu)

Lưu ý: lượng tiền bơm/hút ròng thật này chỉ tính lượng tiền thực chiến giúp giá cp tăng/giảm trên sàn, không bao gồm cp đã bookbuilding trước khi niêm yết.

FINANDLIFE

-------------

Tags:

Psychology | StoriesofLife

Biểu đồ tâm lý 18/7/18

by Technician18/07/2018 15:53

Tâm lý thị trường đang dần dần lên vùng cân bằng. Thấy tăng vậy thôi, chứ còn lo sợ dữ lắm...

Tags:

Psychology

Ray Dalio lo ngại Trade War ảnh hưởng đến long run

by finandlife11/07/2018 21:55

Cái lo ngại đó là môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư toàn cầu nó xấu đi. Trong điều kiện bình thường, việc forecast growth đúng bằng lạm phát đã là khá logic, nhưng nếu có biến cố xấu, Ray Dalio lo ngại TRADE WAR ảnh hưởng xấu tới tận 2 thập kỷ tới, thì Fair hiện tại chẳng còn là Fair cho tương lai nữa rồi.

Đầu tư là mô hình đa biến. Thị trường giảm tan nát thời gian gần qua đưa thị giá nhiều cổ phiếu về vùng hấp diêm. Nhưng nếu nền tảng cơ bản toàn cầu xấu đi thì hấp dẫn hiện tại chưa thể hấp dẫn cho tương lai.

Lưu ý.

FINANDLIFE

--------

“I got a few responses from my “Today is the first day of the war with China” post, asking if I thought it was an alarming thing to post. I didn’t think so at the time, but perhaps that’s right. It was too short a statement without a good explanation so, in retrospect I see that it probably sounded alarmist. I apologize for that. I should have explained myself better. In brief I find the situation to be like that in the late 1930s and I have spent enough time in China to believe that this type of approach/war has a significant risk of leading to a bigger and broader type of war (as it did in the late 1930s). For that reason I think that the competition/war with China is one of the really big, challenging issues that will be with us for the next couple of decades, and I am alarmed at how it is going. I also think that we are too focused on that China trade issue and not adequately focused on how we are taking care of ourselves (e.g. our children’s education, our infrastructure, our financial condition, our striving for equal opportunity, our political decision making, etc.) to be strong. When I have time I will explain my thinking better so you can assess it.”

Ray Dalio

Tags:

Psychology | StockAdvisory

Hợp đồng tương lai chỉ số (Phái sinh)

by finandlife10/07/2018 22:23

Trần Tài, FB

Mục đích chính của thị trường chứng khoán là HUY ĐỘNG VỐN. Sân chơi lớn và nhiều bên cùng có lợi là Chứng khoán cơ sở, NHƯNG, việc ra đời Phái sinh tạo ra nhiều điều rất thú vị cho thị trường.

1. Phái sinh là sản phẩm quá vượt trội vì:

- Day-Trading - giao dịch trong ngày (quan trọng nhất)

- Đòn bẩy cao và không mất lãi margin (quan trọng nhì)

- Phí giao dịch thấp (menu++ )

Phái sinh(PS) là sản phẩm Giao dịch quá ưu việt so với cơ sở. Phái sinh 4.0 vs Cơ sở 2.0.

Nếu nhìn trên phương diện phát triển thị trường thì Phái sinh là một áp lực để cho Cơ sở phải nâng cấp nhanh theo kịp 4.0. Tuy nhiên Phái sinh cũng rất nhiều điểm hạn chế, nên Nếu Cơ sở cho Day-Trading, thì Cơ sở hấp dẫn hơn nhiều so với Phái sinh. Theo lộ trình thì Cơ sở hoàn toàn có thể triển khai Day-Trading trong năm sau. Nghĩ đơn giản thì kéo 4.0 về gặp 2.0 cũng xong, rồi năm sau tính tiếp... 😀

2. Big story chứng khoán Trung Quốc: Họ đã khai tử thị trường Hợp đồng tương lai chỉ số Lớn nhất thế giới (vượt Mỹ) vào năm 2015 (CSI 300 và CSI 500). Ở đất nước Châu Á mà có 80% tài khoản là nhà đầu tư cá nhân thì việc có một nơi Zero-sum game để chơi hợp pháp là NHẤT.

Khi thị trường cơ sở giảm điểm mạnh và chứng khoán phái sinh có tốc độ phát triển lớn khủng khiếp, TQ đã tiến hành các can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật như nâng tỷ lệ ký quỹ - key để giảm Độ đầu cơ (lên 40% với hợp đồng trade trong ngày, lên 20% cho hợp đồng qua đêm có mục đích hedging), nâng phí giao dịch... nhằm giảm tính đầu cơ ( chủ yếu là short sell). Ngay sau đó, volume của thị trường Phái sinh giảm 97%, từ khối lượng giao dịch trung bình khoảng 1.7 triệu Hợp đồng/ ngày, nay chỉ còn vài chục K Hợp đồng. Chart dưới cho thấy nếu can thiệp theo hướng thắt chặt thì phái sinh sẽ trở về volume đâu đó chỉ hơn vị thế mở (OI).

3. TQ can thiệp Phái sinh có giúp cho Volume cơ sở tăng? Dường như là không (Chart)

- Đỉnh cao vol cơ sở là lúc Phái sinh còn hoạt động, và cao nhất là lúc CSI 300 lao dốc.

- Sau khi bị can thiệp Phái sinh thì trong vòng 1 tháng, vol cơ sở tiếp tục giảm mạnh.

- Sau 1 tháng, Volume cơ sở có tăng trở lại, nhưng ở mức thấp, tới hôm nay vẫn chỉ đạt được mức chưa tới 50% so với đỉnh cao trước đó. Và dĩ nhiên Index còn cách đỉnh cao hơn 35%.

Như vậy, phái sinh có tính cạnh tranh với cơ sở, nhưng không phải là KEY để làm cho cơ sở xấu đi và giảm volume.

Điểm cộng nhỏ của việc "nâng chuẩn" Phái sinh là sau kkhi volume Phái sinh tụt mạnh thì CSI 300 Tăng Điểm 5 phiên liên tiếp (không biết có sự kiện gì khác nữa không)....

Tags:

Economics | Psychology

The time to bounce back Jul 2018

by finandlife08/07/2018 10:42

Tags:

Economics | Psychology

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu