Sự kiện Brexit và tác động với Việt Nam

by Michael24/06/2016 12:21

Dưới đây là bài viết hay nhất về Brexit đăng trên báo Việt Nam. Cảm ơn anh Hồ Quốc Tuấn, cựu sinh viên TCDN ĐHKT, K26.

--------------------------------------

Brexit là cụm từ có lẽ đã trở nên quen thuộc với những người quan tâm tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới trong nhiều tháng qua. Nó chỉ về một sự kiện sẽ diễn ra vào hôm nay, thứ Năm, ngày 23/6 - khi người dân Anh sẽ đi bỏ phiếu lựa chọn rời khỏi hay ở lại Liên minh châu Âu (EU).

Đây cơ bản là một phần trong những hứa hẹn của Thủ tướng Anh David Cameron trong quá trình tranh cử vào năm 2015. Khi đó ông hứa sẽ tổ chức bỏ phiếu quyết định Anh rời khỏi EU hay ở lại EU nếu ông tái đắc cử. Cho nên về cơ bản, đây là một phần trong trò chơi tranh cử của chính trường Anh, nhưng nó đang trở thành một trong những tâm điểm thu hút sự quan tâm của thế giới vào thời điểm này.

Brexit và thị trường tài chính

Sự kiện này hiện đang là một tâm điểm chú ý của thị trường tài chính toàn cầu từ nhiều tuần qua. Những diễn giải về biến động của giá vàng, ngoại tệ, chứng khoán đều đề cập đến tác động của Brexit. Về căn bản, tất cả được qui về cho hai yếu tố: thanh khoản và sự bất định.

Không ai biết điều gì sẽ xảy ra nếu kết quả trưng cầu dân ý là Anh sẽ rời khỏi EU. Tất cả những vấn đề về thỏa thuận thương mại, lao động, nhập cư lẫn thuế quan đều sẽ có thể thay đổi. Nhiều công ty dọa sẽ rời khỏi Anh nếu Anh ra khỏi EU còn nguồn nhân lực chất lượng cao lẫn nhân công giá rẻ từ nước ngoài vào Anh cũng không biết sẽ ra sao. Vì Anh là một nền kinh tế có liên hệ chặt chẽ với những cường quốc kinh tế khác và là một trung tâm tài chính của thế giới, sự hỗn độn ở Anh không ít thì nhiều sẽ có những tác động lên kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính, ít nhất là trong ngắn hạn. Nhiều con số ước tính được đưa ra, nhưng phần lớn là toàn là dự báo trong khi kịch bản cơ bản nhất thì cũng không ai biết nó có hình thù ra làm sao! Cho nên các nhà kinh tế có tiếng trên thế giới đưa ra những đánh giá rất chênh lệch với nhau, tới mấy điểm phần trăm GDP của Anh.

Đây mới chính là điểm đáng sợ. Nó thể hiện rõ không có gì là chắc chắn nên nhiều nhà đầu tư đã chọn đứng ngoài thị trường trong khi một số khác mở những vị thế đầu cơ với những mức mạo hiểm có thể gọi là điên khùng. Sự bất định vừa làm tăng độ biến động (volatility) của giá tài sản trên thị trường tài chính vừa làm giảm thanh khoản của nó. Hai thanh khoản và độ biến động này lại tương tác với nhau theo chiều là thanh khoản thấp thì một vài giao dịch có thể làm thị trường rung lắc mạnh nên thị trường tài chính những ngày qua được hình dung là có độ biến động rất cao.

Cho đến ngày 21/6, diễn biến thị trường tài chính và các tỷ lệ cá cược xem ra ngầm định là khả năng Anh rời khỏi EU là thấp, với việc giá vàng quay đầu giảm trong khi giá đồng bảng Anh tăng lại mạnh, trong khi một số tỷ lệ cá cược gần như khẳng định là cơ hội Anh rời khỏi EU là ở mức cực thấp trong nhiều tuần gần đây. Tuy nhiên, điều này ngầm định rằng thị trường sẽ bị bất ngờ nếu kết quả bầu cử cho thấy Anh rời khỏi EU.

Đồ thị diễn biến đồng Bảng Anh và giá vàng trước Brexit

Bảng Anh (màu xanh, bên dưới) tăng trở lại còn giá vàng (màu vàng, bên trên) giảm lại từ ngày 19 đến 21/6 do các ước tính và điều tra ý kiến cho thấy khả năng Anh rời khỏi EU là thấp

Có người đã gọi điều này là sự chủ quan của thị trường trước những lá phiếu không dựa vào lý trí của người dân Anh. Nếu kết quả là Anh rời khỏi EU sau ngày 23/6, diễn biến thị trường sẽ trừng phạt những nhà đầu tư chủ quan và cả những lá phiếu không dựa vào lý trí đó. Và khi đó, vàng sẽ là kênh đầu tư hưởng lợi đầu tiên, bên cạnh đó các khoản đặt cược vào việc độ bất ổn sẽ càng tăng lên.

Nếu Anh rời khỏi EU thì sẽ phải có rất nhiều cuộc thương thảo về tất cả những vấn đề về thương mại, tài chính, lao động với EU và những nước khác do những hiệp định do EU ký trước đây với những nước này có thể sẽ không còn hiệu lực sau khi Anh rời khỏi liên minh này. Chẳng hạn Anh còn được hưởng bao nhiêu lợi ích trong giao thương với cộng đồng kinh tế Châu Âu? Anh có buộc phải chấp nhận áp đặt từ phía liên minh tiền tệ và tài khóa (nghĩa là thị trường tài chính của Anh sẽ phải chấp nhận những chính sách kiểm soát ngặt nghèo không cần thiết đối với thị trường tài chính) để đổi lại những quyền lợi thương mại hay không? Liệu Anh có xoay trục sang buôn bán với châu Á thay vì các nước láng giềng hay không? Liệu có nước nào trong EU sẽ theo chân của Anh rời khỏi EU? Nếu có, liệu đồng euro có sụp đổ?

Đây là những câu hỏi không ai biết chắc chắn câu trả lời và có thể mất nhiều năm thương thảo để biết kết quả. Điều đó nghĩa là nếu Anh rời khỏi EU, bất ổn chỉ mới bắt đầu trên phạm vi toàn cầu. Điều đáng sợ là các chính phủ và thị trường tài chính đều không có chuẩn bị gì cho chuyện đó. Họ đều nghĩ: mọi việc rồi sẽ ổn thôi. Chúng ta cũng nên hi vọng như vậy.

Brexit và Việt Nam

Mặc dù gần đây Hong Kong, Việt Nam và Campuchia là 3 cái tên bị “điểm danh” bởi Wall Street Journal là những thị trường có thể bị tác động xấu nhiều hơn các thị trường khác trong khu vực châu Á nếu Anh rời EU, nhưng bản thân bài viết đó cũng lập lờ nói rằng các thị trường này chỉ là bị tác động xấu hơn một chút so với các thị trường khác trong khu vực, do có quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với Anh.

Như đã nói ở trên, nếu Anh rời khỏi EU, không ai biết thương mại của họ với ai sẽ tăng lên và với ai sẽ giảm đi, vì không biết họ sẽ đẩy mạnh hợp tác thương mại với ai (ai sẽ lên lãnh đạo họ cũng còn chưa biết!). Khả năng nhiều nhất là Anh sẽ vẫn ưu tiên thương mại với các nước châu Âu láng giềng, vốn chiếm gần một nửa xuất khẩu của Anh. Ngoài ra họ có thể đẩy mạnh hợp tác với Trung Quốc, một trong những nước có hoạt động thương mại mạnh với họ, và nhiều hàng hóa của Anh xuất sang châu Âu chỉ là trung gian, sau đó cũng chuyển về châu Á và Trung Quốc là một thị trường lớn. Trong khi đó, quan hệ thương mại trực tiếp giữa Anh với Việt Nam chưa phải là chặt chẽ như Trung Quốc (bao gồm Hong Kong), nên Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng lớn (cả Anh và Việt Nam đều không phải nằm trong top 10 đối tác thương mại của nhau). Vì vậy, tác động trực tiếp của Brexit tới Việt Nam là không lớn.

Tuy nhiên, về dài hạn hơn, Brexit có thể là cơ hội cho Việt Nam và khối ASEAN vì nếu Anh cần đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc nhiều vào các nước láng giềng đang ít thân thiện với họ hơn, thì họ cần phải đẩy mạnh hơn quan hệ với các nước ở châu Á. Đông Nam Á và Nam Á là những lựa chọn tự nhiên để bổ trợ cho những thị trường mà Anh đã có vị thế nhất định như Trung Quốc và các nước Ả Rập. Đây là xu thế tất yếu dù có Brexit hay không, nhưng nếu có Brexit, nó có thể đẩy mạnh hơn nỗ lực của Anh để đẩy mạnh quan hệ với ASEAN. Tất nhiên, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước trong ASEAN để chiếm phần, và đây vẫn là những phỏng đoán xa vời. Người ta vẫn chưa biết Anh có ra khỏi EU hay không mà, và thị trường tài chính tin là không.

Điều chắc chắn duy nhất là thị trường sẽ không lặng yên sau những diễn biến vào ngày 23/6. Sẽ mất nhiều tiếng đồng hồ để kiểm phiếu sau 10 giờ tối ngày 23/6 và đến sáng sớm ở Anh thì theo dự kiến là người ta chỉ biết được kết quả của khoảng phân nửa số khu vực tham gia trưng cầu dân ý. Do đó, thị trường sẽ phải chờ nhiều tiếng đồng hồ với những đồn đoán. Và sau khi trưng cần dân ý, cho dù là Anh không rời khỏi EU, đây chỉ mới là bắt đầu cho những cuộc marathon về đòi hỏi cải tổ khối EU. Tình trạng hỗn loạn hiện nay của khối kinh tế này về nhiều mặt sẽ vẫn là rủi ro mà thị trường phải chú ý trong thời gian dài nữa. 

Hồ Quốc Tuấn (Giảng viên Đại học Bristol, Anh)

---------------------------------

Bài Brexit diary

TS Giang Le

Tôi thường không chia sẻ công việc cá nhân lên blog và mạng xã hội, nhưng đây là ngoại lệ vì muốn ghi lại một sự kiện rất quan trọng trong lịch sử finance thế giới và của cá nhân. Bài này có nhiều thuật ngữ chuyên môn và những chi tiết kỹ thuật tôi xin phép không giải thích thêm, nhiều chi tiết về trading/strategy tôi cũng không muốn/được phép nói rõ. Một số thời điểm và số liệu trong bài có thể không chính xác, mong các bạn thông cảm. Bài này cũng không tranh luận Brexit đúng hay sai, chỉ thuần tuý về finance.

-2W

2 tuần trước ngày bỏ phiếu dù hầu hết các polls cho thấy phe Leave sẽ thắng, phân tích của giới kinh tế và chính trị cho rằng Brexit khó xảy ra vì thiệt hại cho kinh tế Anh sẽ rất lớn. Không chỉ các IB/broker, hầu hết các báo lớn, các tổ chức quốc tế, central bankers và các đảng chính trị lớn của Anh (trừ UKIP) đều ủng hộ Remain. Xác suất Remain trên thị trường cá cược, thường đúng hơn kết quả polls, cũng vậy. Một điểm khá quan trọng nữa là tâm lý sợ rủi ro nên muốn giữ status quo, nhiều người đến phút cuối sẽ sợ thay đổi vì hiện tại dù không đúng như ý mình nhưng là thứ mình đã biết, vote Leave chưa biết nước Anh sẽ về đâu. Đây là lý do nhiều cuộc referendum khác thất bại, cuộc trưng cầu tách Scotland năm 2014 là một ví dụ.

Họp IC (investment committee) tôi đề xuất đặt cược vào cửa Remain, chủ yếu là long GBP và FTSE. Thực ra strategy này không hẳn cá cược vào một sự kiện chính trị, các mô hình dự báo của chúng tôi đều cho thấy GBP và FTSE đã undervalued khá nhiều vì thị trường lo lắng khả năng Brexit. Nếu không có referendum tôi vẫn sẽ long GBP và FTSE nhưng strategy sẽ hơi khác một chút và có lower leverage. Đáng ra betting vào Remain còn có thể short Gilt, nhưng các mô hình FI (fixed income) của tôi bị trục trặc nên đã phải stop-out ra trước đó và chưa kịp chỉnh sửa. Như vậy portfolio của tôi chỉ có equities và currencies nhưng tôi khá confident vì không mấy khi nhận định tình hình thị trường và kết quả mô hình support nhau như vậy.

-1W

Một tuần trước giờ G, portfolio bị âm nhẹ vì phe Leave càng ngày càng thắng thế trong các polls, betting odds bắt đầu cân bằng, GBP mất giá còn vàng liên tục lập đỉnh. Đúng lúc đó Jo Cox bị ám sát làm dư luận Anh đổi chiều rất nhanh. Hai ngày sau poll đầu tiên cho thấy Remain vượt lên, betting odds đổi chiều và các IB/brokers tiếp tục khẳng định vào Remain, lần này rất chắc chắn. Tất cả các thị trường, từ equity, FI, currency đến commodity và oil đều không có dấu hiệu gì bất ổn. IC quyết định giữ nguyên strategy.

Day 0

Sáng 23/6 (giờ Úc) portfolio của tôi đã có lời đáng kể. SurveyMonkey, một trong những survey ít ỏi dự báo đúng cuộc bầu cử Nghị viện Anh năm ngoái, có kết quả cuối cùng: Remain sẽ thắng. Xác suất Brexit trên thị trường cá cược chỉ còn trên 20%. Phân tích số liệu swaps (DCTT), options (CME) đều cho thấy market không tin khả năng có Brexit. Đồng GBP vượt qua 1.48, có lúc lên đến 1.50, giá vàng lao dốc, 10y Bund yield dương trở lại. Vix tăng hai ngày trước đó nhưng đã chựng lại, G3 Libor vẫn ổn định.

Team của tôi tính xong VaR và làm một số scenario analysis, worse case xác định GBP sẽ giảm 15%, FTSE mất 10% nếu Leave bất ngờ thắng. Họp IC có 2 ý kiến: (i) take profit vì khả năng upside không còn nhiều mà rủi ro Brexit vẫn có, (ii) stay on vì cả VaR và worse case cũng không bị thiệt hại nhiều, nếu Leave thắng khả năng GBP vượt 1.55 trong tầm tay. Phương án (ii) được chọn vì expected return (tính với xác suất 85% Remain thắng) vẫn dương nhưng IC yêu cầu tăng hedge (chủ yếu short Nikkei, Euro Stoxx và long JPY, CHF, short EUR).

Phân tích biểu đồ và thời điểm công bố kết quả của 382 điểm bỏ phiếu, một kế hoạch emergency exit được đưa ra cân bằng giữa tỷ lệ Brexit và P&L của portfolio. Khi 75% kết quả được công bố cho thấy Brexit nhiều khả năng sẽ thắng và P&L còn trên một ngưỡng nhất định thì sẽ unwind các positions, ưu tiên cho GPB và FTSE trước nhưng phải đảm bảo net leverage không quá lớn.

7pm Chairman từ London gọi điện thông báo chuẩn bị đi bầu cử. Tình hình thời tiết không thuận lợi vì mưa lụt một số nơi. Tuy nhiên không khí trong giới finance ở London rất lạc quan về khả năng Remain thắng, tình hình turnout có vẻ tốt. Về nhà mở FB ra thấy Vũ Thành Tự Anh report từ Oxford các điểm bầu cử rất vắng, nhưng tự nhủ chắc đám sinh viên và giáo sư Oxford lười nên bỏ phiếu qua mail hết rồi. Yên tâm đi ngủ.

Day 1

Sáng thứ Sáu 24/6 đến office sớm hơn thường lệ (cho ông con trai nghỉ học hôm nay để khỏi phải chở đến trường :-) ), nhưng đã thấy một cậu trader đến rồi đang ngồi xem Bloomberg TV. Thực ra không cần đến sớm vì đến tận 9:30am (giờ Úc) mới có kết quả của local đầu tiên, nhưng cuối cùng cả office ai cũng đến sớm hết. Kết quả poll cuối cùng của YouGov trong ngày 23/6 (giờ Anh) cho biết Remain sẽ thắng 52/48, tiếc rằng đây không phải exit poll. Nigel Farage, lãnh tụ UKIP và phe Leave, gần như đã chấp nhận thua cuộc vào phút cuối cùng trước giờ kiểm phiếu khi tuyên bố: "It looks like the Remain will edge it". Tất cả các monitor bật news feed của Bloomberg, BBC, WJS... Dự kiến kết quả của local đầu tiên sẽ từ Sunderland vào khoảng 9:30am.

9:10: Bloomberg cho biết Newcastle đã kiểm phiếu xong nhưng kết quả too close to call. Vài giây sau đó BBC đưa tin Newcastle vote Remain, margin rất thấp. Kết quả cuối cùng margin chỉ là 51/49, thấp hơn nhiều so với dự báo 64% sẽ vote Remain.

9:25: Kết quả Sunderland công bố Leave thắng 61/39, vượt xa dự báo 55/45. Một cú shock lớn trên thị trường currency, đồng GBP lập tức rớt từ 1.49 xuống 1.44 chỉ trong vài giây. Điều mà thị trường và rất nhiều người (trong đó có chúng tôi) lo ngại là turnout demography có thể bất lợi cho phe Remain có vẻ đang trở thành hiện thực ở Newcastle và Sunderland, hai local đáng kể đầu tiên. Có vẻ như phe Leave đã có turnout lớn hơn rất nhiều dự kiến nên cán cân lệch hẳn về phía họ. Vì là referendum nên kết quả theo nguyên tắc one-person-one-vote, cho nên turnout rất quan trọng. Trước ngày bầu cử đã có ý kiến lo ngại ngày thứ Năm là ngày làm việc nên turnout ở London và trong giới trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Không ai quan tâm đến ý kiến này cho đến đúng phút giây này, hoá ra quan sát của Tự Anh chính xác.

9:45: Khoảng 10 local đã có kết quả, phe Remain vẫn hơn vài trăm phiếu nhưng tình hình có vẻ tiếp tục tồi tệ, tỷ lệ Leave của các khu vực Leave thắng đều lớn hơn dự kiến. Vài phút sau có tin City of London Remain thắng nhưng turnout chỉ hơn 73%, kết quả 60/40 kém xa dự kiến 75/25. Các local phụ cân London cũng có turnout không tốt. Quay qua nhìn biểu đồ của BBC thì phe Leave đã vượt tổng số vote của phe Remain. Từ giờ phút này trở đi phe Remain không bao giờ đuổi kịp nữa. Một trader thông báo tình hình liquidity châu Á rất tệ, chỉ trừ JPY-cross, hầu hết các đồng tiền khác không có liquidity.

10:15: Điểm local quan trọng tiếp theo là Swindon, dự kiến Leave thắng 55/45. Đây là local mà một số analyst cho rằng có thể phe Remain sẽ lật ngược thế cờ hoặc chí ít cũng thu hẹp khoảng cách. Kết quả không có gì bất ngờ, tỷ lệ Leave thắng không khác gì dự kiến, turnout 76%. Trong khi đó một loạt local nhỏ liên tiếp có surprise khi phe Leave thắng áp đảo vượt quá mong đợi. GBP leo lên 1.45 được một lát bắt đầu rớt trở lại, dễ dàng vượt qua 1.44. Lúc này mới quay qua nhìn các stockmarket châu Á, hồi sáng còn thấy Nikkei xanh bây giờ đã đỏ hết. Điển an ủi lớn nhất là các hedge đều move đúng như dự định.

10:30: Kết quả một số local của Scotland và Northern Ireland không có gì surprise, Remain thắng nhưng quá nhỏ để thay đổi cán cân. Biểu đồ trên BBC cho thấy phe Leave tiếp tục gia tăng khoảng cách hơn 20K vote. Đến khi 38 local thông báo kết quả thì Leave đã có hơn 100K khoảng cách. Ngạc nhiên là thị trường châu Á và futures markets dù đỏ nhưng không rớt thêm nữa. Một trader thông báo các broker/dealer cho biết họ đợi ngưỡng 50% report sẽ quyết định. Kế hoạch của tôi là ngưỡng 75%, như vậy sẽ đi sau thị trường khoảng 30-45 phút, băt đầu lo.

11:30: Phe Leave vượt ngưỡng 1 triệu, dự kiến bên nào đạt 16.5 triệu sẽ thắng. Còn khá xa nhưng Bloomberg cho biết đã có người dự báo khả năng Leave thắng là 50.2%, trong khi đó betting odd cũng bắt đầu favor Leave. GBP trượt xuống dưới 1.40, EUR dưới 1.12, AUD dưới 0.75, trong khi đó JPY vượt 103, CHF vượt 0.97. Kết quả Midland và Northern England không có gì bất ngờ Leave tiếp tục thắng. BI cho biết Lindsay Lohan đang tweet liên tục ủng hộ Remain. Lindsay Lohan? Vào giờ này?

12:00pm: Phe Leave nới rộng khoảng cách ra 200K, một bình luận viên nói có vẻ như đây sẽ chỉ còn là cuộc chiến giữa England vs London (+Scottland). Cuối cùng cũng nghe tin Lambeth và Wandsworth, hai local gần London, Remain thắng áp đảo với 79/21 cao hơn tỷ lệ dự kiến, nhưng turnout vẫn không vượt 75%. Tỷ lệ turnout 71% của Scotland cũng thấp hơn dự kiến làm chiến thắng của phe Remain ở đây bớt sức nặng. Nên nhớ trong referendum này turnout cực kỳ quan trọng chứ không chỉ tỷ lệ thắng.

12:30: Ngưỡng 50% local report sắp đạt, phe Leave đã hơn gần 500K, có lẽ Remain cần phép mầu mới lật ngược được thế cờ. Đúng như các broker thông báo, liquidity bắt đầu tăng vọt và mọi asset đều rớt mạnh trừ JPY và CHF (tất nhiên yield của JGB, Bund và cả Gilt giảm liên tục, nhưng tôi đã stay out of FI nên chỉ đứng nhìn thị trường này). Team của tôi tính correlation cho thấy các hedges vẫn rất tốt, thậm chí một số correlation còn cao hơn dự kiến (hedge tốt hơn). GBP giảm 7%, futures FTSE giảm 5% vẫn chưa đến một nửa worst case scenario của tôi.

1:00: Khoảng cách vẫn trên dưới 500K, phe Leave đã vượt 10 triệu vote. Theo đúng kế hoạch tôi sẽ phải chuẩn bị unwind vì khả năng Leave thắng đã quá gần và ngưỡng 75% report sắp đến. Tuy nhiên panic sell ở thị trường châu Á giúp cho 2 hedging positions của tôi (short JPY & Nikkei) vượt quá expectation, nên dù thị trường bắt đầu hoảng loạn strategy của tôi vẫn tiếp tục up so với previous day close. Tôi quyết định delay thêm một thời gian vì đằng nào Tokyo cũng đang nghỉ trưa.

1:30: Đã có 80% report và portfolio của tôi vẫn up, GBP đã tụt xuống 1.34, FTSE mất 8%. Thi trường châu Á đỏ rực, JPY xuống sát 100 nhưng các đồng tiền khác rớt thảm hại. Bloomberg cho biết ngân hàng trung ương Hàn quốc, Philippines, Malaysia tuyên bố sẽ can thiệp vào thị trường FX. Trong khi đó RBA và PBoC vẫn im hơi lặng tiếng, cũng dễ hiểu vì cả Úc và TQ đều muốn đồng tiền mình yếu đi. Có tin BoJ/MoF họp khẩn cấp và Kuroda sẽ có press conference. Mấy ngày trước báo chí đã đưa tin các CB lớn (Fed, ECB, BoE, BoJ, SNB) đã lên kế hoạch can thiệp đồng thời như đã làm sau vụ động đất ở Nhật năm 2011. BoJ lo ngại đồng JPY lên giá quá mạnh nhưng chưa thấy Mark Carney lên tiếng gì khi GBP rớt thê thảm. Có lẽ BoE không lo ngại bankrun, mà nếu có cũng phải vài tiếng nữa khi London open.

2:00: Kuroda tuyên bố sẽ bơm liquidity cho market và activate swap lines nhưng không đả động gì đến intervention. Tại sao BoJ chưa can thiệp, vì thấy chưa cần thiết hay chưa thoả thuận coordination được với các CB khác? Nhưng thực ra đây là một điều may mắn cho tôi vì nếu BoJ can thiệp JPY có thể đổi chiều và các hedge của tôi sẽ không perform tốt nữa. Như vậy nếu BoJ đang đàm phán với ECB và Fed thì tôi phải unwind ngay lập tức. Nhưng đúng lúc này tôi phát hiện ra mình đã mắc một sai lầm chết người. Tôi đã short Euro Stoxx futures để hedge FTSE, nhưng Eurex đến tận 4pm (giờ Úc) mới open. Hôm qua tôi khi tính ngưỡng 75% tôi không để ý điều này và cứ nghĩ nếu Leave thắng sẽ unwind ngay lập tức mà quên là phải đợi Eurex mở cửa.

Đổ thêm dầu vào lửa, một trader thông báo CME vừa activate circuit breaker với e-Mini là một hedging short khác của tôi, dự kiến phải đến tối (giờ Úc) mới có thể trade lại được. Quay qua FX, GBP tiếp tục lao dốc khi BBC, Sky đồng loạt kết luận Leave đã thắng trong khi JPY có vẻ đã chựng lại sau tuyên bố của Kuroda, CHF và EUR cũng không chạy theo GBP nữa. Correlation breakdown! Không thể chậm chễ được nữa tôi yêu cầu một trader đóng ngay GBP-JPY và một nửa equity portfolio. Vì chưa thể trade e-Mini và Euro Stoxx tôi phải để lại một phần FTSE để giữ net leverage không đổi. Vài phút sau các trade được hoàn thành, tất cả gain từ buổi sáng đã bị mất sạch chỉ trong chưa đầy 10 phút.

3:30: Leave đã chính thức thắng, BBC news feed bây giờ chỉ còn những phát biểu đổ lỗi của các chính trị gia. Một số IB/broker bắt đầu phân tích ảnh hưởng hậu Brexit, không hiểu các analyst ở đó có viết sẵn không mà ra bài nhanh thế. Một số dự báo Euro Stoxx mở cửa sẽ rớt 15-19%, có lợi cho tôi vì FTSE mới chỉ rớt 10%. Đáng tiếc là FX calm down trở lại, GBP ngóc đầu dậy quãng 1.36, JPY cũng vượt 102. Cũng may dù tôi đã sell GPB đúng đáy nhưng JPY và AUD hedge khá tốt. Bây giờ chỉ còn chờ xử ý nốt số equity còn lại.

4:00: Eurex mở cửa, các cash market châu Âu cũng mở cửa. Ngạc nhiên là cash FTSE 100 chỉ rớt hơn 5% at open, nhưng hoá ra gần nửa số stock trong đó bị suspend. Lúc này CME cho phép trade e-Mini trở lại nhưng không reset ngưỡng circuit breaker, nghĩa là chỉ cần một sụt giảm nhỏ là exchange này sẽ lại ngừng giao dịch e-Mini. Tôi yêu cầu trader đóng nốt equity position một phần để tuân theo kế hoạch exit từ ngày hôm qua, một phần vì giá sàn của e-Mini sẽ không còn đảm bảo hedging strategy được nữa.

4:30: Mọi thứ đã xong, Leave thắng 52/48 với hơn 16.8 triệu vote, turnout 72%, không tệ nếu tính chung nhưng turnout demography đã giết phe Remain: những nơi vote Leave có turnout vượt quá dự kiến trong khi London (và Scotland) không đạt kế hoạch 75%. Báo chí lúc này chỉ còn bàn tán về số phận PM David Cameron và khi nào Anh sẽ activate Article 50. Tweet của một phóng viên cho biết Cameron sẽ resign còn Boris Johnson tuyên bố chưa nên activate A50. Rộ lên tin Scotland và Northern Ireland sẽ tổ chức referendum tách khỏi GB.

5:30: David Cameron tuyên bố resign sau khi thua canh bạc lớn nhất đời mình. Ông đã thua và kéo theo nước Anh vào một tương lai đầy bất định. Tôi cho rằng năm ngoái khi đối mặt với một UKIP đang lên Cameron đã sử dụng lời hứa sẽ tổ chức Brexit referendum để lấy phiếu, chắc mẩm rằng không bao giờ phe Leave có thể thắng. Một mũi tên nhắm 3 đích: vừa thắng cử, vừa giữ lại EU membership, vừa triệt hạ UKIP. Cameron bắn trúng mục tiêu thứ nhất, thắng vang dội tháng 5/2015, nhưng trượt mục tiêu thứ 2. Chính mục tiêu thứ 3, điều mà Cameron không còn khả năng bắn nữa vì đã resign, mới là điều làm tôi lo ngại hơn cả việc Anh rời khỏi EU. UKIP mà nói rộng hơn là phong trào nationalism cực hữu ở Anh và khắp châu Âu sẽ trỗi dậy. Không chỉ suy thoái/bất ổn kinh tế mà các rủi ro chính trị/địa chính trị trên toàn thế giới sẽ làm người dân mọi nơi khốn khó hơn nhiều. Bài học là: turnout rất quan trọng các bạn ạ.

6:00: Viết nốt mấy cái report/analysis ngắn cho IC. Dù có một vài sai lầm và chậm trễ, portfolio của tôi nói chung không tệ so với 2 tuần trước. Thực ra tôi đã đặt cửa sai nhưng hedging tốt và đặc biệt là rất may mắn trong tuần cuối cùng trước bầu cử. Theo văn hoá VN phải thắp nhang vái lạy tạ ơn Jo Cox.

 

7:00: Đóng cửa office về nhà. Trên xe bất ngờ nghe Louis Armstrong hát What a wonderful world. Đúng vậy, 48 giờ qua chỉ là một hạt cát trong wonderful world này thôi, cứ phải "bình tĩnh mà sống".

Tags:

Economics

Brexit 11:14AM GMT+7 24/06/2016

by Michael24/06/2016 11:14

Tags:

Economics

Bình luận bài “Vietnam's Economy Is an Emerging Market Standout” trên Bloomberg

by Michael19/06/2016 09:40

Những bài báo thế này giống những cổ động viên, những đội cổ động cho các giải bóng đá của trường, của phường, thị trấn.

Bài báo nêu ra những điểm thú vị đầy màu hồng của một nền kinh tế, mà ở đó, những số liệu kinh tế không phản ánh hết guồng máy kinh tế.

Thực tế có sự sôi động mạnh mẽ của giới trẻ trong phong trào Start up. Từ khi cuốn sách Start-Up Nation được dịch sang tiếng Việt, và được nhiều đàn anh tiến bộ giới thiệu đọc, lớp trẻ Việt Nam như được truyền lửa. Trong thế giới phẳng lỳ của công nghệ thông tin, start up trở thành một nam châm hút mọi ánh nhìn.

Phong trào đó tạo nên sự kỳ vọng ghê gớm về sự thay đổi vận mệnh nước Việt. Tuy vậy, tất cả vẫn còn ở thị tương lai. Phong trào sôi động, truyền thông đưa tin, hội thảo mọi lúc mọi nơi nó chỉ cho thấy đây là ngành đang lên, và được nhiều người quan tâm. Nếu hỏi bong bóng tiếp theo sẽ là gì, có lẽ sẽ là “bong bóng startup”.

Quay lại bài viết, nền kinh tế Việt Nam rõ ràng có sự cải thiện mạnh mẽ trong những năm gần đây, ít ra là qua các con số. GDP chính thức tạo đáy vào quý 1/2012, với tốc độ tăng trưởng GDP chỉ là 4.75%, đến quý 1/2016, con số này lên 6.68%. Kèm với đó, là sự cải thiện của chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ, của niềm tin tiêu dùng. Tuy vậy, số liệu thống kê tổng kia bao gồm sự méo mó trong đó.

Nếu nhìn số liệu xuất nhập khẩu, con số xuất siêu và tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ những năm qua đến từ nhóm FDI, nếu không tính khối này, nền kinh tế chúng ta nhập siêu triền miên.

Nếu không nhờ nhóm FDI, dự trữ ngoại tệ VN sẽ không cao như hiện tại, và khủng hoảng có lẽ chưa qua, thị trường ngoại hối và tỷ giá đồng VND có lẽ không thể kiểm soát.

Tuy vậy, nếu chỉ nhìn con số tổng thể, chúng ta sẽ không nhìn hết bức tranh. Nói đến bức tranh hiện tại, nó không khác gì câu nói vui trong môn hóa học phổ thông “giàu thì giàu thêm và nghèo có khi vẫn cứ nghèo”.

Sự phân hóa đang diễn ra với nhịp độ nhanh và mạnh chưa từng có.

Finandlife

--------------------

Vietnam's Economy Is an Emerging Market Standout (nổi bật)

Nguyen Dieu Tu Uyen, Bloomberg

Entrepreneur Le Thi Hang is scouting sites to open two more convenience stores in Hanoi, encouraged by rising sales at her one-year old shop.

“I don’t want to miss this chance,” said Hang, 32, who expects revenue to double this year with the expansion. Sales of food items including instant noodles, fish sauce, sugar, bread and milk are rising, she said.

While the world’s largest emerging economies including Russia, Brazil and China falter, Vietnam’s steady economic growth at near 7 percent this year will make it among the fastest-growing markets in the world. Rising domestic demand and booming foreign direct investment are helping the Southeast Asian nation counter global threats that’s sparked a wave of stock selling and currency depreciation this year.

That comes as the country begins a leadership transition this week that will set the tone for economic reform and growth. The Communist party’s draft socioeconomic plan for 2016 to 2020 shows the nation will target as much as 7 percent average annual expansion.

"In a very subdued (yếu, thờ ơ) global environment, domestic demand is king," said Trinh Nguyen, a Hong-Kong based senior economist for emerging Asia at Natixis SA said. “People in Vietnam are becoming more optimistic about the future. In both the regional and global landscapes, it’s set to outperform."

New Leaders

Vietnam’s economy is forecast to expand 6.7 percent this year, the same pace as in 2015, according to Bloomberg surveys.

Communist party officials gathering to choose the next party general secretary will also be tasked with setting a growth path that avoids a repeat of past mistakes, including soaring credit growth that saddled banks with bad debt and preferential treatment of state companies that created inefficiencies.

"Vietnam is positioned to have another stellar (ngôi sao) year in 2016," economists at Australia & New Zealand Banking Group Ltd. led by Eugenia Victorino said in a report this month. "Nonetheless, the long-term outlook will depend on the outcome of the political changes expected over the next 12 months."

The central bank’s recent efforts to make the exchange rate more flexible will also strengthen macro-economic stability and help ease pressure on reserves, she said.

Meanwhile, private consumption rose 9.3 percent last year, according to government data. Disbursed (giải ngân) foreign direct investment surged 17.4 percent to a record-high of $14.5 billion last year from 2014, official data showed.

Vietnam’s stock market has also attracted foreign investors, with overseas investors net buyers for the 10th consecutive year in 2015. The benchmark VN Index gained for the first day in five, adding 1.8 percent at the close of trading Tuesday.

New Five-Year Plan

The draft plan shows the government aiming to lift gross domestic product per capita to $3,200 to $3,500 by 2020 compared with the International Monetary Fund’s estimate of about $2,171 in 2015. Inflation will be kept below 5 percent and the budget deficit capped at 4 percent of GDP.

 

Vietnam growth recovering

“In 2016 and 2017, we definitely believe that Vietnam is positioned to be one of the fastest growth stories,” said Victorino. “What could derail (trật đường ray) Vietnam’s fast growth story is if trade deficit widens due to much faster import growth from consumption-related items such as automobiles.”

Tags:

Economics

Tiền ở đâu ra mà nhiều thế?

by Michael15/06/2016 14:29

Nhìn vào tương quan này phần nào lý giải được vì sao dòng tiền nền kinh tế mình gân đây lại dồi dào thế? Sao lãisuất liên ngân hàng có thể hạ về vùng thấp nhất trong nhiều năm? Sao thanh khoản trên thị trường chứng khoán lại cải thiện? Sao và sao…

 

Finandlife

Tags: ,

Economics

Great Graphic|FX 1/6/2016

by finandlife01/06/2016 08:37

Reuters

Tags:

Economics

DISCLAIMER

I am currently serving as an Investment Manager at Vietcap Securities JSC, leveraging 16 years of experience in investment analysis. My journey began as a junior analyst at a fund in 2007, allowing me to cultivate a profound understanding of Vietnam's macroeconomics, conduct meticulous equity research, and actively pursue lucrative investment opportunities. Furthermore, I hold the position of Head of Derivatives, equipped with extensive knowledge and expertise in derivatives, ETFs, and CWs.

 

To document my insights and share personal perspectives, I maintain a private blog where I store valuable information. However, it is essential to acknowledge that the content provided on my blog is solely based on my own opinions and does not carry a guarantee of certainty. Consequently, I cannot assume responsibility for any trading or investing activities carried out based on the information shared. Nonetheless, I wholeheartedly welcome any questions or inquiries you may have. You can contact me via email at thuong.huynhngoc@gmail.com.

 

Thank you for your understanding, and I eagerly anticipate engaging with you on topics concerning investments and finance.

Designed by: Nguyễn Chí Hiếu